K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Chủ ngữ trong câu: “ Khi người ta đã trưởng thành, miền quê tuổi nhỏ cũng đổi thay.” là những từ "miền quê tuổi nhỏ"

Trạng ngữ trong câu: “Khi người ta đã trưởng thành, miền quê tuổi nhỏ cũng đổi thay.” chỉ thời gian

8 tháng 5 2021

Chủ ngữ trong câu: “ Khi người ta đã trưởng thành, miền quê tuổi nhỏ cũng đổi thay.” là những từ  : miền quê tuổi nhỏ

Trạng ngữ trong câu: “Khi người ta đã trưởng thành, miền quê tuổi nhỏ cũng đổi thay.” chỉ quan hệ thời gian

27 tháng 3 2019

- Câu hỏi: Mẹ ơi, con tuổi gì?

- Những từ ngữ thể hiện thái độ lễ phép: tiếng gọi: Mẹ ơi?

  Sau khi nghe tin ông Luis Sepúlveda Tác giả cuốn sách "Chuyện con mèo dạy hải âu bay" Đã qua đời vì Covid-19 ở tuổi 70, em đã rất buồn vì điều điều đó. Em đã tìm hiểu về cuốn sách, trong cuốn sách đó có bài học "Chẳng có gì là không thể thay đổi, chỉ cần chúng ta thật sự cố gắng bằng tất cả trái tim"Câu nói đó đã làm em suy nghĩ. Nhưng một lần nọ, em đang dọn lại góc học tập...
Đọc tiếp

  Sau khi nghe tin ông Luis Sepúlveda Tác giả cuốn sách "Chuyện con mèo dạy hải âu bay" Đã qua đời vì Covid-19 ở tuổi 70, em đã rất buồn vì điều điều đó. Em đã tìm hiểu về cuốn sách, trong cuốn sách đó có bài học "Chẳng có gì là không thể thay đổi, chỉ cần chúng ta thật sự cố gắng bằng tất cả trái tim"Câu nói đó đã làm em suy nghĩ. Nhưng một lần nọ, em đang dọn lại góc học tập của em, em tìm thấy cuốn nhật ký từ hồi còn nhỏ, khi em mở trang viết ra, có rất nhiều chuyện kỉ niệm của tuổi thơ, kỉ niệm đáng nhớ nhất là vào lúc em 5 tuổi. Khi nhà trường tổ chức cuộc thi "Bé khéo tay",em đã rất cố gắng để vẽ một bức tranh thật đẹp và ý nghĩa về mái trường nhưng không được nhiều người khen ngợi. Nhưng trong cuộc thi thứ 2, em đã đặt tâm huyết và nỗ lực của mình vào bức tranh và em đã đạt giải ba trong cuộc thi. Khi nhớ lại kỉ niệm đó thì em đã hiểu bài học  "Chẳng có gì là không thể thay đổi, chỉ cần chúng ta thật sự cố gắng bằng tất cả trái tim" của cuốn sách và em sẽ áp dụng bài học này vào những lần sau.

Các bạn thấy bài văn có hay không??

3
15 tháng 5 2020

khá hay đấy nhưng cho mình hỏi ông Sepúlveda là ai vậy?

16 tháng 5 2020

Ông Luis Sepúlveda Là một nhà văn nổi tiếng Đã đạt giải ở ngay tác phẩm đầu tiên nha bạn!!

I. Trắc nghiệm: (4 điểm)Em hãy chọn phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau:Câu 1: Từ “ai” trong câu nào dưới đây là từ dùng để hỏi?A. Anh ta đem hoa này tặng ai vậy?B. Ông ta gặng hỏi mãi nhưng không ai trả lời.C. Anh về lúc nào mà không báo cho ai biết cả vậy?D. Cả xóm này ai mà không biết chú bé lém lỉnh đó!Câu 2: Trạng ngữ trong câu: “Với tất cả sự nỗ lực của mình,...
Đọc tiếp

I. Trắc nghiệm: (4 điểm)

Em hãy chọn phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau:

Câu 1: Từ “ai” trong câu nào dưới đây là từ dùng để hỏi?

A. Anh ta đem hoa này tặng ai vậy?

B. Ông ta gặng hỏi mãi nhưng không ai trả lời.

C. Anh về lúc nào mà không báo cho ai biết cả vậy?

D. Cả xóm này ai mà không biết chú bé lém lỉnh đó!

Câu 2: Trạng ngữ trong câu: “Với tất cả sự nỗ lực của mình, tôi có thể vượt qua mọi khó khăn, trở ngại.” thuộc loại nào sau đây?

A. Trạng ngữ chỉ phương tiện        B. Trạng ngữ chỉ mục đích

C. Trạng ngữ chỉ điều kiện             D. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

Câu 3: Các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu: “Cái hình ảnh trong tôi về cô, đến bây giờ, vẫn còn rõ nét.” được sắp xếp theo thứ tự nào sau đây?

