K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 5 2017

" Rừng cọ ơi ,rừng cọ !

Lá đẹp ,lá ngời ngời

Tôi yêu ,thương vẫn gọi

Mặt trời xanh cua tôi "

Khổ thơ trên được trích ra từ bài thơ ''Mặt trời xanh của tôi '' của nhà thơ Nguyễn Viết Bính . Qua những hình ảnh rừng cọ xanh tươi đẹp gắn bó thân thuoc với tác giả , khổ thơ ấy đã bộc lộ tình cảm thiết tha yêu quý của tác giả đối với rừng cọ của quê hương. Tác giả trò chuyện với rừng cọ như trò chuyện với người thân ("Rừng cọ ơi! Rừng cọ!"), tả những chiếc lá cọ vừa đẹp vừa ngời ngời sức sống. Hình ảnh "Mặt trời xanh của tôi" ở câu thơ cuối không chỉ nói lên sự liên tưởng, so sánh chính xác của tác giả (lá cọ xoè những cánh nhỏ dàI trông xa như "mặt trời" dâng toả chiếu những "tia nắng xanh") mà còn bộc lộ rõ tình cảm yêu mến và tự hào của tác giả về rừng cọ của quê hương.

9 tháng 5 2017

cảm ơn bn nha

26 tháng 6 2023

Khổ thơ trên bộc lộ tình cảm thân thương, mến yêu, tự hào của tác giả đối với rừng cọ của quê hương qua phép điệp "rừng cọ", "lá" Người đã thể hiện vẻ đẹp của cây cọ cho đọc giả thấy. Đồng thời nhà thơ còn tinh tế sử dụng phép hoán dụ "mặt trời xanh" để chỉ đến rừng cọ là điều đặc biệt trong tim Người càng cho thấy em thấy một tình thương da diết chân thật!.

27 tháng 11 2016

Khổ thơ bộc lộ tình cảm thiết tha yêu quý của tác giả đối với rừng cọ của quê hương. Tác giả trò chuyện với rừng cọ như trò chuyện với người thân (“Rừng cọ ơi! Rừng cọ!”), tả những chiếc lá cọ vừa đẹp vừa ngời ngời sức sống. Hình ảnh “Mặt trời xanh của tôi” ở câu thơ cuối không chỉ nói lên sự liên tưởng, so sánh chính xác của tác giả (lá cọ xoè những cánh nhỏ dàI trông xa như “mặt trời” dâng toả chiếu những “tia nắng xanh”) mà còn bộc lộ rõ tình cảm yêu mến và tự hào của tác giả về rừng cọ của quê hương.

27 tháng 1 2022

 chép mạng

NG
9 tháng 9 2023
Tham khảo

Rừng cọ ơi rừng cọ

Lá đẹp lá ngời ngời

Tôi yêu thương vẫn gọi

Mặt trời xanh của tôi! (Nguyễn Viết Bình)

- Phép ẩn dụ: mặt trời xanh

- Nét tương đồng: Lá cọ thì   có các lá xòe ra, tỏa rộng nên được so sánh ngầm giống như mặt trời đang tỏa những tia nắng. 

Nay ở trong thơ nên có thép

Nhà thơ cũng phải biết xung phong. (Hồ Chí Minh)

- Phép ẩn dụ: thép

- Nét tương đồng: thép là một kim loại chắc chắn. Bác đã nói ''trong thơ nên có thép'' nhằm nhấn mạnh với các nhà thơ rằng thơ cần phải có sức mạnh giống như thép, thơ phải giống như một loại vũ khí có thể đấu tranh cách mạng, tố cáo lên án những hành vi sai trái của địch. 

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. (Hoàng Trung Thông)

- Đây là phép hoán dụ nhé

Bao giờ cá chép hóa rồng

Đền ơn cha mẹ bế bồng ngày xưa. (Ca dao)

- Phép ẩn dụ: cá chép hóa rồng

- Nét tương đồng: cá chép hóa rồng là biểu tượng của sự thịnh vượng, thành công, may mắn. Tức là khi nào mà đạt được những thành công, thành tựu vang dội thì việc trước tiên là phải đền ơn, báo hiếu cha mẹ.

