K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1:Sự kết hạt, tạo quả ở thực vật có hoa? Ý nghĩa của hat đươc bao boc trong quả?

Câu 2: Bộ phận nào ở cây có hoa chuyên hóa với chức năng hấp thụ nứơc và muối khoáng?

Câu 3: Phân loại quả?

Câu 4: Cho VD về cây phát tán nhờ động vật?(Dưa hấu, ổi, ...)

Câu 5: Điều kiện nảy mầm của hạt?

Câu 6: Cho VD về cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm?

Câu 7: Phôi nhũ nằm ở hạt 1 lá mầm hay 2 lá mầm?

Câu 8: Vai trò của Tảo?

Câu 9: So với Tảo, Rêu có đặc điểm nào ưu việt hơn?

Câu 10: Xác định vị trí cơ quan sinh sản của Dương xỉ?

Câu 11: Cơ quan sinh sản của cây thông?

Câu 12: Đặc điểm của thực vật hạt kín?

Câu 13: Các bậc phân loại thực vật?

Câu 14: Nguồn gốc cây trồng? Cây cải dại tạo ra những loại cây trồng gì?

Câu 15: Bộ phận nào của cơ thể thực vật có khả năng ngăn bụi hiệu quả nhất?

Câu 16: Vai trò của thực vật trong đều hòa khí hậu? Bp giảm ô nhiễm và điều hòa khí hậu.

Câu 17: Đặc điểm thích nghi của cây bèo tây với môi trường nước?

Câu 18: Các cây có hại cho sức khỏe con người?

Câu 19: Cách dinh dưỡng của vi khuẩn?

Câu 20: Nguyên nhân gây suy giảm tính đa dạng của thực vật?

Câu 21: Nguyên tản được phát triển trực tiếp từ đâu?

0
30 tháng 4 2016

Câu 1: 

Sự sinh sản và chu trình phát triển cá thể của Rêu được đặc trưng bởi sự xen kẻ của thể bào tử và thể giao tử, hai giai đoạn rất khác nhau với nhiều phương diện: di truyền, các đặc tính hình thái, cấu tạo, thời gian sống, bản chất các tế bào được phát tán (các bào tử, hay các giao tử). Do đó, chu kì này có đặc tính lưỡng di truyền và khác hình thái. Đối với Rêu, thể giao tử chiếm ưu thế so với thể bào tử (Đơn - Lưỡng bội). Thể bào tử và thể giao tử còn khác nhau bởi số lượng nhiễm sắc thể của nhân tế bào. Thể bào tử 2n luôn luôn có số lượng nhiễm sắc thể gấp đôi thể giao tử (n). Điều này là hệ quả của một sự kiện, các bào tử của Rêu luôn luôn là bào tử giảm nhiễm, nguyên tản sợi và thân có lá của Rêu là đơn bội, trong khi đó thể sinh túi của Rêu là lưỡng bội, bởi vì chúng do hợp tử tạo ra, do thụ tinh của giao tử đực (n) và giao tử cái (n). Chu kì phát triển cá thể của Rêu là lưỡng di truyền nghĩa là chúng thuộc về đơn - lưỡng bội (haplodiplophase), trong đó pha n xen kẻ với pha 2n, chứ không phải chỉ có pha lưỡng bội tất yếu, được đặc trưng cho loài, mà còn có pha đơn bội được tách ra từ pha lưỡng bội (hình 2)

Thể giao tử của ngành Rêu

Ở Rêu và đa số ngành Rêu, cây sinh dưỡng có thân và lá hình thành các túi giao tử ([link]). Trên các nguyên tản sợi được tạo ra do sự nẩy mầm của các bào tử giảm nhiễm, sẽ hình thành các chồi rêu có lá [lớp Rêu hoặc Địa tiền có lá (Calobryales, bộ Rêu vảy ...)] hay chỉ hình thành dạng tản (lớp Rêu sừng, Địa tiền tản ...) Đến thời kỳ sinh sản, tất cả chúng đều mang túi giao tử, vì vậy tất cả chúng thuộc về thể giao tử. Ở Rêu, thông thường là các đẳng bào tử thì hình thành thể giao tử lưỡng tính hay đơn tính cùng gốc, hoặc là các đồng bào tử (trong túi bào tử có 50% đồng bào tử đực, 50% đồng bào tử cái) nẩy mầm cho các cây Rêu đơn tính. Ở Rêu cũng có dị bào tử (Macromitrium - Bộ Rêu), nhưng bào tử bé và bào tử lớn ở trong cùng một túi bào tử. Bào tử bé hình thành thể giao tử đực và bào tử lớn nẩy mầm cho thể giao tử cái.

