K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 5 2019

a) Vẽ biểu đồ

- Tính bán kính đường tròn ( r 1989 r 1999 r 2009 ):

r 1989 = 1   đ v b k

r 1999 = 76 , 6 64 , 4 = 1 , 09   đ v b k

+ r 2009 = 86 64 , 4 = 1 , 16   đ v b k

- Vẽ:

Biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi của nước ta, năm 1989, năm 1999 và năm 2009

b) Nhận xét và giải thích

- Trong giai đoạn 1989 - 2009, cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi của nước ta có sự thay đổi khá rõ rệt:

+ Tỉ lệ nhóm tuổi 0 - 14 giảm nhanh, từ 39,0% (năm 1989) xuống 25,0% (năm 2009), giảm 14,0%.

+ Tỉ lệ nhóm tuổi 15-59 tăng, từ 53,8% lên 66,1%, tăng 12,3%.

+ Tỉ lệ nhóm tuổi từ 60 trở lên tăng, từ 7,2% lên 8,9%, tăng 1,7%.

ð Qua đó cho thấy kết cấu dân số nước ta đang chuyển từ dân số trẻ sang dân số già.

- Nguyên nhân:

+ Do chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình được thực hiện khá triệt để, nhận thức của người dân không ngừng được nâng lên dã làm giảm tỉ lệ sinh.

+ Do sự phát triển y tế, đời sống được nâng cao làm tăng tuổi thọ trung bình.

 

7 tháng 4 2017

- Hình dạng của tháp: cả hai tháp đều có đáy rộng, đỉnh nhọn nhưng chân của đáy ở nhóm 0 – 4 tuổi của năm 1999 đã thu hẹp hơn so với năm 1989.

- Cơ cấu dân số theo độ tuổi:

      + Năm 1989: nhóm tuổi 0 – 14 : 39%, nhóm tuổi : 15 -59: 53,8%, nhóm tuổi trên 60 : 7,2 % . Năm 1999: nhóm tuổi 0 – 14 : 33,5 %, nhóm tuổi : 15 -59: 58,4 %, nhóm tuổi trên 60 : 8,1 %

      + Tuổi dưới và trong độ tuổi lao động đều cao nhưng độ tuổi dưới lao động năm 1999 nhỏ hơn năm 1989. Độ tuổi lao động và ngoài lao động năm 1999 cao hơn năm 1989.

- Tỉ lệ dân số phụ thuộc còn cao (năm 1989 : 85,8%, năm 1999: 71,2%)

(tỉ lệ phụ thuộc : tỉ số giữa người chưa đến độ tuổi lao động, số người quá tuổi lao động với những người đang trong độ tuổi lao động của dân cư một vùng, một nước).

giúp mình vớiBÀI 5. THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH THÁP DÂN SỐNĂM 1989 VÀ NĂM 1999 BÀI HỌC: HS hoàn thành bảng:1.Phân tích tháp dân số năm 1989 và năm 1999:Hình dạng tháp tuổi ĐỉnhĐáy      Tháp tuổiSố người trong từng độ tuổi (%)     Nhận xét về kết cấu  dân số0 - 4 tuổi20 - 24 tuổi60 - 64 tuổi    Nam   Nữ    Nam   Nữ   Nam  ...
Đọc tiếp

giúp mình với

BÀI 5. THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH THÁP DÂN SỐ

NĂM 1989 VÀ NĂM 1999

 BÀI HỌC: HS hoàn thành bảng:

1.Phân tích tháp dân số năm 1989 và năm 1999:

Hình dạng tháp tuổi

Đỉnh

Đáy

 

 

 

 

 

 

Tháp tuổi

Số người trong từng độ tuổi (%)

     Nhận xét về kết cấu  dân số

0 - 4 tuổi

20 - 24 tuổi

60 - 64 tuổi

    Nam

   Nữ

    Nam

   Nữ

   Nam

   Nữ

1989

……………..

……………..

………………..

……………….

…………………

…………………

………………………………………………..

1999

……………..

……………..

……………….

………………..

…………………

…………………

………………………………………………..

