K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 5 2021

Nội dung

Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý

Cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên thời Trần

Thời gian

1075 - 1077

1258 - 1288

 

 

 

Đường lối kháng chiến

- “Tiên phát chế nhân”

- Xây dựng hệ thống phòng ngự vững chắc.

- Chiến thuật “công tâm”: đánh vào tâm lí địch.

- Chủ động tiến công khi thời cơ đến.

- Kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo.

- “Vườn không nhà trống”.

- Rút lui để bảo toàn lực lượng và chuẩn bị cho trận chiến chiến lược.

- Tiêu diệt đoàn thuyền chở quân lương của giặc.

- Xây dựng trận địa mai phục trên sông Bạch Đằng.

Những tấm gương tiêu biểu

Lý Thường Kiệt, Lý Thánh Tông, Tông Đản, Thân Cảnh Phúc,…

Trần Nhân Tông, Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Trần Khánh Dư,...

 

 

Ví dụ về tinh thần đoàn kết chống giặc

- Các tù trưởng chiêu mộ binh lính đánh trả các cuộc quấy phá, làm thất bại âm mưu dụ dỗ của nhà Tống.

- Các tù trưởng dân tộc ít người ở gần biên giới Việt - Tống đã cho quân mai phục những vị trí chiến lược quan trọng

- …

- Nhân dân thực hiện “vườn không nhà trống”, cất giấu lương thảo, của cải làm cho giặc thiếu thốn lương thực, tiêu hao sinh lực.

- Toàn quân, toàn dân phối hợp với nhau dựng trận địa trên sông Bạch Đằng.

- …

 

 

 

Nguyên nhân thắng lợi

- Tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập tự chủ, truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc.

- Có sự lãnh đạo cùng chiến thuật tài tình của Lý Thường Kiệt.

- Nhà Tống đang trong thời kì khủng hoảng.

- Tinh thần đoàn kết của quân dân nhà Trần.

- Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến.

- Sự lãnh đạo của các vua Trần cùng các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải,… với chiến thuật đúng đắn.

- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, nòng cốt là quân đội.

 

 

 

Ý nghĩa

- Đập tan ý chí xâm lược của nhà Tống.  Đất nước bước vào thời kì thái bình.

- Thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường của các tầng lớp nhân dân.

- Góp phần làm vẻ vang thêm trang sử của dân tộc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm chống ngoại xâm cho các thế hệ sau.

- Đập tan ý chí xâm lược của quân Mông - Nguyên, bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ.

- Khẳng định sức mạnh của dân tộc.

- Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam.

- Để lại nhiều bài học về củng cố khối đoàn kết toàn dân.

- Làm thất bại mưu đồ thôn tính miền đất còn lại ở châu Á của Hốt Tất Liệt.


 

7 tháng 5 2021

thank Ly

12 tháng 5 2021

- Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ - Khúc Hạo (905 - 917)

Khúc Thừa Dụ là một hào trưởng quê ở Cúc Bồ, Ninh Thanh, Hải Dương, lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, chiếm thành Tống Bình (Hà Nội), đuổi giặc về nước, tự xưng là Tiết độ sứ. Nhà Đường buộc phải công nhận ông là người đứng đầu nước Việt.

Năm 907, Khúc Thừa Dụ truyền ngôi cho con là Khúc Hạo. Nhà Hậu Lương cũng phải công nhận Khúc Hạo là An Nam đô hộ tiết độ sứ.

Năm 917, Khúc Hạo truyền ngôi cho con là Khúc Thừa Mỹ, Khúc Thừa Mỹ bị nhà Nam Hán đánh bại vào năm 923.

- Khởi nghĩa Dương Đình Nghệ (931 - 938)

Dương Đình Nghệ (có sách chép là Dương Diên Nghệ) người Ái Châu (ThanhHóa), tướng của họ Khúc, khởi binh đánh đuổi quân Nam Hán giải phóng thành Đại La, giành quyền tự chủ cho đất nước được 6 năm. Ông bị nội phản sát hại năm 938.

12 tháng 5 2021

Diễn biến quá trình kháng chiến chống nhà Đường của Khúc Thừa Dụ:

- Từ cuối thế kỉ IX, nhà Đường suy yếu. Lợi dụng thời cơ đó, Khúc Thừa Dụ tập hợp nhân dân nổi dậy.

- Năm 905, nhân lúc Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị cách chức, được nhân dân ủng hộ, Khúc Thừa Dụ đã tổ chức đánh chiếm thành Tống Bình, tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ.

- Năm 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa dụ làm Tiết độ sứ An Nam đô hộ.

Diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán của Dương Đình Nghệ:

- Mùa thu năm 930, quân Nam Hán sang xâm lược nước ta, đặt cơ quan đô hộ ở Tống Bình (Hà Nội).

- Năm 931, một tướng cũ của Khúc Hạo là Dương Đình Nghệ đã đem quân từ Thanh Hóa ra Bắc bao vây, tấn công thành Tống Bình.

- Quân Nam Hán tại Tống Bình thất bại, viện binh của chúng cũng bị đánh tan tác.

- Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi. Đất nước ta giành lại được quyền tự chủ, Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ tiếp tục xây dựng nền tự chủ.

 

15 tháng 4 2021

1. - Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi kéo về tụ nghĩa. Chưa đầy 3 tháng sau, nghĩa quân đã đánh chiếm đc hầu hết các quận huyện. Tiêu Tư phải bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc. 
- Cuộc tấn công đàn áp của nhà Lương :
+ Lần thứ nhất : Tháng 4 năm 542, Lý Bí chủ động kéo quân lên phía Bắc và đánh bại quân Lương, giải phóng thêm Hoàng Châu.
+ Lần thứ hai: Đầu năm 543, Lý Bí chủ động đón đánh địch ở Hợp Phố, quân giặc bị đánh tan.

2. 

- Lên ngôi Hoàng đế (Lý Nam Đế) vào đầu năm 544.

- Đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), đặt niên hiệu là Thiên Đức (đức trời).

- Thành lập triều đình với hai ban văn, võ.
3. 

- Thể hiện ước muốn của Lý Bí, của nhân dân ta mong muốn nền độc lập dân tộc được trường tồn.

- Khẳng định ý chí giành độc lập của dân tộc, mong đất nước mãi mãi thanh bình, yên vui, tươi đẹp như một vạn mùa xuân.

Câu 1:

Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lý Bí:

- Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng.

- Chưa đầy 3 tháng sau, nghĩa quân đã đánh chiếm được hầu hết các quận, huyện. Tiêu Tư phải bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc.

- Cuộc tấn công đàn áp của nhà Lương:

+ Lần thứ nhất: tháng 4 - 542, nhà Lương huy động quân từ Quảng Châu sang đàn áp. Nghĩa quân đánh bại quân Lương, giải phóng thêm Hoàng Châu (Quảng Ninh).

+ Lần thứ hai: Đầu năm 543, nhà Lương tổ chức cuộc tấn công đàn áp lần thứ hai. Quân của Lý Bí chủ động đón đánh ở Hợp Phố, quân giặc bị đánh tan.

=> Cuộc khởi nghĩa thắng lợi.

15 tháng 4 2021

3 ,Em có suy nghĩ gì về việc đặt tên nước là Vạn Xuân   Việc Lý Bí đặt tên nước là Vạn Xuân thể hiện lòng mong muốn cho sự trường tồn của dân tộc, của đất nước. Khẳng định ý chí giành độc lập của dân tộc, mong đất nước mãi thanh bình, yên vui, tươi đẹp như một vạn xuân.

15 tháng 4 2021

.Lý Bí đã làm gì sau thắng lợi cuộc khởi nghĩa?

Sau khi giành thắng lợi, Lý Bí đã:

- Lên ngôi Hoàng đế (Lý Nam Đế) vào đầu năm 544.

- Đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), đặt niên hiệu là Thiên Đức (đức trời).

- Thành lập triều đình với hai ban văn, võ.

 

 

- Mùa thu năm 930, quân Nam Hán sang xâm lược nước ta, đặt cơ quan đô hộ ở Tống Bình (Hà Nội).

- Năm 931, một tướng cũ của Khúc Hạo là Dương Đình Nghệ đã đem quân từ Thanh Hóa ra Bắc bao vây, tấn công thành Tống Bình.

- Quân Nam Hán tại Tống Bình thất bại, viện binh của chúng cũng bị đánh tan tác.

- Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi. Đất nước ta giành lại được quyền tự chủ, Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ tiếp tục xây dựng nền tự chủ.

22 tháng 4 2021

- Năm 931 xuất phát từ Ái Châu, Dương Đình Nghệ kéo quân ra tấn công và chiếm được thành Tống Bình.

- Quân ta chủ động đón và đánh tan quân tiếp viện, tướng giặc bị giết.

- Hoàn cảnh:

+ Vào cuối thế kỉ III TCN - đời vua Hùng thứ 18, đất nước Văn Lang không còn yên bình như trước nữa. "Vua không lo sửa sang võ bị, chỉ ham ăn uống, vui chơi. Lụt lội xảy ra, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn".

+ Năm 218 TCN, vua Tần sai quân đánh xuống phương Nam để mở rộng bờ cõi. Sau 4 năm chinh chiến, quân Tần kéo đến vùng Bắc Văn Lang, nơi người Lạc Việt cùng sống với người Tây Âu (hay Âu Việt), vốn có quan hệ gần gũi với nhau từ lâu đời.

- Diễn biến:

+ Cuộc kháng chiến bùng nổ. Người thủ lĩnh Tây Âu bị giết nhưng nhân dân Tây Âu - Lạc Việt không chịu đầu hàng, sử cũ Trung Quốc chép: “Người Việt trốn vào rừng, không ai chịu để quân Tần bắt... Rồi họ đặt người kiệt tuấn lên làm tướng, ngày ở yên, đêm đến ra đánh quân Tần”.

+ Người kiệt tuấn đó là Thục Phán.

- Kết quả:

+ Cuộc chiến đấu kiên cường, quyết liệt của cư dân Tây Âu - Lạc Việt đã làm quân Tần như “đóng binh ở đất vô dụng, tiến không được, thoái không xong".