Ta đi trọn kiếp con người

Vẫn không đi hết những lời mẹ ru. (Nguyễn Duy)

- Phép ẩn dụ ''đi''

- Nét tương đồng

+ Từ ''đi'' (1): đi ở đây là sống hết cả một cuộc đời.

+ Từ ''đi'' (2): đi ở đây có nghĩa là không thể hiểu hết được cũng như không thể đếm được, cảm nhận hết được tình cảm mà mẹ dành cho con. Tình cảm mà mẹ dành cho con chứa đọng trong từng câu hát, lời ru, là một thứ tình cảm thiêng liêng và bao la.

NG
9 tháng 9 2023

Tham khảo

Rừng cọ ơi rừng cọ

Lá đẹp lá ngời ngời

Tôi yêu thương vẫn gọi

Mặt trời xanh của tôi! (Nguyễn Viết Bình)

- Phép ẩn dụ: mặt trời xanh

- Nét tương đồng: Lá cọ thì   có các lá xòe ra, tỏa rộng nên được so sánh ngầm giống như mặt trời đang tỏa những tia nắng. 

Nay ở trong thơ nên có thép

Nhà thơ cũng phải biết xung phong. (Hồ Chí Minh)

- Phép ẩn dụ: thép

- Nét tương đồng: thép là một kim loại chắc chắn. Bác đã nói ''trong thơ nên có thép'' nhằm nhấn mạnh với các nhà thơ rằng thơ cần phải có sức mạnh giống như thép, thơ phải giống như một loại vũ khí có thể đấu tranh cách mạng, tố cáo lên án những hành vi sai trái của địch. 

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. (Hoàng Trung Thông)

- Đây là phép hoán dụ nhé

Bao giờ cá chép hóa rồng

Đền ơn cha mẹ bế bồng ngày xưa. (Ca dao)

- Phép ẩn dụ: cá chép hóa rồng

- Nét tương đồng: cá chép hóa rồng là biểu tượng của sự thịnh vượng, thành công, may mắn. Tức là khi nào mà đạt được những thành công, thành tựu vang dội thì việc trước tiên là phải đền ơn, báo hiếu cha mẹ.

Ta đi trọn kiếp con người

Vẫn không đi hết những lời mẹ ru. (Nguyễn Duy)

- Phép ẩn dụ ''đi''

- Nét tương đồng

+ Từ ''đi'' (1): đi ở đây là sống hết cả một cuộc đời.

+ Từ ''đi'' (2): đi ở đây có nghĩa là không thể hiểu hết được cũng như không thể đếm được, cảm nhận hết được tình cảm mà mẹ dành cho con. Tình cảm mà mẹ dành cho con chứa đọng trong từng câu hát, lời ru, là một thứ tình cảm thiêng liêng và bao la.

  
13 tháng 6 2023

a. Rừng cọ ơi rừng cọ

Lá đẹp lá ngời ngời

Tôi yêu thương vẫy gọi

Mặt trời xanh của tôi!

BPTT: hoán dụ

Tác dụng: tăng giá trị diễn đạt hình ảnh rừng cọ trong suy nghĩ của tác giả qua đó bày tỏ cảm xúc chân thật của người với rừng cọ, đồng thời gợi sự quan trọng của rừng cọ và làm câu thơ hay hơn.

b. Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta

BPTT nhân hóa

Tác dụng: thể hiện rõ hơn tình bạn của trâu với người, trâu như một người bạn nhà nông không chỉ có giá trị kinh tế mà còn về tinh thần. Đồng thời, hình ảnh "chú trâu" trở nên sinh động gần gũi hơn với người đọc.

c. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.

BPTT điệp ngữ và hoán dụ.

