K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 1 2019

Cấu trúc đoạn trích gồm 3 phần:

+ Ở nước ta chưa có luân lí xã hội, mọi người chưa có ý niệm gì về luân lí xã hội

+ Bên Âu châu, luân lí xã hội phát triển, nước ta không biết hợp sức giữ quyền lợi chung. Vua quan không muốn dân có tinh thần đoàn thể, dân nô lệ thì ngôi vua lâu dài, quan lại càng phú quý

+ Nước Việt Nam muốn được tự do, độc lập trước hết phải có đoàn thể lo công ích, mọi người lo cho lợi ích của nhau

- Ba phần liên hệ với nhau theo mạch diễn giải: hiện trạng chung, biểu hiện cụ thể, giải pháp nhằm hướng tới việc xây dựng tập thể đoàn kết, giành tự do, độc lập

Tìm hiểu về cuộc đời, con người của cụ Phan Bội Châu, lưu ý các sự kiện, tư liệu có liên quan trực tiếp đến đoạn trích Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự. Từ đó, liệt kê một số sự việc, chi tiết phi hư cấu (thành phần xác định) và hư cấu (thành phần không xác định). Có thể dùng mẫu bảng dưới đây (làm vào vở): Sự việc, chi tiếtThành phần xác định (không được hư...
Đọc tiếp

Tìm hiểu về cuộc đời, con người của cụ Phan Bội Châu, lưu ý các sự kiện, tư liệu có liên quan trực tiếp đến đoạn trích Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự. Từ đó, liệt kê một số sự việc, chi tiết phi hư cấu (thành phần xác định) và hư cấu (thành phần không xác định). Có thể dùng mẫu bảng dưới đây (làm vào vở):

 

Sự việc, chi tiết

Thành phần xác định (không được hư cấu)

Thành phần không xác định (có thể hư cấu)

Ví dụ: Cụ Phan Bội Châu và việc cụ bị thực dân Pháp giam lỏng ở Huế

 

X

 

Ví dụ: Cảm nhận của nhân vật Tuấn khi gặp cụ Phan Bội Châu: “Trông cụ không khác nào một vị tiên lão da mặt hồng hào, đang bước thung dung ở dưới bóng cây”.

 

 

X

 

 

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Sự việc, chi tiết

Thành phần xác định (không được hư cấu)

Thành phần không xác định (có thể hư cấu)

Họ tên nhân vật Phan Bội Châu.

x

 

Việc cụ Phan bị thực dân Pháp giam lỏng ở Huế.

x

 

Việc nhân dân ba kì góp tiền dựng nhà

x

 

Chuyện mật thám theo dõi cụ Phan và những ai đến thăm cụ.

x

 

Thời gian: năm 1927

x

 

“Vậy chớ tụi mẩy ở Huế thường ngày không đến thăm cụ sao?”

 

x

“Thôi không cần, hai đứa mình đi đến thăm cụ, chớ có làm gì mà sợ”.

 

x

“Tuấn được hoàn toàn thỏa mãn”.

 

x

Những câu nói cụ thể của nhân vật

 

x

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng có thể chia làm 2 phần:

+ Phần 1 (từ đầu đến …là tam cam lòng): Cuộc trò chuyện giữa Từ Hải và Thúy Kiều.

+ Phần 2 (phần còn lại): khẳng định vẻ đẹp anh hùng đích thực của Từ Hải trong cuộc chiến công.

29 tháng 1

Tham khảo!

Chia đoạn trích thành 3 phần:

- Phần 1 (12 câu đầu): Kiều thuyết phục và trao duyên cho Thúy Vân

- Phần 2 (14 câu tiếp): Kiều trao kỉ vật và dặn dò

- Phần 3 (còn lại): Kiều đau đớn và độc thoại nội tâm

27 tháng 8 2023

Đoạn trích Trao duyên kể về việc Thúy Kiều trao duyên cho Thúy Vân, nhờ trả nghĩa Kim Trọng. Đoạn trích thể hiện chủ đề về bi kịch trong tình yêu của người phụ nữ tài sắc nhưng mệnh bạc.

Những câu thơ sử dụng điệp từ: 

"Chết ba năm hình còn treo đó

Chết thành sông, vục nước uống mát lòng…

Chết thành hồn, chung một mái, song song."

 

"Yêu nhau, yêu trọn đời gỗ cứng

Yêu nhau, yêu trọn kiếp đến già"

 

"Vừa đi vừa ngoảnh lại

Vừa đi vừa ngoái trông"

Tác dụng: 

- Cho thấy tình cảm sâu đậm giữa chàng trai và cô gái. Trong giờ phút chia ly cả hai đều mang sự quyến luyến không rời. 

- Phần điệp khúc cũng là lời hứa hẹn chàng trai cô gái sẽ giữ chọn tình yêu của mình cho đối phương không bao giờ thay đổi.

