K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 2 2018

Uống nước nhớ nguồn

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng

Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.....

28 tháng 2 2018

Uống nước nhớ nguồn.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

15 tháng 3 2018

ca dao tục ngữ nói về sự kính trọng và lòng biết ơn thầy giáo cô giáo: 
- Muốn sang thì bắc cầu kiều 
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy 
- Mấy ai là kẻ không thầy 
Thế gian thường nói đố mày làm nên 
- Tôn sư trọng đạo 
- Nhất tự vi sư, bán tự vi sư 
- Một chữ nên thầy 
Một ngày nên nghĩa 
- Gươm vàng rớt xuống hồ Tây 
Công cha cũng trọng, nghĩa thầy cũng sâu 
- Trọng thầy mới được làm thầy 
- Dốt kia thì phải cậy thầy 
Vụng kia cậy thợ thì mày làm nên 
- Cơm cha, ao mẹ, chữ thầy 
Gắng công mà học có ngày thành danh 
- Ở đây gần bạn, gần thầy 
Có công mài sắt có ngày nên kim 
- Tầm sư học đạo 
- Sư như phụ 
- Mồng một thì ở nhà cha, 
Mồng hai nhà vợ, mồng ba nhà thầy. 
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây 
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa 
- Con hơn cha là nhà có phúc 
Trò hơn thầy là đất nước yên vui 
- Con ơi ghi nhớ lời này 
Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên 
- Cơm cha áo mẹ chữ thầy 
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao 
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây 
- Uống nước nhớ nguồn 
- Bẻ lau làm viết chép văn 
Âu Dương có mẹ dạy răn như thầy 
- Cơm thầy cơm cô 

Chúc bạn vui !

15 tháng 3 2018

- Mẹ cha công sức sinh thành 
Ra trường thầy dạy học hành cho hay 
- Công cha, áo mẹ, chữ thầy 
Gắng công mà học có ngày thành danh 
- Nhất tự vi sư, bán tự vi sư 
- Nhất nhật vi sư 
- Bao giờ anh chiếm bảng vàng 
Ơn thầy ta trả, nghĩa nàng nào vong 
- Yêu kính thầy mới được làm thầy 
Những phường bội bạc sau này ra chi

1. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư 
2. Không thày đố mày làm nên 
3. Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy 
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao 
4.Dốt kia thì phải cậy thầy 
Vụng kia cậy thợ thì mày làm nên 
5. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây 
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa

- Một chữ cũng là thầy,nửa chữ cũng là thầy 
-Bán tự vi sư, nhất tự vi sư 
-Muốn qua sông phải bắt cầu Kiều 
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy 
-Không thầy đố mày làm nên 
-Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa 
-Đắc đạo quên thầy, được cá quên nơm 
-Đến đây viếng cảnh viếng thầy 
Không say mùi đạo cũng khuây mùi trần 
-Bẻ lau làm viết chép văn 
Âu Dương có mẹ dạy răng như thầy 
-Cơm cha áo mẹ chữ thầy 
Gắng công mà học có ngày thành danh 
-Con ơi ghi nhớ lời này 
Công cha nghĩa mẹ ơn thầy chớ quên 
-học thầy không tày học bạn 
-dốt kia thì phải cậy thầy 
vụng kia cậy thợ đố mày làm nên 
-mấy ai là kẻ không thầy 
thế gian thường nói không thầy sao nên

8 tháng 5 2020

a) dẻo thơm>< đắng cay

b)Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

tác dụng: phóng đại mức độ, tính chất của sự việc nhằm mục đích phóng đại sự vất vả, khó nhọc của ng nông dân trong việc sản xuất để lm ra hạt gạo.

c) liên tưởng tới câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Mk có j sai sót thì bn thông cảm nha

8 tháng 5 2020

Cảm ơn bn nhiều

Em tham khảo nhé của chị nhé

a.

Ăn vóc học hay được hiểu là ăn khoẻ, học hành giỏi giang.

Học một biết mười có nghĩa là học chỉ một điều gì đó mà biết suy rộng ra những thứ liên quan với nhau và được xem là thông minh. 

b. 

-Câu tục ngữ "Ăn vóc học hay"khuyên chúng ta phải ăn uống, chú tâm đến sức khỏe thì mới học tập thật tốt.

-Câu thành ngữ" Học một biết mười "khuyên chúng ta chỉ học một ít những kiến thức cơ bản thôi nhưng phải biết liên kết để làm những bài mở rộng,nâng cao tương tự.

