K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 1 2019

Mùa thu, là mùa của sự chia ly. Năm ấy, khi thu sang cũng là khi bà tôi ra đi. Trong tôi khi ấy, sự tiếc nuối cùng nỗi buồn ly biệt làm nước mắt cứ trào mãi không thôi. Tôi rất hối hận vì đã làm bà buồn . Nhưng bà đi rồi, làm sao xin lỗi đây? Giờ đây, mỗi khi đứng trước bàn thờ bà, tôi chỉ biết âm thầm xin lỗi và hứa với bà sẽ cố gắng chăm ngoan để trên ấy bà không buồn nữa, tự hào hơn về người cháu thân yêu

14 tháng 1 2019

Đã lâu rồi, tôi mới cùng gia đình về thăm ngôi làng xưa. Cái làng đã nuôi cha mẹ chúng tôi đến lúc trưởng thành, đã gắn bó biết bao kỉ niệm tươi đẹp của ông và cháu, là nơi chứa đựng tuổi thơ trong sáng, đẹp đẽ của tôi trong vòng tay tràn đầy tình thương của ông bà. Nay những hình ảnh ấy đã quá xa vời đối với tôi, nhưng bao nhiêu kí ức thuở ấy vẫn còn ùa về trong tôi 1 cách sâu đậm. Nay về làng, tôi thắp nén hương lên bàn thờ ông. Ông ra đi để lại cho gia đình và họ hàng sự tiếc thương vô hạn...Tôi nhớ như in cái ngày hôm ấy, ba mẹ tôi còn cực khổ, bữa cơm trong nhà chẳng bao giờ được đầy đủ. Cha mẹ tôi đành gửi tôi về quê sống với ông bà để có thời giờ đi làm thuê, làm mướn. Ngày đầu gặp ông bà mà cứ ngỡ là người lạ, cứ khóc ré lên. Sau rồi, ông tôi mới ẵm tôi đi vòng quanh cái vườn nho nhỏ, tự tay ông trồng rất nhiều loại cây.Cứ vậy, tôi lớn dần trong sự dạy dỗ, chăm sóc chu đáo của ông và bà. Tuổi thơ tôi ngày một lớn dần trong những kỉ niệm vui và đáng nhớ, ấy là khi tôi cùng ông thả diều trên cách đồng cỏ, là khi tôi được ông bế lên lưng trâu, khi tôi được ông chỉ cho tên của từng loại cây ông vun trồng,...Kỉ niệm đáng nhớ nhất trong tôi là khi tôi cùng ông vun trồng cây xoài cát, bây giờ đã thành 1 cái cây to cao, rộng lớn, phủ bóng mát cả 1 góc vườn. Xoài rất ngọt, ngọt như tình yêu của ông dành cho con cháu vậy! Ngày cha mẹ đón tôi về ở cùng, cũng là lúc tôi sắp rời xa mái trường mầm non bước vào ngôi trường mới lạ, chẳng có bạn bè như ở làng, chẳng có trò rồng rắn lên mây nữa,.. Tôi lại nhớ về ông, nhớ về kỉ niệm thời thơ ấu,... Lúc ông bệnh nặng, gia đình tôi vội vàng thu xếp công việc để về quê, nhưng cả nhà chưa về đến làng thì hay tin cô út báo:" Ông đã mất rồi..." trong tiếng khóc nức nở, lúc ấy tôi chẳng thể nào kìm được nước mắt,... Ông đi xa rồi nhưng trong tâm trí của tôi luôn có hình bóng quen thuộc như đang dõi theo tôi trong cả cuộc đời là người ông đôn hậu, luôn yêu thương con, cháu.

Bài mik tự làm, có sai sót gì mong bạn thông cảm!!