- Gây ấn tượng mạnh với người đọc

Đọc đoạn văn trích (trang 112 SGK Ngữ văn 11, tập 2) trong Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân và trả lời các câu hỏi:a) Đoạn trích viết về vấn đề gì? Quan điểm của các tác giả đối với vấn đề đó như thế nào?b) Các tác giả đã sử dụng thao tác lập luận nào là chủ yếu? Ngoài ra trong đoạn trích còn có thao tác lập luận nào nữa không?c) Có thể quan niệm một bài (đoạn) văn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn trích (trang 112 SGK Ngữ văn 11, tập 2) trong Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân và trả lời các câu hỏi:

a) Đoạn trích viết về vấn đề gì? Quan điểm của các tác giả đối với vấn đề đó như thế nào?

b) Các tác giả đã sử dụng thao tác lập luận nào là chủ yếu? Ngoài ra trong đoạn trích còn có thao tác lập luận nào nữa không?

c) Có thể quan niệm một bài (đoạn) văn càng sử dụng được nhiều thao tác lập luận thì càng có sức hấp dẫn không? Phải xuất phát từ đâu để có thể chọn chính xác các thao tác lập luận và vận dụng tổng hợp các thao tác đó trong một bài (đoạn) văn cụ thể? Và phải dựa vào đâu để đánh giá mức độ thành công của việc vận dụng tổng hợp nhiều thao tác lập luận khác nhau?

1
8 tháng 4 2017

a, Đoạn trích viết về ảnh hưởng Pháp trong thơ Việt (thơ mới)

Quan điểm của tác giả: Thừa nhận có ảnh hưởng Pháp trong Thơ mới nhưng khẳng định thơ văn Pháp không làm mất bản sắc dân tộc Việt Nam trong Thơ mới

b, Tác giả chủ yếu sử dụng thao tác phân tích, ngoài ra còn có các thao tác so sánh, bác bỏ, bình luận

c, Bài văn có sức hấp dẫn khi người viết nắm vững thao tác lập luận. Không phải bất kì một bài văn, đoạn văn nào càng sử dụng nhiều thao tác lập luận thì có sức hấp dẫn

- Cần có sự hiểu biết, kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận

21 tháng 6 2017

- Nhan đề tác phẩm chứa đựng nghịch lý khiến người đọc tò mò: Hạnh phúc một tang gia

+ Mâu thuẫn trào phúng nằm ở nhan đề, phản ánh đúng sự thật một cách mỉa mai, hài hước và đau xót: đám con cháu hạnh phúc trước cái chết của cụ cố Tổ bởi chúng đã đợi quá lâu để được hưởng thụ gia tài

+ Tác giả xây dựng bối cảnh bối rối, lo lắng, bận tâm của gia đình có tang nhưng cụ cố tổ mất có nghĩa là di chúc được thực hiện, vì vậy tất cả con cháu đều mong chờ và cảm thấy hạnh phúc, sung sướng khi cái chết đó diễn ra. Vũ Trọng Phụng liên tiếp tạo ra các mâu thuẫn trong tình huống truyện bộc lộ các mâu thuẫn, trào phúng khác.

25 tháng 2 2019

Câu thơ thâu tóm toàn bộ ý nghĩa tư tưởng và tình cảm của cả đoạn:

Vì chưng hay ghét cũng là hay thương

+ Yêu thương và căm ghét có mối quan hệ khăng khít như hai mặt của một vấn đề.

+ Càng xót thương cảnh người dân lầm than, người tài bị vùi dập thì tác giả càng căm ghét những kẻ hại dân bán nước.

+ Sự yêu ghét rạch ròi, phân minh trong trái tim của tác giả.

+ Phía sau lẽ ghét thương đó chính là tình thương dân, thương đời sâu sắc, bao la

31 tháng 1 2017

Nét chính về nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua “Số đỏ”:

- Là cuốn tiểu thuyết hiện thực trào phúng, tố cáo xã hội thượng lưu bịp bợm, giả dối, chạy theo đồng tiền

- Xã hội tri thức, bản chất đầy mâu thuẫn trào phúng thể hiện:

+ Nhan đề chứa tính hài hước

+ Một tình huống trào phúng cơ bản, nhà văn triển khai mâu thuẫn theo nhiều tình huống khác nhau tạo nên một màn đại hài kịch phong phú và rất biến hóa

+ Thủ phá đối lập làm nổi bật bản chất của nhân vật, xã hội

+ Giọng điệu miêu tả, mỉa mai, giễu nhại

+ Cách chơi chữ, so sánh bất ngờ, độc đáo

→ Bằng nghệ thuật trào phúng sắc bén trong Hạnh phúc một tang gia, tác giả phê phán thói trưởng giả, sự lố lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu” lúc bấy giờ