Tác dụng:

+ phép điệp ngữ giúp thêm tính liên kết chặt chẽ, mạch lạc, có vần nhịp giữa 2 câu thơ bằng hình ảnh "mặt trời" ở đầu câu.

+ phép hoán dụ gợi sự yêu thương của tình mẫu tử, ý chỉ hình ảnh "em" là nguồn sống, là niềm tin, niềm tự hào của mẹ để mẹ cố gắng làm việc.

13 tháng 6 2023

d. Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

BPTT so sánh

Tác dụng: tăng giá trị biểu đạt cảm xúc của tác giả về vẻ đẹp của đất nước Việt Nam đồng thời qua đó làm câu thơ hay hơn, hình ảnh của quê hương trở nên sâu sắc và ý nghĩa hơn.

e. Trong gió trong mưa

  Ngọn đèn đứng gác

  Cho thắng lợi, nối theo nhau

  Đang hành quân đi lên phía trước

BPTT nhân hóa

Tác dụng: làm cho hình ảnh ngọn đèn sinh động hơn, gợi sự gần gũi với cách mạng qua sự dũng cảm chịu được cực khổ trong giá mưa. Qua đó thể hiện nên tinh thần yêu nước của tác giả, của người Việt ta đến cả ngọn đèn cũng thế.

17 tháng 7 2018

a,Biện pháp tu từ : Ẩn dụ : Rừng cọ - Mặt trời xanh

b,Qua những hình ảnh rừng cọ xanh tươi đẹp gắn bó thân thuộc với tác giả , khổ thơ ấy đã bộc lộ tình cảm thiết tha yêu quý của tác giả đối với rừng cọ của quê hương. Tác giả trò chuyện với rừng cọ như trò chuyện với người thân ("Rừng cọ ơi! Rừng cọ!"), tả những chiếc lá cọ vừa đẹp vừa ngời ngời sức sống. Hình ảnh "Mặt trời xanh của tôi" ở câu thơ cuối không chỉ nói lên sự liên tưởng, so sánh chính xác của tác giả (lá cọ xoè những cánh nhỏ dài trông xa như "mặt trời" dâng toả chiếu những "tia nắng xanh") mà còn bộc lộ rõ tình cảm yêu mến và tự hào của tác giả về rừng cọ của quê hương mình .

17 tháng 7 2018

a)BPTT:

So sánh:lá cọ như mặt trời xanh

b)Khổ thơ bộc lộ tình cảm thiết tha yêu quý của tác giả đối với rừng cọ của quê hương. Tác giả trò chuyện với rừng cọ như trò chuyện với người thân( “Rừng cọ ơi! Rừng cọ!”), tả những chiếc lá cọ vừa đẹp vừa ngời ngời sức sống. Hình ảnh “Mặt trời xanh của tôi” ở câu thơ cuối không chỉ nói lên sự liên tưởng, so sánh chính xác của tác giả (lá cọ xoè những cánh nhỏ dàI trông xa như “mặt trời ” dâng toả chiếu những “tia nắng xanh”) mà còn bộc lộ rõ tình cảm yêu mến và tự hào của tác giả về rừng cọ của quê hương.

4 tháng 4 2018

Hình ảnh rừng cọ đã in sâu vào kí ức tuổi thơ tôi như thế. Nghĩ về quê hương, khi nào trong tôi cũng hiện lên hình ảnh những tán lá cọ xanh rờn – những mặt trời xanh yêu dấu của tôi.

"Trên rừng xanh có muôn ngàn cây lá, con chim rừng có muôn ngàn tiếng ca... Riêng mặt trời chỉ có một mà thôi....", nếu có dịp gặp tác giả của bài hát rất hay ấy, tôi sẽ nói với bác rằng riêng với người dân Phú Thọ, chúng tôi có đến hơn một mặt trời: mặt trời hồng rực rỡ,nằm trên bầu trời xa và trăm ngàn mặt trời xanh tươi mát nằm trên những đồi cọ mướt màu.

