K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu sau:  (1) Tôi giụi mắt bỏ ra khoang trước, vốc nước dưới sông lên rửa mặt. (2) Trên vệt rừng đen ở chỗ con sông ngoặt như lưỡi cưa cá mập chơm chởm dựng đầu răng nhọn đã ửng lên màu mây hồng phơn phớt. (3) Từ chỗ vệt rừng đen xa tít đó, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ trong lòng quả đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời. (4) Càng...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu sau: 

 (1) Tôi giụi mắt bỏ ra khoang trước, vốc nước dưới sông lên rửa mặt. (2) Trên vệt rừng đen ở chỗ con sông ngoặt như lưỡi cưa cá mập chơm chởm dựng đầu răng nhọn đã ửng lên màu mây hồng phơn phớt. (3) Từ chỗ vệt rừng đen xa tít đó, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ trong lòng quả đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời. (4) Càng đến gần, khi bóng chim chưa hiện rõ hình đôi cánh, thì quang cảnh đàn chim bay lên giống như đám gió bốc tro tiền, tàn bay liên tiếp hồ điệp. 

(Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam) 

a. Hãy xác định các phép liên kết trong đoạn trích trên. 

b. So sánh cặp câu dưới đây và nhận xét về tác dụng của việc mở rộng các thành phần chính và trạng ngữ của câu bằng cụm từ: 

(1) Từ chỗ vệt rừng đó, chim cất cánh tua tủa bay lên. 

(2) Từ chỗ vệt rừng đen xa từ đó, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ trong lòng quả đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời. 

c. Việc sử dụng thành ngữ “liên chi hồ điệp” trong câu cuối có tác dụng gì?

d. Xác định nghĩa của từ “tua tủa” trong đoạn trích trên. Nghĩa của từ “tua tủa” trong ngữ cảnh này có gì giống và khác nghĩa trong từ điển? Hãy tìm các ngữ cảnh khác có từ “tua tủa”. 

0
Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu sau:  (1) Tôi giụi mắt bỏ ra khoang trước, vốc nước dưới sông lên rửa mặt. (2) Trên vệt rừng đen ở chỗ con sông ngoặt như lưỡi cưa cá mập chơm chởm dựng đầu răng nhọn đã ửng lên màu mây hồng phơn phớt. (3) Từ chỗ vệt rừng đen xa tít đó, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ trong lòng quả đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời. (4) Càng...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu sau: 

 (1) Tôi giụi mắt bỏ ra khoang trước, vốc nước dưới sông lên rửa mặt. (2) Trên vệt rừng đen ở chỗ con sông ngoặt như lưỡi cưa cá mập chơm chởm dựng đầu răng nhọn đã ửng lên màu mây hồng phơn phớt. (3) Từ chỗ vệt rừng đen xa tít đó, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ trong lòng quả đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời. (4) Càng đến gần, khi bóng chim chưa hiện rõ hình đôi cánh, thì quang cảnh đàn chim bay lên giống như đám gió bốc tro tiền, tàn bay liên tiếp hồ điệp. 

(Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam) 

a. Hãy xác định các phép liên kết trong đoạn trích trên. 

b. So sánh cặp câu dưới đây và nhận xét về tác dụng của việc mở rộng các thành phần chính và trạng ngữ của câu bằng cụm từ: 

(1) Từ chỗ vệt rừng đó, chim cất cánh tua tủa bay lên. 

(2) Từ chỗ vệt rừng đen xa từ đó, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ trong lòng quả đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời. 

c. Việc sử dụng thành ngữ “liên chi hồ điệp” trong câu cuối có tác dụng gì?

d. Xác định nghĩa của từ “tua tủa” trong đoạn trích trên. Nghĩa của từ “tua tủa” trong ngữ cảnh này có gì giống và khác nghĩa trong từ điển? Hãy tìm các ngữ cảnh khác có từ “tua tủa”. 

1
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
8 tháng 1

a. Phép nối: từ chỗ vệt rừng đen xa tít đó, càng đến gần.

b. Câu (2) sử dụng phép mở rộng thành phần chính và trạng ngữ có nhiệm vụ làm rõ cảnh vật có ở trong câu. 

