K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 3 2020

Truyện cổ tích là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật Đây là loại truyện ngắn, chủ yếu kể về các nhân vật dân gian hư cấu, như tiên, yêu tinh, thần tiên, quỷ, người lùn, người khổng lồ, người cá, hay thần giữ của, và thường là có phép thuật, hay bùa mê. Truyện cổ tích có thể được phân biệt với truyện dân gian thần thoại khác như truyền thuyết (thường liên quan đến niềm tin vào tính xác thực của các sự kiện được mô tả) cũng như các câu chuyện về bài học đạo đức, bao gồm truyện ngụ ngôn về động vật.

cs câu nào ngắn hopwn hông

Mở SGK ra là bt mak

Truyện cổ tích (tiếng Anh: Fairy Tales; Hán Việt: 童話; Đồng Thoại) là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật. Đây là loại truyện ngắn, chủ yếu kể về các nhân vật dân gian hư cấu, như tiên, yêu tinh, thần tiên, quỷ, người lùn, người khổng lồ, người cá, hay thần giữ của, và thường là có phép thuật, hay bùa mê.

9 tháng 10 2021

Tham khảo:

Đọc bài thơ Chuyện cổ tích về loài người của nhà thơ Xuân Quỳnh, em rất ấn tượng với khổ thơ đầu tiên. Ở đó, tác giả vẽ nên một khung cảnh, khi mà cả trái đất chỉ mới có trẻ con mà thôi. Trẻ con chính là sinh vật đầu tiên xuất hiện, như một ngôi sao sáng, như một đốm lửa màu nhiệm. Thế giới xung quanh lúc này xám xịt và lạnh lẽo, trụi trần, chẳng có gì cả. Tác giả đã khắc họa trái đất lúc ấy không cây cỏ, không muông thú, chim chóc, không có màu sắc, không có ánh sáng. Và trẻ con chính là nét bút tươi mới đầu tiên của nơi đây, là mầm non, là hi vọng về một tương lai khác của trái đất. Những hình ảnh thơ ấy, đã gợi lên sự tò mò về những điều mới lạ trên trái đất từ khi có trẻ con. Đó là cách mở đầu hay, thú vị và hấp dẫn.

17 tháng 10 2021

hay 

 

30 tháng 9 2017

truyện cổ tích thường mang tinh thần lạc quan có hậu ,các kết thúc đều là kết thúc có hậu :cải thiện luôn được chiến thắng và tôn vinh ,cái ác luôn bị tiêu diệt và chế giễu
nhân dân ta thích kết thúc có hậu vì nó thể hiện quan niệm "ở hiền gặp lành ,gieo gió gặp bão,....Chỉ có như vậy thì ,mới thỏa mãn lòng của nhân dân ta :người bất hạnh luôn được hưởng hạnh phúc ,cái ác , cái xấu thì bị trừng trị thích đáng

30 tháng 9 2017
  •  Kết thúc có hậu là kết thúc hạnh phúc hay viễn mãn trong truyện tình cảm gia đình,.. Của nhân vật trong truyện cổ tích.
  • Nhằm thể hiện ước mơ,khát vọng của con người,tầng lớp thấp kém,chịu thiệt thòi, được bảo vệ bởi cái thiện. Cái thiện luôn chiến thắng cái ác. Nên vì thế,chuyện cổ tích kết thúc có hậu nhằm để thỏa mãn khát vọng.
26 tháng 9 2021

Soạn chi tiết, cụ thể bài: Chuyện cổ tích về loài người trang 40 sgk văn 6 tập 1. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức và cuộc sống" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và soạn chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

10 tháng 8 2016

mik phải tưởng tượng ra

Vd mik và nga đã xảy ra xích mích với nhau(nêu cuộc đối thoại cho hấp dẫn)

mik đổ tội cho nga là lấy bút của mik

.......(kể ra cho hấp dẫn)

 

10 tháng 8 2016

-Trong h ... ,mình được cô giáo khen

- Ra chơi,huyênh hoang với ban bè

- Biết là tiết sau kiểm tra nhưng không học

- Cô giáo bước vào lớp, ra đề

-Đề khó (vì không ôn bài)