+ Sáu năm sau, “người Việt đã đại phá quân Tần, giết được Hiệu úy Đồ Thư”. Nhà Tần phải hạ lệnh bãi binh.

17 tháng 2 2021

Em tham khảo nhé !!

 

Diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán:

- Tháng 4 năm 42, quân Hán tấn công Hợp Phố. Quân ta ở Hợp Phố đã nhanh chóng chống trả rồi rút lui.

- Mã Viện chiếm được Hợp Phố, liền chia quân làm 2 đạo thủy, bộ tiến vào Giao Châu theo hai con đường khác nhau và hợp nhau tại Lãng Bạc.

- Tại Lãng Bạc, cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt.

- Quân ta lùi về giữ Cổ Loa và Mê Linh. Mã Viện truy đuổi ráo riết, quân ta phải rút về Cấm Khê (Ba Vì, Hà Nội). Tại đây, quân ta ra sức cản địch, giữ từng xóm làng, tấc đất.

- Tháng 3 năm 43, Hai Bà Trưng hy sinh oanh liệt trên đất Cấm Khê. Sau đó, nhân dân ta vẫn tiếp tục kháng chiến đến tháng 11 năm 43.

 

9 tháng 3 2022

Diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán:

- Tháng 4 năm 42, quân Hán tấn công Hợp Phố. Quân ta ở Hợp Phố đã nhanh chóng chống trả rồi rút lui.

- Mã Viện chiếm được Hợp Phố, liền chia quân làm 2 đạo thủy, bộ tiến vào Giao Châu theo hai con đường khác nhau và hợp nhau tại Lãng Bạc.

- Tại Lãng Bạc, cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt.

- Quân ta lùi về giữ Cổ Loa và Mê Linh. Mã Viện truy đuổi ráo riết, quân ta phải rút về Cấm Khê (Ba Vì, Hà Nội). Tại đây, quân ta ra sức cản địch, giữ từng xóm làng, tấc đất.

- Tháng 3 năm 43, Hai Bà Trưng hy sinh oanh liệt trên đất Cấm Khê. Sau đó, nhân dân ta vẫn tiếp tục kháng chiến đến tháng 11 năm 43.

25 tháng 3 2019

- Về phía quân xâm lược Hán: thời gian – tướng chỉ huy – lực lượng – tấn công Hợp Phố - chia hai đạo thủy bộ tấn công vào đất Giao Chỉ - hợp quân ở vùng Lãng Bạc...

- Về phía quân ta: chiến đấu anh dũng ở Hợp Phố - Hai Bà Trưng kéo quân về Lãng Bạc, cuộc chiến ác liệt – quân ta lùi về Cổ Loa, Mê Linh – quân ta lùi về Cấm Khê - tháng 3 – 43, Hai Bà Trưng hi sinh anh dũng – cuộc kháng chiến tiếp tục đến tháng 11 – 43 thì chấm dứt.

10 tháng 6 2018

- Tháng 5/545, vua Lương cử Dương Phiêu làm Tháng 5 năm 545, vua Lương cử Dương Phiêu làm Thứ sử Giao Châu, cùng với tướng Trần Bá Tiên chỉ huy một đạo quân lớn theo hai đường thủy, bộ tiến xuống Vạn Xuân.

- Lý Nam Đế lui về giữ thành ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội). Thành bị vỡ, Lý Nam Đế rút quân về thành Gia Ninh (Việt Trì – Phú Thọ). Đầu năm 546, quân Lương chiếm được thành Gia Ninh, Lý Nam Đế phải chạy đến miền núi Phú Thọ; sau đó lại đem quân ra đóng ở hồ Điển Triệt.

-Trần Bá Tiên cho quân đánh úp hồ Điển Triệt, Lý Nam Đế chạy vào động Khuất Lão (Tam Nông – Phú Thọ). Anh trai vua là Lý Thiên Bảo cùng Lý Phật Tử (một người trong họ và là tướng của Lý Nam Đế) đem một cánh quân lui về Thanh Hóa. Năm 548, Lý Nam Đế mất.

31 tháng 3 2017

Diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán :

- Về phía quân xâm lược Hán : thời gian - tướng chỉ huy - lực lượng - tấn công Hợp Phố - chia hai đạo thuỷ bộ tấn công vào đất Giao Chỉ - hợp quân ở vùng Lãng Bạc...

- Về phía quân ta : chiến đấu anh dũng ở Hợp Phố - Hai Bà Trưng kéo quân về Lãng Bạc, cuộc chiến ác liệt - quân ta lùi về cổ Loa. Mê Linh — quân ta lùi về Cấm Khê - tháng 3- 43 Hai Bà hi sinh anh dũng — cuộc kháng chiến tiếp tục đến tháng 11 -43 thì chấm dứt...

Tháng 4 năm 42, Mã viện tấn công Hợp Phố, quân ta anh dũng chống trả và lui về giữ thành Cổ Loa và Mê Linh. Cho đến tháng 3 năm 43, Hai bà Trưng hi sinh. Mùa thu năm 44, Mã viện rút quân về nước.