Cây Rêu có túi noãn ngọn và túi noãn bênTúi noãn ở ngọn chồi (Mnium affine) bên trái, túi noãn ở ngọn chồi bên (Hypnum triquetrum) bên phải

Các túi giao tử

Các túi tinh và các túi noãn của Rêu còn là những túi giao tử tiêu biểu. Sự phát triển của chúng, được thực hiện từ một tế bào ở bề mặt và nó trải qua sự phân chia ngang. Tế bào con ở dưới là khởi đầu cho cuống túi giao tử và tế bào bên trên là khởi sinh túi tinh hay bụng túi noãn. Trong cả hai trường hợp, tế bào này phân chia cho ba tế bào vách và một tế bào trung tâm của túi tinh hay túi noãn.

Túi tinh: Trong khi túi tinh đang hình thành, các tế bào phía ngoài vách phân cắt dọc và ngang, từ đó mà hình thành vách một lớp, trong khi đó tế bào trung tâm sinh ra mô sinh tinh mà mỗi tế bào của chúng biến đổi thành giao tử đực ([link]).

Sự hình thành và phát triển túi tinh của loài Calobryum blumei (Jungermanniales)A.- E: Các lát cắt dọc; F và G các lát cắt ngang tương ứng với B và C; H= tinh trùng

- Túi noãn: Sự phân chia các tế bào phía ngoài là khởi đầu cho vách nhiều lớp của bụng túi noãn và một lớp cổ gồm năm tầng, mỗi tầng bốn tế bào. Tế bào bụng phân cắt thành một tế bào ở dưới, khởi đầu cho tế bào noãn cầu và tế bào bụng của rãnh cổ túi noãn và một tế bào bên trên hình thành nhiều tế bào chồng lên nhau của rãnh cổ túi noãn. Kích thước cổ và rãnh túi noãn giảm đều đặn từ Rêu đến Quyết, thực vật Tiền hạt, Hạt trần và tất cả thực vật có túi noãn tiêu biểu. Khi noãn cầu chín, các vách của tế bào rãnh gel hoá. Sự hấp thụ nước từ bên ngoài, làm cổ túi noãn phồng lên và làm tách ra 4 tế bào tầng cuối của cổ túi noãn, vì vậy, để lộ ra lỗ mở, cho phép giao tử đực đi vào thụ tinh với noãn cầu ([link])

 

Sự hình thành và phát triển túi noãn của loài Calobryum blumei ( Jungermanniales)A- E= Các lát cắt dọc; F và G các lát cắt ngang ở cổ và bụng túi noãn

 

Ảnh kính hiển vi trình bày túi noãn của loài Marchantia polymorpha (Marchantiales) ở giữa các sợi bên. Chú ý có bao chung bao xung quanh gốc bụng của túi noãn này.

Sự thụ tinh

Trong quá trình thụ tinh đơn, một giao tử đực và một giao tử cái kết hợp với nhau để hình thành hợp tử. Nếu tinh trùng và noãn cầu được sinh ra từ cùng một cá thể mà kết hợp với nhau thì gọi là tự thụ tinh và được gọi là thụ tinh chéo, nếu cá thể đực cung cấp tinh trùng, cá thể cái sinh ra noãn cầu. Rêu thụ tinh đơn nhờ nước. Chỉ cần có một màng mỏng nước cũng đủ cho tinh trùng bơi lội từ túi tinh đến túi noãn, để thụ tinh với noãn cầu. Quảng đường bơi lội của tinh trùng có thể tương đối dài đối với các loài khác gốc của Rêu. Các cây đực và cây cái không bắt buộc ở cạnh nhau. Nước có vai trò chủ yếu trong sinh sản hữu tính của Rêu, bởi vì nước tham gia vào sự mở của các túi tinh và cổ túi noãn, nhưng cũng là môi trường cần thiết cho sự di chuyển của tinh trùng. Saccharoza là chất hoá học chủ yếu khuyếch tán từ các chất nhầy của cổ túi noãn mở, có vai trò trong sự định hướng cho tinh trùng đến với noãn cầu không có vách xenluloza bao bọc và nhân của tinh trùng kết hợp nhân của noãn cầu (noãn giao), tạo thành hợp tử và nó được bao bọc bởi vách xenluloza và không trải qua pha nghỉ, hợp tử phát triển ngay để thành phôi.