Rừng cọ quê tôi đã có từ lâu lắm. Ông nội kể rằng nó có từ trước khi ông ra đời. Vậy nên, lúc lớn lên, tôi đã thấy rừng cọ bạt ngàn như vậy. Mỗi sớm mai thức dậy, chạy ào lên rừng cọ, trèo lên một cái cây thật cao mà nhìn chỉ thấy lớp lớp, từng lớp cọ trập trùng nhấp nhô nối nhau chạy đến tít tắp chân trời. Trăm ngàn lá cọ xòe tròn với rất nhiều tia lá giống hệt mặt trời. Tôi thích thú liên tưởng đến hình ảnh bao mặt trời xanh đang tỏa sáng chốn đất Tổ Hùng Vương của mình.

Nhưng phải đến rừng cọ vào một buổi trưa hè mới thấy hết cái đẹp đẽ, rực rỡ của nó. Bước vào rừng cọ ta dễ có cảm giác bước vào một ngôi nhà mái bằng rộng thênh thang: mặt đất cỏ mọc xanh rì êm mát, giống như một lớp thảm vậy; phía trên, lá cọ xếp khít nhau lá cây nọ nối lá cây kia như tạo thành một mái nhà khổng lồ. Lũ trẻ chúng tội thường chơi trò đuổi bắt ở đó. Cứ lách mình qua những thân cây mà chạy zic zăc, cứ nép mình vào những thân cây mà núp thi khó bị phát hiện lắm bởi thân cọ lâu năm đã rất to, lại được bao bọc bởi nhiều lớp bẹ lá khô dày cứng. Khi thấm mệt rồi, thả mình nằm dài trên thảm cỏ dưới những tán cọ rợp bóng mà nhìn lên trời thật thú vị! Ánh sáng được lọc qua những tán lá trở thành một thứ sắc xanh tựa ngọc bích. Chính lúc ấy, chiếc lá cọ như đang tỏa ra loại ánh sáng xanh trong để làm say lòng người. Chao ôi! Mặt trời xanh cùa quê tôi đó!

Ngày nắng đã vậy, trong ngàỵ mưa, hình ảnh lá cọ trở thành niềm an ủi của chúng tôi những lúc buồn thiu vì ẩm ướt. Đang chơi vui vẻ, chợt ào ào gió đến, lá cọ tán rộng nên bị gió quật lên đập xuống dữ dội. Ngồi núp dưới gốc cây mà nghe cái âm thanh mưa trút xuống lá đứa nào cũng sợ. Lá cọ khá cứng mà mưa rừng lại mạnh nên tiếng mưa đập xuống lá tạo thành thứ âm thanh rất đanh. Ngước lên vòm cây, nhìn những chiếc lá xoe tròn nghĩ đến hình ảnh mặt trời, lòng đứa nào cũng thấy ấm áp hơn rất nhiều.

Hình ảnh rừng cọ đã in sâu vào kí ức tuổi thơ tôi như thế. Nghĩ về quê hương, khi nào trong tôi cũng hiện lên hình ảnh những tán lá cọ xanh rờn – những mặt trời xanh yêu dấu của tôi.

4 tháng 4 2018

“Trên rừng xanh có muôn ngàn cây lá, con chim rừng có muôn ngàn tiếng ca… Riêng mặt trời chỉ có một mà thôi….”, nếu có dịp gặp tác giả của bài hát rất hay ấy, tôi sẽ nói với bác rằng riêng với người dân Phú Thọ, chúng tôi có đến hơn một mặt trời: mặt trời hồng rực rỡ,nằm trên bầu trời xa và trăm ngàn mặt trời xanh tươi mát nằm trên những đồi cọ mướt màu.