- Nhìn quanh lớp, các bạn đang miệt mài làm

- Lo lắng, trả lời lung tung vào bài kiểm tra

- 15' sau, cô giáo thu bài

- Cuối h, buồn khi biết mình bị điểm kém

- Rút ra bài học quý giá cho bản thân

16 tháng 10 2021

Bạn tham khảo nha:

- Mở đoạn:

   + Giới thiệu tác giả và bài thơ

   + Nêu khái quát ấn tượng, cảm xúc về bài thơ

- Thân đoạn:

   + Nêu ấn tượng, cảm xúc của em về câu chuyện được kể hoặc các chi tiết miêu tả có trong bài thơ

   + Làm rõ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả của tác giả

   + Đánh giá tác dụng của việc kể lại câu chuyện kết hợp với các chi tiết miêu tả trong bài thơ

- Kết đoạn: Nêu khái quát điều em tâm đắc về bài thơ (trong đó có nói tới đặc điểm nghệ thuật riêng của bài thơ đã được phân tích ở thân đoạn)

16 tháng 10 2021

tham khảo

 

Lập dàn ý

-        Mở bài: 

        + Nhà thơ Xuân Quỳnh- Bài thơ Chuyện cổ tích về loài người là lời kể đưa các em dọc theo dòng thời gian về sự phát triển của loài người

-        Thân bài: 

        + Ở khổ thơ đầu: Trái đất còn sơ khai, cả thế giới toàn là “trẻ con” và tràn ngập trong bóng tối

        + Những khổ thơ tiếp theo: Sự phát triển dần dần của trái đất và con người, có cha, mẹ, ông, bà, rồi trường, lớp, thầy giáo,...

Nghệ thuật: 

        + Giọng thơ nhẹ nhàng, êm dịu 

        + Cách kể chuyện khéo léo, tinh tế

-        Kết bài

        + Tác giả đã kể lại câu chuyện về sự phát triển của loài người, vừa thể hiện tình yêu thương vô bờ bến và nguyện vọng hi sinh to lớn cho trẻ em- những mầm non tương lai của thế giới. 

13 tháng 1 2022

A

13 tháng 1 2022

A

17 tháng 11 2021

Tham Khảo
Hơi dài nhưng em hãy lựa những từ ngữ hay mà làm vào bài văn của mình cho hoàn chỉnh nhé 
                          Bài Làm
Ò ó o o...~

Nghe tiếng gà gáy, cô út choàng tỉnh dậy. Phải mất một lúc, cô mới hình dung nổi tình cảnh hiện tại của mình. Cô vừa thoát khỏi bụng con cá mập to tướng, một mình trên hoang đảo, xung quanh chỉ có đôi gà để làm bạn.

Cô bỗng nhớ lại tất cả, bắt đầu từ cái ngày kì lạ ấy. Thấy hai cô chị kiên quyết không ai chịu đem cơm cho Sọ Dừa, cô đành nhận lời đi. “Tuy dung mạo có hơi xấu nhưng dù sao cậu ta cũng biết nói tiếng người, thậm chí còn ăn nói rất dễ thương nữa là đằng khác” - Cô nghĩ.

Từ đằng xa cô đã nghe thấy tiếng sáo du dương trầm bổng. Cô tự hỏi không biết ai là người thổi sáo. Không lẽ lại là Sọ Dừa? Nhưng anh ta làm sao mà thổi sáo được kia chứ. Cô vẫn nhớ cái ngày Sọ Dừa xuất hiện ở nhà cô. Trông anh ta thật buồn cười, cứ lăn lông lốc dưới đất như một quả bí, vậy mà ăn nói đến là khéo. Hai cô chị trông thấy Sọ Dừa thì quay mặt đi, riêng cô không thấy sợ mà lại thương con người dung mạo kì dị, nhất là khi thấy anh ta làm việc gì cũng đến nơi đến chốn, chăn cả đàn bò mà con nào con nấy cứ béo tròn nung núc. Cô lên đưa cơm nhưng thực ra cũng muốn đến xem anh chăn bò như thế nào.

Đến gần, cô út lại càng ngạc nhiên. Sao lại có cái võng mắc ở kia, lại có ai đang nằm trên đó thổi sáo nữa chứ! Hay đó là người anh em của Sọ Dừa mà cô không biết? Thế anh ta đâu rồi?

