K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: a. Tâm tư của tác giả được gửi gắm trong bài thơ “Nhớ rừng” là gì? b. Căn cứ vào nội dung bài thơ “Nhớ rừng” hãy giải thích vì sao tác giả mượn lời con hổ ở vườn bách thú, việc mượn lời đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện nội dung cảm xúc của nhà thơ? Câu 2: a. Hãy nêu mạch cảm xúc của bài thơ “Ông đồ”. b. Bài thơ “Ông đồ” gợi cho em suy nghĩ gì về việc bảo tồn nét đẹp của dân tộc? c. Bài thơ “Ông đồ” có những đặc sắc gì về nghệ thuật? Câu 3: a. Trong bài thơ “Quê Hương”, Tế Hanh đã so sánh “cánh buồm” với hình ảnh nào? Phân tích cái hay của câu thơ: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió. b. Mạch cảm xúc của bài thơ “Quê hương” được thể hiện như thế nào? Câu 4: a. Vì sao tiếng tu hú kêu lại tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ? b. Cách đặt tên bài thơ “Khi con tu hú” của tác giả có gì đặc sắc? c. Nhận xét cảnh mùa hè được miêu tả trong sáu câu đầu bài thơ “Khi con tu hú”. Những chi tiết nào khiến em có nhận xét đó? d. Chỉ ra tâm trạng người tù (người chiến sĩ) được thể hiện qua 4 câu cuối bài thơ “Khi con tu hú” ? Câu 5: a. Nêu nội dung đặc sắc của bài thơ “ Tức cảnh Bắc Pó”? b. Em có nhận xét gì về nhan đề bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”? c. Cuộc sống của Bác ở Pác Bó được miêu tả như thế nào qua 3 câu thơ đầu của bài thơ? d. Cái “sang” của cuộc đời Cách mạng được thể hiện như thế nào trong bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” ? Phần Tiếng Việt: Câu 1: Hãy đặt câu nghi vấn, với các từ nghi vấn sau: sao? gì? đâu? hả?nào? Câu 2: Xác định câu nghi vấn ? Những câu nghi vấn đó được dùng để làm gì ? a . Mỗi chiếc lá rụng là một cái biểu hiện cho cảnh biệt li. Vậy thì sự biệt li không chỉ co một nghĩa buồn rầu khổ sở. Sao ta không ngắm sự biệt li theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàng rơi ? b . Quan lớn đỏ mặt tía tai , quay ra quát rằng : - Đê vỡ rồi ! ... Đê vỡ rồi , thời ông cách cổ chúng mày , thời ông bỏ tù chúng mày ! Có biết không ? ... Lính đâu ? Sao bay dám để cho nó chậy xồng xộc vào đây như vậy ? Không còn phép tắc gì nữa ? ( Phạm Duy Tốn ) c. Vua sai lính điệu em bé vào phán hỏi : - Thằng bé kia , mày có việc gì ? Sao lại đến đây mà khóc ? ( Em Bé Thông Minh ) d. Một hôm cô tôi gọi tôi đén bên cười hỏi : - Hồng ! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không ? Tôi cười dài trong tiếng khóc , hỏi cô tôi : - Sao cô biết mợ con có con ? ( Nguyên Hồng ) Câu 3: Dấu hiệu nhận biết câu cầu khiến? Câu 4: Xác định câu cầu khiến trong các đoạn trích sau : a . Bà buồn lắm , toan vứt đi thì đứa con bảo : - Mẹ ơi , con là người đấy . Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp . ( Sọ Dừa ) b . Vua rất thích thú vội ra lệnh : - Hãy vẽ ngay cho ta một chiếc thuyền ! Ta muốn ra khơi xem cá . [ ... ] Thấy thuyền còn đi quá chậm , vua đứng trên mũi thuyền kêu lớn : - Cho gió to thêm một tý ! Cho gió to thêm một tý ! [ ... ] Vua quống quýt kêu lên : - Đừng cho gió thổi nữa ! Đừng cho gió thổi nữa ! ( Cây Bút Thần ) Câu 5: Trong những câu văn sau, những câu nào là câu cầu khiến? Dấu hiệu nhận biết câu cầu khiến đó là gì? a- Ngày mai chúng ta được đi tham quan nhà máy thủy điện đấy. b- Con đừng lo lắng, mẹ sẽ luôn ở bên con. c- Ồ, hoa nở đẹp quá! d- Hãy đem những chậu hoa này ra ngoài sân sau. e- Bạn cho mình mượn cây bút đi. f- Chúng ta về thôi các bạn ơi. g- Lấy giấy ra làm kiểm tra! h- Chúng ta phải ghi nhớ công lao các anh hùng liệt sĩ. Câu 6: Hãy cho biết tác dụng của những câu cầu khiến sau: a, Cậu nên đi học đi. b, Đừng nói chuyện! c, Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương. d, Cầm lấy tay tôi này! e, Đừng khóc. Phần Tập làm văn Câu 1: a. Nêu yêu cầu của bài văn TM giới thiệu một danh lam thắng cảnh? b. Dàn bài TM về một danh lam thắng cảnh? c. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh: Thủ đô Hà Nội (dàn ý)? Câu 2: a. Nêu yêu cầu của bài văn TM một trò chơi? b. Dàn bài TM một trò chơi? c. Giới thiệu một trò chơi dân gian: Chi chi chành chành. Câu 3: a. Nêu yêu cầu của BVăn TM một món ăn dân tộc? b. Dàn bài TM một món ăn dân tộc? c. Giới thiệu một món ăn dân tộc: Chả cá Hà Nội.
0
1. Bài thơ "Nhớ rừng" thuộc thể thơ gì? Nêu đặc điểm của thể thơ đó.2. Chép lại khổ thơ của bức tranh tứ bình( Bài nhớ rừng ).Nêu nội dung của khổ thơ đó.3. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ "Nhớ Rừng".4. Phân tích cảm xúc của Tế Hanh trong đoạn thơ  "Làng Tôi ... sớm mai hồng" trong bài Quê Hương.5. Cảm nhận về hai câu thơ:Cánh buồm giương to như mảnh hồn làngRướn thân trắng bao...
Đọc tiếp

