K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

À, đó là do bạn ấy gian lận, tự hỏi tự trả lời bị thấy Phynit trừ điểm rồi, giống như Pikachu,.... Đúng không thầy phynit. Đúng là bình luận nha thầy!

9 tháng 10 2016

nhưng sao mik thấy có dấu tick

18 tháng 8 2016

 Câu 1: +)Vốn : cướp bóc thuộc địa , buôn bán người da đen, cướp biển,..
+)Nhân công : dùng bạo lực đuổi nông nô ra khỏi lãnh địa không có ruộng đất buộc họ phải đi làm thuê ở các xưởng ở tư bản ; mua người da đen từ châu Phi.

Câu 2: - Giai cấp tư sản hình thành từ quý tộc ,thương nhân.

             - Giai cấp vô sản hình thành từ nông nô.

18 tháng 8 2016

Câu hỏi hồi nãy bạn thiếu nhé!!!!!

Từ giữa thế kỉ XV, do yêu cầu phát triển của sản xuất nên các thương nhân châu Âu cần rất nhiều vàng bạc, nguyên liệu và thị trường mới. Họ muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông. Thế là người ta ra đi, bất chấp mọi hiểm nguy, vượt trùng dương xa xôi với hi vọng tìm được những "mảnh đất có vàng". Quả nhiên, họ đã tìm ra nhiều vùng đất mới mà trước kia họ chưa biết tới.

28 tháng 1 2017

Đầu năm 937, Dương Đình Nghệ bị viên thuộc tướng phản bội là Kiều Công Tiễn ám hại để đoạt chức Tiết độ sứ.

Tháng 10 năm 938, Ngô Quyền từ vùng Châu Ái đem quân ra đánh Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn tự thay thế cô, lực yếu đã cho người chạy sang cầu cứu nhà Nam Hán. Đây là cơ hội rất thuận lợi để nhà Nam Hán thực hiện ý đồ xâm lược nước ta.

Lưu Cung lập tức điều động một lực lượng binh thuyền lớn, giao cho con là Vạn Vương Hoằng Tháo làm Tĩnh hải quân Tiết độ sứ thống lĩnh đại quân tiến đánh nước ta. Lưu Cung còn đổi phong Vạn Vương ra Giao Vương với mưu đồ khi cướp được nước ta sẽ lấy Châu Giao làm nơi phong ấp cho Hoằng Tháo. Thận trọng hơn, chính Lưu Cung còn tự mình chỉ huy một cánh quân đến đóng ở trấn Hải Môn để yểm trợ và sẵn sàng tiếp ứng kịp thời cho con khi cần thiết. Ở trong nước, Kiều Công Tiễn cố gắng tìm mọi cách cố thủ ở thành Đại La chờ quân Nam Hán vào rồi từ trong đánh ra, phối hợp với quân xâm lược từ ngoài đánh vào, nhanh chóng tiêu diệt toàn bộ lực lượng kháng chiến.

Nền độc lập của dân tộc vừa mới được phục hồi lại bị đe dọa nghiêm trọng cả từ bên ngoài lẫn bên trong. Đất nước bước vào thử thách mới hết sức gay go ác liệt. Trước yêu cầu của lịch sử, Ngô Quyền, người đại diện chân chính của dân tộc ta lúc đó đã thực sự trở thành trung tâm đoàn kết mọi lực lượng kháng chiến, quy tụ mọi nguồn sức mạnh của dân tộc.

Ngô Quyền người làng Đường Lâm, một làng quê tiêu biểu trong lịch sử nghìn năm chống Bắc thuộc của dân tộc ta, ông sinh năm 898 trong một gia đình có truyền thống yêu nước chống giặc bắc thuộc của nhân dân ta. Theo thần tích đền Gia Viên (quận Hồng Bàng, Hải Phòng), ông tổ 4 đời của Ngô Quyền là Ngô Xuân là người đã từng chiêu mộ được hơn 100 người theo Triệu Quang Phục tiếp tục sự nghiệp anh hùng của Lý Bí chống quân Lương. Ông lập được nhiều chiến công, được phong làm Thổ tù và được cha truyền con nối chức tước. Cha Ngô Quyền là Ngô Mân làm Châu mục châu Đường Lâm và mẹ là bà họ Phạm, người cùng châu.

