K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 3 2022

Tinh thần yêu nước là một nội dung nội bật trong ba thời kì văn học: chủ nghĩa yêu nước, tinh thần yêu nước luôn là đối tượng, nguồn cảm hứng cho sáng tác của nhiều tác giả

- Trung đại (thế kỉ X- XIX): thể hiện các áng thơ: Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh, Bình Ngô đại cáo, Hịch tướng sĩ…

- Đầu thế kỉ XX- Cách mạng tháng Tám 1945: thể hiện qua các tác phẩm của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hồ Chí Minh…

- Sau cách mạng tháng Tám, tinh thần yêu nước thể hiện trong các tác phẩm: Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Những ngôi sao xa xôi, Đoàn thuyền đánh cá…

1 tháng 3 2022

Tinh thần yêu nước là một nội dung nội bật trong ba thời kì văn học: chủ nghĩa yêu nước, tinh thần yêu nước luôn là đối tượng, nguồn cảm hứng cho sáng tác của nhiều tác giả

- Trung đại (thế kỉ X- XIX): thể hiện các áng thơ: Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh, Bình Ngô đại cáo, Hịch tướng sĩ…

- Đầu thế kỉ XX- Cách mạng tháng Tám 1945: thể hiện qua các tác phẩm của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hồ Chí Minh…

- Sau cách mạng tháng Tám, tinh thần yêu nước thể hiện trong các tác phẩm: Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Những ngôi sao xa xôi, Đoàn thuyền đánh cá…

18 tháng 7 2019

Tinh thần yêu nước là một nội dung nội bật trong ba thời kì văn học: chủ nghĩa yêu nước, tinh thần yêu nước luôn là đối tượng, nguồn cảm hứng cho sáng tác của nhiều tác giả

- Trung đại (thế kỉ X- XIX): thể hiện các áng thơ: Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh, Bình Ngô đại cáo, Hịch tướng sĩ…

- Đầu thế kỉ XX- Cách mạng tháng Tám 1945: thể hiện qua các tác phẩm của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hồ Chí Minh…

- Sau cách mạng tháng Tám, tinh thần yêu nước thể hiện trong các tác phẩm: Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Những ngôi sao xa xôi, Đoàn thuyền đánh cá…

15 tháng 8 2019

Chọn đáp án: A.

9 tháng 8 2023

1. Ngô gia văn phái là cận thần của nhà Lê nhưng họ vẫn viết về Quang Trung một cách hào hùng, bởi vì họ nhận ra rằng Quang Trung là một vị anh hùng yêu nước, có tài năng quân sự xuất chúng, đã giúp nhân dân Việt Nam đánh bại quân xâm lược nhà Thanh.
  2. Nội dung, ý nghĩa lời phủ dụ của Quang Trung:
    * Quang Trung nhắc nhở quân sĩ về tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của dân tộc Việt Nam.
    * Quang Trung động viên quân sĩ chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
    * Quang Trung kêu gọi quân sĩ đoàn kết, thống nhất, một lòng một dạ đánh giặc.
    * Quang Trung hứa hẹn sẽ ban thưởng hậu hĩnh cho những người có công trong chiến đấu.
  3. Hình tượng nhân vật Quang Trung:
    * Quang Trung là một vị anh hùng yêu nước, có tài năng quân sự xuất chúng.
    * Quang Trung là một người có tầm nhìn chiến lược, biết cách dùng người tài.
    * Quang Trung là một người có lòng nhân từ, biết thương yêu binh sĩ.
    * Quang Trung là một người có ý chí quyết tâm cao, không ngại khó khăn, gian khổ.
  4. Phân tích hai cuộc tháo chạy:
    * Cuộc tháo chạy của quân tướng nhà Thanh: Quân Thanh bị đánh tan tác, bỏ chạy tán loạn, không còn một chút ý chí chiến đấu.
    * Cuộc tháo chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống: Vua Lê Chiêu Thống và các bề tôi bỏ chạy sang Trung Quốc, sống cuộc đời lưu vong.
  5. Trong văn bản có 2 giọt nước mắt:
    * Giọt nước mắt của người thổ hào: Người thổ hào khóc vì tiếc thương cho cái chết của những người lính đã hy sinh trong trận chiến.
    * Giọt nước mắt của vua tôi Lê Chiêu Thống: Vua tôi Lê Chiêu Thống khóc vì tủi nhục, xấu hổ khi bị quân Tây Sơn đánh bại.

