K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài 1: (5 điểm) Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox, vẽ hai tia Oy và Ot

sao cho  góc ∠xOy = 350 và góc ∠xOt = 700.

a) Tia nào nằm giữa hai tia còn lại? Vì sao?

b) Tính góc yOt?

c) Tia Oy có là tia phân giác của góc xOt không? Vì sao?

d) Gọi Om là tia đối của tia Ox. Tính góc mOt?

Bài 2: (2 điểm) Vẽ mộtΔDEF biết :  EF = 5 cm , DE = 3 cm , DF = 4 cm .Vẽ M là trung điểm của EF. Nối M với D, biết DM =  2,3 cm. Tính chu vi các tam giác có trong hình vẽ.

Bài 3:. Vẽ tam giác ABC biết AB = BC = CA = 4 cm. Hãy đo các góc BAC, ABC, ACB.

Bài 4: Cho điểm A nằm giữa hai điểm B và C, điểm D thuộc tia AC và không trùng A, điểm E nằm ngoài đường thẳng BC. Trong ba tia EA, EB, ED tia nào nằm giữa hai tia còn lại?

Bài 5: Hai đường thẳng MN và PQ cắt nhau tại A. Biết rằng ∠MAQ= 80o. Tính ∠MAP và ∠PAN.

Bài 6: Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ Ox, vẽ các tia Oy, Oz sao cho ∠xOy=60o , ∠xOz=120o

a) Chứng minh rằng Oy là tia phân giác của góc xOz

b) Gọi Ot là tia đối của tia Ox. Chứng minh rằng Oz là tia phân giác của góc yOt.

25 tháng 4 2018

1 tiết hả mk có.

23 tháng 12 2016

mỗi trường đề thi khác nhau mà

12 tháng 11 2017

ko có em ơi

15 tháng 5 2018

I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

Câu 1: Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực?

A. Ròng rọc cố định          B. Ròng rọc động          C. Mặt phẳng nghiêng        D. Đòn bẩy

Câu 2: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?

A. Rắn, lỏng, khí           B. Rắn, khí, lỏng              C. Khí, lỏng rắn            D. Khí, rắn, lỏng

Câu 3: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng?

A. Khối lượng của chất lỏng tăng                B. Trọng lượng của chất lỏng tăng.
C. Thể tích của chất lỏng tăng                    D. Cả khối lượng trọng lượng và thể tích đều tăng 

Câu 4: Trường hợp nào dưới đây, không xảy ra sự nóng chảy?

A. Bỏ một cục nước đá vào nước             B. Đốt một ngọn nến
C. Đốt một ngọn đèn dầu                          D. Đúc một cái chuông đồng 

Câu 5: Trong quá trình tìm hiểu một hiện tượng vật lý, người ta phải thực hiện các hoạt động nào sau đây:

a) Rút ra kết luận

b) Đưa ra dự đoán và tính chất của hiện tượng

c) Quan sát hiện tượng

d) Dùng thí nghiệm để kiểm tra dự đoán .

Trong việc tìm hiểu tốc độ bay hơi của chất lỏng, người ta đã thực hiện các hoạt động trên theo thứ tự nào dưới đây?

A. b, c, d, a                 B. d, c, b, a              C. c, b, d, a .                  D. c, a, d, b 

Câu 6: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra đối với khối lượng riêng của một chất lỏng khi đun nóng một lượng chất lỏng này trong một bình thủy tinh?

A. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng                     B. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm 
C. Khối lượng riêng của chất lỏng không thay đổi      D. Khối lượng riêng của chất lỏng thoạt đầu giảm rồi sau đó mới tăng.

II. TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu 1: (1,5 đ) Hãy so sánh về sự dãn nở vì nhiệt của các chất Rắn, lỏng, khí?

Câu 2: (2đ) Để đo nhiệt độ người ta dùng dụng cụ gì? Dụng cụ này hoạt động dựa trên nguyên tắc nào? Nhiệt kế y tế có đặc điểm gì? Tại sao phải làm như vậy?

Câu 3: (1,5 đ). Thế nào là sự nóng chảy và sự đông đặc? Nhiệt độ nóng chảy là gì?

Câu 4: (2 đ) Bỏ vài cục nước đá lấy từ tủ lạnh vào một cốc thuỷ tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta lập được bảng sau:

Thời gian(phút)

0

3

6

8

10

12

14

16

Nhiệt độ (oC)

-6

-3

0

0

0

3

6

9

a. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.

b. Hãy mô tả sự thay đổi nhiệt độ và thể của chất đó khi nóng chảy?

15 tháng 5 2018

mỗi người có một đề thi mà

13 tháng 5 2016

a.

\(\frac{1}{2\times3}=\frac{1}{6}\)

\(\frac{1}{2}-\frac{1}{3}=\frac{3}{6}-\frac{2}{6}=\frac{1}{6}\)

\(\Rightarrow\frac{1}{2\times3}=\frac{1}{2}-\frac{1}{3}\)

b.