Ngay từ nhỏ, Ngô Quyền đã tỏ ra là một người trí dũng song toàn. Tuổi nhỏ, ông sống ở quê với cha mẹ và được cha dạy cho các thuật bắn cung nỏ, sử dụng gươm giáo, các điều bí mật về binh pháp. Chẳng may, cha mẹ Ngô Quyền đều mất sớm, vì thế Ngô Quyền phải sớm sống một cuộc sống tự lập vất vả. Lớn lên trong lúc đất nước ta vừa mới giành được quyền tự chủ, Ngô Quyền đã tiếp nối chí của cha ông, đứng ra vận động tập hợp lực lượng giành và giữ quyền tự chủ. Dần dần, ông trở thành người có thế lực lớn ở vùng Đường Lâm.

Lúc này, họ Khúc đã giành được quyền tự chủ và đang thi hành nhiều cải cách, cố gắng vươn xuống các địa phương để tăng cường quyền lực cho nhà nước trung ương, những quyền hành thực tế ở các địa phương vẫn nằm trong tay các hào trưởng. Chính quyền trung ương phải dựa vào các hào trưởng để củng cố chính quyền ở cơ sở. Năm 923, Ngô Quyền đã nhận lời mời về làm nha tướng cho Dương Đình Nghệ và Dương Đình Nghệ đã gửi gắm nhiều hy vọng ở người hào trưởng trẻ tuổi này. Ông gả con gái cho Ngô Quyền và giao cho Ngô Quyền cùng hơn 3.000 quân ngày đêm tập luyện võ nghệ, xây dựng lực lượng. Năm 931, Dương Đình Nghệ cử Ngô Quyền làm tướng tiên phong cùng ông tiến ra Giao Châu đánh đuổi quân Nam Hán và tổ chức phòng thủ thành Đại La. Sau chiến thắng, Dương Đình Nghệ lên nắm chính quyền, Ngô Quyền được Dương Đình Nghệ giao cho trấn giữ vùng Châu Ái.

Ngô Quyền trưởng thành trong những năm đất nước vươn lên mạnh mẽ khẳng định quyền tự chủ, giành và giữ nền độc lập dân tộc, ông sớm bộc lộ tài năng kiệt xuất và trở thành một vị tướng trẻ nổi tiếng được nhân dân quý mến, quân sĩ khâm phục. Tài năng và uy tín của Ngô Quyền không chỉ lẫy lừng khắp trong nước, mà đến cả triều đình Nam Hán cũng phải thừa nhận ông là ''người kiệt hiệt, không thể khính suất được''. Ông thực sự trở thành con người kết tinh của lịch sử nghìn năm chống Bắc thuộc, có đầy đủ tinh thần và lực lượng, tài năng và uy tín để đứng ra lãnh đạo quân dân ta kiên quyết và khẩn trương bước vào cuộc kháng chiến cứu nước.

Được tin quân Nam Hán chuẩn bị kéo quân sang xâm lược, Ngô Quyền thấy cần phải nhanh chóng diệt trừ bọn phản bội ở trong nước, chặt đứt mọi thế lực nội ứng của kẻ thù, ông nắm vững và phán đoán đúng tình hình quân xâm lược và đặt ra kế hoạch kháng chiến. Ông nói: "Hoằng Tháo là một đứa trẻ khờ dại, đem quân từ xa đến, quân lính còn mỏi mệt, lại nghe Công Tiễn đã chết, không có người làm nội ứng, đã mất vía trước rồi .Quân ta lấy sức còn khoẻ địch với quân mỏi mệt tất phá được . Nhưng bọn chúng có lợi ở chiến thuyền , ta không phòng bị trước thì thế được thua chưa biết ra sao. Nếu sai người đem cọc lớn vạt nhọc đầu bịt sắt đóng ngầm trước ở cửa biển, thuyền của bọn chúng theo nước triều lên vào trong hàng cọc thì sau đó ta dễ bề chế ngự, không cho chiếc nào ra thoát'' .

