K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

'' Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...''

a/ Từ ''mặt'' và từ ''hoa'' trong khổ thơ trên được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Nếu là nghĩa chuyển thì chuyển theo phương thức nào?

b/ Xác định các biện pháp nghệ thuật tu từ trong đoạn thơ trên và phân tích giá trị thẩm mĩ của nó trong mạch cảm xúc của bài thơ. (Viết thành đoạn văn)

Câu 2: Trong bài thơ ''Mùa xuân nho nhỏ'' thanh hải viết:

'' Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc"

Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên bằng một bài văn ngắn.

Câu 3: Bài hát ''Một đời người, một đời cây" của nhạc sĩ Trần Long Ẩn có đoạn:

''...Ai cũng có một thời trẻ trai

Cũng từng nghĩ về đời mình

Phải đâu may nhờ rủi chịu?

Phải đâu trong đục cũng đành?

Phải không em? Phải không anh?...''

Suy nghĩ của em về lời hát trên.

Câu 4: Hãy tưởng tượng em là bé Đản (trong truyện "Người con gái Nam Xương") năm 20 tuổi, trong một lần đến miếu Vũ Nương viếng mẹ, được gặp lại mẹ của mình. Em hãy kể lại buổi gặp gỡ ấy.


0
28 tháng 2 2021

79 mùa xuân thể hiện sự trang trọng, chỉ 79 năm sống và làm việc của Bác Hồ kính yêu, tác giả sử dụng 79 mùa xuân thể hiện sự kính yêu, thương nhớ Bác

Dùng từ " bảy mươi chín mùa xuân" là phép ẩn dụ, ý muốn nói rằng Bác đã sống một cuộc đời đẹp, với tinh thần cống hiến, hy sinh bền bỉ, đáng khâm phục. Con

Bạn tham khảo :

Ở bài thơ “Viếng lăng Bác”, cảm xúc và suy nghĩ của nhà thơ Viễn Phương khi đứng trước lăng được diễn tả bằng những hình ảnh thật đẹp, giàu giá trị biểu cảm: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng – Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ - Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ - Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” . “Ngày ngày” vốn đã là một từ láy, lại được dùng điệp ngữ nên càng gợi nên cảm giác thời gian như kéo dài vô tận trong khổ thơ, đồng thời cũng khẳng định một chân lí vĩnh hằng – sự vĩ đại của Bác . Hình ảnh “mặt trời đi qua trên lăng” là hình ảnh thực – mặt trời của thiên nhiên vũ trụ, tuần hoàn chiếu sáng đem lại sự sống cho muôn loài . Còn “mặt trời trong lăng” là một ẩn dụ đầy sáng tạo, độc đáo – đó là hình ảnh của Bác Hồ . Thật ra so sánh Bác Hồ với mặt trời đã được các nhà thơ sử dụng từ rất lâu: “Hồ Chí Minh – ánh thái dương tỏa sáng đời đời” ( Lưu Hữu Phước) hay “Người rực rỡ một mặt trời cách mạng – Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng – Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người”(Tố Hữu) . Nhưng cái so sánh ngầm Bác Hồ nằm trong lăng rất đỏ trong cái nhìn chiêm ngưỡng hàng ngày của mặt trời tự nhiên( biện pháp nhân hóa “thấy”) là một sáng tạo độc đáo và mới mẻ của Viễn Phương .Cách ví đó vừa ca ngợi sự vĩ đại, công lao trời biển của Người đối với các thế hệ con người Việt Nam, vừa bộc lộ rõ niềm tự hào của dân tộc khi có Bác Hồ - có được mặt trời của cách mạng soi đường chỉ lối cũng như ánh sáng của mặt trời thiên nhiên .Cùng với hình ảnh “mặt trời ngày ngày đi qua trên lăng” là hình ảnh “Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ - Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”. “Dòng người đi trong thương nhớ” là hình ảnh rất thực, còn câu “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” là một ẩn dụ đầy sáng tạo của nhà thơ, thể hiện tấm lòng thành kính vô hạn của nhân dân đối với Bác .Dòng người xếp hàng vào lăng viếng Bác được nhà thơ ví như những “tràng hoa”- tấm lòng thơm thảo, lòng kính yêu dâng lên Người – dâng lên “bảy mươi chín mùa xuân” – bảy mươi chín năm Người đã sống, cống hiến cho dân tộc, đã yêu thương hết thảy thiên nhiên và con người .

27 tháng 2 2021

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

 Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

 Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”

Cấu trúc sóng đôi với từ láy “ngày ngày” gợi nên cảm giác thời gian như kéo dài vô tận trong khổ thơ,  khẳng định một chân lí vĩnh hằng đó là sự vĩ đại của Bác như trời cao biển rộng.