So với câu (1), câu (2) giúp người đọc hình dung cảnh vật rõ ràng và tăng phần hấp dẫn, sinh động thêm cho câu văn.

c. Việc sử dụng thành ngữ "liên chi hồ điệp" có tác dụng ý chỉ cho việc đàn chim bay lên nhiều vô kể, con nọ tiếp con kia không ngừng.

d. Từ "tua tủa" trong bài được hiểu ở đây là rât nhiều con chim bay lên, bay khá nhanh.

Nghĩa của từ "tua tủa" trong ngữ cảnh này có điểm giống với nghĩa trong từ điển là đều thể hiện sự nhiều, rất nhiều. Kác ở điểm là nghĩa trong từ điển được hiểu là gợi tả dáng chĩa ra không đều của nhiều vật cứng, nhọn, gây cảm giác ghê sợ.

Ví du: Chú nhím con có bộ lông tua tủa.

Trạng ngữ không phải là thành phần bắt buộc của câu. Nhưng vì sao trong các câu văn dưới đây, ta không nên hoặc không thể lược bỏ trạng ngữ?a) Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng [...]. Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra...
Đọc tiếp

Trạng ngữ không phải là thành phần bắt buộc của câu. Nhưng vì sao trong các câu văn dưới đây, ta không nên hoặc không thể lược bỏ trạng ngữ?

a) Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng [...]. 

Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.

(Vũ Bằng)

b) Về mùa đông, lá bàng đỏ như màu đồng hun.

(Đoàn Giỏi)

1
16 tháng 8 2017

a.

- Thường thường, vào khoảng đó

- Sáng dậy

- Trên giàn hoa lí

- Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong

b. Về mùa đông

Nếu lược bỏ thành phần trạng ngữ trong các câu trên thì chúng ta không thể hiểu được rõ ràng nội dung của các câu trên bởi vì chúng đã bị lược bỏ trạng ngữ, không hiểu được sự việc được diễn ra trong điều kiện, hoàn cảnh nào.

Trạng ngữ không phải là thành phần bắt buộc phải có trong câu nhưng nó là thành phần đóng vai trò quan trọng trong việc biểu đạt. Có khi, vì vắng mặt trạng ngữ nên ý nghĩa của câu trở nên thiếu chính xác, khó xác định, ví dụ: lá bàng đỏ như màu đồng hun. Nếu không gắn hình ảnh này với trạng ngữ chỉ thời gian Về mùa đông, thì sắc đồng hun của lá bàng có vẻ là bất hợp lí bởi vì khi đó câu Lá bàng đỏ như màu đồng hun như là nhận định chung về màu sắc của lá bàng, mà sự thực thì lá bàng chỉ có thể có màu đồng hun vào mùa đông thôi.

[..] Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng tháng sau ngày rằm tháng giêng. Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác.Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay...
Đọc tiếp

[..] Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng tháng sau ngày rằm tháng giêng. Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác.

Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế mưa phùn không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lý, vài con ong siêu năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.[..]
(Sách Ngữ văn 7, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013)
1. Chỉ ra điệp ngữ trong câu văn đầu tiên và cho biết tác giả muốn nhấn mạnh điều gì?

4
1 tháng 1 2018

mùa xuân (2 lần)

->Nhấn mạnh sự tươi đẹp của mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng và tình cảm của tác giả đối với mùa xuân

1 tháng 1 2018

Giúp ta hoàn thành công việc nhanh hơn

Gõ chính xác hơn

Tốc độ gõ nhanh hơn

Tạo hiệu quả khi làm việc

Giúp ta thuộc bàn phím

Hãy tìm hiểu tính mạch lạc của:a)    Văn bản Mẹ tôi. (Ét-môn-đô đơ A-mi-xi)b)    Một trong 2 văn bản sau:(1)LÃO NÔNG VÀ CÁC CONHãy lao động cần cù gắng sức,Ấy chân lưng sung túc nhất đời.Phú nông gần đất xa trờiHọp riêng con lại, nói lời thiết thaRằng: “Ruộng đất ông cha để lạiCác con đừng khờ dại bán đi.Kho vàng chôn dưới đất kia,Cha không biết chỗ. Kiên trì gắng côngTìm khắc...
Đọc tiếp

Hãy tìm hiểu tính mạch lạc của:

a)    Văn bản Mẹ tôi. (Ét-môn-đô đơ A-mi-xi)

b)    Một trong 2 văn bản sau:

(1)

LÃO NÔNG VÀ CÁC CON

Hãy lao động cần cù gắng sức,

Ấy chân lưng sung túc nhất đời.

