K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: Đáp án nào không nằm trong các thời kì phát triển của văn học viết Việt Nam?

A. Từ trước thế kỉ X.

B. Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.

C. Từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.

D. Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX.

Câu 2: Dựa vào lĩnh vực và mục đích giao tiếp, người ta phân biệt thành mấy loại văn bản?

A. 5 loại

B. 6 loại

C. 7 loại

D. 8 loại

Câu 3: “Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy” thuộc thể loại nào?

A. Sử thi

B. Truyện cổ tích

C. Thần thoại

D. Truyền thuyết

Câu 4: “Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy” thể hiện ý nghĩa về:

A. Tình cảm cha con

B. Tình nghĩa vợ chồng

C. Bài học giữ nước

D. Bài học dựng nước

Câu 5: Nhân vật chính trong tác phẩm văn học là:

A. Nhân vật xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm.

B. Nhân vật mà nhà văn yêu mến.

C. Nhân vật giữ vị trí trung tâm trong việc thể hiện chủ đề và tư tưởng của tác phẩm.

D. Nhân vật có uy tín, vị trí và ảnh hưởng đến tất cả các nhân vật khác trong câu chuyện.

Câu 6: Ý nào sau đây không đúng khi nói về văn học viết của nước ta?

A. Là sáng tác của trí thức, được ghi lại bằng chữ viết, mang đậm dấu ấn sáng tạo của cá nhân.

B. Có tính tập thể và được lưu truyền với các sinh hoạt trong đời sống cộng đồng.

C. Hệ thống chữ viết phong phú, gồm cả chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ.

D. Thể loại đa dạng như truyện kí, tiểu thuyết chương hồi, tiểu thuyết, truyện ngắn, kí, kịch nói, kịch thơ…

Câu 7: Đăm Săn chiến đấu với Mtao -Mxây vì:

A. Không muốn mất vợ.

B. Muốn trả thù.

C. Muốn giữ hạnh phúc gia đình.

D. Vì danh dự, hạnh phúc và sự thịnh vượng cho cộng đồng.

Câu 8: Nhân vật Đăm Săn được miêu tả chủ yếu bằng thủ pháp nghệ thuật nào?

A. So sánh, phóng đại.

B. So sánh, nhân hoá.

C. Ẩn dụ, so sánh.

D. Ẩn dụ, phóng đại.

Câu 9: Điền vào chố trống: “Văn học Việt Nam có một…….”.

A. Sức sống dẻo dai, mãnh liệt.

B. Sức sống mạnh mẽ, bền bỉ.

C. Sức sống dẻo dai, bền bỉ.

D. Sức sống dai dẳng, bền bỉ.

Câu 10: Đáp án nào không có yếu tố kì ảo trong truyện Tấm Cám?

A. Chim vàng Anh

B. Cây Cau

C. Khung cửi

D. Quả thị

Câu 11: Sử thi Ô-đi-xê là tác phẩm nổi tiếng của nước nào?

A. Hy Lạp.

B. Ấn Độ.

C. Ai Cập.

D. Italia.

Câu 12: Đáp án nào đúng với ý nghĩa nội dung đoạn trích U-lit-xơ trở về?

A. Khắc họa vẻ đẹp tâm hồn của Pê-nê-lốp.

B. Kể về cuộc hành trình của Uy-lit-xơ.

C. Khắc họa vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của Uy-lit-xơ và Pê-nê-lốp.

D. Khắc họa tài trí thông minh của Uy-lít -xơ.

Câu 13: Truyện Tấm Cám thuộc loại cổ tích gì?

A. Truyện cổ tích về các loài vật

B. Truyện cổ tích sinh hoạt

C. Truyện cổ tích Việt Nam.

D. Truyện cổ tích thần kì

Câu 14: Tiếng khóc của Tấm ở phần đầu truyện nói lên điều gì về ý thức phản kháng của nhân vật?

A. Yếu ớt, kém cỏi.

B. Yếu đuối, thụ động.

C. Âm thầm, bền bỉ.

D. Mạnh mẽ, quyết liệt

Câu 15: Qua những lần hóa thân của Tấm, nhân dân muốn nói điều gì?

A. Tấm là người lương thiện và được thần giúp đỡ nên không thể chết.

B. Tấm không thể rời xa nhà vua nên đã hiển linh để báo cho nhà vua biết sự có mặt của mình.

C. Cái thiện luôn tìm mọi cách để chiến đấu và diệt trừ cái ác.

D. Sự tích cực và chủ động của Tấm trong cuộc đấu tranh giành và giữ hạnh phúc của mình.

Câu 16: Đáp án nào nêu đúng khái niệm “Tự sự”?

