K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:Tôi chỉ quan niệm được một cách đi bộ ngao du thú vị hơn đi ngựa: đó là đi bộ. Ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều ít thế nào là tùy. Ta quan sát khắp nơi; ta quay sang phải, sang trái; ta xem xét tất cả những gì thấy hay hay; ta dừng lại ở tất cả mọi khía cạnh. Tôi nhìn thấy một dòng sông ư, tôi đi...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Tôi chỉ quan niệm được một cách đi bộ ngao du thú vị hơn đi ngựa: đó là đi bộ. Ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều ít thế nào là tùy. Ta quan sát khắp nơi; ta quay sang phải, sang trái; ta xem xét tất cả những gì thấy hay hay; ta dừng lại ở tất cả mọi khía cạnh. Tôi nhìn thấy một dòng sông ư, tôi đi men theo sông; một khu rừng rậm ư, tôi đi vào dưới bóng cây; một hang động ư, tôi đến tham quan; một mỏ đá ư, tôi xem xét các khoáng sản. Bất cứ nơi đâu tôi thích, tôi lưu lại đấy. Hễ lúc nào tôi thấy chán, tôi bỏ đi luôn. Tôi chẳng phụ thuộc vào những con ngựa hay gã phu trạm.

a. Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? tác giả là ai?
b. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn trên.
c. Nội dung của đoạn văn trên.
d. Qua đoạn văn trên em hiểu gì về con người tác giả?

3
31 tháng 3 2020

a. Đi bộ ngao du - Ru-xô.

b. Nghị luận

c. Đi bộ ngao du ta có thể tùy theo ý muốn, ngắm nhìn những gì mình thích.

d. Con người tác giả ưa tự do, khám phá.

1 tháng 4 2020

a. Đoạn trích từ: Đi bộ ngao du, tác giả: Ru-xo

b. PTBĐ: nghị luận

c. Nội dung của văn bản: Đi bộ ngao du có thể đi đâu tùy ý muốn, ngắm nhìn những nơi mình thích

d. Tác giả là con người giản dị, quý trọng tự do và yêu thiên nhiên.

“…Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. (1) Thật là chốn tụ hộitrọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vươngmuôn đời. (2)Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. (3) Các khanhnghĩ thế nào? (4).(Theo Ngữ văn 8, tập 2, NXB Giáo dục, 2017, tr.49)1. Những câu văn trên được trích từ văn bản nào, của ai? Nêu hoàn...
Đọc tiếp

“…Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. (1) Thật là chốn tụ hội
trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương
muôn đời. (2)
Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. (3) Các khanh
nghĩ thế nào? (4).

(Theo Ngữ văn 8, tập 2, NXB Giáo dục, 2017, tr.49)
1. Những câu văn trên được trích từ văn bản nào, của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của
văn bản đó.
2. Giải nghĩa từ “thắng địa” trong câu văn số (1). Tác giả dùng từ “thắng địa” để
chỉ địa danh nào? Việc lựa chọn “đất ấy” để “định chỗ ở” thể hiện mong muốn,
khát vọng gì của tác giả?
3. Xét theo mục đích nói, câu văn số (4) trong đoạn trích trên thuộc kiểu câu nào?
Vì sao kết thúc văn bản, tác giả lại sử dụng kiểu câu này?
4. Một bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã học ở chương trình Ngữ văn 8 cũng
có câu thơ sử dụng kiểu câu theo mục đích nói được nhắc tới ở câu hỏi số 3. Hãy
chép lại chính xác câu thơ đó và cho biết tên bài thơ.

 

 

mn giúp mk vs ! sắp nộp r , ai bít câu nào thì giúp ạ , ko cần trả lời hết đâu :(((

2
14 tháng 4 2020

1. Chiếu dời đô - Lí Công Uẩn.

2. Thắng địa: chỗ đất có phong cảnh và địa thế đẹp.

Thắng địa chỉ mảnh đất Đại La - Thăng Long

-> Mong muốn được dời đô về đó.