\(\frac{1}{1\times2}+\frac{1}{2\times3}+\frac{1}{3\times4}+.....+\frac{1}{2005\times2006}\)

\(=\frac{1}{1}-\frac{1}{2}+\frac{1}{2}-\frac{1}{3}+\frac{1}{3}-\frac{1}{4}+.....+\frac{1}{2005}-\frac{1}{2006}\)

\(=1-\frac{1}{2006}\)

\(=\frac{2005}{2006}\)

Chúc bạn học tốtok

2 tháng 5 2017

a,Ta có \(\dfrac{1}{2.3}\)=\(\dfrac{1}{6}\)

\(\dfrac{1}{2}-\dfrac{1}{3}\)=\(\dfrac{3}{6}-\dfrac{2}{6}\)=\(\dfrac{1}{6}\)

=>\(\dfrac{1}{2.3}=\dfrac{1}{2}-\dfrac{1}{3}\)

b, \(\dfrac{1}{1.2}+\dfrac{1}{2.3}+...+\dfrac{1}{2005.2006}\)

=\(\dfrac{1}{1}-\dfrac{1}{2}+\dfrac{1}{2}-\dfrac{1}{3}+....+\dfrac{1}{2005}-\dfrac{1}{2006}\)

=\(\dfrac{1}{1}-\dfrac{1}{2006}\)

=\(\dfrac{2006}{2006}-\dfrac{1}{2006}\)

=\(\dfrac{2005}{2006}\)

2 tháng 5 2017

Ta có

\(\dfrac{1}{n}-\dfrac{1}{n+1}=\dfrac{\left(n+1\right)-n}{n.\left(n+1\right)}=\dfrac{1}{n.\left(n+1\right)}\)

Vậy \(\dfrac{1}{2.3}=\dfrac{1}{2}-\dfrac{1}{3}\)

15 tháng 12 2019

có ai trả lời không vậy?

Khoanh vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng

Câu 1: (0,5đ) Nếu điểm M nằm giữa hai điểm K và L thì:

A. MK + ML = KL            B. MK + KL = ML

C. ML + KL = MK            D. Một kết quả khác

Câu 2: (0,5đ) Cho đoạn thẳng PQ = 8 cm.

Điểm M là trung điểm của PQ thì đoạn thẳng PM bằng:

A. 8 cm       B. 4 cm       C. 6 cm        D. 2 cm

Câu 3 : (0,5đ) Cho đoạn thẳng AB = 6 cm .

Điểm K nằm giữa AB, biết KA = 4 cm thì đoạn thẳng KB bằng:

A. 10 cm      B. 6 cm       C. 4 cm        D. 2 cm

Câu 4 : (0,5đ) Cho hình vẽ

Trong hình vẽ có:

A. 1 đoạn thẳng            B. 2 đoạn thẳng

C. 3 đoạn thẳng            D. vô số đoạn thẳng

Câu 5 : (0,5đ) Cho hai tia Ax và Ay đối nhau. Lấy điểm M trên tia Ax, điểm N trên tia Ay. Ta có:

A. Điểm M nằm giữa A và N

B. Điểm A nằm giữa M và N

C. Điểm N nằm giữa A và M

D. Không có điểm nào nằm giữa 2 điểm còn lại.

Câu 6: (0,5đ) Điểm I là trung điểm của đoạn thẳng MN khi:

A. IM = IN

B. IM + IN = MN

C. IM = 2IN;

D. IM = IN = MN/2

B. Tự luận: (7 điểm)

Câu 7: (2 đ )Vẽ hai tia đối nhau Ox và Oy

a) Lấy A Ox; B Viết tên các tia trùng với tia Ay.

b) Hai tia AB và Oy có trùng nhau không? Vì sao?

c) Hai tia Ax và Ay có đối nhau không? Vì sao?

Câu 8: (4đ) Vẽ tia Ax.Lấy BAx sao cho AB = 8 cm, điểm M nằm trên đoạn thẳng AB sao cho AM= 4 cm.

a) Điểm M có nằm giữa A và B không? Vì sao?

b) So sánh MA và MB.

c) M có là trung điểm của AB không? Vì sao?

d) Lấy NAx sao cho AN= 12 cm. So sánh BM và BN

Câu 9: (1đ)

Gọi M1 là trung điểm của đoạn thẳng AB, M2 là trung điểm của đoạn thẳng M1B,

M3 là trung điểm đoạn thẳng M2B,…,M2016 là trung điểm của đoạn thẳng M2015B.

Biết M2016B = 1 (cm). Tính độ dài đoạn thẳng AM2016

14 tháng 11 2017

Bài 1. (2,25 điểm) Thực hiện phép tính

a) 2.52 – 176 : 23

b) 17.5 + 7.17 – 16.12

c) 2015 + [38 – (7 – 1)2] – 20170

Bài 2. (2,25 điểm) Tìm x, biết

a) 8.x + 20 = 76

b) 10 + 2.(x – 9) = 45 : 43

c) 54 ⋮ x; 270 ⋮ x và 20 ≤ x ≤ 30

Bài 3. (1,5 điểm)

a) Tính số phần tử của tập hợp A = {17; 19; 21; 23; …. ; 2017}

b) Viết tập P các số nguyên tố nhỏ hơn 10.

c) Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự tăng dần: 3; -5; 6; 4; -12; -9; 0

Bài 4. (1,5 điểm) Số học sinh khối 6 của trường là một số tự nhiên có ba chữ số. Mỗi khi xếp hàng 18, hàng 21, hàng 24 đều vừa đủ hàng. Tính số học sinh khối 6 của trường đó.

Bài 5. (2,0 điểm) Trên tia Ox, vẽ hai điểm A và B sao cho OA = 4cm, OB = 7cm.

a) Trong ba điểm O, A, B thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Vì sao?

b) So sánh OA và AB.

c) Trên tia BO vẽ điểm C sao cho BC = 5cm. Tính AC, từ đó hãy chứng tỏ C là trung điểm của đoạn thẳng OA.

Bài 6 (0,5 điểm) Tìm số tự nhiên n, biết 2.n + 5 chia hết cho n + 1