Thể sinh túi của Rêu

Sau khi kết hợp noãn cầu với tinh trùng, hợp tử được hình thành và phát triển ngay ở trong túi noãn, không có pha nghỉ. Phôi phát triển sâu vào đỉnh thân mang lá, vì vậy, phôi kí sinh trên thể giao tử. Phôi phát triển thành thể sinh túi bao gồm chân, cuống mảnh và túi bào tử có đội mũ ([link]).

Thể sinh túi. Thể sinh túi khi đã được cấu tạo đầy đủ như trên, thì sự sinh trưởng của nó dừng lại. Thể sinh túi chính là một trục trần không có lá và được chia ra làm 5 phần kể từ gốc lên ngọn như sau: ([link]).

Thể sinh túi của Rêu trưởng thành và mũ của nóBên trái, thể sinh túi trưởng thành (su=giác mút); p=cuống; ap=mõm; op = nắp, cf= mũ; s=túi mang bào tử ; cl= trụ giữa ) Bên phải chi tiết của túi bào tử cắt dọc (cl=trụ giữa;s= túi mang bào tử, par=mô mềm bao quanh trụ trung tâm với các lỗ hổng (lac); ep=biểu bì; pr = răng của vành lông; op = nắp
  • Chân phôi (giác mút) ghép trên đỉnh ngọn của thân mang lá (bao nhỏ ).
  • Cuống có thể có tế bào dẫn truyền, nhưng không phải là mô dẫn thực sự, không có ống rây.
  • Mấu lồi có thể phân biệt được ít nhiều tuỳ theo các loài, đó là đỉnh cuống phình ra để mang túi bào tử.
  • Túi bào tử
  • Nắp đậy. Túi bào tử và nắp đậy được bao phủ bởi mũ đội, có nguồn gốc từ phần trên của bụng túi noãn.

Túi bào tử ([link]). Kể từ ngoài vào trong, túi bào tử bao gồm:

  • Biểu bì có lỗ khí.
  • Mô mềm diệp lục bao quanh trụ trung tâm, thường có các lỗ khuyết.
  • Mô mềm trung tâm sản sinh ra vòng mô sinh bào tử cấu thành các tế bào mẹ bào tử 2n mà chúng trải qua sự phân bào giảm nhiễm để tạo ra các bào tử; lúc bào tử chín, vòng mô sinh bào tử trở thành một khoang túi bào tử nằm giữa thành túi bào tử và trục trung tâm.
  • Trụ trung tâm là trục bất thụ

Chu trình phát triển cá thể của Rêu lông (Polytrichum)

Trong túi bào tử có hai loại đồng bào tử đực và cái. Đồng bào đực nảy mầm cho nguyên tản sợi đực để hình thành cây Rêu đực, đồng bào tử cái nẩy mầm cho nguyên tản sợi cái để hình thành cây Rêu cái ([link])

Chu trình phát triển cá thể của Rêu lông (Polytrichum)

a. Thể giao tử đực; al. bào tử đực nầy mầm; a2. Nguyên tản sợi đang phát triển; a3. Thể giao tử trước; asz. Phần nguyên tản sợi có lục lạp; T1. Rễ giả; ru. Chồi; a4. Thể giao tử thực đực; a5. Túi tính chứa mô sinh giao tử; a6. Túi tinh chín với các tinh trùng; b. Thể giao tử cái; b1. bào tử cái nầy mầm; b2. mầm nguyên tản sợi; b3. Thể giao tử trước; b4. Thể giao tử thực; b5. Túi noãn với noãn cầu; b6. Túi noãn chín với noãn cầu; c. Hợp tử lưỡng bội bắt đầu phân chia; d,e. phôi phát triển trong túi noãn; f. Thể bào tử (S); f1. Phần cuối của thể giao tử; f2. Phần trục của thể bào tử; f3. Mũ còn non; g,h. Thể bào tử phát triển trong các giai đoạn khác nhau, K = mủ già

 

Câu 2: 

+ Giống nhau:

-        Cq sinh dưỡng: Rễ, thân, lá -> Môi trường sống: ẩm ướt

-        Cách thức sinh sản: Hữu tính, quá trình sinh sản cần nước

+ Khác nhau:

-        Dương xỉ:    Lá non phủ lông trắng, uốn cong

 Lá già duỗi thẳng, phiến lá xẻ thùy hình lông chim

-        Phân biệt rêu và dương xỉ

Rêu: - Rễ giả

- Thân chưa có mạch dẫn

- Lá cấu tạo đơn giản, chỉ có 1 lớp tế bào

- Sống nơi có độ ẩm ướt cao

- Có cây ♂ và cây ♀ riêng

Dương xỉ: - Rễ thật

- Thân có mạch dẫn

- Phiến lá xẻ thùy, hình lông chim

- Sống nơi râm mát, cần ít độ ẩm hơn

- Không có cây ♂ và cây ♀ riêng.

30 tháng 4 2016

Câu 1 :

Cây rêu → Túi bào tử → Bào tử nảy mầm → Cây rêu con → Cây rêu

Câu 2 :

* Giống : Đều có rễ , thân , lá ,có màu xanh .

* Khác :

Rêu : rễ giả , thân , lá  chưa có mạch dẫn , chưa có sự phân nhánh , lá nhỏ , không có gân lá → Cấu tạo đơn giản.

Dương xỉ : Rễ thật , có mạch dẫn , rễ , thân , lá đa dạng , phong phú → Cấu tạo phức tạp.

Câu 3 :

Cây thông  → Nón đực → Túi phấn → Hạt phấn → Tinh trùng →

                                                                                                        → Hợp tử → Hạt → Cây thông.

                  → Nón cái → Lá noãn nở → Noãn → Noãn cầu →

Câu 4 :

Đặc điểm xếp cây thông vào nhóm thực vật hạt trần : Hạt nằm trên lá noãn nở ( hạt trần ).

Câu 5 :

Đặc điểmCây 2 lá mầmCây 1 lá mầm
Kiểu rễRễ cọcRễ chùm
Kiểu gân láGân lá hình mạngGân song song hoặc hình cung
Số cách hoaCó 5 hoặc 4 cánh

Có 6 hoặc 3 cánh

Dạng thânđa dạng ( thân leo ,...)Chủ yếu là thân  cỏ
Số lá mầmPhôi có 2 lá mầmPhôi có 1 lá mầm

Câu 6 :

- Thực vật điều hòa khí hậu.

- Thực vật bảo vệ nguồn nước.

- Thức vật giúp chống lũ lụt , xói mòn,...

- Thực vật làm nhà ở , thức ăn cho động vật .

- Thực vật cung cấp thức ăn , nguyên liệu , dược liệu ,... cho con người.

11 tháng 4 2021

Câu 1:

 

          Cơ quan sinh dưỡng  Cơ quan sinh sản 
 Hạt trần 

- Thuộc nhóm thực vật bậc cao, đã có cấu tạo phức tạp: thân gỗ, có mạch dẫn trong thân.

- Sinh sản bằng hạt nằm lộ trên noãn nên được gọi là hạt trần.

- Chưa có hoa và quả.

 

 Hạt kín 

* Rễ

- Các dạng rễ chính: rễ cọc và rễ chùm.

- Biến dạng của rễ: rễ củ, rễ móc, rễ thở giác mút.

* Thân

- Các dạng thân chính:

+ Thân đứng: thân gỗ thân cột, thân cỏ.

+ Thân leo: thân quấn, tua cuốn.

- Các loại biến dạng của thân: thân củ, thân rễ, thân mọng nước.

* Lá

- Các kiểu gân lá: gân hình mạng, gân song song, gân hình cung.

- Biến dạng của lá: lá biến thành gai, lá biến thành vảy, lá dự trữ, tay móc, tua cuốn.

- Các dạng lá chính: lá đơn, lá kép. 

* Hoa

- Căn cứ vào bộ phận sinh sản chia hoa thành 2 nhóm: hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.

- Cách mọc: hoa mọc đơn độc, hoa mọc thành cụm.

- Màu sắc hoa đa dạng: màu đỏ, màu hồng, màu trắng, ...

- Số nhị của hoa thì khác nhau ở mỗi hoa.

- Cách thụ phấn cho hoa: tự thụ phấn, thụ phấn nhờ côn trùng, thụ phấn nhờ gió, nhờ con người.

* Quả

- Quả được chia thành 2 nhóm:

+ Quả khô: quả khô nẻ và quả khô không nẻ.

+ Quả thịt: quả mọng và quả hạch.

* Hạt

- Hạt nằm trong quả.

