K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

*Những từ ngữ bạn chép nhầm có ảnh hưởng đến câu thơ.

- Thứ nhất là, ảnh hưởng đến bài thơ vì nó đã cố định là từ ngữ vậy, dẫn đến việc chép sai thơ.

- Thứ hai là, khi chép nhầm vậy câu thơ sẽ mang một ý nghĩa hoàn toàn khác biệt.

+ Từ ngữ "hờn", "thua" là những từ ngữ chỉ sự ghen ghét, đố kí với vẻ đẹp của Thúy Kiều từ đó gợi ra một cuộc đời phía trước khó khăn, gian khổ, luôn bị vùi dập.

+ Từ ngữ "buồn", "đua" khi viết nhầm lại có một nghĩa khác. Ở đây chỉ là cảm xúc trạng thái bình thường là buồn man mát, từ "đua" thì có ý tích cực chỉ sự cố gắng để vẻ đẹp của Thúy Kiều không làm mờ nhạt đi vạn vật.

Bài 2. Từ “hờn” trong câu thứ hai của đoạn thơ trên bị một bạn chép nhầm thành từ “buồn”. Em hãy giải thích ngắn gọn cho bạn hiểu rằng chép sai như vậy đã làm ảnh hưởng lớn đến ý nghĩa câu thơ. Bài 3. Hai câu sau, mỗi câu nói về nhân vật nào? - Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da. - Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. Hai cách miêu tả sắc đẹp của hai nhân vật ấy có gì...
Đọc tiếp

Bài 2. Từ “hờn” trong câu thứ hai của đoạn thơ trên bị một bạn chép nhầm thành từ “buồn”. Em hãy giải thích ngắn gọn cho bạn hiểu rằng chép sai như vậy đã làm ảnh hưởng lớn đến ý nghĩa câu thơ. Bài 3. Hai câu sau, mỗi câu nói về nhân vật nào? - Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da. - Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. Hai cách miêu tả sắc đẹp của hai nhân vật ấy có gì giống và khác nhau? Sự khác nhau ấy có liên quan gì đến tính cách và số phận của mỗi nhân vật? Bài 4. Để phân tích đoạn thơ đó, một học sinh có câu: Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều mang một vẻ đẹp “sắc sảo mặn mà” về cả tài lẫn sắc. 1. Nếu dùng câu văn trên làm mở đoạn của một đoạn văn theo kiểu tổng hợp - phân tích – tổng hợp thì đoạn văn ấy mang đến nội dung gì? 2. Viết tiếp sau câu mở đoạn trên (khoảng 12 câu) để hoàn chỉnh đoạn văn diễn dịch với đề tài em vừa xác định. Trong đoạn có một câu ghép đẳng lập và lời dẫn trực tiếp (gạch chân).

0
1 tháng 2 2016
  • Giải thích: 
    • Từ "buồn" chỉ trạng thái của con người luôn lo nghĩ, âu sầu không vui.
    • Từ "hờn" chỉ thái độ giận dỗi ghen ghét, đó kị
  • Khẳng định: 
    • Việc chép nhầm như vậy đã làm thay đổi ý nghĩa của câu thơ, không thể hiện được thái độ bất bình, đố kị của thiên nhiên trước dung nhan tươi thắm đầy sức sống của nàng Kiều, do đó cũng không dự báo được số phận éo le đau khổ của nàng.
    • Việc chép nhầm từ làm giảm ý nghĩa của câu thơ: Không thể hiện được vẻ đẹp hoàn mĩ của nàng Kiều, vẻ đẹp vượt trội hơn hẳn so với thiên nhiên, ngoài ra còn làm ảnh hưởng đến tính cân đối của hai vế trong câu thơ (ghen phải đi với hờn)
    • Qua đó càng khẳng định nghệ thuật sử dụng từ ngữ bậc thầy của Nguyễn Du.
20 tháng 6 2017

Câu trả lời rất hay !