4. Câu nghi vấn - Thể hiện sự tôn trọng, chưng cầu ý kiến quần thần.

20 tháng 4 2020

cảm ơn ạ

“…Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. (1) Thật là chốn tụ hộitrọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vươngmuôn đời. (2)Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. (3) Các khanhnghĩ thế nào? (4).(Theo Ngữ văn 8, tập 2, NXB Giáo dục, 2017, tr.49)1. Những câu văn trên được trích từ văn bản nào, của ai? Nêu hoàn...
Đọc tiếp

“…Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. (1) Thật là chốn tụ hội
trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương
muôn đời. (2)
Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. (3) Các khanh
nghĩ thế nào? (4).

(Theo Ngữ văn 8, tập 2, NXB Giáo dục, 2017, tr.49)
1. Những câu văn trên được trích từ văn bản nào, của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của
văn bản đó.
2. Giải nghĩa từ “thắng địa” trong câu văn số (1). Tác giả dùng từ “thắng địa” để
chỉ địa danh nào? Việc lựa chọn “đất ấy” để “định chỗ ở” thể hiện mong muốn,
khát vọng gì của tác giả?
3. Xét theo mục đích nói, câu văn số (4) trong đoạn trích trên thuộc kiểu câu nào?
Vì sao kết thúc văn bản, tác giả lại sử dụng kiểu câu này?
4. Một bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã học ở chương trình Ngữ văn 8 cũng
có câu thơ sử dụng kiểu câu theo mục đích nói được nhắc tới ở câu hỏi số 3. Hãy
chép lại chính xác câu thơ đó và cho biết tên bài thơ.

 

 

mn giúp mk vs ! sắp nộp r , ai bít câu nào thì giúp ạ , ko cần trả lời hết đâu :(((

4
12 tháng 4 2020

1. những câu văn trên được trích từ van bản "Chiếu dời đô", của Lí Công Uẩn.Hoàn cảnh ra đời :năm Canh Tuất niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất [1010], Lí Công Uẩn viết bài chieus bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư [nay thuộc tỉnh Ninh Bình] ra thành Đại La [tức Hà Nội ngày nay].

2. Thắng địa :chỗ đất có phong cảnh và địa thế đẹp.

   -Tác giả dùng từ thắng địa để chỉ thành Đại La [nay là thủ đô Hà Nội].

  -Việc lựa chon 'đất ấy" để "định chỗ ở" thể hiện khát vọng và niềm tin vào sự thái bình, thịnh trị của đất nước.

3. Xét theo mục đích nói, câu văn số 4 trong đoạn trích trên thuộc kiểu câu nghi vấn.

  -Tác giả sử dụng kieur câu này vì cách kết thúc này mang tính chất đối thoại, trao đổi, tạo sự đồng cảm với mệnh lệnh của vua với thần dân. Đồng thời thể hiên rằng nguyện vọng dời đô của nhà vua phù hợp với nguyện vọng của thần dân.

12 tháng 4 2020

một người chở hai chuyến xe,mổi chuyến chở 2 thùng hàng,mỗi thùng cân nặng 1919 kg .Hỏi người đó chở số ki_lô_gam

1.Nguyên nhân ra đời của bản thông điệp ?Theo dõi phần mở đầu văn bản em hãy cho biết: Phần mở đầu văn bản thồng báo điều gì?( Trả lời theo các ý sau: ? Những sự kiện nào được thông báo? Ngày 22/4 hàng năm được gọi là ngày gì? Có bao nhiêu nước tham gia? Việt Nam tham gia với chủ đề gì? Tại sao lần đầu Việt Nam tham gia ngày trái đất lại lấy chủ đề“ Một ngày không dùng bao bì...
Đọc tiếp
1.Nguyên nhân ra đời của bản thông điệp ?Theo dõi phần mở đầu văn bản em hãy cho biết: Phần mở đầu văn bản thồng báo điều gì?( Trả lời theo các ý sau: ? Những sự kiện nào được thông báo? Ngày 22/4 hàng năm được gọi là ngày gì? Có bao nhiêu nước tham gia? Việt Nam tham gia với chủ đề gì? Tại sao lần đầu Việt Nam tham gia ngày trái đất lại lấy chủ đề“ Một ngày không dùng bao bì ni lông”?) ? Nhận xét cách trình bày các sự kiện ở phần đầu đoạn văn này.? Cách trình bày đó có tác dụng gì? 2..Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông ?Đặc điểm nào khiến bao bì ni lông gây nguy hại? ?Bao bì nilon có tác hại ntn đối với môi trường? Đối với sức khỏe con người? =>? Em có nhận xét gì về phương pháp thuyết minh của đoạn văn này? Nêu tác dụng phương pháp đó. 3. Giải pháp hạn chế bao bì ni lông ?Văn bản đã đề xuất những giải pháp nào để hạn chế việc sử dụng bao bì ni lông?Em có nhận xét gì về những giải pháp này? ? Chỉ ra tác dụng của từ “vì vậy” trong việc liên kết các phần của văn bản? 4.Lời kêu gọi ? Tác giả đã đưa ra những lời kêu gọi gì? Chỉ ra và cho biết các biện pháp nghệ thuật dc sử dụng trong lời kêu gọi đó? CẦN GẤP Ạ!! CẢM ƠN
1
24 tháng 10 2021

