K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 10 2021

cứu vớiii

 

13 tháng 10 2021

 - Cuộc sống của người nông dân trong xã hội cũ:

   + Nghèo khổ, cơ cực,...

   + Bị áp bức bóc lột đủ điều.

 - Tính cách đáng quý của người nông dân trong xã hội cũ:

    + Giàu lòng tự tọng.

    + Trong sạch, lương thiện và đầy tình yêu thương.

    + Họ luôn sẵn sàng phản kháng lại những áp bức bất công.

19 tháng 10 2021

Bạn tham khảo nha:

   Đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc là một trong những tác phẩm phản ánh rõ nhất về cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ. Họ là người sống khổ cực vì bị áp bức bóc lột nặng nề, phải chịu sưu cao thuế nặng. Cuộc sống của họ lâm vào cảnh bần cùng, bế tắc. Tuy vậy, họ có những phẩm chất đáng quý là trong sạch, lương thiện, giàu tình thương yêu. Họ quyết liệt phản kháng hoặc thậm chí dám chọn cái chết để giữ gìn phẩm chất trong sạch của mình. Điều đó cho ta thấy: người nông dân trong xã hội cũ có một sức mạnh tiềm tàng, họ không giàu có về vật chất nhưng có giàu về tình cảm, sáng ngời phẩm chất cao quý.

23 tháng 5 2017

- Cai lệ là nhân vật hống hách, nhẫn tâm, luôn ra oai. Trong hội thoại hắn thường xuyên cướp lời người khác:

    + Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp sưu mau.

    + Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước dám mở mồm ra khất!

  - Người nhà lý trưởng nịnh bợ, khúm núm đối với cai lệ nhưng lên mặt với chị Dậu:

    + Anh ta lại sắp phải gió như đêm qua đấy!

    + Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? Đấy! Chị hãy nói với ông cai để ông ấy ra đình kêu với quan cho.

  - Anh Dậu nhân vật luôn sợ sệt, ngại va chạm, tránh xô xát với người khác:

    + U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta phải tù phải tội.

  - Nhân vật chị Dậu thương yêu chồng con, đảm đang nhưng khi cần thiết, tính cách của chị trở nên dứt khoát, mạnh mẽ:

    + Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!

    + Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

    + Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!

7 tháng 11 2021

giúp mình với mai mình phải nộp rồi :<

7 tháng 11 2021

2.Văn bản"Tức nước vỡ bờ" :

  - Sự thay đổi trong cách xưng hô của chị Dậu là :

     + Xưng hô lịch sự " gọi ông,xưng cháu";vị trí kẻ bề dưới nói với kẻ bề trên tỏ ý tô trọng 

     + Xưng hô"ông-tôi":vị trí ngang hàng , không chịu nhẫn nhục , thái độ hiên ngang

     + Xưng hô "bố-mày": khẳng định tư thế đứng trên đầu kẻ thù sẵn sàng phản kháng , đánh bại đối phương đồng thời thể hiện sự khinh bỉ, tức giận tột cùng. 

3.Văn bản"Lão Hạc" :

   Câu 1:

       -Nguyên nhân cái chết của Lão Hạc là:

          + Vì tình cảnh đói khổ , túng quẫn phải lựa chọn cái chết như sự giải thoát bất đắc dĩ.

          +Tấm lòng yêu thương con thầm lặng mà cao cả cùng với lòng tự trọng lớn lao không cho phép Lão sống một cuộc đời như vậy.

      - Ý nghĩa cái chết của Lão Hạc:

          + Cái chết bằng bã chó như là một lời xin lỗi của lão đối với những việc đã làm với cậu Vàng.

          +Bộc lộ rõ sự khốn khổ,bế tắc của người nông dân trước CM tháng 8 năm 1945 , thể hiện nên bộ mặt tàn ác bất nhân của chế độ thực dân nửa pk đương thời từ đó tố cáo và lên án sự xấu xa, độc ác của xã hội cũ

        + Cái chết cũng là hành động của lòng tự trọng "thà chết vinh còn hơn sống nhục", tình yêu thương dành cho con trai của lão Hạc.

       + Cái chết làm ai cũng phải thương cảm và tiếp thêm niềm tin, hi vọng rằng trên đời vẫn còn có cái thiện.

  Câu 2:

   -"Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn":

       + Hiểu lầm nhân cách của lão Hạc, cảm thấy ngỡ ngàng và thất vọng. 

      + Buồn vì dòng đời xô đẩy khiến người lương thiện như lão Hạc cx biến chất, đổi trắng thay đen trở thành phường trộm cắp như Binh Tư.

  -"Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn":

      + Vẫn còn hi vọng và niềm tin về phẩm cách cao quý tiềm tàng của con người thông qua hình ảnh lão Hạc lựa chọn cái chết để giữ lại bản tính thiện lương, lòng tự trọng,

   -"Nhưng vẫn đáng buồn theo một nghĩa khác":

      + Cảm thấy xót xa, thương tiếc vì hoàn cảnh khốn khổ khiến một người tốt như lão Hạc phải đến bước đường cùng là lựa chọn cái chết như một sự giải thoát.