Kế hoạch của Ngô Quyền là tập trung lực lượng tiêu diệt thật nhanh gọn, triệt để đội quân xâm lược Nam Hán ở ngay địa đầu Tổ quốc bằng một trận quyết chiến chiến lược giành toàn thắng. Ông chọn vùng hạ lưu và cửa biển Bạch Đằng làm vùng trận địa quyết chiến. Tất cả các nguồn thư tịch cổ của Việt Nam và Trung Quốc đều chép thống nhất với Đại Việt sử ký toàn thư là Ngô Quyền "Định kế rồi, bèn cho đóng cọc ở hai bên cửa biển".

Thế trận của Ngô Quyền là thế trận triệt để lợi dụng địa hình thiên nhiên phức tạp ở vùng cửa biển Bạch Đằng (gồm sông nước, cồn gò, dải chắn, bãi bồi, rừng sú vẹt, đầm lầy, kênh rạch chằng chịt và các làng xã ven sông), kết hợp với bãi cọc là bãi chướng ngại nhân tạo, làm tăng lên sức mạnh chiến đấu của quân dân ta và dồn quân địch vào thế bất ngờ, bị động. Thế trận của Ngô Quyền là thế trận phối hợp chiến đấu chặt chẽ giữa quân thủy với quân bộ, giữa quân đội chủ lực với lực lượng vũ trang của quần chúng và sự tham gia phục vụ của đông đảo nhân dân yêu nước. Thế trận của Ngô Quyền nhằm chặn đường, bao vây và tiêu diệt triệt để quân địch ở địa đầu Tổ quốc. Đây cũng là thế trận tiêu diệt chiến quy mô lớn, chặt chẽ, tiêu biểu cho ý chí của cả dân tộc, không chỉ đánh bại kẻ địch mà còn chặn đường rút lui, tiêu diệt và phá tan mưu đồ xâm lược của chúng. Sức mạnh của cả nước vừa được giải phóng, của cả dân tộc đang vùng lên được tập trung về cửa biển Bạch Đằng và dồn cả lại trong một trận quyết chiến chiến lược.

Cuối tháng 12 năm 938, đoàn binh thuyền của quân Nam Hán do Hoằng Tháo chỉ huy từ Quảng Đông vượt biển sang xâm lược nước ta. Hoằng Tháo là viên tướng trẻ hung hăng và rất chủ quan đã kéo đoàn binh thuyền tiến thẳng về phía cửa biển Bạch Đằng. Cùng lúc đó, cánh quân do Lưu Cung chỉ huy cũng áp sát biên giới nước ta và đóng tại trấn Hải Môn (huyện Bác Bạch, Quảng Đông, Trung Quốc). Khi những chiếc thuyền đi đầu của quân Nam Hán vừa tiến đến vùng cửa biển Bạch Đằng, đội quân khiêu chiến của ta với những chiếc thuyền nhẹ bỗng xuất hiện. Quân ta chiến đấu quyết liệt vừa cố kìm chân chúng chờ cho nước triều lên thật cao, vừa để chúng không hoài nghi, giữ bí mật trận địa mai phục. Theo Đại Việt sử ký toàn thư khi nước triều lên, Quyền sai người đem thuyền nhẹ ra khiêu chiến, giả thua chạy để dụ địch đuổi theo. Hoằng Tháo quả nhiên tiến quân vào. Khi binh thuyền đã vào trong vùng cắm cọc, nước triều rút, cọc nhô lên, Quyền bèn tiến quân ra đánh, ai nấy đều liều chết chiến đấu" . Quân Nam Hán ở trước mặt, sau lưng, dưới nước, trên bờ đều bị đánh quyết liệt. Số lớn thuyền chiến của địch đã bị cọc bịt sắt đâm thủng, bị va vào nhau mà chìm đắm. Chủ tướng giặc là Hoằng Tháo bị quân ta bắt sống và giết tại trận.