8 tháng 5 2021

1:
a. Chép chính xác 9 câu thơ nối tiếp đã cho đúng bản in trong sách Ngữ văn 9 – tập 1 (không tính dấu câu).
“Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân"

b. Nêu đúng tên tác giả Nguyễn Du, tác phẩm Truyện Kiều, tên nhân vật trong đoạn thơ: Thuý Kiều.
2: 
Nói được ý: Từ “buồn” không diễn tả được nỗi uất ức, đố kỵ, tức giận như từ “hờn”; do đó chưa phù hợp với ý nghĩa dự báo số phận Kiều trong câu thơ của Nguyễn Du.

                  
8 tháng 5 2021

1a.

Chép thuộc thơ

    “ Làn thu thủy nét xuân sơn

    Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

    Một hai nghiêng nước nghiêng thành

    Sắc đành đỏi một tài đành họa hai

    Thông minh vốn sẵn tính trời,

    Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.

    Cung thương làu bậc ngũ âm,

    Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương.

    Khúc nhà tay lựa nên chương

    Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.

b.

Đoạn thơ vừa chép nằm trong văn bản Chị em Thúy Kiều, thuộc tác phẩm Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du

Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần mở đầu tác phẩm, giới thiệu gia cảnh của Kiều. Tác giả tập trung tả tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều.

2

Không thể thay thế từ “hờn” thành từ “buồn” bởi ghen- hờn đi liền với nhau.

Từ “buồn” chỉ sự âu sầu, không vui

Từ “hờn” thể hiện thái độ ghen ghét, đố kị

Ở đây, vẻ đẹp của Kiều khiến cho tạo hóa, tự nhiên phải ghen ghét, đô kị dự báo trước cuộc đời sóng gió

22 tháng 12 2022

- Xoăn tay: từ ngữ giàu chất tạo hình, gợi hình ảnh bắp tay cuồn cuộn, căng khỏe khi kéo mẻ lưới đầy. Đó là vẻ đẹp rắn chắc, cường tráng, dẻo dai của những người chài lưới.

- Đôi tay: không làm nổi bật được vẻ đẹp của người lao động

''Quê hương anh nước mặn,đông chuaLàng tôi nghèo đất cày lên sỏi đáAnh với tôi hai người xa lạTự phương trời chẳng hẹn quen nhau,Súng bên súng đầu sát bên đầu,Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.Đồng chí!''a) Trong những câu thơ trên có một từ bị chép sai. Đó là từ nào? Hãy chép lại chính xác câu thơ đó. Viếc chép sai từ như vậy ảnh hưởng đến giá trị biểu cảm của câu thơ như...
Đọc tiếp

''Quê hương anh nước mặn,đông chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi hai người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,

Súng bên súng đầu sát bên đầu,

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Đồng chí!''

a) Trong những câu thơ trên có một từ bị chép sai. Đó là từ nào? Hãy chép lại chính xác câu thơ đó. Viếc chép sai từ như vậy ảnh hưởng đến giá trị biểu cảm của câu thơ như thế nào?

b) Câu thơ thứ sau trong đoạn thơ trên có từ ''tri kỉ''. Một bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có câu thơ có từ ''tri kỉ''. Đó là câu thơ nào? Thuộc bài thơ nào?

    Về ý nghĩa và cách dùng từ ''tri kỉ'' trong hai câu thơ có điểm gì giống nhau và khác nhau?

c) Câu thơ thức bảy trong đoạn thơ trên là một câu đặc biệt. Hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu để phân tích nét đặc sắc của câu thơ đó.

Mình xin cảm ơn!