16 tháng 6 2021

Tham khảo nha em:

Với mỗi chúng ta, ngày đầu tiên đi học có lẽ là khoảnh khắc chẳng thể nào quên trong kí ức tuổi thơ. Với em ngày đó vừa trang trọng, đánh dấu sự  trưởng thành của mỗi người nhưng cũng đầy háo hức, thú vị khi có thêm bạn mới, thầy cô mới. Buổi sáng hôm đó, em thay bộ quần áo mới tinh tươm có gắn phù hiệu của trường đầy trang nghiêm bên cánh tay trái, điều đó như nhắc nhở em phải luôn cố gắng học tập để xứng đáng với ngôi trường thân yêu. Theo bước chân mẹ, em tới trường trong niềm hân hoan, ngôi trường hôm nay nay rực rỡ cờ hoa. Xung quanh em là rất nhiều bạn nhỏ đang ríu rít hỏi nhau về tên gọi hay tên lớp để cùng nhau làm quen. Trên các lớp học, những dãy bàn được xếp ngay ngắn cùng với bảng đen sạch sẽ, sẵn sàng chào đón chúng em trong một năm học mới. Tiếng trống trường dồn dập, thúc giục chúng em về đứng theo hàng của lớp mình và buổi lễ khai giảng diễn ra trong không khí trang nghiêm. Sau đó, chúng em vào lớp và cô giáo chủ nhiệm chào đón chúng em từ khung cửa gắn biển chữ trang trọng: lớp 1A2. Nụ cười hiền hòa, ấm áp của cô và sự gần gũi của bạn bè khiến em cảm thấy thêm yêu ngôi nhà thứ hai thân thiết sẽ cùng em gắn bó . Những kỉ niệm về ngày khai trường đầu tiên mãi là những kỉ niệm ngọt ngào và đáng nhớ trong em

16 tháng 6 2021

Tham Khảo:

Đã hơn hai năm trôi qua rồi mà hình ảnh buổi tựu trường đầu tiên không phai mờ trong kí ức của em. Sáng hôm ấy, mẹ gọi em dậy sớm. Sau khi tập thể dục và vệ sinh các nhân xong, em ra ăn sáng. Trong lòng em thấy rất phấn khởi và rất vui xen lẫn vào đó hơi có sự lo lắng, sợ hãi. Lần đầu tiên mặc bộ đồng phục của trường, em thấy mình lớn hẳn lên. Vào đúng 7 giờ, mẹ đưa em đến trường. Trường của em là trường Tiểu học Cát Linh. Đến trường, em thấy trường rất đông vui. Em thấy có bạn cầm cờ, cầm hoa. Ở trường tiểu học em thấy nhiều bạn hơn, nhiều cây hơn. Lúc đó mẹ em đưa em đến lớp 1G, lúc sau mẹ đi ra. Em thấy rất sợ, đúng lúc đó cô giáo ra vỗ về và an ủi em. Buổi chiều, tan học, mẹ lại đón em về nhà, em khoanh tay chào cô và ra về cùng mẹ. Buổi tựu trường của em là vậy đó.

25 tháng 11 2017

viết về bà

25 tháng 11 2017

“Lại đây con ơi, nhanh lên,  lại đây bà quạt cho nào. Đi đâu về mà mồ hôi mồ

kê vã ra như tắm thế… !”. Câu nói ấy có lẽ chẳng bao giờ tôi được nghe từ người

bà thân yêu của mình nữa. Bố mẹ tôi đi làm xa. Để tôi lại cho bà nội nuôi. Có lẽ

bởi vì thiếu vắng tình yêu thương của bố mẹ nên tất cả tình cảm tôi đều dành cho

bà hết, và bà cũng vậy, cũng dành hết tình yêu thương cho đứa cháu bé bỏng,

đáng thương của mình.