Rừng cọ quê tôi đã có từ lâu lắm. Ông nội kể rằng nó có từ trước khi ông ra đời. Vậy nên, lúc lớn lên, tôi đã thấy rừng cọ bạt ngàn như vậy. Mỗi sớm mai thức dậy, chạy ào lên rừng cọ, trèo lên một cái cây thật cao mà nhìn chỉ thấy lớp lớp, từng lớp cọ trập trùng nhấp nhô nối nhau chạy đến tít tắp chân trời. Trăm ngàn lá cọ xòe tròn với rất nhiều tia lá giống hệt mặt trời. Tôi thích thú liên tưởng đến hình ảnh bao mặt trời xanh đang tỏa sáng chốn đất Tổ Hùng Vương của mình.

Nhưng phải đến rừng cọ vào một buổi trưa hè mới thấy hết cái đẹp đẽ, rực rỡ của nó. Bước vào rừng cọ ta dễ có cảm giác bước vào một ngôi nhà mái bằng rộng thênh thang: mặt đất cỏ mọc xanh rì êm mát, giống như một lớp thảm vậy; phía trên, lá cọ xếp khít nhau lá cây nọ nối lá cây kia như tạo thành một mái nhà khổng lồ. Lũ trẻ chúng tội thường chơi trò đuổi bắt ở đó. Cứ lách mình qua những thân cây mà chạy zic zăc, cứ nép mình vào những thân cây mà núp thi khó bị phát hiện lắm bởi thân cọ lâu năm đã rất to, lại được bao bọc bởi nhiều lớp bẹ lá khô dày cứng. Khi thấm mệt rồi, thả mình nằm dài trên thảm cỏ dưới những tán cọ rợp bóng mà nhìn lên trời thật thú vị! Ánh sáng được lọc qua những tán lá trở thành một thứ sắc xanh tựa ngọc bích. Chính lúc ấy, chiếc lá cọ như đang tỏa ra loại ánh sáng xanh trong để làm say lòng người. Chao ôi! Mặt trời xanh cùa quê tôi đó!

Ngày nắng đã vậy, trong ngàỵ mưa, hình ảnh lá cọ trở thành niềm an ủi của chúng tôi những lúc buồn thiu vì ẩm ướt. Đang chơi vui vẻ, chợt ào ào gió đến, lá cọ tán rộng nên bị gió quật lên đập xuống dữ dội. Ngồi núp dưới gốc cây mà nghe cái âm thanh mưa trút xuống lá đứa nào cũng sợ. Lá cọ khá cứng mà mưa rừng lại mạnh nên tiếng mưa đập xuống lá tạo thành thứ âm thanh rất đanh. Ngước lên vòm cây, nhìn những chiếc lá xoe tròn nghĩ đến hình ảnh mặt trời, lòng đứa nào cũng thấy ấm áp hơn rất nhiều.

Hình ảnh rừng cọ đã in sâu vào kí ức tuổi thơ tôi như thế. Nghĩ về quê hương, khi nào trong tôi cũng hiện lên hình ảnh những tán lá cọ xanh rờn – những mặt trời xanh yêu dấu của tôi.

20 tháng 4 2018

Tham khảo nè :

Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi! 
Rừng cọ, đồi chè. đồng xanh ngào ngạt. 
Nắng chói sông Lô, hò ô! tiếng hát 
Chuyến phà rào rạt, Bến nước Bình ca 
Quả thật vậy, thiên nhiên sông núi, con người VN rất đẹp! Thiên nhiên đẹp với những "rừng cọ", những "đồi chè", với những cánh "đồng xanh" bát ngát...Với thể thơ tự do đầy ngẫu hứng và điêu luyện, tác giả cho người đọc chiêm ngưỡng cả một bức tranh quê hương Việt Nam xinh đẹp, sống động! Và đó cũng là niềm kiêu hãnh của tác giả với sự tự hào, yêu mến tổ quôc khi đặt dấu chấm cảm cuối câu thứ nhất: " đẹp vô cùng tổ quôc ta ơi!", từ "ơi" cho thấy sự thân thương, thân thiết; coi đó như một phần máu thịt của ta....nghệ thuật dùng câu cảm thán đã bộc lộ tài năng thực sự của tác giả. 
cái hay nữa là tác giả biết lựa chọn những hình ảnh rất...Việt nam, đó là những cảnh rất bình dị, gần gũi với mỗi người dân ta, từ nông thôn tới thị thành, từ anh kỷ sư tới bác nông dân...có lẻ ai cũng biết: rừng cọ đồi chè đồng xanh ngào ngạt, 
với tài dùng từ láy "ngào ngạt" nhà thơ như thổi hồn vào bức tranh thơ mọng ấy, bức tranh là một khung cảnh động với những hình ảnh và gam màu xanh của sự sống xen lẫn hương vị lan toả như đang vẫy chào chúng ta! 
bức tranh đã đẹp, lại càng như đẹp hơn với nghệ thuật dùng động từ "chói" của tác giả khi đưa hình ảnh nắng vào đoạn thơ, thắp thêm ánh sáng cho bức tranh thêm hoàn hảo: 
"nắng chói sông Lô...."... 
cuối cùng cái vế thứ hai của non nước Việt Nam đẹp cũng xuất hiện trong bức tranh, đó là hình ảnh con người! 
con người dù quanh năm vất quả lao động, song họ vẫn lạc quan yêu đời, vẫn mãi vang vọng lời ca dù trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào: trong lao động,cũng như trong chiến đấu...."hò ô tiếng hát". 
câu kết đó là hình ảnh một chuyến phà băng băng rẽ sóng nơi bến nước BÌnh Ca cho thấy nghị lực vượt qua mọi thử thách, gian khổ của con người. dù hoàn cảnh nào cũng "ta đi tới". nghệ thuật dùng từ láy "rào rạt", một lần nữa cho thấy bức tranh đầy sống động,mềm mại, hài hoà, uyển chuyển...như một dãi lụa đào! 
Đây là một bức hoạ đồng quê tuyệt vời, ở đó không chỉ có thiên nhiên đẹp mà con người cũng đẹp, quả thật là: 
"có nơi đâu đẹp tuyệt vời, 
như sông như núi như người Việt nam"!

10 tháng 1 2022

 Nhân vật Dế Mèn trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên của nhà văn Tô Hoài là nhân vật để lại trong bạn đọc nhiều suy ngẫm. Thật vậy, Dế Mèn được xây dựng trong truyện là một chàng dế khỏe mạnh và cường tráng. Dế Mèn có vẻ đẹp về hình thể, được thể hiện qua đôi càng mẫm bóng, thân hình rắn rỏi ra dáng con nhà võ. Hơn nữa, việc sống tự lập từ sớm đã làm cho Dế Mèn có khả năng xây dựng và sinh sống riêng. Cậu không chỉ có vẻ đẹp về hình thể mà còn mang trong mình khí chất, bản lĩnh của một chàng Dế khỏe mạnh và cường tráng. Tuy nhiên, từ nhân vật Dế Mèn, bạn đọc lại ngẫm ra được một số bài học. Đó là những bài học về đạo đức làm người mà Dế Mèn chưa có. Thứ nhất, cậu coi khinh người bạn Dế Choắt của mình. Trong truyện, Mèn đã chê Choắt là hôi như chuột rồi còn không cho Choắt đào hang sang nhà mình nữa. Dế Mèn luôn giữ thái độ khinh thường Choắt, không coi Choắt ngang hàng với mình. Thứ hai, Dế Mèn trêu chị Cốc nhưng lại không nhận lỗi và kết cục là dẫn đến cái chết của Dế Choắt. Nguyên nhân là do Mèn hung hăng, tự cao trêu chọc chị Cốc nhưng lại nhát gan không dám nhận lỗi mà ba chân bốn cẳng chuồn trước. Và rồi, người lĩnh hậu quả là Choắt tội nghiệp. Cuối cùng, Mèn đã nhận được bài học thấm thía sâu sắc về thái độ sống khiêm nhường ở đời. Tóm lại, Dế Mèn là nhân vật được xây dựng thành công có vẻ đẹp hình thể nhưng thái độ sống thì còn kiêu căng, hống hách.