3
26 tháng 5 2021

a) Từ sai"hai" phải đổi thành"đôi"

=> Anh với tôi đôi người xa lạ

-Từ "hai"không thể hiện sắc thái biểu cảm của bài thơ.

b) Câu thơ có từ "tri kỉ":"Vầng trăng thành tri kỉ

-của bài thơ:"Ánh trăng"

-Giông nhau:Từ tri kỉ trong 2 bài thơ đều thể hiện người bạn thân thiết gắn bó

-Khác nhau:+ Ánh trăng: Tri kỉ thể hiện sự gắn bó giữa người và trăng

                    + Đồng chí: Là tình bạn gắn bó giữa người với người. Tình cảm ấy làm nên tình đồng đội,tình đồng chí vô cùng thiêng liêng của những người có cùng chung lí tưởng với nhau.

26 tháng 5 2021

c)Hai từ “Đồng chí" mới mẻ đó đã như là sự kết tinh, sự tụ hội những gì tốt đẹp và tinh hoa trong tình cảm xã hội của con người. Đồng chí là tri kỷ, nhưng cao hơn tri kỷ, mới hơn tri kỷ vì nó là tình cảm của một đội quân đông đảo những người chân đất áo nâu, nó là tình bạn chiến đấu của những người cách mạng.

 Câu c mình đưa ra gợi ý rồi đấy, nếu bạn chưa biết cách làm thì kết bạn và nhắn tin với mình nhé! mình chỉ cho:)))Chúc bạn học tốt

6 tháng 9 2017

Không thể thay thế từ “hờn” thành từ “buồn” bởi ghen- hờn đi liền với nhau.

Từ “buồn” chỉ sự âu sầu, không vui

Từ “hờn” thể hiện thái độ ghen ghét, đố kị

Ở đây, vẻ đẹp của Kiều khiến cho tạo hóa, tự nhiên phải ghen ghét, đô kị dự báo trước cuộc đời sóng gió

1 tháng 8 2019

Câu 2:

- Giải thích:
+ Từ “buồn” chỉ trạng thái của con người luôn lo nghĩ, âu sầu không vui.
+ Từ “hờn” chỉ thái độ giận dỗi ghen ghét, đố kị.
- Khẳng định:
+ Việc chép nhầm như vậy đã làm thay đổi ý nghĩa của câu thơ, không thể hiện được thái độ bất bình, đố kị của thiên nhiên trước dung nhan tươi thắm đầy sức sống của nàng Kiều, do đó cũng không dự báo được số phận éo le đau khổ của nàng.
+ Việc chép nhầm từ làm giảm ý nghĩa của câu thơ: Không thể hiện được vẻ đẹp hoàn mĩ của nàng Kiều, vẻ đẹp vượt trội hơn hẳn so với thiên nhiên, ngoài ra còn làm ảnh hưởng đến tính cân đối của hai vế trong câu thơ ( ghen phải đi với hờn ) .
+ Qua đó càng khẳng định nghệ thuật sử dụng từ ngữ bậc thầy của Nguyễn Du.

Good luck!

1 tháng 8 2019

- Giải thích:
+ Từ “buồn” chỉ trạng thái của con người luôn lo nghĩ, âu sầu không vui.
+ Từ “hờn” chỉ thái độ giận dỗi ghen ghét, đó kị
- Khẳng định:
+ Việc chép nhầm như vậy đã làm thay đổi ý nghĩa của câu thơ, không thể hiện được thái độ bất bình, đố kị của thiên nhiên trước dung nhan tươi thắm đầy sức sống của nàng Kiều, do đó cũng không dự báo được số phận éo le đau khổ của nàng.
+ Việc chép nhầm từ làm giảm ý nghĩa của câu thơ: Khônhg thể hiện được vẻ đẹp hoàn mĩ của nàng Kiều, vẻ đẹp vượt trội hơn hẳn so với thiên nhiên, ngoài ra còn làm ảnh hưởng đến tính cân đối của hai vế trong câu thơ ( ghen phải đi với hờn)
+ Qua đó càng khẳng định nghệ thuật sử dụng từ ngữ bậc thầy của Nguyễn Du

Câu 2: 
"Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng."