     Bà nuôi tôi đến lúc tôi mười hai tuổi thì bà mất. Lúc ấy, tôi hoàn toàn suy sụp

về mặt tinh thần, nhưng may sao, mẹ đã để hết lại công việc cho bố mà về nhà

chăm sóc tôi. Mặc dù đã có mẹ ở bên cạnh nhưng hình ảnh của bà trong tâm trí

tôi vẫn lấp lánh như một vì sao sáng trong đêm tối, một vì sao mà suốt cả cuộc

đời này có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên được. Tôi còn nhớ rất rõ, có một lần, tôi

lỡ tay làm vỡ cái chén mà bà rất quý, những tưởng bà sẽ đánh tôi, nhưng trái lại

với suy nghĩ của tôi, bà chỉ nhẹ nhàng nói : “ Lần sau con nhớ chú ý hơn nhé !

Thôi, cứ để những mảnh vỡ này bà dọn cho, con “sờ” vào rồi lại chảy máu ra thì

khổ lắm ! ” Thay vì làm chảy máu tay tôi, nó đã khứa vào người thu dọn là bà !

Lúc ấy, tôi lo lắm, vội đi tìm bông băng định băng lại cho bà. Nhưng, bà bảo bà

sống nghèo khổ quen rồi, không cần dùng đến bông băng làm gì cho “rách việc”.

Thế rồi, bà xé một mảnh vải trên chiếc áo đã rách dở của mình và nhờ tôi băng

lại. Chạm vào bàn tay thô ráp của bà, tự nhiên sao tôi thấy chạnh lòng, rồi bất

chợt, tôi òa khóc như hồi còn bé tí vậy. Bà cũng khóc, hai bà cháu ôm chặt nhau,

khóc như mưa… ! Tôi thích nhất là những lúc được cùng bà sàng gạo, nhặt củi.

Ngoài những lúc đi học ra, tôi quanh quẩn bên bà suốt ngày không rời. Lúc nào

nhìn thấy tôi, bà cũng giục tôi ngồi vào bàn học. Còn tôi thì cứ khất lần hết lúc

này qua lúc khác .Nói là nói thế thôi chứ thực ra, bà cũng nghiêm nghị lắm. Có

nhiều lúc, tôi không chịu học, bà bắt tôi ngồi vào học bài cho bằng được, bà bảo :

“ Con à, ngày xưa ông bà cố nghèo lắm, không có tiền để cho bà đi học... Mặc

dù vậy, bà vẫn mơ ước được một lần đến trường- được học hành như chúng bạn.!

Đời bà tăm tối, nghèo khổ, đã không được học rồi. Bây giờ, con phải cố gắng học

, học cho con và cả cho bà nữa nhé ! ” Nghe bà nói vậy, tôi lại tự nhủ rằng phải

học thật tốt, thật giỏi để không phụ lòng mong đợi của bà.  

   Mặc dù, giờ bà đã đi xa, nhưng tôi vẫn còn nhớ mãi những buổi chiều ngày

ấy... Những buổi chiều với bộ quần áo nâu, đỏ đất, cầm trên tay gói bỏng nóng,

bà kiên nhẫn chờ đợi tôi ở cổng trường. Mặc dù rất thích món quà của bà nhưng

tôi lại thường xuyên bị bạn bè chế giễu : “ Này, lớn thế rồi mà còn nhõng nhẽo,

lêu lêu, xấu hổ quá ! ” Rất tức, nhưng để vui lòng bà, tôi vẫn phải nhận. Nhưng

rồi, một hôm, vì không thể chịu nổi những lời chế giễu, châm chọc đáng ghét của

đám bạn, tôi thẳng tay vứt luôn gói bỏng  xuống  cống nước gần đó. Thấy vậy

nhưng bà chẳng nói gì. Đến tối, sau khi dọn cơm cho tôi ăn, bà lẳng lặng ra sau

vườn. Thấy lạ, tôi bèn mon men đi theo xem có chuyện gì không... Trong bóng

tối, dưới ánh trăng sáng, tôi thấy rõ mồn một hai hàng nước mắt lăn dài trên gò

má nhăn nheo của bà... Không thể chịu nổi nữa, tôi chạy lại bên bà ! Thấy

động,

bà vôi vàng vén áo lau nước mắt, làm như không có chuyện gì. Nhưng không, tôi

đã biết hết, bà buồn vì chuyện chiều nay... Tôi ôm lấy bà, xúc động, nghẹn ngào

trong nước mắt, tôi nói : “ Bà ơi, con xin lỗi bà nhiều lắm, từ nay con sẽ không

làm như vậy nữa, bà tha lỗi cho con, bà nhé ! .” Nghe tôi nói vậy, bà mỉm cười :