Cuộc chiến đấu diễn ra và kết thúc chỉ trong vòng một con nước triều, nghĩa là chỉ trong 1 ngày, hoàn toàn đúng như dự kiến của Ngô Quyền. Toàn bộ đạo quân xâm lựợc với đoàn thuyền chiến lớn vừa mới tiến vào địa đầu sống nước của Tổ quốc đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Đây là trận đánh thần tốc với hiệu quả cao vào bậc nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Đoàn quân do chính vua Nam Hán chỉ huy vừa mới kéo đến biên giới nước ta, chưa kịp gây thanh thế, cũng chưa kịp tiếp ứng cho Hoằng Tháo đã lập tức bị tan vỡ trước thắng lợi oanh liệt và vang dội của quân dân ta ở cửa biển Bạch Đằng. Cuộc chiến tranh xâm lược đầy tham vọng của nhà Nam Hán đã hoàn toàn thất bại. Cuộc kháng chiến chống xâm lược của nhân dân ta đã kết thúc thắng lợi rực rỡ.

Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là cái mốc bản lề của lịch sử Việt Nam. Nó chấm dứt vĩnh viễn nền thống trị hơn 1 .000 năm của phong kiến phương Bắc, mở ra thời kỳ độc lập thực sự và lâu dài của dân tộc ta.

Trong khí thế chiến thắng, đầu mùa xuân năm sau, năm 939. Ngô Quyền kéo đại quân trở về Cổ Loa. Ông quyết định đóng đô ở Cổ Loa để tỏ ý tiếp tục sự nghiệp dựng nước và giữ nước đời Hùng Vương - An Dương Vương, khẳng định quyết tâm giữ vững nền độc lập dân tộc vừa giành lại được sau hơn 10 thế kỷ đấu tranh chống Bắc thuộc. Ngô Quyền quyết định bỏ chức Tiết độ sứ của phong kiến phương Bắc và tự xưng Vương, đặt ra các chức quan văn võ, quy định các lễ nghi trong triều và màu sắc đồ mặc của quan lại các cấp. Như vậy, Ngô Quyền đã kiên quyết cắt đứt mọi quan hệ lệ thuộc đối với nước ngoài, xây dựng một vương quốc độc lập. Đây là một bước tiến dài, rất căn bản của lịch sử Việt Nam.

2. Lê Hoàn và chiến thắng Bạch Đằng 981

Trận Bạch Đằng thứ nhất[sửa]

Khâm định Việt sử thông giám cương mục và Việt Nam sử lược có chép về một trận Bạch Đằng. Tại đó, quân Đại Cồ Việt chịu thất bại vì quân Tống đông quá.[3] Đại cương lịch sử Việt Nam tập I thì lại chép rằng ngay trận đầu này, quân Đại Cồ Việt đã thắng, đạo thủy quân của Tống bị đánh tan.[21]

Theo các nghiên cứu lịch sử hiện đại, thì ngày 24 tháng 1 năm 981 cánh quân thủy do Hầu Nhân Bảo chỉ huy ồ ạt tiến vào cửa Bạch Đằng. Trong trận Bạch Đằng đầu tiên này, quân Đại Cồ Việtđã thất bại, không những không ngăn được quân Tống mà còn bị thương vong nhiều. Quân Tống lấy được 200 thuyền, tiêu diệt hơn 1.000 quân lính Đại Cồ Việt.[22] Lê Đại Hành phải rút về vùng Xạ Sơn (huyện Kinh Môn), An Lạc (huyện Chí Linh (Hải Dương)) củng cố lại thế trận, đồng thời gửi thư trá hàng.[23]

Trận Bạch Đằng thứ hai[sửa]