1. Bài thơ "Nhớ rừng" thuộc thể thơ gì? Nêu đặc điểm của thể thơ đó.

2. Chép lại khổ thơ của bức tranh tứ bình( Bài nhớ rừng ).Nêu nội dung của khổ thơ đó.

3. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ "Nhớ Rừng".

4. Phân tích cảm xúc của Tế Hanh trong đoạn thơ  "Làng Tôi ... sớm mai hồng" trong bài Quê Hương.

5. Cảm nhận về hai câu thơ:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.

6. Bài thơ "Khi con tu hú" ra đời trong hoàn cảnh nào?

7. Ta nghe hè  dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

Tâm trạng của nhà thơ được thể hiện như thế nào trong những câu thơ đó?

8.Nghệ thuật đặc sắc của "Khi Con Tu Hú". Phân tích để thấy cái hay của nghệ thuật đó

Please, help me mình đang cần gấp lắm ạ :((

1
27 tháng 3 2019

1 .

Thuộc thể loại thơ 8 chữ 

2 .

 “Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”.

(Nhớ rừng - Thế Lữ)

Đoạn thơ nằm trong chuỗi hồi ức về những ngày tháng lẫm liệt chốn rừng xanh uy nghi của con hổ. Giữa cảnh núi rừng dữ dội, lộng lẫy nó là vị chúa tể độc tôn. Đoạn thơ dựng lên bốn cảnh rừng tuyệt mĩ: cảnh đêm trăng, cảnh mưa rừng, cảnh bình minh và cảnh hoàng hôn. Mỗi cảnh được thể hiện bằng hai câu thơ, câu thứ nhất tả cảnh rừng, câu thứ hai miêu tả hình ảnh con hổ trên nền thiên nhiên kì vĩ ấy.

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan“.

“Đêm vàng” là hình ảnh ẩn dụ chỉ đêm trăng sáng mọi vật như được nhuộm vàng, ánh trăng như vàng tan chảy trong không gian. Trong đêm trăng, đứng bên bờ suối càng khiến ta cảm nhận hết được sắc màu rực rỡ của thiên nhiên. Mặt nước trong trẻo đón nhận trọn vẹn sắc vàng của trăng càng trở nên lóng lánh kì lạ. Đứng trước khung cảnh ấy, con hổ “say mồi” không chỉ bởi bữa ăn no nê mà còn bởi "uống ánh trăng tan". Đó là một hình ảnh lãng mạn, nó tưởng như mình được chiếm lĩnh trọn vẹn cái đẹp của vũ trụ. ‘