Nghệ thuật ẩn dụ được thể hiện qua:

 “Mặt trời trong lăng” - ẩn dụ đầy sáng tạo, độc đáo – đó là hình ảnh của Bác Hồ; khác với hình ảnh “mặt trời đi qua trên lăng” là hình ảnh thực – mặt trời của thiên nhiên vũ trụ, tuần hoàn chiếu sáng đem lại sự sống cho muôn loài. Cách ví đó vừa ca ngợi sự vĩ đại, công lao trời biển của Người đối với các thế hệ con người Việt Nam, vừa bộc lộ rõ niềm tự hào của dân tộc khi có Bác Hồ - có được mặt trời của cách mạng soi đường chỉ lối cũng như ánh sáng của mặt trời thiên nhiên.

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” là một ẩn dụ đầy sáng tạo của nhà thơ, thể hiện tấm lòng thành kính vô hạn của nhân dân đối với Bác. Dòng người xếp hàng vào lăng viếng Bác được nhà thơ ví như những “tràng hoa”- tấm lòng thơm thảo, lòng kính yêu dâng lên Người – dâng lên “bảy mươi chín mùa xuân” – bảy mươi chín năm Người đã sống, cống hiến cho dân tộc, đã yêu thương hết thảy thiên nhiên và con người.

 

Chúc em học tốt và có những trải nghiệm bổ ích tại hoc24.vn nhé!

28 tháng 2 2021

Từ ''vòng hoa'' gợi một sắc thái u buồn, xót thương, từ ''tràng hoa'' chỉ những bông hoa đẹp được kết lại. Ở đây, tác giả tránh dùng từ ''vòng hoa'' để không gợi cho người đọc cảm giác xót thương

Ngày ngày” tức là sự liên tục của thời gian, sự lặp lại tuần hoàn của thiên nhiên cũng như lý tưởng, ý chí của Người sẽ luôn luôn sáng tỏ như mặt trời kia vậy. Lần thứ hai, “ngày ngày” được lặp lại khi diễn tả dòng người đang lặng lẽ vào lăng thăm Người. Hàng người đi trong sự trang nghiêm và tĩnh lặng, trong nỗi tiếc thương, đau xót vô vàn. Mỗi người được ví như một đóa hoa

Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời câu hỏiNgày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào ? Của ai ? Giới thiệu đôi nét về tác giả.Câu 2: Đại ý của đoạn thơ trên là gì? Chỉ ra những biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.Câu 3: Cho hai câu...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời câu hỏi

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...

Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào ? Của ai ? Giới thiệu đôi nét về tác giả.

Câu 2: Đại ý của đoạn thơ trên là gì? Chỉ ra những biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.

Câu 3: Cho hai câu thơ sau:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Hình ảnh mặt trời nào là ẩn dụ ? Hãy phân tích ý nghĩa hình ảnh đó trong việc thể hiện lòng tình cảm gì của tác giả.

Câu 4: Tác giả đã dùng hình ảnh gì để diễn tả nỗi niềm cũng như cảm xúc của người dân thông qua hai câu thơ cuối của đoạn thơ trên.

0
7 tháng 3 2021

Nói đến đề tài mùa xuân, người yêu văn thơ nước nhà nhớ ngay đến “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải. Bài thơ này được xem như sợi dây nối tiếp mạch cảm xúc của mấy mươi năm về trước. Thanh Hải viết “Mùa xuân nho nhỏ” vào thời điểm sắp kề cận cát bụi nhưng người đọc tìm thấy một tình yêu thiên nhiên đất trời mãnh liệt, luôn dâng trào ở trái tim tác giả. Ngay ở khổ thơ đầu bài thơ đã toát lên được điều đó.

“Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời”

Khổ thơ với chỉ bốn câu thơ đã phác họa một bức tranh với âm thanh, màu sắc, với sức xuân hài hòa, sống động. Từ “mọc” được đặt ở đầu câu với lối đảo ngữ tinh tế tạo nên sự khỏe khoắn, tạo nên sức sống tiềm ẩn, tạo nên sự vươn lên trỗi dậy. Giữa dòng sông rộng lớn, không gian mênh mông, chỉ một bông hoa thôi, một bông hoa tím biếc cũng làm nên sức xuân, cũng làm nên ánh xuân lung linh sắc màu.

Điểm nhấn của bức tranh xuân là gam màu thật hài hòa, dịu nhẹ, tươi tắn: màu xanh lam của nước sông Hương hài hòa cùng màu tím biếc của hoa, một màu tím thật giản dị, thủy chung mà cũng thật mộng mơ, quyến rũ. Đó cũng chính là màu đặc trưng của xứ Huế, một màu rất Huế.

Bỗng đâu đó tiếng chim chiền chiện hót vang trời. Với những thán từ “gọi”, “ơi”, “chi” mang chất giọng ngọt ngào, đáng yêu và đậm chất xứ Huế mang nhiều màu sắc thái cảm xúc như một lời trách yêu. Khung cảnh mùa xuân có không gian cao rộng, màu sắc tươi thắm, âm thanh vang vọng. Hót vang trời, đó là thứ thanh âm bay bổng, đằm thắm, dịu dàng. Mùa xuân trong thơ Thanh Hải chẳng có mai vàng, đào thắm cũng chẳng có muôn sắc màu rực rỡ nhưng sao mà tất cả rộ lên sắc màu và âm thanh đều đang ở độ tràn đầy nhựa sống.