A. Là kể chuyện- phương thức dùng ngôn ngữ kể chuyện trình bày một chuỗi sự việc, từ sự việc này tới sự việc kia, cuối cùng dẫn tới một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

B. Là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,…làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.

Câu 17: Sự việc tiêu biểu là:

A. Cái xảy ra được nhận thức có ranh giới rõ ràng, phân biệt với những cái xảy ra khác.

B. Sự việc được diễn tả bằng lời nói, cử chỉ, hành động của nhân vật trong quan hệ với nhân vật khác.

C. Sự việc quan trọng góp phần hình thành cốt truyện. Mỗi sự việc có thể có nhiều chi tiết.

Câu 18: Hình ảnh “ngọc trai – giếng nước”; trong “Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy” có ý nghĩa gì ?

A. Ngợi ca tình yêu chung thủy, son sắt của Mị Châu và Trọng Thủy.

B. Ngợi ca sự hi sinh cao cả vì tình yêu.

C. Minh oan cho tấm lòng trong sáng của Mị Châu, hóa giải tội lỗi cho Trọng Thủy.

Câu 19: Một trong những sai lầm của An Dương Vương dẫn đến việc mất nước là?

A. Thương con

B. Chủ quan

C. Thiếu binh lính

D. Dùng sai người

Câu 20: Hãy sắp xếp các sự kiện dưới đây theo trình tự thời gian:

1. Triệu Đà tấn công, An Dương Vương bỏ chạy, chém chết Mị Châu rồi theo rùa vàng xuống biển.

2. An Dương Vương xây thành Cổ Loa, cứ đắp đến đâu lại lở đến đấy.

3. Rùa vàng xuất hiện giúp vua xây thành, chế tạo nỏ thần.

4. An Dương Vương nhận lời cầu hòa của Triệu Đà, cho Trọng Thủy lấy Mị Châu.

A. (2-3-4-1)

B. (2-4-1-3)

C. (2-3-1-4)

D. (2-1-4-3

0
18 tháng 6 2018

a, Các nội dung lớn của văn học Việt Nam trong lịch sử: chủ nghĩa yêu nước, cảm hứng thế sự, chủ nghĩa nhân đạo

- Văn học viết Việt Nam được xây dựng trên nền tảng của văn học và văn hóa dân gian

    + Các tác phẩm như Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du), thơ Nôm (Hồ Xuân Hương) đều có nhiều yếu tố của tục ngữ, ca dao...

- Văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp văn học, văn hóa Trung Hoa. Phần lớn sáng tác thời phong kiến đều được viết bằng chữ Hán, thể loại văn học Hán ( cáo, chiếu, biểu, hịch, phú, ngâm khúc...)

- Các tác phẩm chữ Nôm cũng chịu ảnh hưởng như: Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan, Truyện Kiều...

- Văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây, trực tiếp là văn học Pháp thời kì chuyển từ văn học cổ điển sang hiện đại.

    + Phong trào Thơ mới phá bỏ niêm luật, đưa thơ tự do và các thể thơ phương Tây vào văn học.

    + Các tác giả tiên phong, tiêu biểu: Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Ngô Tất Tố... đều được viết theo phong cách văn học phương Tây.

- Thời kì văn học trung đại (từ TK X- XIX)

    + Ngôn từ: dùng chữ Hán, lối diễn đạt Hán ngữ, sử dụng hình ảnh ước lệ tượng trưng, lối văn biền ngẫu, điển tích, điển cố...

    + Thể loại: thơ Đường luật, tiểu thuyết, chương hồi, cáo, hịch...

- Thời kì hiện đại (từ TK XX – nay):

    + Về ngôn ngữ: xóa bỏ lối viết, lối dùng từ câu nệ chữ nghĩa, ít dẫn điển cố, điển tích, không lạm dụn từ Hán- Việt

    + Về thể loại: bỏ dần thơ Đường luật, thay bằng thể thơ tự do, các thể thơ cổ thể được thay thế bằng tiểu thuyết hiện đại, các thể truyện ngắn, kí, phóng sự, tùy bút...

13 tháng 3 2017

Chọn đáp án: B

16 tháng 10 2019

Các chi tiết liên quan đến nhân vật An Dương Vương:

    + An Dương Vương xây thành nhiều lần nhưng đều bị lở.

    + Vua được thần Kim Quy giúp xây thành và cho vuốt để làm lẫy chế nỏ thần.