  Nhận xét:
    * Hai giọt nước mắt trong văn bản là những giọt nước mắt của đau thương, mất mát, tủi nhục.
    * Những giọt nước mắt này là minh chứng cho sự tàn khốc của chiến tranh.
    * Những giọt nước mắt này cũng là lời nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của hòa bình.

Tham khảo

1 : Trong hai bức chân dung thì bức Thúy Kiều nổi bật hơn , vì ở nhiều đoạn thơ tả cho ta thấy hình ảnh Thúy kiều đẹp khuynh nước , khuynh thành đến "Hoa ghen,liễu hờn"

"Làn thu thủy, nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh"

"Sắc đành đòi một"

ngoài sắc ra Kiều còn có tài :

Thông minh vốn sẵn tính trời,

Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.

Cung thương làu bậc ngũ âm,

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.

2.

*Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là nghệ thuật dùng phương pháp tả cảnh vật qua đó người viết bộc lộ những tưởng cảm xúc và suy nghĩ của mình về 1 vấn đề v...v...
đây là biện pháp thường thấy của những tác phảm mang dấu ấn thơ ca trung đại .
*Tám câu cuối vừa là cảnh vừa là nỗi buồn của Kiều phủ lên cảnh vật. Nỗi buồn trào dâng, lan tỏa vào thiên nhiên như từng đợt sóng. Điệp ngữ liên hoàn "buồn trông" mở đầu câu thơ 6 chữ tạo âm hưởng trầm buồn, trở thành điệp khúc của đoạn thơ và cũng à điẹp khúc của tâm trạng, diễn tả nỗi buồn chồng chất trong lòng Kiều. Từ láy "thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm" giàu sức biểu cảm, cho thấy nghệ thuật tả cảnh ngụ tình độc đáo, vừa gợi cảnh vật sinh động, vừa biểu lộ tâm trạng Kiều. Cánh buồm thấp thoáng nơi cửa bể chiều hôm gợi nỗi bơ vơ, nỗi buồn tha hương, nỗi nhớ quê nhà da diết. Cánh hoa trôi man mác là nỗi cô đơn, buồn cho thân phận lênh đênh vô định. Nội cỏ rầu rầu, chân mây mặt đất một màu xanh xanh gợi nỗi lo lắng trước cuộc sống hiện tại vô vị, tẻ nhạt, tương lai mịt mờ, bế tắc. Tiếng sóng ầm ầm kêu quanh ghế ngồi là cảnh tượng hãi hùng khiến Kiều bàng hoàng, lo sợ trước dông bão cuộc đời. Cảnh được miêu tả từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, nỗi buồn từ man mác, mông lung đến lo âu, kinh sợ. Đoạn thơ thành công với nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc.  
Câu 2 : (4.0) điểmLòng yêu nước được hiểu là tình cảm yêu thương, gắn bó sâu nặng và tinh thần, trách nhiệm bảo vệ, dựng xây đất nước của con người, được biểu hiện phong phú trong các tác phẩm văn học.Đó là tấm lòng yêu nước của vua Quang Trung qua lời dụ binh lính trước khi ra trận: “Vua Quang Trung cưỡi voi ra doanh yên ủi quân lính, truyền cho tất cả ngồi mà nghe lệnh, rồi dụ họ rằng: - Quân Thanh...
Đọc tiếp

Câu 2 : (4.0) điểm

Lòng yêu nước được hiểu là tình cảm yêu thương, gắn bó sâu nặng và tinh thần, trách nhiệm bảo vệ, dựng xây đất nước của con người, được biểu hiện phong phú trong các tác phẩm văn học.

Đó là tấm lòng yêu nước của vua Quang Trung qua lời dụ binh lính trước khi ra trận:

 “Vua Quang Trung cưỡi voi ra doanh yên ủi quân lính, truyền cho tất cả ngồi mà nghe lệnh, rồi dụ họ rằng:

- Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc. Từ đời nhà Đinh tới đây, dân ta không đến nỗi khổ như hồi nội thuộc xưa kia. Mọi việc lợi, hại, được, mất ấy đều là chuyện cũ rành rành của các triều đại trước. Nay người Thanh lại sang mưu đồ lấy nước Nam đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng. Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn. Chớ có quen thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra, sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai, chớ bảo là ta không nói trước!

