K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 4 2019

Các bạn cùng  giống tôi, đều là những đứa trẻ bồng bột và thiếu kiên nhẫn, tôi đã từng hấp tấp muốn đi bằng được xe đạp khi mới chỉ bắt đầu tập. Bạn biết không? Vì không thể giữ xe thăng bằng, tôi đã ngã, rất nhiều, rất nhiều. Không riêng vậy, với tất cả mọi thứ, việc gì cũng có điểm xuất phát, điều quan trọng là ta có biết cố gắng, nhẫn nại đến cùng hay không? Có thể, mỗi khi bạn đọc một cuốn tiểu thuyết, bạn nghĩ những tình tiết trong đó tưởng chừng như chỉ là viển vông, không có cơ sở và thực tế. Nhưng, đó là những điều do chính tác giả đã trải qua, là toàn bộ những thứ mà họ đã học được. Mới cách đây có mấy phút, tôi đã đọc cuốn Hạ Chí Chưa Tới. Thật hay nhưng cũng khiến cho tôi phải gạt từng giọt lệ. Đó là những trải nghiệm thực tế của tác giả, các nhân vật cũng biết khóc, biết yêu, biết trưởng thành qua từng ngày. Họ cũng biết hướng tới phía trước, cũng bị chìm đắm trong sự bi ai của quá khứ. Với tôi, được sống trong đời là cả một món quà mà thế giới đã ban tặng. Có thể, các bạn sẽ từng vấp ngã nhiều lần trước khi thành công, nhưng nếu ta biết nhìn nhận hiện tại và tương lai một cách khách quan, mọi thứ sẽ đi đúng hướng, hãy cứ thẳng tiến về phía trước, đừng nhìn lại phía sau. Đã có rất rất nhiều người nổi tiếng từng gặp chông gai, thử thách trước khi tiến tới thành công: Nhà soạn nhạc Beethoven đã bị khiếm thính nhưng vẫn để lại nhiều bản nhạc vĩ đại cho thế giới, Helen Keller bị mù, điếc nhưng vẫn nỗ lực tốt nghiệp trường cao đẳng,... và gần với chúng ta, những người bạn mồ côi cha mẹ biết chăm chỉ học tập trở thành học sinh giỏi trong lớp. Tất cả những điều đó đều chứng tỏ rằng: Chỉ cần vững tin vào bản thân, nỗ lực tiến về phía trước, tiếp tục di chuyển, tiếp tục cố gắng thì mọi thứ trong cuộc sống sẽ đi theo vòng tuần hoàn mà bạn mong muốn. 

Cho đoạn văn sau: "Lần này ta thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười lần nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt. Không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy, chỉ có người khéo...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

"Lần này ta thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười lần nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt. Không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy, chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu dân mạnh, thì ta có sợ gì chúng".

a. Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Của ai?

b. Đoạn văn là lời nói của ai với ai? Nói trong hoàn cảnh nào? Về vấn đề gì?

c. Qua lời nói trên, em hiểu đó là người như thế nào? Trình bày ý hiểu của em bằng một đoạn văn theo lối quy nạp khoảng 10 câu sử dụng phép thế để liên kết câu, và một câu ghép.

120
15 tháng 5 2021

a. Đoạn trích trích trong Hoàng Lê nhất thống chí - Hồi thứ mười bốn. Của nhóm tác giả Ngô gia văn phái.

b. Đoạn văn là lời của Quang Trung nói với tướng sĩ, khi ông ở Tam Điệp. Đoán biết kế sách rút quân để bảo toàn lực lượng là của Ngô Thì Nhậm, ông không phạt tướng Sở, Lân mà còn khen ngợi để khích lệ tinh thần họ.

23 tháng 9 2021

a, Đoạn trích trên trích trong văn bản "Hoàng Lê nhất thống chí".

Tác giả: Ngô gia văn phái

b, Đoạn văn là lời nói của Quang Trung với tướng sĩ. 

Trong hoàn cảnh: ở núi Tam Điệp, đoán biết kế sách rút quân để bảo toàn lực lượng của Ngô Thì Nhậm, ông không phạt tướng Sở và Lân mà ngược lại còn khích lệ tinh thần họ.