Phú nông gần đất xa trời

Họp riêng con lại, nói lời thiết tha

Rằng: “Ruộng đất ông cha để lại

Các con đừng khờ dại bán đi.

Kho vàng chôn dưới đất kia,

Cha không biết chỗ. Kiên trì gắng công

Tìm khắc thấy: cuối cùng sẽ thắng.

Xốc ruộng lên tháng tám sau mùa,

Tay cày, tay cuốc, tay bừa,

Xới qua xới lại, chẳng chừa chỗ không.”

Bố chết. Các con cùng gắng gổ

Lật tung đồng đây đó khắp nơi,

Kĩ càng công việc xong xuôi,

Cuối năm lúa tốt bời bời bội thu.

Vàng với bạc giấu mô chẳng thấy,

Rõ ràng ông bố ấy khôn ngoan,

Trước khi từ giã trần gian

Lấy câu “lao động là vàng” dạy con.

(La Phông-ten, Ngụ ngôn chọn lọc, Tú Mỡ dịch)

 (2)

Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng – những màu vàng rất khác nhau. Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra trông thấy màu trời có vàng hơn mọi khi. Lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm, không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng sẫm. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Buồng chuối quả chín vàng đốm. Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng, như những vạt áo nắng, đuôi áo nắng, vẫy vẫy. Bụi mía vàng, từng đốt ngần phấn trắng. Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn. Quanh đó, con gà, con chó cũng vàng mượt. Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới. Tất cả đượm một màu trù phú, đầm ấm lạ lùng. Không có cảm giác héo tàn, hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông.

1
12 tháng 8 2019

Chủ đề văn bản Mẹ tôi ( Et-môn-đô A-mi-xi) là tình cảm và sự kính trọng của con cái đối với cha mẹ

Mở đầu: Lí do người cha viết thư trách giận con vì thái độ thiếu lễ phép với mẹ

Tiếp đến: Sự giảng giải, phân tích của người cha cho con hiểu tình cảm và sự hy sinh của mẹ dành cho con, cũng như phê phán con vì đã vô lễ với mẹ.

Kết thúc: người cha nghiêm khắc yêu cầu đứa con cần có thái độ đúng đắn, người cha cho con thời gian suy nghĩ về hành động của mình

Chủ đề chung xuyên suốt: Lao động là vàng.

Người cha dặn dò người con có kho vàng dưới đất, người cha mất đi, các con ở lại đào bới mảnh vườn. Nhờ được làm kĩ đất nên lúa bội thu. Vàng là hình ảnh ẩn dụ thành quả lao động làm được nhờ việc chăm chỉ lao động.

12 tháng 7 2019

a. Đêm >< ngày, sáng >< tối -> biện pháp đối nhấn mạnh đặc điểm của thiên nhiên: tháng 5 ngày dài đêm ngắn, tháng 10 ngày ngắn đêm dài. Tháng 5 là mùa hè, tháng 10 là mùa đông

b. Sớm >< chiều -> khẳng định nỗi nhớ thương quê hương của con người bao trùm thời gian, phủ kín không gian.

c. Hai câu thơ đối nhau -> tái hiện bức tranh hiện thực khi thực dân Pháp xâm lược làm khung cảnh cuộc sống nhân dân đau thương, tang tóc.

d. Dẻo theo một hạt >< đáng cay muôn phần -> khẳng định để làm được hạt gạo quý giá, người nông dân phải trải qua bao vất vả gian lao -> phải trân trọng thành quả lao động ấy.

10 tháng 12 2016

Noi dung mieu ta ve khung canh thien nhien mua xuan doan the

10 tháng 12 2016

a) Nói về khung cảnh thiên nhiên, hoạt động của con vật, thời tiết, bầu trời,... sau khi mùa xuân đi.

b) Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lý, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve sầu mới lột.

- Thường thường, trong trong, rạo rực: Từ láy
- thay thế, làm, siêng năng, kiếm, rung động, sáng sủa: Nhân hóa
- So sánh: như