 Các quân lính đều nói: Xin vâng lệnh, không dám hai lòng!”

(Trích Hoàng Lê nhất thống chí, Ngô gia văn phái, Ngữ văn 9, tập một)

Đó là tình yêu nước của anh thanh niên thể hiện trong công việc hàng ngày :

- Thôi, chấm dứt tiết mục hái hoa - Người con trai bất chợt quyết định - Bác lái xe chỉ cho ba mươi phút thôi. Hết năm phút rồi. Cháu nói qua công việc của cháu năm phút. Còn hai mươi phút, mời bác và cô vào nhà uống chè, cho cháu nghe chuyện. Cháu thèm nghe chuyện dưới xuôi lắm. Công việc của cháu cũng quanh quẩn ở mấy chiếc máy ngoài vườn này thôi. Những cái máy vườn trạm khí tượng nào cũng có. Dãy núi này có ảnh hưởng quyết định với gió mùa đông bắc đối với miền Bắc nước ta. Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. Đây là máy móc của cháu. Cái thùng đo mưa này, ở đâu bác cũng trông thấy, mưa xong đổ nước ra cái cốc li phân mà đo. Cái này là máy nhật quang ký, ánh sáng mặt trời xuyên qua cái kính này, đốt các mảnh giấy này, cứ theo mức độ, hình dáng vết cháy vết cháy mà định nắng. Đây là máy vin, nhìn khoảng cách giữa các răng cưa mà đoán gió. Ban đêm không nhìn mây, cháu nhìn gió lay lá, hay nhìn trời, thấy sao nào khuất, sao nào sáng, có thể nói được mây, tính được gió. Cái máy nằm dưới sâu kia là máy đo chấn động vỏ quả đất. Cháu lấy những con số, mỗi ngày báo về “nhà” bằng máy bộ đàm: bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng. Bản báo ấy trong ngành gọi là “ốp”. Công việc nói chung dễ, chỉ cần chính xác. Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung… Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được.

(Trích Lặng lẽ Sa Pa , Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, tập một)

Đó là tình yêu nước được thể hiện qua công việc dũng cảm của Phương Định - cô gái thanh niên xung phong trong kháng chiến chống Mỹ :

Tôi, một quả bom trên đồi. Nho hai quả dưới lòng đường. Chị Thao, một quả dưới chân cái hầm Barie cũ.

Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Ðất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi lom khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới. Quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Ðầu này có vẽ hai vòng tròn màu vàng...

Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Ðất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành.

Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.

Chị Thao thổi còi. Như thế là đã hai mươi phút qua. Tôi cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi. Dây mìn dài, cong mềm. Tôi khoả đất rồi chạy lại chỗ nấp của mình...

(Trích Những ngôi sao xa xôi , Lê Minh Khuê, Ngữ văn 9, tập hai)

 

Đề 1: Em hãy viết bài văn trình bày cảm nhận về một trong ba nhân vật yêu nước ở trên. Từ đó liên hệ đến một tác phẩm khác hoặc thưc tế cuộc sống để làm nổi bật nội dung mà em lựa chọn.

Đề 2: Từ những gợi ý trên và trải nghiệm trong quá trình đọc văn , em hãy viết một bài văn với nhan đề : Mỗi tác phẩm giá trị mang theo một bài học về tình yêu nước

 

1
19 tháng 5 2021

TK

Nói đến Nguyễn Thành Long, người ta lại nhắc đến một cây bút cần mẫn, nhiệt thành đi sâu vào thực tiễn, tìm kiếm chất liệu từ cuộc đời để phản ánh cuộc đời một cách chân thực. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là kết quả chuyến hành trình thực tế ấy tại Lào Cai. Truyện khắc họa nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng với biết bao phẩm chất cao đẹp về lý tưởng và lẽ sống đáng quý của con người.

Không xuất hiện ngay từ đầu tác phẩm, nhưng người đọc biết đến anh thanh niên qua những lời chuyện trò của bác lái xe trên chuyến hành trình trở về thành phố từ đỉnh Yên Sơn. Hình ảnh ấy lại được khắc họa rõ ràng hơn trong cuộc gặp gỡ chốc lát giữa anh và mọi người khi xe dừng lại nghỉ ở giữa hành trình. Dù chỉ xuất hiện trong chốc lát nhưng anh thanh niên đã giúp mọi người có thêm những suy nghĩ mới mẻ: Trong cái lặng im của Sa Pa […] Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước.