Câu thành ngữ "Công cha nghĩa mẹ" đề cao công lao to lớn của cha, nghĩa tình cao cả của mẹ nuôi dạy con trưởng thành, khôn lớn

20 tháng 1 2019

thanks nha 

16 tháng 5 2018

câu :

       tình bạn là vạn bông hoa

tình bạn là vạn bài ca muôn màu

Đây là câu ca dao , tục ngữ nói về tình bn nhé bn !

30 tháng 6 2018


Ca dao tục ngữ hay về giao tiếp, lời nói


1.

Một thương tóc bỏ đuôi gà
Hai thương ăn nói mặn mà, có duyên


Đây là 2 câu ca dao nói về tầm quan trọng của lời nói khi giao tiếp của người con gái, đầu tiên quan trọng nhất là tóc đuôi gà và thứ hai là ăn nói.

2.

Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng, dễ nghe


Ca dao còn nhắc nhở, khuyên nhau khi nói phải lựa lời, chọn lời, cân nhắc ý tứ. Lời nói luôn có sẵn, đối với từng trường hợp cụ thể mà chúng ta dành những “lời hay ý đẹp” cho nhau. Có niềm vui nào hơn khi trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta luôn được nghe những lời nói đẹp, những lời nói hay, sâu sắc, để cho con người sống thương nhau hơn, gần gũi nhau hơn

3.

Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau


Câu ca dao nói về thái độ, lời nói của mỗi chúng ta khi giao tiếp: cần phải nhẹ nhàng, nói những lời lẽ đúng mức, lịch sự, để không gây khó chịu cho đối phương.


4.

Đất tốt trồng cây rườm rà
Những người thanh lịch nói ra dịu dàng


Câu tục ngữ có mối tương quan giữa đất trồng cây và cây trồng trong việc trồng trọt là đất tốt,cây sẽ tốt, đất rắn cây khẳng khiu. Từ thực tế đó, câu tục ngữ phản ánh một hiện tượng trong sinh hoạt xã hội lời ăn tiếng nói là sự thể hiện phong cách sống của mỗi người.

5.

Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu chuông đánh bên thành cũng kêu


Câu ca dao trên người xưa muốn nhắn nhủ với người đời về hình thức và nội dung của một con người hoàn hảo, đó là: người càng đẹp, càng lịch sự, càng tế nhị thì phải biết mềm dẽo, lịch sự, tế nhị trong giao tiếp, làm ngược lại thì dẫu đẹp đến dâu cũng dễ thất bại trong giao tiếp và quan hệ xã hội.

6.

Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay


Nói ra thì phải đảm bảo lời nói của mình là đúng,là chân thật ,là có đạo lý,là đảm bảo có văn hóa.Đặc biệt phải đảm bảo cho người khác tin tưởng tuyệt đối vào lời nói của mình.


7.

Nói chín thì phải làm mười
Nói mười làm chín kẻ cười người chê
 

Ý nghĩa của câu nói trên là: Nói ít, hứa hẹn ít mà chăm chỉ làm sẽ được mọi người yêu quý; còn nói nhiều, hứa hẹn nhiều mà lại làm ít thì chỉ là kẻ ba hoa, lười biếng, luôn bị dư luận cười chê.

8.

Người khôn ăn nói nửa chừng
Để cho người dại nửa mừng nửa lo


Người khôn theo nghĩa lớn là để giúp đời, theo nghĩa nhỏ thì chí ít phải có ý tưởng minh bạch về bất kể việc gì đó. Nhưng cách khôn của người Việt không vậy! Mục đích của cái khôn không phải thể trình ra quan niệm hay trí tuệ, mà là: để sống ưu thế hơn.

9.

Rượu lạt uống lắm cũng say
Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm


Câu này chuẩn nghĩa là rươu nhạt uống lắm cũng vẫn say. Người du có khôn nói lắm thì vẫn mắc lỗi như thường, chớ có nói lắm..năng nói là năng lỗi


10.

Kim vàng ai nỡ uốn câu
Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời


Đúng vậy, nói nhau làm chi nặng lời bởi trong tình huống nào cũng rất cần chữ“nhẫn”

11.

Ăn có nhai, nói có nghĩ.


Phê phán điều đầu tiên phải xuất phát từ cái tâm, nhưng chỉ cái tâm thì không đủ, cần phải có kiến thức về loại hình mà mình muốn phê phán, còn cái kiểu phê phán nói lấy được, hoặc nói cho sướng miệng, thì quả thật... không còn gì để nói.


12.

Một câu nhịn bằng chín câu lành


Trong mọi sự mâu thuẫn, xích mích với người khác, biết nhịn nhục là điều tốt nhất, vì nó sẽ mang đến mọi sự an ổn thay vì là hiềm khích, tranh chấp.