2. Nhận xét và giải thích:

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

3. Thuận lợi, khó khăn và giải pháp:

 a. Thuận lợi:

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

b. Khó khăn:

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

c. Biện pháp:

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

HẾT

0
1 tháng 4 2017

+ Về hình dạng :

-Giống nhau: Cả hai tháp dân số đều có đáy rộng và đỉnh nhọn, đặc trưng cuae cấu trúc dân số trẻ

- Khác nhau: Phần chân của đáy tháp dân số năm 1999 thu hẹp ở nhóm tuổi 0 – 4 tuổi, cho thấy tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên đã giảm.

+ Về cơ cấu dân số theo độ tuổi:

- Giống nhau: Đều có cơ cấu dân số trẻ, tỉ lệ dân số dưới và trong độ tuổi lao động cao, tỉ lệ dân số trên độ tuổi lao động thấp.

- Khác nhau: So với tháp dân số năm 1989, tháp dân số nắm 1999 có tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động và trên lao động nhiều hơn, tỉ lệ dân số dưới độ tuổi lao động ít hơn.

+ Về tỉ lệ dân số phụ thuộc:

- Giống nhau: Cả hai tháp dân số đều có tỉ lệ dân số phụ thuộc lớn (ở tháp dân số năm 1989 là 46,2%, ở tháp dân số năm 1999 là 41,6%).

- Khác nhau: tỉ lệ dân số phụ thuộc ở tháp dân số 1999 ít hơn ở tháp dân số 1989.

1 tháng 4 2017

+ Về hình dạng :

-Giống nhau: Cả hai tháp dân số đều có đáy rộng và đỉnh nhọn, đặc trưng cuae cấu trúc dân số trẻ

- Khác nhau: Phần chân của đáy tháp dân số năm 1999 thu hẹp ở nhóm tuổi 0 – 4 tuổi, cho thấy tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên đã giảm.

+ Về cơ cấu dân số theo độ tuổi:

- Giống nhau: Đều có cơ cấu dân số trẻ, tỉ lệ dân số dưới và trong độ tuổi lao động cao, tỉ lệ dân số trên độ tuổi lao động thấp.

- Khác nhau: So với tháp dân số năm 1989, tháp dân số nắm 1999 có tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động và trên lao động nhiều hơn, tỉ lệ dân số dưới độ tuổi lao động ít hơn.

+ Về tỉ lệ dân số phụ thuộc:

- Giống nhau: Cả hai tháp dân số đều có tỉ lệ dân số phụ thuộc lớn (ở tháp dân số năm 1989 là 46,2%, ở tháp dân số năm 1999 là 41,6%).

- Khác nhau: tỉ lệ dân số phụ thuộc ở tháp dân số 1999 ít hơn ở tháp dân số 1989.

1 tháng 9 2018

a) Nhận xét và giải thích về sự thay đổi cơ cấu theo nhóm tuổi

* Nhận xét

- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi ngày càng giảm từ 42,5% (năm 1979) xuống còn 39,0% (năm 1989) và 33,5% (năm 1999).

- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 15 - 59 tuổi ngày càng tăng từ 50,4% (năm 1979) lên 53,8% (năm 1989) và đạt 58,4% (năm 1999).

- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên cũng ngày càng tăng từ 7,1% (năm 1979) lên 7,2% (năm 1989) và đạt 8,1% (năm 1999).

Kết luận: Nước ta có cơ cấu dân số trẻ và đang có xu hướng già hoá.

* Nguyên nhân

- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi ngày càng giảm do tỉ lệ sinh giảm, nhờ vào việc thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, cùng với sự nhận thức của người dân về kế hoạch hoá gia đình ngày càng được nâng cao.

- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 15 - 59 tuổi tăng là do hậu quả của sự bùng nổ dân số ở giai đoạn trước đó.

- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên tăng do chất lượng cuộc sống được cải thiện, cùng với sự tiến bộ của ngành y tế đã làm giảm tỉ lệ tử, tuổi thọ trung bình tăng.

* Ảnh hưởng

- Giảm tỉ lệ dân số phụ thuộc, giảm gánh nặng dân số. Tuy nhiên, tỉ lệ dân số phụ thuộc ở nước ta vẫn còn cao nên các vấn đề giáo dục, y tế, văn hoá,... cũng cần được quan tâm giải quyết.