Một mình trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét với công việc đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất góp phần vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ chiến đấu và sản xuất cho đồng bào ta. Việc làm tuy mang lại nhiều ý nghĩa nhưng cũng dễ gây cảm giác buồn tẻ, đơn điệu lại đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao. Mỗi ngày cứ đều đặn bốn lần, bất kể nắng, gió hay mưa bão, anh đều phải thực hiện nhiệm vụ của mình và báo về trung tâm.

Công việc không khó nhưng gian khổ, “gian khổ nhất là lần ghi và báo lúc một giờ sáng. Rét, có cả mưa tuyết. Nửa đêm, chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão có vặn to đến mức nào cũng cảm thấy không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và cái im lặng bên ngoài chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới”. Gian khổ trong công việc là vậy, gian khổ trong hoàn cảnh sống lại càng lớn hơn gấp bội.

Một mình quanh năm giữa “bốn bề chỉ có cỏ cây và mây mù lạnh lẽo”, cô đơn lặng lẽ, không một bóng người. Có lúc lại “thèm người” đến độ lăn cây chặn giữa đường để có cơ hội gặp gỡ, chuyện trò cùng hành khách trên xe. Khó khăn, gian khổ là vậy, nhưng điều gì đã giúp anh vượt lên hoàn cảnh ấy? Phải chăng đó là ý thức công việc, là lòng yêu nghề khi thấy được công việc lặng thầm này mang lại lợi ích cho cuộc sống và cho mọi người.

Miệt mài với công việc, xem công việc là bạn nên không thấy cô đơn. Anh hiểu rằng công việc của mình mang lại lợi ích cho cuộc sống, giúp quân ta đánh thắng trận, giúp đồng bào ta sản xuất được mùa. Vì vậy, dù không có ai đôn đốc, thúc giục hay giám sát, anh vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Anh yêu công việc của mình, anh xem đó là niềm vui, là người bạn thân thuộc và kể về điều đó một cách say sưa, đầy tự hào. “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ nếu cất nó đi cháu buồn chết mất”, lời tâm sự của anh với bác họa sĩ cũng chính là lời bộc bạch chân thành cho lòng yêu nghề và ý thức trách nhiệm ở anh thanh niên.

Giá trị đích thực của con người chính là ở lý tưởng và lẽ sống của mình. Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa chính là người dung hòa được lý tưởng và lẽ sống ấy. Anh biết cách sắp xếp công việc hợp lý, biết tìm niềm vui trong cuộc sống, tổ chức cuộc sống ở trạm khí tượng ngăn nắp, đầy đủ và thú vị. Những vườn hoa thược dược đầy màu sắc, những chú gà mái cho quả trứng to tròn, những chú gà con tíu tít, những quyển sách chứa đựng biết bao điều thú vị. Cuộc sống buồn tẻ nhưng với cái nhìn lạc quan và sự chủ động của người con trai đầy lý tưởng đã làm cuộc sống ấy trở nên thú vị hơn bao giờ hết.

Anh thanh niên là một người cởi mở, trân quý tình cảm của mọi người và dành rất nhiều tình cảm đến những người xung quanh mình. Anh gửi củ tam thất cho vợ của bác lái xe, gửi làn trứng cho bác họa sĩ, gửi tặng đóa hoa cho cô kỹ sư. Đằng sau những món quà giản đơn ấy là sự quan tâm chân thành và chu đáo từ một tâm hồn hồn hậu. Bác lái xe gọi anh là “người cô độc nhất thế gian” nhưng chính anh lại tâm sự với bác họa sĩ mình với công việc “là một đôi” chứ không phải một mình. Quả thật những người có lý tưởng đẹp sẽ có những suy nghĩ đẹp.

Công việc dù vất vả, dù mang lại nhiều lợi ích thế nhưng anh lại là người vô cùng giản dị, khiêm tốn. Anh cảm thấy mình là một người bình thường như biết bao người đang cống hiến tuổi trẻ cho đất nước, bởi thế, khi bác họa sĩ ngỏ ý định vẽ chân dung, anh từ chối và giới thiệu “những người khác đáng vẽ hơn”. Chỉ với một số chi tiết xuất hiện trong chốc lát nhưng chân dung, tinh thần của anh thanh niên hiện ra khá rõ nét với những nét đẹp về tình cảm, tâm hồn, cách sống, quan niệm sống và quan niệm về công việc.