    + Nhờ nỏ thần, vua đánh thắng Triệu Đà lần thứ nhất.

    + Vua chủ quan khi Triệu Đà đem quân đánh lần thứ hai

    + Vua mang con bỏ chạy, nhờ thần Kim Quy cứu và chém chết Mị Châu.

a) -Do sớm có ý thức giữ gìn đất nước, lo xây thành để chống giặc ngoại xâm mà An Dương Vương được thần linh giúp đỡ.

- Kể về sự giúp đỡ thần kì đó, dân gian muốn thể hiện cách đánh giá về nhà vua: biết ơn, ca ngợi công lao xây thành, chế nỏ để chống giặc giữ nước.

b) Sự mất cảnh giác của nhà vua được biểu hiện qua các chi tiết:

- Vua đồng ý lời cầu hôn, gả con gái Mị Châu cho con trai Đà là Trọng Thủy, lại cho Thủy ở rể. ⇒ Vua mơ hồ trước âm mưu muốn xâm chiếm Âu Lạc một lần nữa của kẻ thù.

- Khi Triệu Đà đem quân đánh lần thứ hai, vua không kiểm tra lại vũ khí để đến khi quân giặc kéo sát thành, phải mang Mị Châu bỏ chạy. ⇒ Vua chủ quan khinh địch, không có cái nhìn sáng suốt với tình thế.

c) Qua các chi tiết sáng tạo, nhân dân muốn biểu lộ thái độ, tình cảm:

    + Chi tiết vua nghe theo lời kết án của thần Kim Quy, rút gươm chém Mị Châu: gửi gắm lòng kính trọng đối với vị vua anh hùng, dám hy sinh tình cảm cha con thiêng liêng để giữ tròn bổn phận với đất nước.

    + Các chi tiết liên quan đến Mị Châu:

Phê phán thái độ mất cảnh giác, quá xem trọng tình cảm cá nhân của Mị Châu.

Giải thích nguyên nhân, xoa dịu nỗi đau mất nước một cách nhẹ nhàng.

Khoanh tròn vào đáp án đầu câu trả lời đúng.1. Luận điểm nào dưới đây không nhằm nói về những sáng tạo riêng của Nguyễn Du trong nghệ thuật kể chuyện, xây dựng cốt truyện, kết cấu “Truyện Kiều” so với tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân?A. Lược bỏ các chi tiết về mưu mẹo, về sự báo oán tàn nhẫn và các chi tiết dung tục, sáng tạo thêm một số chi tiết mới và thay đổi thứ tự...
Đọc tiếp

Khoanh tròn vào đáp án đầu câu trả lời đúng.

1. Luận điểm nào dưới đây không nhằm nói về những sáng tạo riêng của Nguyễn Du trong nghệ thuật kể chuyện, xây dựng cốt truyện, kết cấu “Truyện Kiều” so với tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân?

A. Lược bỏ các chi tiết về mưu mẹo, về sự báo oán tàn nhẫn và các chi tiết dung tục, sáng tạo thêm một số chi tiết mới và thay đổi thứ tự kể.

B. Chuyển ngôn ngữ tiểu thuyết văn xuôi chữ Hán của người Trung Hoa thành ngôn ngữ tiểu thuyết bằng thơ lục bát của người Việt.

C. Biến các sự kiện chính của tác phẩm thành đối tượng bộc lộ cảm xúc, tình cảm của nhân vật và người kể.

D. Chuyển trọng tâm của truyện từ việc kể sự kiện sang biểu hiện nội tâm nhân vật, làm cho nhân vật sống hơn, sâu sắc hơn.

2. Vì sao Thúy Kiều – cô chị phải “cậy, lạy, thưa” Thúy Vân – cô em trong cảnh “Trao duyên”?

A. Vì điều đó đúng với nguyên tắc ứng xử trong một gia đình “trâm anh thế phiệt” như gia đình Kiều.

B. Vì trong tình huống ấy, Kiều không còn đủ tỉnh táo cân nhắc từng lời nói, cử chỉ.

C. Vì làm như thế, Kiều tỏ rõ được tấm lòng trân trọng của mình với tình yêu và những kỉ vật Kim trọng đã dành cho nàng.

D. Vì Kiều muốn tỏ lòng tôn kính và biết ơn sự hi sinh, chia sẻ cao thượng của Thúy Vân dành cho nàng.

3. Đoạn “Thề nguyền” được trích từ câu bao nhiêu đến câu bao nhiêu trong “Truyện Kiều”