- Cách phát tán của hạt: tự phát tán, phát tán nhờ gió, côn trùng.

Câu 2:

 Lớp một lá mầm : Phôi có 1 lá mầm, hầu hết có rễ chùm, thân cỏ. Gân lá có hình cung hoặc song song Lớp hai lá mầm: Phôi có 2 lá mầm,  Hầu hết có rễ cọc, thân gỗ, thân cỏ, thân leo. Gân lá có hình dạng

Đặc điểm chủ yếu để phân biệt lớp Hai lá mầm với lớp Một lá mầm ở số lá mầm của phôi: Cây Hai lá mầm thì phôi có 2 lá mầm, còn cây Một lá mầm thì phôi có 1 lá mầm.
 

Câu 3:

Vai trò của thực vật:

+) đối với thiên nhiên: điều hòa khí hậu, làm ổn định lượng ôxi và cacbonic, giảm ô nhiễm môi trường. giúp giữ đất, chống xói mòn, hạn chế lũ lụt, hạn hán, góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm.
+) đối với động vật: cung cấp thức ăn,ôxi, nơi ở cho động vật.
+) đối với con người: cung cấp lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây lấy gỗ, cây công nghiệp, làm thuốc, làm cảnh.
- tuy nhiên, cũng có 1 số loài thực vật có hại cho sức khỏe con người: cây thuốc lá, cây thuốc phiện, cây cần sa.

Câu 1:

- Hạt trần:

+) Cơ quan sinh dưỡng: Rễ cọc, thân gỗ, lá kim.
+) Cơ quan sinh sản: Nón đực, nón cái, hạt nằm trên lá noãn hở.
- Hạt kín:

+) Cơ quan sinh dưỡng đa dạng: Rễ cọc, rễ chùm, thân gỗ, thân cỏ...; lá đơn, lá kép...
+) Cơ quan sinh sản: Có hoa, quả, hạt; hạt nằm trong quả.

20 tháng 4 2021

câu 1: tính chất đặc trưng nhất của các cây hạt kín là gì?

Tính chất đặc trưng nhất của cây Hạt kín là: có hoa, quả, hạt nằm trong quả (bảo quản hạt tốt hơn).

câu 2: thông là thực vật hạt trần vì ?

Cây thông thuộc ngành Hạt trần vì hạt thông nằm lộ trên các lá noãn hở.

 

20 tháng 4 2021

câu 3:dựa vào đặc điểm chủ yếu nào để phân biệt lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm ?

Đặc điểm chủ yếu để phân biệt lớp Hai lá mầm với lớp Một lá mầm là dựa vào số lá mầm của phôi:

+ Cây Hai lá mầm thì phôi có 2 lá mầm.

+ Cây Một lá mầm thì phôi có 1 lá mầm.

câu 4:trình bày các bậc phân loại thực vật từ cao đến thấp ?

Các bậc phân loại của thực vật từ cao đến thấp:

Ngành- Lớp- Họ- Bộ- Chi- Loài

13 tháng 11 2016

6.Cấu tạo tế bào cơ bản giống nhau gồm:
-Vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định.
-Màng sinh chất bao bọc ngoài chất tế bào.
-Chất tế bào là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp (chứa chất diệp lục ở tế bào thịt lá),…
Tại đây diễn ra các hoạt động sống cơ bản của tế bào:
-Nhân: thường chỉ có một nhân, cấu tạo phức tạp, có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
-Ngoài ra tế bào còn có không bào: chứa dịch tế bào.

 

18 tháng 11 2016

Câu 3:+ Giống nhau
- Đều có biểu bì, thịt vỏ, mạch rây, mạch gỗ và ruột
- Biểu bì, thịt vỏ, ruột đều cấu tạo từ tế bào
+ Khác nhau
* Thân non không có lông hút, còn rễ có lông hút
* Mạch rây và mạch gỗ ở thân non xếp thành vòng bó mạch, trong khi đó mạch rây và mạch gỗ ở rễ xếp xen kẽ nhau

P/s: Bạn hãy xem phần ghi nhớ ở SGK và các hình vẽ, nó sẽ giúp ích cho bạn nhiều đấy

1

Rêu:

+Rễ giả

+Thân chưa có mạch dẫn, chưa có sự phân nhánh

+Lá chưa có mạch dẫn

+Cơ thể Chỉ có dạng đa bào

+Cơ thể đã phân hóa thành thân, là có cấu tạo đơn giản

-Dương xỉ:

+Rễ thật

+Thân có mạch dẫn

+Lá có mạch dẫn

-Tảo:

+Cơ thể có dạng đơn hoặc dạng đa bào

+Cơ thể chưa phân hóa thành rễ, thân, lá

2

Cơ quan sinh dưỡng: Rễ, thân , lá có chức năng nuôI dưỡng cây. Cây xanh có hoa có 2 loại cơ quan: Cơ quan sinh dưỡng gồm thân, rễ, lá thực hiện chức năng sinh dưỡng của cây như: quang hợp, hô hấp, vận chuyển các chất,...