Sau thất bại ở phòng tuyến Bình Lỗ, trở lại sông Bạch Đằng, đạo thủy binh Hầu Nhân Bảo rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Tuy viện binh Tống do Lưu Trừng chỉ huy đã kéo sang từ tháng 4 năm 981, nhưng "Giao Châu hành doanh" vẫn không sao thực hiện được kế hoạch hợp điểm, hội sư để cùng tiến chiếm Hoa Lư. Liên quân Lưu Trừng – Tôn Toàn Hưng tiến quân đến thôn Đa Ngư nhưng không gặp chủ quân Đại Cồ Việt để giao chiến, lại vội vã rút quân về Hoa Bộ. Cánh quân bộ do Trần Khâm Tộ chỉ huy tiến xuống Tây Kết cũng trở thành đạo quân bị cô lập, ở vào tình thế dễ bị đối phương truy kích tiêu diệt. Cánh quân thủy của Hầu Nhân Bảo từ sau trận Lục Giang vốn đã bị tiêu hao sinh lực, phương tiện chiến đấu, lại bị chia cắt khỏi thế trận liên kết chung. Ý đồ tiêu diệt quân chủ lực của Đại Cồ Việt hoàn toàn thất bại.

Trong khi đó, Lê Đại Hành bí mật tăng cường lực lượng chuẩn bị 1 trận quyết chiến giáng đòn quyết định. Ông chọn 1 khúc sông hiểm yếu rồi bố trí quân mai phục chờ sẵn.

Ngày 28 tháng 4 năm 981, trận quyết chiến Bạch Đằng diễn ra.

Có nghiên cứu cho rằng Lê Đại Hành đã cho 1 cánh quân ra khiêu chiến với quân Hầu Nhân Bảo. Chiến sự đang diễn ra quyết liệt thì quân Đại Cồ Việt “thua chạy”, quân Tống “thừa thắng” đuổi theo. Khi chiến thuyền của Hầu Nhân Bảo lọt vào trận địa mai phục, Lê Đại Hành tung quân ra đánh ráo riết. các chiến binh Đại Cồ Việt từ khắp các trận địa mai phục và từ các nẻo đường đổ vềsông Bạch Đằng vây đánh quân Tống quyết liệt. Hầu Nhân Bảo bị giết chết trong đám loạn quân. Lưu Trừng vội vã dẫn đám tàn quân tháo lui ra biển.[19]

Tuy nhiên, Trần Bá Chí (2003) dẫn một số sử liệu của Trung Quốc và Việt Nam cho rằng Lê Đại Hành đã gửi thư trá hàng và lập đài tuyên thệ. Hầu Nhân Bảo tưởng thật, đi thuyền tới đài tuyên thệ thì bất ngờ bị thủy quân Đại Cồ Việt chia cắt khỏi lực lượng bảo vệ và bị lính tinh nhuệ của Đại Cồ Việt giết chết. Những người có công giết Hầu Nhân Bảo có thể là các tướng Đào Công Mỹ, người làng Dịch Sứ (Hà Bắc) và Phạm Công Quang, người trang Hoa Chương huyện Thủy Đường (Thủy Nguyên, Hải Phòng). Các mũi quân Đại Cồ Việt cũng đồng thời tấn công thủy quân Tống và tiêu diệt một bộ phận lớn.[24]

18 tháng 11 2016

Huhuhu mk đang cần gấp , mọi người giúp mk đi mà nha !!!

30 tháng 5 2021

1.- Việc nhà Trần chuẩn bị về mọi mặt cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược đã có tác dụng vô cùng to lớn. Đây là điều kiện quyết định để đưa cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi.

2.

- Cuối tháng 1-1285, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tràn vào xâm lược Đại Việt.

- Trước thế giặc mạnh và sau một số trận chặn giặc, Trần Quốc Tuấn cho rút lui quân về Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương), rồi lại lui về Thăng Long, sau đó rút về Thiên Trường (Nam Định) để bảo toàn lực lượng.

- Nhân dân Thăng Long một lần nữa thực hiện “vườn không nhà trống”. Thoát Hoan kéo vào chiếm Thăng Long trống vắng. Không dám đóng quân trong thành, chúng phải dựng doanh trại ở phía Bắc sông Nhị (sông Hồng).