13.

Khôn ngoan, chẳng lọ nói nhiều,
Người khôn, nói một vài điều cũng khôn.


Người xưa quan niệm, nói nhiều chưa chắc là người có hiểu biết mà đôi khi làdo “thùng rỗng kêu to”


14.

Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.


Năng lực giao tiếp được người Việt Nam xem là tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá con người qua câu ca dao trên.

15.

Sảy chân, gượng lại còn vừa,
Sảy miệng, biết nói làm sao bây giờ.


Câu ca dao muốn nói chúng ta nên cẩn thận trong lời ăn tiếng nói, một khi vạ miệng thì rút lại không được nữa

16.

Chim ngu ăn mận ăn me
Người ngu ăn nói chua lè mắm tôm


Câu thơ ý muốn châm biếm những người ăn nói không lịch sự, tế nhị

17.

Hoa thơm ai chẳng nâng niu
Người khôn ai chẳng kính yêu mọi bề


Hai câu ca dao với ý nghĩa là hoa thơm thì được nhiều người yêu thích, giống với hình ảnh con người nói năng dịu dàng, lịch sự sẽ được nhìu người yêu mến.

18.

Lời nói, gói vàng


19.

Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành.


Lời nói là công cụ giao tiếp, lời nói thể hiện phẩm chất, trình độ của mỗi con người. Biết dùng lời nói thích hợp sẽ tạo được hiệu quả tốt trong giao tiếp. Vì vậy, chúng ta phải tự rèn luyện cách nói năng văn minh, lịch sự để đạt được mục đích như mong muốn.

20.

Một lời nói dối, sám hối bảy ngày.


Câu này khuyên răn chúng ta không nên nói dối, vì khi bị lộ sẽ hối hận.! tk mk nha

30 tháng 6 2018

5 câu tục ngữ hay ca dao có nội dung khuyên bảo về ăn mặc , đi đứng , nói năng.

  • Ăn chậm, nhai kỹ, no lâu
    Ăn nhanh, chóng đói, lại đau dạ dày
  • Một thương tóc bỏ đuôi gà
    Hai thương ăn nói mặn mà, có duyên
  • Lời nói chẳng mất tiền mua
    Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
  • Muốn cho ngũ tạng được yên
    Bớt ăn mấy miếng, nhịn thèm hơn đau
  • Nói chín thì phải làm mười
    Nói mười làm chín kẻ cười người chê
2 tháng 12 2021

 ăn mặc : Ăn lấy chắc , mặc lấy bền 

đi đứng : Đi đâu mà vội mà vàng , mà vấp phải đá ,mà quàng phải dây 

nói năng : Lời nói chẳng mất tiền mua , lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau .( học tốt )

2 tháng 12 2021

lên gg 

22 tháng 1 2018

    Bài làm

         Trong các môn nghệ thuật, em yêu thích nhất là âm nhạc. Mỗi khi giai điệu của những bài hát yêu thích vang lên, em cảm thấy cuộc sống của mình thật tươi vui và tràn ngập sắc màu. Trong các ca sĩ, người em yêu thích nhất là chị Hương Tràm. Em đã được xem chị hát trong chương trình Giọng hát Việt tối hôm qua và buổi biểu diễn đã để lại cho em thật nhiều cảm xúc.

        Ca sĩ Hương Tràm năm nay 22 tuổi, chị đã đạt giải quán quân trong chương trình Giọng hát Việt với giọng hát mượt mà và ngọt ngào. Chị có dáng người nhỏ nhắn, nước da trắng hồng và khuôn mặt bầu bĩnh dễ thương. Dưới ánh đèn sân khấu, đôi mắt to đẹp của chị dường như sáng hơn. Nụ cười tươi tắn của chị luôn thường trực trên đôi môi hình trái tim đỏ thắm, với đôi má ửng hồng, làm cho khuôn mặt của chị càng thêm rạng rỡ.

        Trong buổi biểu diễn, chị đã mặc một chiếc váy màu hồng nhẹ nhàng. Khi bước ra đễn giữa sân khấu, chị cúi chào khán giả. Cả hội trường reo vang và vỗ tay, những tấm hình của chị được người hâm mộ giơ cao. Khi tiếng nhạc cất lên, chị khẽ nhún nhảy theo điệu nhạc. Chị đưa tay lên vuốt mái tóc màu hạt dẻ mượt mà và cất cao tiếng hát. Bàn tay với những ngón thay thon dài, nhỏ nhắn, một tay chị cầm micrô, tay kia chị nhẹ nhàng đưa theo điệu nhạc.