20 tháng 2 2016

1/- Hoa tự thụ phấn: Là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó. Ví dụ: hoa lúa
-Hoa giao phấn: là những hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhụy của hoa khác. Ví dụ hoa bắp (ngô), hoa mướp

Sau thụ tinh : quả do bầu nhụy biến đổi thành, hạt do noãn phát triển thành.
Một số cây khi quả hình thành vẫn còn giữ lại 1 bộ phận của hoa. Ví dụ như phần đài hoa vẫn còn lại trên quả của các loại cây: ổi, hồng, cà chua, ... ; phần đầu nhụy, vòi nhụy cũng được giữ lại ở quả :chuối, ngô, ...

- Phát tán nhờ gió: quả và hạt có cánh hoặc túm lông, nhẹ. VD: quả chò, bồ công anh,v..v.. 
- Phát tán nhờ động vật: quả và hạt có gai móc, là thức an của động vật. VD: quả ổi, quả ớt,v..v.. 
- Tự phát tán: giỏ quả tự nứt, hạt thông ra ngoài. VD: quả chi chi, quả nổ,v..v.. 
*Con người cũng có thể giúp cho quả và hạt phát tán đi rất xa và phát triển khắp nơi.

2/Hạt nảy mầm cần những điều kiện:nhiệt độ, độ ẩm, không khí thích hợp.

 Trong trồng trọt, muốn cho hạt nảy mầm cần phải làm: 

sau khi gieo hạt gặp trời mưa to, nếu đất úng thì phải tháo hết nước ngay

Phải làm đất tơi, xốp trước khi gieo hạt

Trời rét phải phủ rơm, rạ cho hạt đã gieo

Phải gieo hạt đúng thời vụ

Phải bảo quản tốt hạt giống

phải thiết kế thí nghiệm thế nào để chứng minh sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống:

Chọn một số hạt giống tốt : Chắc mẩy, không bị sâu mọt, sứt sẹo cho vào một cốc có lót bông ẩm còn cốc lót bông ẩm khác cho vào các hạt giống xấu như sâu mọt, bị mốc, bị lép, sứt sẹo…để tất cả vào chỗ mát (đủ nước,không khí và nhiệt độ thích hợp). Sau vài ngày thấy cốc có các hạt giống tốt nảy mầm nhiều hơn. Vì vậy: sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống

3/Môi trường sống của tảo: Sống ở nước trong các mương rãnh, ruộng lúa, chỗ nước đọng. Vì tảo chưa có rễ, thân, lá

;chúng không có rễ thân lá thực sự 

 

 

 

6 tháng 4 2016

Câu 1:Các ngành thực vật:

+Nghành rêu:Rêu có cấu tạo đơn giản:đã có thân, lá, chưa có rễ, (rễ ở cây rêu là rễ giả).

+Nghành tảo: 2 loại:

*Tảo xoắn:sống ở nước ngọt, dạng sợi, màu xanh lục, trơn và nhớt, mỗi sợi tảo xoắn gồm các tế bào hình chữ nhật xếp sát nhau.Sinh sản bằng cách đứt sợi hoặc tiếp hợp.

*Tảo rong mơ:sống ở nước mặn, có màu nâu, có dạng giống cây nhưng chưa có cấu tạo rễ, thân, lá. Sinh sản sinh dưỡng hữu tính.

+Nghành dương sỉ:Lá già có cuống dài, có gân lá, lá non cuộn tròn, thân hình trụ có mạch dẫn, rễ thật.

+Nghành hạt trần:Thân gỗ, có màu nâu, xù xì, có mạch dẫn, lá kim, rễ rất phát triển.

+Nghành hạt kín:Thân lá rễ đa dạng.