“ Không sao đâu con à, bà không buồn đâu, bà yêu con nhất mà, yên tâm đi”.

Nói rồi, bà xoa đầu tôi, hai bà cháu tựa đầu vào nhau, cùng nhau nghe tiếng rả

rích râm ran của côn trùng trong đêm, ngắm trăng tròn và sáng !...  

         Một trong những kỷ niệm mà tôi còn nhớ đến nay, đó là những câu chuyện

cổ tích mà bà kể. Một buổi chiều, bà thì nằm trên chiếc chõng tre, tôi ngồi bên

cạnh bà, nghe bà kể chuyện. Những câu chuyện như : Thạch Sanh, Tám Cám,

Thỏ và Rùa ...đều được giọng kể của bà miêu tả lại một cách rất sinh động... Bất

chợt, bà dừng lại, bà nói : “ Sau này, bà ước gì cháu của bà có công ăn việc làm

đàng hoàng, đi làm kiếm được nhiều tiền, xây cho bà một ngôi nhà thật lớn. À mà

không biết lúc ấy bà có còn sống để mà xem con trưởng thành hay không nữa…

Tôi ngắt lời bà : “ Bà ơi, bà đừng lo, sau này cháu sẽ đi làm, đi làm kiếm được

thật là nhiều tiền, sẽ xây cho bà một ngôi nhà thật là lớn, có một cái hồ nước

rộng với hai con ngỗng trắng- loài vật mà bà vẫn thích nhất đấy, bên cạnh là một

chiếc võng đu màu nâu gỗ lá để hai bà cháu mình ngồi bên nhau, bà nhé... !

gật đầu không nói gì, chỉ mỉm cười khe khẽ, và… tôi gối đầu vào lòng bà, bà ru

tôi ngủ :  

                         “ À ơi… Con ong làm mật yêu hoa

                 Có cá bơi yêu nước…a…a… con chim ca yêu trời…

Dưới mái hiên, một đôi mèo tam thể nằm gọn vào lòng nhau, chúng riu riu ngủ

dưới những tia nắng và gió nhẹ đôi lúc khẽ thoảng qua...  

        Chừng vài tháng sau thì bà mất... Cuộc đời của bà bên tôi đẹp lặng lẽ như

thế đấy, suốt đời bà chỉ biết lo lắng, tần tảo chăm sóc từng li từng tí cho tôi. Mặc

dù mẹ cũng rất thương yêu, chăm sóc, lo lắng cho tôi như chính bà vậy, nhưng,

không hiểu vì sao trái tim tôi vẫn cảm thấy trống vắng đến lạ, trống vắng một

hình ảnh người bà cùng với những kỷ niệm, ký ức đẹp của một thời tuổi thơ

 

 

7 tháng 1 2022
Bài tham khảo

   Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Đó là  một hồn thơ trẻ trung, sôi nổi, nhưng cũng rất chân thành, đằm thắm và tha thiết. “Tiếng gà trưa” là bài thơ xuất sắc của Xuân Quỳnh viết về tình cảm bà cháu. Đặc biệt, khổ thơ đầu tiên đã cho người đọc thấy được sự tinh tế trong nét bút của Xuân Quỳnh:

                               “Trên đường hành quân xa

                                 Dừng chân bên xóm nhỏ

                                 Tiếng gà ai nhảy ổ

                                 Cục …cục tác cục ta

                                 Nghe xao động nắng trưa

 