A. 431-452

B. 421- 442

C. 411- 432

D. 441- 462

1
26 tháng 6 2018
Câu 1 2 3
Đáp án B D A
18 tháng 11 2018

Chọn đáp án: C

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này- Khi đọc truyện Người ở bến sông Châu, các em cần chú ý.+ Nhân vật chính trong truyện là ai? Có số phận như thế nào? Tình cách của nhân vật được thể hiện qua những tình huống nào?+ Thông điệp tư tưởng mà tác giả muốn nhắn gửi qua truyện ngắn này là gì? Người kể chuyện có thái độ như thế nào đối với các nhân vật trong...
Đọc tiếp

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này

- Khi đọc truyện Người ở bến sông Châu, các em cần chú ý.

+ Nhân vật chính trong truyện là ai? Có số phận như thế nào? Tình cách của nhân vật được thể hiện qua những tình huống nào?

+ Thông điệp tư tưởng mà tác giả muốn nhắn gửi qua truyện ngắn này là gì? Người kể chuyện có thái độ như thế nào đối với các nhân vật trong truyện? Dựa vào đâu để biết được điều đó?

+ Em biết gì về hậu quả của chiến tranh? Hãy chuẩn bị để chia sẻ những hiểu biết ấy.

- Tìm hiểu thêm về tác giả Sương Nguyệt Minh và truyện Người ở bến sông Châu lựa chọn những thông tin liên quan giúp em hiểu thêm truyện ngắn này. 

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Khi đọc truyện Người ở bến sông Châu, các em cần chú ý.

+ Nhân vật chính trong truyện là dì Mây.  Có số phận bất hạnh phải chịu nhiều đắng cay, thiệt thòi, dì chính là đại diện cho những người phụ nữ, những người nữ thanh niên xung phong bước ra từ chiến tranh trở về với cuộc sống hằng ngày với đầy tiếc nuối, tổn thương. Tình cách của nhân vật được thể hiện qua những tình huống khi chứng kiến chú San đi lấy vợ, khi đỡ đẻ cho cô Thanh vợ của chú San.

+ Thông điệp tư tưởng mà tác giả muốn nhắn gửi qua truyện ngắn này là hậu quả của chiến tranh tàn ác đã mang tới rất nhiều những thiệt thòi, chia li, mất mát, nó là những vết cứa sâu khiến cho người ta thật khó có thể nguôi ngoai. Người kể chuyện có thái độ cảm thông, chia sẻ với các nhân vật trong truyện. Dựa vào những lời thoại lời bình của người kể nhẹ nhàng, sâu lắng đầy cảm thông, giường như trong câu chuyện không có người sai người đúng mà tất cả chỉ do hoàn cảnh cay nghiệt khó khăn đã đẩy con người tới những bi kịch đau đớn.

+ Một số hậu quả do chiến tranh gây ra:

. Cướp đi tính mạng của rất nhiều những chiến sĩ, những người dân vô tôị

. Khiến cho biết bao gia đình phải chịu cảnh ly tán, chia lìa, đáng thương, tội nghiệp.

. Thảm họa chất độc màu da cam ảnh hưởng đến cả tương lai.

. Gây nên những nội đau vật chất và nỗi đau tinh thần với rất nhiều con người đáng thương, tội nghiệp

Tác giả Sương Nguyệt Minh 

- Nhà văn Sương Nguyệt Minh tên thật là Nguyễn Ngọc Sơn, quê ở Yên Mỹ, Yên Mô, Ninh Bình. Ông là nhà văn quân đội, đến với nghiệp văn chương khá muộn màng, năm 1992, lần đầu tiên có truyện ngắn đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Trước khi đến với nghiệp văn, ông từng làm nhiều nghề sinh nhai: từ buôn thuốc lá, trứng vịt, pháo; làm nghề khoan giếng, cho đến cắt dán phong bì.

- Hiện tại, nhà văn Sương Nguyệt Minh đang công tác tại Ban Sáng tác - Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

* Giải thưởng:

- Giải thưởng cuộc thi bút ký báo Giáo dục thời đại năm 2004 với tác phẩm "Nhọc nhằn gieo chữ vùng cao".

- Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn cuộc thi Nhà xuất bản Giáo dục với tác phẩm "Những bước đi vào đời", năm 2004.

* Các tác phẩm tiêu biểu:

- Đêm Thánh Vô Cùng

- Lửa cháy trong rừng hoang

- Người về bến sông Châu,

- Nỗi đau dòng họ