Câu 2: Do thời xa xưa con người chưa có biết trồng cây họ chỉ biết nhặt hái trái cây trong rừng và ít lâu sau họ đã tự cãi tạo được các loại cây.

            Nguồn gốc cây trồng từ cây dại.

Câu 3: Hạt kín:

-cơ quan sinh sản:

*Hoa, đài, tràng, nhị và nhụy.

-cơ quan sinh dưỡng:

*Thân, lá, rễ.

           Hạt trần:

-cơ quan sinh dưỡng:

*Thân, lá, rễ.

-cơ quan sinh sản:

*nón:nón đực và nón cái.

Câu 4:

-Cung cấp oxi cho các sinh vật hô hấp và tạo ra thức ăn nuôi sống các sinh vật.

-Cung cấp nơi ở cho các động vật.

-Đem lại giá trị kinh tế cao.

Câu 5:

-giúp phân hủy chất hữu cơ thành muối khoáng cho cây sử dụng.

-Góp phần hình thành nên than đá, dầu lửa.

-Được dùng trong đời sống hằng ngày, trong nông nghiệp và công nghiệp.

Câu 6:

-Nấm có ích:nấm hương, nấm sò, nấm linh chi, nấm rơm, nấm mèo,...

-Nấm có hại:nấm von, nấm than ngô, mốc bông, nấm độc đỏ, nấm lim, nấm độc đen,...

Câu 7:-Do ý thức con người đã vì lợi ích riêng cho bản thân mà làm trái phép việc:chặt phá rừng, buôn gỗ lậu,...làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của thực vật trong môi trường(có loại sắp bị tuyệt chủng)

Cần phải làm:

-Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật.

-Hạn chế khai thác bừa bãi các loài thực vật quý hiếm.

-Xây dựng các khu bảo tồn, vườn thực vật, vườn Quốc gia,... để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có loài quý hiếm.

-Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài quý hiếm.

-Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng.

Chúc bạn học giỏi!leuleu

 

12 tháng 4 2016

Có phải là Anh Dũng lớp 6a ko

28 tháng 9 2016

ai biết giúp mk với mk sắp thi r

 

7 tháng 2 2018

jjjjjjjjjjj phao bai di

12 tháng 4 2016

Câu 1:

- Hình dạng: hình xoắn, hình cầu, hình chuỗi,...

-Cấu tạo: cấu tạo đơn giản, chưa có nhân hoàn chỉnh.

-Kích thước: kích thước rất nhỏ, chỉ từ 1 đến vài phần nghìn mm

Câu 2:

- Điều kiện bên ngoài: không khí, độ ẩm, nhiệt độ

- Điều kiện bên trong: chất lượng hạt

- Trong trồng trọt, muốn cho hạt nảy mầm tốt  ta phải làm đất tơi xốp trước khi gieo hạt, chăm sóc hạt đã gieo bằng cách chống úng, chống hạn, chống rét, và phải gieo hạt đúng thời vụ.

Câu 3:

- Là học sinh chúng ta cần làm các việc sau để bảo vệ sự đa dạng thưc vật:

+ Ngăn chặn chặt phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật

+ Tham gia các hoạt động trồng cây gây rừng

+ Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ thực vật

+ Không nên khai thác các loài thực vật quý hiếm

...

Câu 4:

Giống nhau: đều là thực vật Hạt kín

Khác nhau:

Đặc điểmLớp hai lá mầm (cây hai lá mầm)Lớp một lá mầm ( cây một lá mầm)

Kiểu rễ

Rễ cọcRễ chùm
Kiểu gân láGân hình mạngGân song song hoặc hình cung
Số lá mầm2 lá mầm1 lá mầm
Số cánh hoa5 cánh hoa6 cánh hoa
Dạng thânThân gỗ, thân cỏ,..Thân cột, thân cỏ,...
Ví dụBưởi, đậu, xoài, mận, ổi,...Lúa, ngô, cau, dừa, kê,...

 Chúc các bạn học tốt hihi

11 tháng 4 2016

câu 1:Hình dạng, kích thước và cấu tạo của vi khuẩn
Hình dạng: 
+ Hình cầu ( cầu khuẩn)
+ Hình que ( trực khuẩn)
+ Hình dấu phẩy ( phẩy khuẩn)
+ Hình xoắn ( xoắn khuẩn)…
Kích thước: rất nhỏ
- Cấu tạo: tế bào gồm vách tế bào, chất tế bào, chưa có nhân hoàn chỉnh