Mải suy nghĩ, cô út dẫm phải một cành cây khô làm phát ra tiếng động. Cô cúi xuống nhìn rồi ngẩng lên, sửng sốt khi không thấy cả chiếc võng lẫn chàng thanh niên đâu cả. Chỉ có anh chàng Sọ Dừa, lúc trước không thấy đâu, giờ đang ở dưới gốc cây mà cười toe toét:

- Chào cô út! Cô mang cơm cho tôi hay là lên thăm tôi đấy?

Cô út không trả lời vì còn đang thắc mắc. Cô hỏi anh:

- Cái anh chàng vừa nằm trên võng thổi sáo đâu rồi?

Sọ Dừa chối biến:

- Chắc cô trông nhầm đấy chứ tôi ở đây suốt, làm gì có anh chàng nào thổi sáo đâu!

Cô út không tin là mình nhầm. Cô chợt nghĩ ra một điều khác thường. Phải rồi, Sọ Dừa nếu cứ thế kia thì làm sao có thể chăn được cả đàn bò, lại còn chàng trai trẻ, chiếc võng vừa đây mà đã biến mất… Cô không hỏi thêm gì nữa, đưa cơm cho anh rồi đi về, lòng vui rộn ràng.

Khi phú ông hỏi các cô con gái xem ai đồng ý lấy Sọ Dừa là hỏi lấy lệ để từ chối khéo bà mẹ đó thôi, lão chắc không cô gái nào lại đồng ý lấy một người kì dị, xấu xí như Sọ Dừa. Cô út đã làm cho ông bố một phen chưng hửng:

13 tháng 10 2021

câu chuyện cổ tích Việt Nam nha mn

 

13 tháng 10 2021

tham khảo :

Trong dân gian ta, những nhân vật thông minh, tài trí luôn được yêu thích hơn cả. Vì vậy, câu chuyện Em bé thông minh đã thu hút em ngay từ lần đọc đầu tiên.

Câu chuyện xoay quanh những lần giải đố nhanh trí của cậu bé thông minh. Lúc ấy, nhà vua cử người đi khắp cả nước để tìm người tài giúp nước. Thế là, viên quan đã gặp cậu bé đang cùng cha cày ruộng. Viên quan đưa ra một câu hỏi hóc búa là “Con trâu kia một ngày cày được bao nhiêu đường?”. Cậu bé lập tức đố ngược lại ông ta rằng “Ngựa của ông một ngày đi được mấy bước?”. Điều đó khiến viên quan tin rằng cậu chính là nhân tài, vội về bẩm tấu cho đức vua.

Nghe báo, vua mừng lắm, nhưng chưa tin hẳn, nên quyết định thử thách cậu bé. Ông sai người ban cho làng cậu ba thúng xôi nếp, ba con trâu đực, yêu cầu phải nuôi làm sao có nghé con nộp lên. Nhận lời đố, cậu bé không hoang mang, mà mời dân làng đồ xôi, thịt trâu ăn uống. Sau đó lên kinh gặp vua. Đến đó, cậu khóc lóc um sùm đòi vua bảo bố sinh em trai cho mình. Hành động ấy khiến vua tin tưởng tài trí của cậu.

Lần thử thách tiếp, nhà yêu cầu cậu làm thịt một con chim sẻ để làm cỗ. Ngay lập tức, cậu bé đưa cho viên quan một cái kim, nhờ vua rèn kim thành dao để mổ thịt chim. Lần này, thì vua thực sự tin tưởng vào tài trí hơn người của cậu bé rồi.

Đúng lúc ấy, nước láng giềng sang nước ta dò thám xem có người tài hay không, bằng một câu đố siêu hóc búa: xâu sợi chỉ qua đường ruột của vỏ ốc. Điều này cả triều đình đều bó tay. Ấy thế mà cậu bé nghĩ ra cách giải ngay, lại còn hát lên thành ca khúc nữa. Thật là thông minh, thật là tài tình. Lần này, cả triều đình và sứ giả, ai cũng nể phục trí tuệ của cậu bé.

 

Qua những thử thách thú vị, câu chuyện Em bé thông minh vừa khẳng định được trí tuệ dân gian, lại vừa đem đến những tiếng cười giải trí, thú vị cho người đọc.