- Toa Đô được lệnh từ Cham-pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hóa, thấy thế giặc mạnh một số quý tộc nhà Trần đầu hàng giặc. Cuộc kháng chiến gặp rất nhiều khó khăn.

- Cùng lúc đó, Thoát Hoan cho quân tiến xuống phía Nam nhằm tạo thế “gọng kìm” tiêu diệt quân chủ lực của ta nhưng thất bại. Thoát Hoan rút về Thăng Long chờ viện binh. Ở đây, quân Nguyên lâm vào thế bị động và thiếu lương thực trầm trọng.

- Tháng 5-1285, lợi dụng thời cơ, quân Trần tổ chức phản công, đánh bại quân giặc ở nhiều nơi như Tây Kết, cửa Hàm Tử, bến Chương Dương rồi tiến vào giải phóng Thăng Long.

- Quân giặc hốt hoảng tháo chạy, sau gần hai tháng phản công (tháng 5 và tháng 6), quân dân nhà Trần đã đánh bại quân Nguyên, đất nước sạch bóng quân thù.

3.Cách đánh quân Nguyên của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ hai (1285): - Đoàn kết lực lượng toàn dân để đánh giặc. - Khi thế giặc mạnh, thực hiện rút lui để bảo toàn lực lượng, chuẩn bị cho cuộc phản công tiêu diệt quân địch. ... - Khi thời cơ đến, tiến hành phản công tiêu diệt quân giặc, giành thắng lợi hoàn toàn.

4. - Đứng trước nguy cơ bị xâm lược, nhà Trần khẩn trương chuẩn bị kháng chiến, tăng cường quân số ở những nơi hiểm yếu, nhất là vùng biên giới và vùng biển.

- Cuối tháng 12 — 1287, khoảng 30 vạn quân Nguyên tiến vào nước ta. Cánh quân bộ do Thoát Hoan chỉ huy, vượt biên giới đánh vào Lạng Sơn, Bắc Giang rồi kéo về Vạn Kiếp. Cánh quân thuỷ do Ô Mã Nhi chỉ huy theo đường biển tiến vào sông Bạch Đằng, rồi tiến về Vạn Kiếp.
-Tại Vân Đồn. Trần Khánh Dư chỉ huy quân mai phục, khi đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ đến, quân Trần đánh dữ dội. Phần lớn thuyền lương của giặc bị đánh đắm, số còn lại bị quân ta chiếm.
-Cuối tháng 1 - 1288, Thoát Hoan kéo quản vào kinh thành Thăng Long trống vắng. Sau trận Vàn Đồn, tình thế quân Nguyên ngày càng khó khăn, nhiều nơi xung yếu bị quân Trần tấn công chiếm lại, lương thực ngày càng cạn kiệt, quân giặc ở Thăng Long đứng trước tình thế bị cô lập. Thoát Hoan quyết định rút quân về Vạn Kiếp và từ đây rút quân về nước theo hai đường thuỷ, bộ.
- Nhà Trần mở cuộc phản công ở cả hai mặt trận thuỷ, bộ :
+ Chiến thắng Bạch Đằng tháng 4 - 1288, đoàn thuyền của Ô Mã Nhi lọt vào trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng do quần Trần bô' trí từ trước, cuộc chiến đấu ác liệt diễn ra, Ô Mã Nhi bị bắt sống.
+ Trên bộ, Thoát Hoan dẫn quân từ Vạn Kiếp theo hướng Lạng Sơn rút về Trung Quốc, bị quân dân ta liên tục chặn đánh.
-Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên kết thúc thắng lợi.

5. * Giống nhau:

- Cả hai lần nhà Trần đều huy động nhân dân thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”.

- Khi thế giặc mạnh, chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng và chuẩn bị cho trận chiến chiến lược.

* Khác nhau:

- Trong lần này, nhà Trần chủ động mai phục và tiêu diệt đoàn thuyền chở quân lương của giặc, đẩy chúng lâm vào tình thế khó khăn, thiếu thốn.

- Chủ động xây dựng trận địa mai phục trên sông Bạch Đằng, tiêu diệt gọn lực lượng quân giặc, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến.