                                 Nghe bàn chân đỡ mỏi

                                 Nghe gọi về tuổi thơ”

 

Cảm nhận của em về khổ thơ đầu của bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh

   Trong vô vàn âm thanh khác nhau của cuộc sống, người chiến sĩ chú ý đến âm thanh của tiếng gà bởi đây là âm thanh rất quen thuộc, gần gũi của làng quê, như dự báo cho những điều tốt lành. Người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà trong một hoàn cảnh đặc biệt. Trên đường hành quân, khi dừng chân bên một xóm nhỏ thanh bình, người chiến sĩ đã nghe thấy tiếng gà “nhảy ổ”. Âm thanh tiếng gà được tác giả ghi lại hết sức tự nhiên, chân thực: “Cục…cục tác cục ta”. Giọng thơ nhẹ nhàng, bâng khuâng. Tiếng gà nhảy ổ đã trở thành tiếng quê hương, tiếng hậu phương như chào đón, như vẫy gọi  người chiến sĩ, khơi gợi biết bao kỉ niệm tuổi thơ:


 

2 tháng 4 2022

Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Dù là vị lãnh tụ vĩ đại nhưng Bác vẫn luôn giữ nếp sống giản dị, gần gũi, khiêm tốn. Trong đời sống sinh hoạt, bữa cơm của Bác chỉ vài ba món giản đơn, cái bát ăn xong bao giờ cũng sạch. Nhà sàn của Bác chỉ vài ba phòng và xung quanh trồng nhiều hoa cỏ, một cuộc sống tao nhã và hòa mình với thiên nhiên. Bác chọn một cuộc sống giản đơn, không cầu kì, xa hoa. Trong mối quan hệ với mọi người cũng vậy, Bác không chọn cách nói và lối viết cầu kì, hoa mĩ mà vô cùng giản dị để quần chúng nhân dân hiểu được, làm được. Càng giản dị bao nhiêu, Người càng gần gũi và hiểu được cuộc sống khổ cực của nhân dân bấy nhiêu. Lối sống giản dị ấy cũng là lối sống của cả dân tộc trong những ngày đất nước còn gặp nhiều khó khăn, kháng chiến còn gian khổ. Bởi vậy, mà Bác luôn dành được tình cảm yêu quý của muôn dân. Tuy đời sống giản dị, thanh bạch nhưng tâm hồn Người luôn sôi nổi, phong phú, Bác còn là thi sĩ với nhiều vần thơ hay và tình cảm cao đẹp dành trọn cho non sông đất nước. Bài học về sự giản dị của Bác là tấm gương sáng để mỗi chúng ta học hỏi và noi theo.

2 tháng 4 2022

câu bị động và trạng ngữ bạn bôi đen đk ạ

1 tháng 10 2016

Hôm nay là ngày cô giáo trả bài kiểm tra ngữ văn 1 tiết, lòng tôi hồi hộplo lắng không biết mình được mấy điểm, có bị điểm kém hay không. Cô đi xuống lớp và phát bài, tôi nhìn xung quanh, có bạn thì vui vẻ nhưng cũng có bạn thì mặt buồn buồn, có vẻ như bị điểm kém. Cuối cùng cô cũng đã phát đến bài của tôi, tôi nhìn vào bài kiểm tra rồi sung sướng vì tôi đã được điểm 10. Cả lớp chỉ có vài bạn được 10 và được cô khen nên tôi thấy khá tự hào về mình. Tôi sẽ học tốt hơn nữa dể có thêm nhiều điểm 10 hơn nữa.