8 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Qua đoạn trích tức nước vỡ bờ (trích tắt đèn của Ngô Tất Tố ) và truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao ta thấy hiện lên một bức tranh về những người nông dân sống trong trong xã hội thưc dân nửa phong kiến . Họ là những con người lao động nghèo khổ , bị đẩy vào con đường bế tắc nhưng vẫn ngời sáng lên những phẩm chất tốt đẹp.Trước cách mạng tháng Tám, những người nông dân thấp cổ bé họng gần như rơi vào tuyệt vọng bởi sự chà đạp bất công của những tên "cai trị" hống hách, ngang ngược, lộng hành, vô nhân tính thêm vào đó là một xã hội tù đọng, đẩy tình cảnh của những người nông dân nghèo rơi vào bế tắc.Tuy vậy, họ có những phẩm chất đáng quý là trong sạch, lương thiện, giàu tình thương yêu. Họ quyết liệt phản kháng hoặc thậm chí dám chọn cái chết để giữ gìn phẩm chất trong sạch của mình. Điều đó cho thấy: người nông dân trong xã hội cũ tiềm tàng một sức mạnh của tình cảm, một sức mạnh phản kháng chống lại áp bức, bất công.

8 tháng 10 2021

Tham khảo:

Trước cách mạng tháng Tám, số phận của người nông dân gặp nhiều đau khổ bất hạnh. Hình ảnh chị Dậu đã cho chúng ta cái nhìn rõ nhất về sự bóc lột tàn nhẫn. Chị Dậu có một số phận điêu đứng, nghèo khổ bị bóc lột đến tận xương tủy. Vì thiếu sưu của chồng và cả người em chồng đã chết nên chị phải bán đi đứa con của mình. Thấy việc gì thì làm việc đấy, nắng thì cố mà làm mưa thì cũng phải cố. Họ đã làm gì mà để rơi vào hoàn cảnh khốn khổ đến vậy? Tất cả là do xã hội cũ hành hạ. Thật đáng thương cho những con người số phận ấy.

Câu 1: Qua hai văn bản Tức nước vỡ bờ và Lão Hạc, em hãy nêu những suy nghĩ, nhận xét của mình về cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ?Câu 2: CHO ĐOẠN VĂN:“… Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc …”a) “Lão” ở đây là ai? Nêu xuất xứ của đoạn văn...
Đọc tiếp

Câu 1: Qua hai văn bản Tức nước vỡ bờ và Lão Hạc, em hãy nêu những suy nghĩ, nhận xét của mình về cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ?

Câu 2: CHO ĐOẠN VĂN:

“… Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc …”

a) “Lão” ở đây là ai? Nêu xuất xứ của đoạn văn trên?

b) Nhân vật “lão” ở đây khóc vì lí do gì? Qua giọt nước mắt ấy ta hiểu thêm được gì về con người ấy ?

c) Liệt kê các từ tượng thanh, tượng hình trong đoạn văn và phân tích tác dụng của chúng (cùng với những từ ngữ giàu sức gợi khác) trong việc khắc họa chân dung nhân vật.

d) Từ giọt nước mắt của nhân vật trong đoạn văn trên, em hãy viết đoạn văn có dung lượng khoảng 10 câu, bàn về sự cần thiết của lòng trắc ẩn trong cuộc sống hiện đại.

0
Câu 1: Qua hai văn bản Tức nước vỡ bờ và Lão Hạc, em hãy nêu những suy nghĩ, nhận xét của mình về cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ?Câu 2: CHO ĐOẠN VĂN:“… Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc …”a) “Lão” ở đây là ai? Nêu xuất xứ của đoạn văn...
Đọc tiếp

Câu 1: Qua hai văn bản Tức nước vỡ bờ và Lão Hạc, em hãy nêu những suy nghĩ, nhận xét của mình về cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ?

Câu 2: CHO ĐOẠN VĂN:

“… Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc …”

a) “Lão” ở đây là ai? Nêu xuất xứ của đoạn văn trên?

b) Nhân vật “lão” ở đây khóc vì lí do gì? Qua giọt nước mắt ấy ta hiểu thêm được gì về con người ấy ?

c) Liệt kê các từ tượng thanh, tượng hình trong đoạn văn và phân tích tác dụng của chúng (cùng với những từ ngữ giàu sức gợi khác) trong việc khắc họa chân dung nhân vật.

d) Từ giọt nước mắt của nhân vật trong đoạn văn trên, em hãy viết đoạn văn có dung lượng khoảng 10 câu, bàn về sự cần thiết của lòng trắc ẩn trong cuộc sống hiện đại

1
13 tháng 10 2021

Câu 1: Đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc được sáng tác theo phong cách hiện thực, phản ánh cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ. Họ là người sống khổ cực vì bị áp bức bóc lột nặng nề, phải chịu sưu cao thuế nặng. Cuộc sống của họ lâm vào cảnh bần cùng, bế tắc. Tuy vậy, họ có những phẩm chất đáng quý là trong sạch, lương thiện, giàu tình thương yêu. Họ quyết liệt phản kháng hoặc thậm chí dám chọn cái chết để giữ gìn phẩm chất trong sạch của mình. Điều đó cho thấy: người nông dân trong xã hội cũ tiềm tàng một sức mạnh của tình cảm, một sức mạnh phản kháng chống lại áp bức, bất công.