A. Chủ ngữ - trạng ngữ - vị ngữ        B. Trạng ngữ - vị ngữ - chủ ngữ

C. Trạng ngữ - chủ ngữ - vị ngữ        D. Chủ ngữ - vị ngữ - trạng ngữ

Câu 4: Dòng nào sau đây chưa phải là một câu hoàn chỉnh?

A. Hình ảnh người dũng sĩ đội mũ sắt, mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt xông thẳng vào quân giặc.

B. Những cô bé ngày nào nay đã trưởng thành.

C. Hương cau ngan ngát khắp vườn nhà.

D. Trên vòm cây, bầy chim hót líu lo.

Câu 5: Cho các câu:

(1) Nó rơi từ trên tổ xuống.

(2) Tôi đi dọc lối vào vườn.

(3) Con chó chạy trước tôi.

(4) Tôi nhìn dọc lối đi và thấy một con sẻ non mép vàng óng, trên đầu có một nhúm lông tơ.

(5) Chợt nó dừng chân và bắt đầu bò, tuồng như bắt đầu thấy một vật gì.

Cần sắp xếp các câu trên theo cách nào sau đây để tạo thành đoạn văn hoàn chỉnh?

A. (2) - (3) - (5) - (4) - (1)          B. (2) - (3) - (1) - (4) - (5)

C. (2) - (3) - (5) - (1) - (4)          D. (2) - (3) - (4) - (5) - (1)

1
11 tháng 6 2018

trả lời :

Câu 1: Từ “ai” trong câu nào dưới đây là từ dùng để hỏi?

A. Anh ta đem hoa này tặng ai vậy ? 

Câu 2: Trạng ngữ trong câu: “Với tất cả sự nỗ lực của mình, tôi có thể vượt qua mọi khó khăn, trở ngại.” thuộc loại nào sau đây?

A. Trạng ngữ chỉ phương tiện  

Câu 3: Các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu: “Cái hình ảnh trong tôi về cô, đến bây giờ, vẫn còn rõ nét.” được sắp xếp theo thứ tự nào sau đây?

A. Chủ ngữ - trạng ngữ - vị ngữ 

Câu 4: Dòng nào sau đây chưa phải là một câu hoàn chỉnh?

B. Những cô bé ngày nào nay đã trưởng thành.

câu 5 :

C. (2) - (3) - (5) - (1) - (4)      

cái này mik chưa chắc lắm đâu ! 

hok tốt

24 tháng 4 2018

a,giờ ra chơi

b,hôm nay

2 tháng 5 2018

Quê hương là gì hả mẹ?

Mà thầy cô dạy phải yêu nhiều

Quê hương là gì hả mẹ?

Mà ai đi xa cũng nhớ nhiều

Những câu thơ trên chứa đựng một tình cảm lớn lao đối với quê hương của mỗi người. Đó chính là nơi ta được sinh ra và lớn lên. Nó chở che ta những ngày ta còn thơ bé và luôn là chỗ dừng chân cho những người con xa quê đi làm ăn trở về sau những năm tháng bôn ba khắp mọi nơi.

Như một lẽ tất nhiên, các bạn ai cũng có quê hương và em cũng vậy. Trong trái tim em, quê em thật đẹp và em luôn tự hào về hai tiếng thiêng liêng ấy.

Quê em cũng như bao làng quê khác, có gốc đa, giếng nước, sân đình, có con sông quê hương chảy dài mang nước đến cho xóm làng, có cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, có những đàn trâu tung tăng gặm cỏ và đặc biệt nơi đây có những con người chất phác, sống với nhau bằng tình cảm rất chân thành. Em yêu quê hương không phải vì nó giàu sang, trù phú mà chính vì nó gắn bó với cuộc sống của dân làng và với tuổi thơ của những đứa trẻ như em. Nhớ đến mùa thu hoạch lúa, trời nắng gay gắt, các bác nông dân trên người lấm tấm mồ hôi vì mệt nhọc nhưng trên mặt vẫn hiện lên nụ cười rạng rỡ mừng vì một vụ lúa bội thu, em lại nhớ đến câu ca dao:

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”

Nhớ cả những quán nước chè dưới những gốc cây cổ thụ phục vụ những cô bác nông dân đi làm đồng về, nhớ hình ảnh quen thuộc của những đứa trẻ đi mò cua, bắt ốc. Quê hương còn gắn với tuổi thơ của chúng em bằng những buổi chiều chạy theo những anh chị lớn hơn đi thả diều trên cánh đồng lúa đã được thu hoạch xong chỉ còn trơ gốc rạ, rồi đến món khoai nướng, ngô nướng quen thuộc của bọn trẻ chăn trâu. Yêu quê hương là yêu luôn cả những điều bình dị, mộc mạc, đơn sơ đó bởi vì chính những hình ảnh này làm nên quê hương của mỗi người.

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người

Quê hương luôn là niềm tự hào trong tâm trí em, sau này dù có đi đến nơi đâu đi chăng nữa, thì hình ảnh quê hương luôn khắc sâu trong trái tim em vì ở nơi đó có những người thân và kỉ niệm gắn với một thời thơ ấu không thể nào quên

22 tháng 7 2017

a) Lời của Bác Hồ.

b) Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu chỗ trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. Cụ thể ở đây là Bác Hồ.