 

ĐỀ 3. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới.“Tôi rất khiêm tốn nhưng cũng rất kiên quyết đề nghị mở ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm họa hạt nhân. Để cho nhân loại tương lai biết rằng sự sống đã từng tồn tại ở đây, bị chi phối bởi đau khổ và bất công nhưng cũng đã từng biết đến tình yêu và biết hình dung ra hạnh phúc....
Đọc tiếp

ĐỀ 3. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới.
“Tôi rất khiêm tốn nhưng cũng rất kiên quyết đề nghị mở ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm họa hạt nhân. Để cho nhân loại tương lai biết rằng sự sống đã từng tồn tại ở đây, bị chi phối bởi đau khổ và bất công nhưng cũng đã từng biết đến tình yêu và biết hình dung ra hạnh phúc. Để cho nhân loại tương lai hiểu điều đó và làm sao cho ở mọi thời đại, người ta đều biết đến tên thủ phạm đã gây ra những lo sợ, đau khổ cho chúng ta, đã giả điếc làm ngơ trước nhũng lời khẩn cầu hòa bình,
những lời kêu gọi làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, để mọi người biết rằng bằng những phát minh dã man nào, nhân danh những ti tiện nào, cuộc sống đó đã bị xóa bỏ khỏi vũ trụ này ”.
(“Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” – G.G. Mác- két).
Câu hỏi
a. G.G. Mác- két đã lên án điều gì trong văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”?
b. Gạch chân dưới các trạng ngữ trong đoạn văn trên.Việc tách các trạng ngữ thành câu riêng trong đoạn văn có tác dụng gì?
c. Lấy chủ đề  “Khát vọng hòa bình”, em hãy triển khai thành một đoạn văn diễn dịch dài khoảng 10  đến 12 câu.

0
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới: (...) “Con người của Bác, đời sống của Bác đơn giản như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: cơm, đồ, cải nhà, lối mòn  bài hát.  Cơm chỉ có vài món rất đơn giản, lúc ăn không để rơi vãi hột cơm, ăn xong, cái bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất ... Cái nhà của Bác  chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới: (...) “Con người của Bác, đời sống của Bác đơn giản như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: cơm, đồ, cải nhà, lối mòn  bài hát.  Cơm chỉ có vài món rất đơn giản, lúc ăn không để rơi vãi hột cơm, ăn xong, cái bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất ... Cái nhà của Bác  chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió, thì cái nhà nhỏ luôn lộng gió và ánh sáng, phất phơ hương thơm của vườn hoa, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã  biết bao! "(...) (Đức tính đơn giản của Bác Hồ, Phạm Văn Đồng) Câu 1 (2đ): Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Cho biết nội dung của đoạn trích.

1
17 tháng 3 2022

1. PTBĐ: Nghị luận

NDC: Nói về sự giản dị của Bác trong cuộc sống. 

17 tháng 3 2022

Mình cảm ơn  nhé

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: “Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn. Chúng ta gặp nhau. qua YM, tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những câu status trên Facebook của nhau mỗi ngày, chúng ta những tưởng đã biết hết, hiểu hết về nhau mà không cần thốt lên lời, Có phải vậy chăng? Có phải ta cũng như Loài cá heo có thể giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm, Tiếng, nói con người...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: “Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn. Chúng ta gặp nhau. qua YM, tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những câu status trên Facebook của nhau mỗi ngày, chúng ta những tưởng đã biết hết, hiểu hết về nhau mà không cần thốt lên lời, Có phải vậy chăng? Có phải ta cũng như Loài cá heo có thể giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm, Tiếng, nói con người dùng để làm gì nếu không phải để thổ lộ, để giãi bày, để xoa. dịu. Nếu muốn được hiểu thì phải được lắng nghe. Nếu muốn được lắng nghe thì phải nói trước đã, Vậy thì còn ngần ngừ chi nữa, hãy nói với nhau đi, Nói với ba, với mẹ, với anh chị, với em, với bạn bè,.. Đừng chat, đừng email, đừng post Lên Facebook, hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất, hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí chỉ để gọi nhau một tiếng “ơi” dịu dàng!”

a, Xác định phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu trên

b,Tìm câu hỏi tu từ trong ngữ liệu trên ? Dụng ý của tác giả khi sử dụng câu hỏi tu từ đó ? 

c.Chỉ ra phép liên kết hình thức có trong ngữ liệu 

d,Nhà văn muốn gửi gắm đến chúng ta điều gì qua ngữ liệu trên 

0
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:– Trời ơi, chỉ còn có năm phút!Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.– Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!Anh thanh niên vừa vào, kêu lên....
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

– Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.
– Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!
Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.
– Chào anh. – Đến bậu cửa, bỗng nhà họa sĩ già quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh. – Chắc chắn rồi tôi sẽ quay trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ?
Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh – những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy.
– Chào anh.

(Theo Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

c) Những câu “giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ”; “những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy”,… là nhận xét của người nào, về ai?

1
10 tháng 7 2019

- Những câu “giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ”, “những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy…” là lời nhận xét, đánh giá của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta.

 Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên...
Đọc tiếp

 Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc.

(Trích Hoàng Lê Nhất Thống Chí - Ngô Gia Văn Phái)

a) Câu đầu tiên của đoạn trích trên nói lên điều gì ? Giống với câu thơ nào đã đc học ?

b) Từ câu "Từ đời...hết" gợi nhớ đến nội dung văn bản nào đã học

c) Viết đoạn văn trình bày theo lối quy nạp vs câu chủ đề : "Nước Nam mãi là của người Nam"

0