Xúc cảm ngây ngất trước khung cảnh mùa xuân tươi đẹp của thiên nhiên, đất trời, lòng người mà say sưa, xốn xang, rộn ràng đến thế.

“Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng"

Giọt long lanh là tên gọi chung của tác giả dành cho giọt sương, giọt mưa, giọt nắng, giọt mùa xuân hay giọt của âm thanh, giọt của hạnh phúc. Tiếng chim chiền chiện hót vang trời nhưng không tan biến vào không trung mà ngưng đọng lại thành từng giọt âm thanh như những giọt lưu ly trong vắt, lấp lóa, chói ngời. Với bút pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác từ thính giác đến thị giác và xúc giác “hứng” đó là sự trân trọng vẻ đẹp của thi nhân đối với vẻ đẹp của sự sống, của đất trời, của chim, đó cũng là sự đồng cảm của nhà thơ trước thiên nhiên, cuộc đời.

Mùa xuân đẹp đến mức làm cho trái tim của một người gần đất xa trời phải bừng tỉnh hay chính sức sống mãnh liệt, niềm tin yêu cuộc sống và khát khao dâng hiến đến hơi thở cuối cùng của nhà thơ đã thổi vào trong từng câu chữ nhưng màu sắc và âm thanh của sự hồi sinh. Màu tím trong thơ Thanh Hải không trầm mà trở nên tươi, tiếng chim trong thơ Thanh Hải không quá rộn rã mà trong vắt, tròn đầy. Cho đến hơi thở cuối cùng tác giả vẫn có thể cống hiến cho đời, cuộc đời ông cũng chính là một mùa xuân, “Một mùa xuân nho nhỏ, / Lặng lẽ dâng cho đời”.

29 tháng 9 2019

Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Bài văn có đầy đủ kết cấu 3 phần. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

a. Mở bài (0.5đ)

   - Giới thiệu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, nêu ý kiến khái quát của mình về nội dung của hai khổ thơ: ước nguyện sống cao đẹp: khát vọng được cống hiến cho đất nước của nhà thơ.

b. Thân bài (9đ)

   - 2 đoạn thơ thể hiện ước muốn tha thiết, cháy bỏng của tác giả được cống hiến cho đất nước, dân tộc. (0.5đ)

   - Tác giả cảm nhận được mùa xuân của đất trời và chính mùa xuân đang trỗi dậy trong lòng mình – mùa của sức sống tươi trẻ, của sự cống hiến và hi sinh hết mình. (1đ)

   - Những điều nguyện hóa thân của tác giả thật đơn sơ và bình dị, nhỏ nhoi và chân tình: “con chim hót”, “một nhành hoa”, “một nốt trầm xao xuyến”. Tác giả mong muốn được trở thành con chim hót vang cùng dàn hòa ca, tô điểm rộn rã cho mùa xuân đất nước; mong được làm một nhành hoa gom hương sắc của mình góp vào sắc chung tươi vui, nhiệt huyết rực rỡ của đất trời tươi đẹp. Bình dị là thế, tác giả mong hòa một nốt trầm, lặng lẽ hiến dâng cho đất nước. (2đ)

→ Ước nguyện giản dị, đơn sơ, cao đẹp. (0.5đ)

   - Từ đại từ “tôi” ở đầu bài thơ, đến khổ thơ này đã chuyển thành “ta”, thể hiện sự khao khát hòa mình vào bản nhạc chung của mọi người, của đất trời của tác giả. (1đ)

   - Nghệ thuật lặp “Ta làm” vừa như lời khẳng định, vừa thể hiện ước muốn thôi thúc khôn nguôi. (1đ)

   - Tác giả nguyện hiến dâng cuộc đời mình cho mùa xuân đất nước, góp mùa xuân nho nhỏ của mình hòa vào mùa xuân lớn lao của dân tộc. Tác giả nguyện sẽ mãi mãi được làm việc, được hi sinh, cống hiến cả tuổi thanh xuân lẫn khi về già, mong ước ấy mãi luôn cháy bỏng. “Dù là” hiện lên như một lời hứa, nguyện hiến dâng suốt đời cho đất nước, mãi làm một mùa xuân nhỏ góp sắc chung vào mùa xuân lớn của đất nước. (2đ)

   - Liên hệ: Được sống trong hòa bình, ta biết trân trọng, biết ơn thành quả của người đi trước đã gây dựng; biết sống có ích, có trách nhiệm với chính mình và với đất nước, quê hương. (1đ)

c. Kết bài (0.5đ)

   - Đoạn thơ thể hiên ước muốn cống hiến cao đẹp, đầy chân tình của tác giả.