Hok tốt!!!

Cảm ơn bạn nhé!

18 tháng 10 2016

nhận xét: thái hậu là người coi trọng người tài, không thực hiện chính sách cha truyền con nối bởi vì con của đinh tiên hoàng còn quá nhỏ, bà coi trọng lợi ích cuar đất nước lên hàng đầu, bà ko muốn nhân dân khổ cực...bucminh

10 tháng 12 2016

bà đặt lợi ích của đất nước lên làm đầu

- ko vì lợi ích của dòng tộc mà làm cho đất nước bị nguy hiểm

22 tháng 9 2016

- Việc đặt niên hiệu chứng tỏ Đại Cồ Việt là một nước độc lập, không còn phụ thuộc vào phong kiến phương Bắc. Xưng đế để tỏ rõ mình ngang hàng với Tống triều.

- Nêu cao tinh thần dân tộc, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.

vui Mình chỉ biết nhiêu đây thôi!

 

28 tháng 9 2016

Thks bn nhìu nha Sweet-Blackrose2503

14 tháng 10 2018

+ Lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư (Ninh Bình) => Khẳng định độc lập, chủ quyền của đất nước, thể hiện nước ta ngang hàng với Trung Quốc, không phải là một nước phụ thuộc.

+ Năm 970, vua Đinh đặt niên hiệu là Thái Bình, sai sứ sang giao hảo với nhà Tống.=> Giữ mối quan hệ giao hảo để tránh đụng độ với một nước mạnh trong khi tình hình đất nước vừa mới ổn định.

+ Phong vương cho các con, cử các tướng lĩnh thân cận nắm giữ các chức vụ chủ chốt. => Tránh tình trạng cát cứ, loạn lạc xảy ra.

+ Xây dựng cung điện, đúc tiền để tiêu dùng trong nước. Đưa ra những hình phạt khắc nghiệt (ném vào vạc dầu, vứt vào chuồng hổ,…) để xử phạt những kẻ phạm tội. => Xây dựng kinh tế, ổn định cuộc sống nhân dân, ổn định đất nước nhanh chóng để xây dựng tiềm lực quốc gia.

=> Như vậy, những việc làm trên của Đinh Bộ Lĩnh nhìn chung đều mang ý nghĩa củng cố nền độc lập tự chủ và tăng cường tiềm lực của đất nước.



29 tháng 9 2016
Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua
 Đặt tên nước là Đại Cồ Việt (nước Việt lớn) đóng đô tại Hoa Lư
  Mùa xuân 970, vua Đinh đặt niên hiệu là Thái Bình
  Phong vương cho các con, các tướng Lĩnh nắm các chức vụ chủ chốt 
8 tháng 12 2016

lớp mấy vậy bạn

 

 

8 tháng 12 2016

nấu lớp 7 thì

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 HKI

A/ PHẦN VĂN:

I/ Học tác giả, tác phẩm, ý nghĩa, đặc sắc nghệ thuật:

1/ Phò giá về kinh:

a/ Tác giả:

  • Trần Quang Khải (1241 – 1294) là con trai thứ 3 của vua Trần Thái Tông

b/ Tác phẩm:

  • Thể thơ: Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật, cách gieo vần như thể thư Thất ngôn tứ tuyệt
  • Sáng tác lúc ông đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử

c/ Ý nghĩa:

  • Thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần
  • ...............................................................................................

d/ Đặc sắc, nghệ thuật:

  • Hình thức diễn dạt cô đọng, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng
  • Đảo ngữ về các địa danh (Chương Dương → Hàm Tử)
  • ..........................................................................................................