sao bạn hỏi dài thế, mỗi lúc một câu thui

11 tháng 5 2021

"Muốn ngao du thì cần phải đi bộ"_ đó chính là quan điểm của Ru-xô thể hiện trong văn bản "Đi bộ ngao du của ông". Và để chứng minh cho quan điểm đó của mình, ông đã đưa ra hàng loạt dẫn chứng cụ thể, bao gồm các lợi ích của việc đi bộ.

Đi bộ có lợi ích trong nhiều khía cạnh:

+ Đi bộ thì ta được tự do và không lệ thuộc vào bất cứ thứ gì: không lệ thuộc vào gã phu trạm; không lệ thuộc vào các con đường sẵn có, ta có thể thoải mái đi bất cứ con đường nào mà ta muốn;ta được tự do tự tại với con đường ta đã chọn, thoải mái với thời gian ta có.

+ Đi bộ ngao du ta có thể học hỏi được nhiều điều,trau dồi thêm tri thức:xem xét tất cả những thứ ta đi ngang qua, sưu tập và tìm hiểu những thứ ta tìm được.

+ Đi bộ ngao du giúp ta khoẻ mạnh cả về tinh thần lẫn thể chất: sự vận động giúp khoẻ cơ, tinh thần thoải mái ==> ăn ngon, ngủ yên==>tăng cường sức khoẻ.

Vậy là, đi bộ ngao du có biết bao nhiêu là lợi ích.Đúng như Ru-xô đã nói "Khi ta chỉ muốn đến một nơi nào,ta có thể phóng bằng xe ngựa trạm; nhưng khi ta muốn ngao du, thì cần phải đi bộ". Có đi bộ,thưởng thức thiên nhiên, ta mới có thể nhận ra được lợi ích từ việc đi bộ. Tóm lại, việc đi bộ đem lại cho ta nhiều lợi ích,hãy đi bộ ngao du và tận hưởng lợi ích từ nó!

 Trong văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" của G. G.Mác-két có đoạn:  "Không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa. (...) Chúng ta đến đây để chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng. Nhưng dù cho tai họa có...
Đọc tiếp

 Trong văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" của G. G.Mác-két có đoạn:

  "Không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa. (...) Chúng ta đến đây để chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng. Nhưng dù cho tai họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích."

Câu 1: Từ "lí trí" được dùng trong đoạn trích trên với ý nghĩa như thế nào? Tại sao tác giả lại cho rằng chạy đua vũ trang "không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên" ?

Câu 2: "Chúng ta" được nhắc đến trong đoạn văn là những ai? "Việc đó" để chỉ việc gì?

Câu 3: Từ lời kêu gọi vì "một cuộc sống hòa bình, công bằng" của tác giả G. G. Mác-két trong văn bản trên, em hãy liên hệ với cuộc sống của chúng ta ngày nay và nêu suy nghĩ của mình về trách nhiệm của mỗi người trong việc góp sức đem lại cuộc sống bình yên cho toàn xã hội. Hãy trình bày bằng một đoạn văn nghị luận khoảng 1 trang giấy thi

0
24 tháng 3 2018

1)đi bộ ngao du giúp ta tùy thích quan sát ,học hỏi do vậy mà mở rộng tầm hiểu biết ,khoaer khoắn về thể chất và khoan khoái về tih thần