Trong truyện ngắn này còn xuất hiện một số nhân vật khác đã góp phần làm rõ nét hơn nhân vật chính. Đó là bác lái xe, cầu nối khiến người đọc mong chờ gặp anh, là ông họa sĩ với cảm giác xúc động, bối rối “vì họ sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết”. Chính nỗi xúc động và bao điều suy tư của ông họa sĩ đã làm cho chân dung anh thanh niên sáng đẹp hơn lên và chứa đựng những chiều sâu tư tưởng. Đặc biệt nhất chính là cô kỹ sư trẻ soi chiếu vào cái đẹp của anh thanh niên để người đọc hiểu thêm về cuộc sống tuyệt đẹp của người thanh niên, về thế giới những con người như anh. Đây chính là thủ pháp nghệ thuật mà nhà văn sử dụng thành công trong việc xây dựng nhân vật chính của truyện mình.

Với tình huống truyện hợp lý, cách kể chuyện tự nhiên từ điểm nhìn của bác họa sĩ, truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa đã khắc họa thành công hình ảnh đẹp của người lao động bình thường. Anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên đỉnh núi cao, anh không có tên, chỉ gọi một cách khái quát là thanh niên với cách gọi nói lên sức trẻ, lý tưởng, nhiệt huyết cùng mong muốn hiến dâng mọi thứ tuyệt vời cho đất nước.

“Chỉ có cuộc sống vì người khác mới đáng quý”. Câu nói ấy của A. Enstein khiến người ta suy nghĩ về lý tưởng và lẽ sống của con người trong thời đại ngày nay. Sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình và bình luận đã phác họa hình ảnh anh thanh niên – người trai lý tưởng mang lẽ sống cao đẹp của cuộc sống thời đại lúc bấy giờ. Đó là những con người lặng thầm, làm những công việc lớn lao hiến dâng cho cuộc sống.

PHẢN II: ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (3,5 điểm): Em hãy đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới Điều gì phải thì cổ làm cho kì được, đã là một việc phải nhỏ. Điều gỉ trải, thì hết siêu tránh, dù là một điều trái nhỏ Trước hết phải yêu Tổ quốc, yêu nhân dân. Phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đùng đẳn. Phải yêu và trọng lao động. Phải...
Đọc tiếp
PHẢN II: ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (3,5 điểm): Em hãy đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới Điều gì phải thì cổ làm cho kì được, đã là một việc phải nhỏ. Điều gỉ trải, thì hết siêu tránh, dù là một điều trái nhỏ Trước hết phải yêu Tổ quốc, yêu nhân dân. Phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đùng đẳn. Phải yêu và trọng lao động. Phải giữ gìn kỷ luật. Phật bảo vệ của công. Phải quan tâm đến đời sống của nhân dân. Phải chú ý đến tình hình thế giới, vì ta là một bộ phận quan trọng của thế giới, mọi việc trong thế giới đều có quan hệ với nước ta, việc gì trong nước ta cũng quan hệ với thế giới. Thanh niên cần phải có tinh thần gan dạ và sáng tạo, cần phải có chỉ khí hãng hải và tinh thần tiến lên, vượt mọi khó khăn gian khổ để tiến mãi không ngừng. Cần phải trung thành, thật thà, chính trực (Trích Một số lời dạy và mẫu chuyện về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh - NXB Chính trị Quốc gia) Câu 1 (0,5 điểm): Đối tượng hưởng đến của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đoạn trích là ai? Câu 2 (0,5 điểm): Người gửi gắm lời dạy nào thông qua đoạn trích? Câu 3 (0,75 điểm): Nếp sống đạo đức nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với em? Vì sao? Câu 4 (1,75 điểm) Em hiểu nội dung lời dạy của Chủ Tịch Hồ Chí Minh được nêu trong đoạn trích ở phần đọc - hiểu văn bản: -Điều gì phải thì cố làm cho kì được, đủ là một việc phải nhỏ. Điều gì trái, thì hết sức trảnh, đủ là một điều trái nhỏ.” như thế nào? Lời dạy đỗ có ý nghĩa gì với thế hệ trẻ? (hãy trả lời bằng một đoạn văn diễn dịch tử (10-15 câu)?
0