2/ Bạn đến chơi nhà:

a/ Tác giả:

  • Nguyễn Khuyến (1835 – 1909): lúc nhỏ tên là Thắng. Quê ở huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam

b/ Tác phẩm:

  • Sáng tác sau giai đoạn ông cáo quan về quê
  • Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật

c/ Ý nghĩa:

  • Bài thơ thể hiện quan niệm về tình bạn, quan niệm đó vẫn còn ý nghĩa, giá trị lớn trong cuộc sống của con người hôm nay

d/ Đặc sắc, nghệ thuật:

  • Sáng tạo nên tình huống khó xử khi bạn đến chơi nhà, và cuối cùng òa ra niềm vui .....................
  • Lập ý bất ngờ, vận dụng ngôn ngữ, thể loại điêu luyện

3/ Qua Đèo Ngang:

a/ Tác giả:

  • Bà Huyện Thanh Quan tên Thật là Nguyễn Thị Hinh, sống ở thể kỉ XIX (? - ?)
  • Quê ở làng Nghi Tàm, quận Tây Hồ, Hà Nội

b/ Tác phẩm:

  • Sáng tác theo thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật
  • Đèo Ngang là địa danh nối liền hai tỉnh Quảng Bình & Hà Tĩnh

c/ Ý nghĩa:

  • Thể hiện tâm trạng cô đơn, thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của Nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang

d/ Đặc sắc, nghệ thuật:

  • Sử dụng thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật điêu luyện
  • Sử dụng bút pháp nghệ thuật: Tả cảnh ngụ tình Sáng tạo trong việc sử dụng từ láy, từ động âm khác nghĩa gợi hình, gợi cảm
  • Sử dụng nghệ thuật đối hiệu quả trong việc tả cảnh, tả tình

4/ Bánh trôi nước:

a/ Tác giả:

  • Hồ Xuân Hương (? - ?) Bà Chúa Thơ Nôm
  • Nhiều sách nói bà là con của Hồ Phi Diễn (1704 - ?) quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Bà từng sống ở phường Khán Xuân gần Tây Hồ, Hà Nội

b/ Tác phẩm:

  • Sáng tác theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật bằng chữ Nôm

c/ Ý nghĩa:

  • Thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học viết Việt Nam dưới thời phong kiến
  • Ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ, đồng thời thể hiện lòng tỏ sâu sắc đối với thân phận chìm nổi của họ

d/ Đặc sắc, nghệ thuật:

  • Vận dụng điêu luyện những quy tắc của thơ Đường luật
  • Sử dụng ngôn ngữ thơ bình dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày với Thành ngữ, Mô típ dân gian
  • Sáng tạo trong việc xây dựng nhiều tầng ý nghĩa

5/ Tiếng gà trưa:

a/ Tác giả:

  • Xuân Quỳnh (1942 – 1988) quê ở làng La Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam

b/ Tác phẩm:

  • Được viết trong thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ, in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968) của Xuân Quỳnh
  • Thuộc thể thơ 5 chữ

c/ Ý nghĩa:

  • Những kỉ niệm về người bà tràn ngập yêu thương làm cho người chiến sĩ thêm vững bước trên đường ra trận

d/ Đắc sắc nghệ thuật:

  • Sử dụng hiệu quả điệp từ Tiếng gà trưa có tác dụng nổi mạnh cảm xúc, gợi nhắc những kỉ niệm lần lượt hiện về
  • Thể thơ 5 chữ phù hợp với việc vừa kể chuyện, vừa bộc lộ tâm tình

6/ Sông núi nước nam:

a/ Tác giả:

  • Chưa rõ tác giả bài thơ là ai
  • Sau này có nhiều sách ghi là Lý Thường Kiệt

b/ Tác phẩm:

  • Sáng tác theo thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
  • Là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta

c/ Ý nghĩa:

  • Bài thơ thể hiện niềm tin vào sức manh chính nghĩa của dân tộc ta
  • Bài thơ có thể xem như bản tuyên ngôn độc lập lần đầu tiên của nước ta

d/ Đặc sắc nghệ thuật:

  • Sử dụng thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt ngắn gon, xúc tích để tuyên bố nền độc lập của đất nước
  • Dồn nén cảm xúc trong hình thức nghiêng về nghị luận, bày tỏ ý kiến
  • Lựa chọn ngôn ngữ góp phần thể hiện giọng thơ dõng dạc
  • Hùng hồn, đanh thép