1 tháng 10 2016

....điểm kém hay không thiếu dấu chấm hỏi bạn

7 tháng 10 2019

Thân phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến là một đề tài được rất nhiều nhà thơ, nhà văn lựa chọn làm đề tài sáng tác của mình. Qua các tác phẩm ấy, trước mắt chúng ta hiện lên hình ảnh những con người với vẻ ngoài xinh đẹp, cũng như nhân cách cao đẹp, thế nhưng số phận lại bị phụ thuộc vào rất nhiều người khác. Sự bó buộc của xã hội phong kiến, sự tàn ác của những thế lực đen tối đã khiến cho cuộc đời của họ đầy những chông gai, sóng gió. Nhưng dù khó khăn đến đâu, ở họ vẫn luôn ánh lên một vẻ đẹp của nhân cách, của tình yêu thương, của niềm lạc quan, niềm tin vào cuộc sống.

phunuvietnamngayxua

Người phụ nữ thuở xưa, thường không được tự làm chủ cuộc sống của mình. Quan niệm “tam tòng, tứ đức” khiến cho họ từ khi sinh ra cho đến khi từ rã cuộc sống, luôn phải sống, phải lo lắng, hi sinh cho rất nhiều người khác. Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ tiêu biểu, và dĩ nhiên, những lời thơ của bà cũng là những lời bộc bạch, những lời lên tiếng bảo vệ cho người phụ nữ Việt Nam thuở xưa:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son…”
Họ là những người đẹp về cả ngoại hình  và tâm hồn. Đầu tiên, đó là những người con gái trong trắng, xinh đẹp. Thế nhưng, họ cũng giống như hình ảnh của viên bánh trôi nước. Cuộc sống của họ phụ thuộc vào quá nhiều điều, quá nhiều người. Họ không có quyền tự quyết định cuộc sống của mình. Chỉ có một thứ họ có thể tự quyết định, đó là, dù cho khó khăn đến đâu, vất vả đến đâu, họ vẫn quyết tâm giữ tấm lòng son sắt, thủy chung của mình. Chính Hồ Xuân Hương cũng phải tức giận mà thốt lên rằng:

“Giá đây đổi phận làm trai được

Thì sự anh hùng há bấy nhiêu?”
Họ là phái yếu, nhưng họ cũng có khả năng làm được những điều mà nam giới làm. Thế nhưng xã hội không cho phép. Có mấy ai dám ngông ngênh nói như Hồ Xuân Hương. Không nói đến văn hay, nhiều người còn quan niệm con gái không cần đi học, không cần biết chữ. Vậy thì họ làm sao có thể làm chủ được số mệnh của mình?
Tuy vậy, sống trong hoàn cảnh nghèo khó, nhưng họ vẫn là những người phụ nữ thương chồng, thương con, biết chăm lo, vun vén cho cuộc sống gia đình. Họ vất vả, tảo tần những không một lời oán thán. Tú Xương – một nhà thơ rất bất mãn với tình cảnh đất nước lúc bấy giờ, cũng như với những gò bó của xã hội phong kiến, đã lên tiếng “bênh vợ”, cũng như bênh cho cả một xã hội phụ nữ không được lên tiếng, không được bảo vệ:

“ Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng”

Xã hội phong kiến bất công, xã hội mà con người trở thành nô lệ của đồng tiền, khiến cho người phụ nữ phải vất vả, tần tảo đi chợ sớm hôm nuôi chồng, nuôi con. Thế nhưng họ coi đó là niềm vui, niềm hạnh phúc chứ không phải là gánh nặng. Ta bỗng nhớ đến hình ảnh mẹ cò trong câu ca dao của ông cha ta thuở trước:

“Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao”

Họ là những người giàu đức hi sinh. Dù có gian khổ đến mấy nhưng họ không một lời oán trách.

Thế nhưng, có mấy người thương vợ được như Tú Xương. Thuở xưa, chế độ đa thê vô cùng phổ biến. Một người phụ nữ có thể phải chịu làm lẽ cho một gia đình giàu có nào đó. Họ phải chịu sự ghen ghét của người vợ cả và những người vợ lẽ khác. Cuộc sống chung chồng ấy, thật vô cùng cực khổ. Hồ Xuân Hương đã phải thốt lên rằng: “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung!”. Nhưng bà cũng không tránh khỏi guồng quay của số phận, cũng phải đi làm vợ lẽ người ta, chỉ có thể hưởng một hạnh phúc không trọn vẹn. Sự ngang tàng, bướng bỉnh, vùng lên của bà, cũng chỉ là một hạt cát giữa sa mạc.