2)nói ru xô là ......vì:

từ nhỏ phải làm việc,mất tự do

yêu thiên nhiên thích khám quá

phòng thí nghiệm chính là thiên nhiên

3)xưng "ta"khi lý luận->thể hiện cái chung

xưng"tôi"bản thân trải qua kinh nghiệm->thể hiện cái riêng cá nhân

4)đi từ lý luận đến bản thân trãi qua kinh nghiệm

->giàu sức thuyết phục

lí lẽ xác thực

TK#

Thật vậy, đi bộ là một môn thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho con người. Khi đi bộ, ta hoàn toàn được tự do, tuỳ theo ‎ thích của mình, không hề bị lệ thuộc vào bất cứ ai, bất cứ cái gì. Điều chủ động nhất là ta thích đi đâu thì đi, dừng lúc nào thì dừng hay hoạt động nhiều ít thế nào là tuỳ ở ta. Không những thế, ta có thể quan sát khắp nơi, có thể ngắm những gì mà ta yêu thích: “Quay sang phải, sang trái, ta xem tất cả những gì ta thấy hay hay. Bất cứ đâu ta thích, ta lưu lại đấy, lúc nào chán, ta bỏ đi luôn.” Chính bởi ta hoàn toàn không bị bất cứ thứ gì ràng buộc như con đường, phương tiện hay bất cứ ai.

Đối với Ru-xô, lợi ích quý giá nhất của việc đi bộ đó chính là được trau dồi vốn kiến thức về tất cả các lĩnh vực như nông nghiệp, địa lí, tự nhiên. Nếu ta là một người yêu nông nghiệp thì chắc hẳn sẽ phải tìm hiểu cách trồng  trọt những sản vật mà nơi ta đi qua. Còn nếu ta là một người đam mê môn Địa lí thì điều tất yếu đó là ta nhất định sẽ tìm hiểu khí hậu của những nơi mà ta đi qua. Hay ta sưu tập những mẩu đá, hoa, quả, những thứ ta yêu thích thì chắc hẳn ta là một người có hứng thú với tự nhiên học. Thật không thể tin được nếu ta có cơ hội được đi bộ ngao du mà lại không xem xét những tài nguyên mà ta giẫm chân lên, bỏ qua những gì mà trái đất đang phô bày trước mắt một cách phong phú. Một điều chắc chắn là những người có vốn tri thức được trau dồi qua những chuyến ngao du sẽ có cái nhìn gần gũi, sâu rộng hơn về vạn vật xung quanh, hiểu sâu rộng hơn, tường tận hơn về thiên nhiên bao la rộng lớn.

Không những thế, đi bộ còn mang lại một lợi ích không kém phần quan trọng và qu‎ giá cho những ai tham gia môn thể thao này đó chính là tăng cường sức khoẻ, tính khí trở nên hoà đồng, vui vẻ hơn. Và đi bộ cũng rất tốt cho những ai có những căn bệnh như tim, mạch, cao huyết áp,… Ngoài ra, đối với phái đẹp, đi bộ còn làm cho dáng vẻ cân đối, thon thả,. Đặc biệt, đi bộ còn giúp ta có cảm giác khoan khoái, hài lòng với tất cả, không còn thấy buồn bã, cáu kỉnh. Sau mỗi lần đi bộ, ta ăn cảm thấy ngon miệng hơn, ngủ ngon hơn và sâu giấc hơn. Bên cạnh đó, đi bộ không gây tốn kém lại rất dễ thực hiện, thế nên mọi lứa tuổi đều có thể dễ dàng tham gia môn thể thao này. Cũng chính vì vậy, mặc dù ngày nay có rất nhiều môn thể thao mới xuất hiện, hay và hấp dẫn nhưng đi bộ vẫn được mọi người lựa chọn và yêu thích nhất.

Đi bộ với những lợi ích kể trên thì không ai trong chúng ta có thể phủ nhận đi bộ rất có lợi đối với đời sống sức khoẻ , tinh thần của con người. Ru-xô quả là một thiên tài của nước Pháp, ông đã hiểu được cái lợi, cái tốt sẽ có được từ việc đi bộ cách đây hàng trăm năm. Qua bài “Đi bộ ngao du”, em đã hiểu được thêm rằng đi bộ là rất có ích đối với con  người. Nó làm cho đời sống sức khoẻ cũng như đời sống tinh thần mỗi người được cải thiện. Do đó em nhất định sẽ cố gắng tham gia vào môn thể thao này để có được sức khoẻ tốt hơn, học tập tốt hơn.

28 tháng 4 2021

bn chép mạng ak