          Bài hát chị thể hiện trong buổi biểu diễn là “Chị tôi”. Nội dung bài hát kể về người chị gái và đàn em thơ, mẹ đã đi xa mà chị vẫn chưa yên lòng lập gia đình riêng vì thương những đứa em thơ dại. Chị đã tự mặc định mình là một người mẹ thứ hai, phải lo cho các em đến cả chuyện gia đình. Bài hát về tình cảm gia đình với những câu từ nhẹ nhàng, xúc động đã khiến cả hội trường im lặng lắng nghe tiếng hát của chị. Những đoạn hát mang tình cảm sâu lắng, chị đứng yên một chỗ trên sân khấu, nét mặt và tình cảm của chị tập trung hết cho lời bài hát. Khi bài hát kết thúc, những tràng pháo tay giòn giã của khán giả vang lên như càng khẳng định sự thành công của chị trong tiết mục vừa rồi. Chị cúi chào khán giả với nụ cười thật tươi.  Mọi người đã lên sân khấu và dành tặng chị những bó hoa tươi thắm. Sau đó, chị dừng lại mấy phút để nói lời cảm ơn đến với khán giả đã ngưỡng mộ, dành tình cảm cho mình.

        Giọng hát và hình ảnh của ca sĩ Hương Tràm trong buổi biểu diễn khiến em càng thêm yêu quý chị, không chỉ có giọng hát ngọt ngào mà những cảm xúc của chị thể hiện khiến em thêm hiểu hơn bài hát. Em mong muốn chị sẽ có nhiều bài hát hay hơn nữa để cống hiến cho khán giả và ngày càng thành công trong sự nghiệp âm nhạc của mình.

22 tháng 1 2018

Đài truyền hình Việt Nam mới phát sóng chương trình âm nhạc “Giong hát Việt nhí” rất ý nghĩa với các em nhỏ như em. Các bạn tham gia chương trình hát rất hay. Em đặc biệt ấn tượng với ca sĩ nhí Hồ Văn Cường khi nghe bạn hát bài Về miền Tây.

Hồ Văn Cường bước ra sân khấu, với dáng người nhỏ nhắn, Cường di chuyển từng bước đi nhịp nhàng ra phía giữa sân khấu để thu hút sự chú ý của khán giả. Ánh đèn sân khấu bật lên, tất cả mọi ánh mắt đều dồn vào Hồ Văn Cường. Cậu mặc một bộ quần áo bà ba đặc trưng của miền Tây Nam bộ với chiếc khăn rằn thắt bên ngang lưng như người nông dân giản dị, mộc mạc. 

Ca sĩ nhí cất lên giọng hò với chất giọng trầm ấm, mượt mà: “Hò ơ, miền Tây vùng đất phù sa. Quanh năm mưa nắng, bao la tình người”. Giọng hò thiết tha chưa dứt, dưới khán đài tất cả mọi người đã đứng lên vỗ tay chào mừng sự trở lại của ca sĩ nhí. Sau những chàng pháo tay, cả trường quay lặng im chỉ có tiếng hát của Cường vang lên thiết tha, trìu mến. Với chất giọng truyền cảm, ấm áp tiếng hát của Hồ Văn Cường dễ đi vào lòng người. Khi nghe Cường hát em thấy được khung cảnh của miền Tây sông nước hiện ra trước mắt. Những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay của vùng Nam bộ bên dòng sông Cửu Long, địa danh Tiền Giang, Mĩ Thuận, Sa Đéc, An Giang cũng được nhắc đến trong lời bài hát trữ tình, đằm thắm. Nghe ca sĩ nhí Hồ Văn Cường hát bài Về miền Tây em càng thêm yêu quê hương, đất nước mình. Chỉ với 3 phút ngắn ngủi trên sân khấu, Hồ Văn Cường đã mang đến cho kháng giả những cảm xúc tuyệt vời. Màn trình diễn của Cường kết thúc bằng những chàng pháo tay không ngớt của khán giả. 

Em rất yêu mến ca sĩ nhí Hồ Văn Cường. Tiếng hát của Cường đã cho em những phút giây giải trí tuyệt vời. Cậu không chỉ có chất giọng truyền cảm xúc,mà Hồ Văn Cường còn là tấm gương luôn nỗ lực vượt khó trong học tập rất đáng trân trọng. 

17 tháng 12 2021

Ăn ở có nhân, mười phần chẳng khó

    17 tháng 12 2021

    Chia ngọt sẻ bùi.

    k mình nhé!