Bài 1 : Gạch dưới những câu kể ai làm gì ?trong đoạn văn dưới đây .Dùng gạch chéo để tách bộ phận chủ ngữ và vị ngữ của từng câu tìm đượcBuổi mai hôm ấy ,một buổi mai đây sương thu và gió nhẹ ,mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi đi trên con đường dài và hẹp .Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi,vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn:hôm nay tôi đi học .Cũng như tôi ,mấy cậu...
Đọc tiếp

Bài 1 : Gạch dưới những câu kể ai làm gì ?trong đoạn văn dưới đây .Dùng gạch chéo để tách bộ phận chủ ngữ và vị ngữ của từng câu tìm được

Buổi mai hôm ấy ,một buổi mai đây sương thu và gió nhẹ ,mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi đi trên con đường dài và hẹp .Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi,vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn:hôm nay tôi đi học .Cũng như tôi ,mấy cậu học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân ,chỉ dám đi từng bước nhẹ .Sau một hồi trống,mấy học trò cũ sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp

Bài 3 :

a) tìm từ ghép có tiếng đẹp đứng trước khạc sau

...................................................

b)xếp các từ ghép tìm được ở câu a rồi  chia thành hai nhóm :  từ ghép có nghĩa tổng hợp,từ ghép có nghĩa phân loại

 

 

2
23 tháng 8 2018

Bài 1 : Gạch dưới những câu kể ai làm gì ?trong đoạn văn dưới đây .Dùng gạch chéo để tách bộ phận chủ ngữ và vị ngữ của từng câu tìm được

Buổi mai hôm ấy ,một buổi mai đây sương thu và gió nhẹ ,mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi đi trên con đường dài và hẹp .Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi,vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn:hôm nay tôi đi học .Cũng như tôi ,mấy cậu học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân ,chỉ dám đi từng bước nhẹ .Sau một hồi trống,mấy học trò cũ sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp.

Bài 3:

a) Đẹp tuyệt, tuyệt đẹp, tươi đẹp, tốt đẹp,...

b)...(ko biết làm)...

16 tháng 11 2019
Chủ điểm Từ ngữ Thành ngữ, tục ngữ
Người ta là hoa đất

M : tài năng, tài giỏi, tài hoa, tài nghệ, tài ba, tài đức,...

- Những hoạt động có lợi cho sức khỏe : tập luyện, tập thể dục, đi bộ, chơi thể thao, ăn uống, nghỉ ngơi, an dưỡng, nghỉ mát,...

- Những đặc điểm của một cơ thể khoẻ mạnh : vạm vỡ, lực lưõng, cân đối, rắn rỏi, rắn chắc, săn chắc, chắc nịch, cường tráng, dẻo dai, nhanh nhẹn,...

M: Người ta là hoa đất

- Nước lã mà vã nên hồ

- Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.

- Nhanh như cắt

Vẻ đẹp muôn màu

- Thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người : xinh đẹp, tài giỏi, đẹp đẽ, điệu đà, xinh, tươi tấn, rực rỡ, lộng lẫy, thướt tha...

- Thể hiện tâm hồn, tính cách con người : thùy mị, dịu dàng, hiền dịu, đằm thắm, đậm đà, đôn hậu, bộc trực, cương trực, chân tình, thẳng thắn, - Thể hiện vẻ đẹp thiên nhiên, cảnh vật : tươi đẹp, sặc sỡ, huy hoàng tráng lệ, diễm lệ, mĩ lệ, hùng vĩ, kì vĩ,

- Thể hiện vẻ đẹp của cả thiên nhiên, cảnh vật, con người: : xinh xắn, xinh đẹp, lộng lẫy, rực rỡ, duyên dáng, thướt tha,...

- Từ miêu tả mức độ cao của cái đẹp : tuyệt vời, tuyệt diệu, tuyệt trần, mê hồn, mê li, vô cùng, không tả xiết, khôn tả

M : Đẹp người đẹp nết

- Mặt tươi như hoa

- Chữ như gà bới

- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

- Người thanh tiếng nói cũng thanh

Những người quả cảm M : dũng cảm, gan dạ, anh dũng, can đảm, can trường, gan, gan góc, gan lì, bạo gan, hèn nhát, hèn mạt, hèn hạ, bạc nhược, nhu nhược...

- Vào sinh ra tử

- Gan vàng dạ sắt

28 tháng 7 2019
Tình huống Thành ngữ( hoặc tục ngữ)
a) Bạn có quyết tâm học tập, rèn luyện cao

- Có chí thì nên

- Có công mài sắt, có ngày nên kim

- Người có chí thì nên

b) Bạn em nản lòng khi gặp khó khăn

- Thất bại làm mẹ thành công

- Thua keo này, bày keo khác

- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo

c) Bạn em dễ thay đổi ý định theo người khác

- Hãy lo bền chỉ câu cua

Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai

- Ai ơi đã quyết thì hành

Đã đan thì lận tròn vành mới thôi