- Cơ cấu dân số trẻ nên có lực lượng lao động dồi dào, năng động, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật cao, nguồn dự trữ lao động lớn.

- Sự gia tăng nguồn lao động gây sức ép lên vấn đề giải quyết việc làm.

b) Nhận xét về cơ cấu giới tính và sự thay đổi cơ cấu giới tính

- Ở nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi: tỉ lệ nam nhiều hơn nữ.

- Ở nhóm tuổi từ 15 - 59 tuổi và từ 60 tuổi trở lên: tỉ lệ nam ít hơn nữ.

- Tỉ lệ giới tính nước ta luôn có sự mất cân đối và đang tiến tới cân bằng hơn.

+ Tỉ lệ nữ nhìn chung cao hơn tỉ lệ nam. Năm 1979, tỉ lệ nam: 48,5%, tỉ lệ nữ: 51,5%; năm 1999, tỉ lệ nam: 49,2%, tỉ lệ nữ: 50,8%.

+ Tỉ lệ nam giới có xu hướng ngày càng tăng, tỉ lệ nữ giảm (dẫn chứng).

19 tháng 3 2017

- Thời kì 1979 - 1999 có sự biến đổi như sau: tỉ lệ nữ lớn hơn tỉ lệ nam; tỉ lệ dân số nam nữ có sự thay đổi theo thời gian, tỉ lệ nam ngày càng tăng, tỉ lệ nữ ngày càng giảm.

- Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta thời kì 1979 - 1999 có sự biến đổi theo hướng: nhóm 0 – 14 giảm; nhóm tuổi 15 – 59 tăng; nhóm tuổi 60 trở lên tăng.

26 tháng 2 2017

- Tỉ lệ (%) gia tăng tự nhiên của dân số:

Công thức tính:

Gia tăng dân số tự nhiên = Tỉ suất Sinh – Tỉ suất Tử = %

- Năm 1979 = 32,5 – 7,2 = 25,3 %o = 2,53 %

- Năm 1999 = 19,9 – 5,6 = 14,3 %o = 1,43 %

- Vẽ biểu đồ:

Để học tốt Địa Lý 9 | Giải bài tập Địa Lý 9

- Nhận xét: tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ngày càng giảm, từ 2,53% (Năm 1979) xuống còn 1,43% (năm 1999). Đây là kết quả lâu dài của quá trình nước ta thực hiện nhiều biện pháp nhằm hạn chế gia tăng dân số.

13 tháng 3 2018

a) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

Cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế nước ta năm 2001 và năm 2009

 

( Đơn vị: %)

- Tính bán kính đưởng tròn  r 2001 ,   r 2009 +   r 2001 = 1   đ v b k +   r 2009 = 47743 , 6 38562 , 2 = 1 , 11   đ v b k

- Vẽ:

 

Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế ở nước ta năm 2001 và năm 2009

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- Trong cơ cấu lao động theo ngành của nước ta ở cả hai năm 2001 và 2009, chiếm tỉ trọng cao nhất là ngành nông - lâm - ngư nghiệp, tiếp đến là dịch vụ và thấp nhất là công nghiệp và xây dựng (dẫn chứng).

- Giai đoạn 2001 - 2009,  lao động phân theo các ngành kinh tế của nước ta có sự chuyển dịch theo hướng:

+ Tỉ trọng lao động ngành nông - lâm - ngư nghiệp giảm khá nhanh, từ 63,5% xuống còn 51,9%, giảm 11,6%.

+ Tỉ trọng lao động ngành công nghiệp - xây dựng tăng đáng kể, từ 14,3% lên 21,6%, tăng 7,3%.

+ Tỉ trọng lao động trong khu vực dịch vụ tăng chậm, từ 22,2% lên 26,5%, tăng 4,7%.

- Đây là sự chuyển dịch tiến bộ, phù hợp với xu thế chung, tuy nhiên sự chuyển biến này còn diễn ra chậm.

* Giải thích

- Do chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Do nước ta đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sự phát triển của các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ đã kéo theo sự chuyển dịch lao động giữa các khu vực kinh tế.