Đại thi hào Nguyễn Du đã từng viết:
“Thương thay thân phận đàn bà

Dù rằng bạc mệnh vẫn là lời chung”

Đó là những đau khổ mà người phụ nữ trong thời đại phong kiến. Họ đẹp, đẹp cả về ngoại hình và nhân cách. Thế nhưng cuộc sống của họ không do họ làm chủ, phải sống kiếp sống lênh đênh, trôi dạt, không định trước được tương lai của mình. Tuy nhiên, họ vẫn vượt lên nhưng đau đớn, tủi nhục ấy, để kiếm tìm hạnh phúc cho mình.

   Hồ Xuân Hương là một hiện tượng đặc biệt trong văn học Việt Nam được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm”. Thơ của bà rất độc đáo với phong cách thơ châm biếm sâu cay đồng thời cũng rất giản dị, mộc mạc trong hình ảnh. “Bánh trôi nước” là một bài thơ như vậy. Nhà thơ mượn hình ảnh nhỏ bé của chiếc bánh trôi nước đê nói lên thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, một xã hội không bình đẳng đầy áp bức bất công.

Tác giả mở đầu bài thơ bằng mô tip ca dao quen thuộc:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

“Thân em…” là mở mở đầu của biết bao câu ca dao nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Ở đây, trong hoàn cảnh cụ thể của bài thơ, “thân em” được ví với chiếc bánh trôi nước “vừa trắng lại vừa tròn”. Tác giả mượn hình ảnh mộc mạc của chiếc bánh trôi nước nhỏ bé để nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ. Họ không chỉ có vẻ đẹp về hình thức mà còn trắng trong trong tâm hồn và trịa về nhân phẩm. Chỉ qua một câu thơ thôi tác giả đã cho ta thấy được đánh giá cũng như quan điểm của mình về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ.

Câu thơ tiếp theo:

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Hình ảnh người phụ nữ hoàn hảo như thế nhưng số phận họ ra sao? “Ba chìm bảy nổi” ở đây là một hình ảnh được tác giả vận dụng rất hay, rất hợp lí để nói về số phận của những người phụ nữ. Trong xã hội cũ, họ chẳng là gì cả, không được tự quyết định về số phận của mình, chỉ biết sống vì người khác theo quan niệm tam tòng tứ đức. Cuộc sống của họ lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước vậy.

Cảm nghĩ về bài “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương

Cảm nghĩ về bài “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương

Ở câu thơ thứ ba:

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Ở đây tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ rất tài tình. Nó nói lên sự phụ thuộc của người phụ nữ. Dù số phận có ra sao người phụ nữ cũng phải cam chịu không được phản kháng, không được tự định đoạt. Đó là một đạo lí rất vô lí trong xã hội cũ, nhằm trói buộc những người phụ nữ chân yếu tay mềm.

Câu thơ cuối

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Dù phải chịu bao bất công nhưng ở câu thơ vẫn ngời sáng lên nét đẹp của người phụ nữ, một nét đẹp tươi sáng thuần hậu của phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy quả quyết mang nét tự hào nói lên tấm lòng son sắt của bao thế hệ phụ nữ Việt, là tiếng chuông cảnh tỉnh những người đàn ông để họ đừng đánh mất đi những giá trị quý báu này.

Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài thơ biểu hiện lòng thương cảm và niềm tự hào với số phận người phụ nữ đồng thời lên án xã hội cũ đầy bất công.

#Châu's ngốc

7 tháng 10 2019

hay nhưng dài quá! châu ngốc! bạn lm ngắn thôi, đoạn văn thôi mà