Hình ảnh tre được nhắc đến trong câu thơ "Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này...". 

Ý nghĩa của việc sử dụng hình ảnh cây tre:

- Tạo kết cấu đầu cuối tương ứng gây ấn tượng với người đọc

- Cây tre tượng trưng cho sức sống bền bỉ của dân tộc Việt Nam. Ở khổ thơ đầu, từ hình ảnh thực của rặng tre bên lăng Bác thì đến khổ cuối được nhà thơ đẩy lên thành hình ảnh tượng trưng cho cả dân tộc kiên cường bất khuất đứng quanh Người. 

- Cho thấy tình yêu sự kính trọng của tác giả dành cho vị cha già kính yêu của dân tộc 

Câu 3: 

Đoạn thơ thật giàu tình cảm vì sự chân thành, tha thiết và sâu lắng của tác giả Viễn Phương. Qua đôi ba câu thơ mà ta đã cảm nhận được cảm xúc bồi hồi trước không khí ấm áp gần gũi mà thiêng liêng thành kính tại lăng Bác. Hỡi ôi, người bước chân ra đi nhưng lòng ở lại. Nhà thơ Viễn Phương nói riêng và ca dân tộc Việt Nam nói chung đều đời đời nhớ ơn Bác. Cuộc ra thăm lăng Bác của nhà thơ vừa mới bắt đầu mà ta đã cảm thấy những rung động sâu xa trong trái tim ngươi con yêu nước.

6 tháng 8 2023

Câu 2:

Chép tiếp 3 câu thơ còn lại:

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát.

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam.

Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.

- Hình ảnh cây tre còn được nhắc đến trong câu thơ cuối của bài thơ.

- Việc lặp lại như vậy có ý nghĩa tạo ra kết cấu đầu cuối tương ứng nhằm bật lên vẻ đẹp tính cách của Bác trung thực, đẹp đẽ như cây tre Việt Nam gắn bó thân thiết và gần gũi.

Câu 3:

Xưa nay văn học bất biến với đời là nhờ được tạo nên từ những vần thơ chứa đựng đầy cảm xúc, tâm tư mong được tỏ bày của người thi sĩ. Như bài thơ "Viếng lăng Bác" ở khổ thơ đầu:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.

Từ câu thơ đầu, nhà thơ đã dùng lời giới thiệu đầy cung kính mình ở miền Nam ra thăm lăng Bác với từ xưng hô đậm chất giản dị tự nhiên "con". Khi ấy, trong khung cảnh đẹp đẽ đó sự vật tác giả thấy đầu tiên là ở trong sương một hàng tre, người gợi tả bằng từ từ láy "bát ngát" để thể hiện nên cái đẹp tự nhiên của tre. Qua đó đọc giả dễ dàng hình dung cảnh mà nhà thơ đang gợi ra: có sự uy nghiêm cũng có cái đẹp gần gũi của cây cối. Rồi dường như có luồng cảm xúc đã dợt qua tâm trí Viễn Phương để ông cảm thán rằng: "Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam". Người xúc động trước một hình ảnh thiên nhiên quen thuộc - cây tre cùng từ láy "xanh xanh", vì đâu đã đưa đến cảm xúc ấy cho nhà thơ?. Ta tìm hiểu câu thơ cuối khổ: "Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng", cùng với phép nhân hóa cây tre đọc giả đã hiểu ra Viễn Phương đã tưởng nhớ đến đức tính ngay thẳng, trung trực của Bác trước những bão táp - khó khăn hay cám dỗ cuộc đời. Khép lại, bằng bút lực nghệ thuật gợi tả cùng biện pháp tu từ nhân hóa, ẩn dụ nhà thơ đã bày tỏ cảm xúc của mình trước lăng Bác một cách chân thành, tự nhiên nhất đến đọc giả.

Tuệ Lâm