Nếu như hình, ảnh đêm trăng thanh bình bao nhiêu thì cảnh mưa rừng dữ dội bấy nhiêu:

“Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới”

Cơn mưa ngàn dữ đội, mịt mờ làm rung chuyển núi rừng, làm kinh hoàng những con thú hèn yếu. Nhưng với hổ thì khác, nó không những không sợ hãi trước uy lực của trời đất mà còn coi đó là một thú vui: “Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới”. Cái im lặng say mê trong từ “lặng ngắm” của hổ chứa đựng những sức mạnh chế ngự của một bản lĩnh vững vàng. Nó đang lấy cái tĩnh của một vị chúa tể để chế ngự cái dữ dội của rừng già đại ngàn. Hình ảnh của hổ hiện lên thật phi thường, dũng mãnh.

Câu thơ vừa căng lên đã nhanh chóng tan ra trong tiếng reo ca của cảnh bình minh:

“Đâu những bình minh cây xanh nắng gội

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng”.

Sau ngày mưa bầu trời bình minh tươi sáng hơn. Con hổ càng khẳng định được vị trí của mình. Ban đêm thì nó thức cùng vũ trụ. Ngày mưa nó “lặng ngắm” giang san. Lúc vạn vật thức dậy thì nó say sưa trong giấc ngủ. Hình ảnh của chúa sơn lâm tự do tự tại muốn gì được nấy, hổ có thể chi phối, chế ngự kẻ khác chứ không ai có thể chế ngự được mình.

Dữ dội nhất, say mê nhất là cảnh rừng thời khắc hoàng hôn:

“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”.

Bức tranh rừng rực rỡ trong gam màu đỏ, đó là màu của máu, màu của ánh sáng mặt trời. Khi chiều tà, ánh mặt trời chuyển sang màu đỏ rực, đó cũng là lúc mặt trời lặn xuống. Nhưng trong con mắt của hổ, thứ ánh sáng bỏng rẫy kia là máu của mặt trời và mặt trời thì đang lịm dần trong cái chết dữ dội. Hổ đang giành lấy quyền lực từ tay vũ trụ để ngự trị.

Đoạn thơ là bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy. Bốn cảnh thiên nhiên, cảnh nào cũng có núi rừng hùng vĩ tráng lệ với hình ảnh con hổ uy nghi. Nhưng đau xót thay, đây chỉ là cảnh trong dĩ vãng huy hoàng, chỉ hiện ra trong nỗi nhớ. Trước mỗi cảnh thơ đều xuất hiện cụm từ “nào đâu”, “đâu những”, chúng thể hiện niềm nuối tiếc khôn nguôi, nỗi xót xa đau đớn trong lòng hổ. Giấc mơ huy hoàng khép lại trong tiếng than: "Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu".

3 . 

Sau khi Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu thổi một luồng gió mới vào trong thi ca, dạo những bản đàn đầu tiên cho cuộc hòa nhạc tàn kì (Hoài Thanh) thì một trào lưu thơ ca lãng mạn đã xuất hiện và phát triển mạnh mẽ. Thế Lữ là người đi tiên phong trong trào lưu ấy. Ông đã góp vào thơ ca một hồn thơ thật mới mẻ: hồn thơ rộng mở (Hoài Thanh). Tiêu biểu cho hồn thơ rộng mở của Thế Lữ là bài thơ: Nhớ rừng đầy ấn tượng.
Mạch cảm hứng chủ đạo trong bài thơ Nhớ rừng là cảm hứng lãng mạn. Mạch cảm hứng ấy đã tạo nên một tâm hồn lãng mạn với vẻ đẹp kì thú, lấp lánh ánh sáng nhân văn.

Nhân vật lãng mạn ở đây tuy thân tù hãm nhưng hồn vẫn sôi sục khát vọng tự do. Cảm thấy bất hoà sâu sắc với thực tại tầm thường, tù túng, tuy không chịu làm lành với thực tại nhưng không có cách gì thoát ra được, nhân vật chỉ còn biết thoát li vào mộng tưởng, tìm đến với một thế giới rộng lớn, khoáng đạt, cao cả, phi thường.

Hình ảnh con hổ trong bài thơ là hình tượng hóa thân của nhân vật lãng mạn.

Từ địa vị một bậc anh hùng, vị chúa tể đầy quyền uy, đang tự do vùng vẫy ở chốn nước non hùng vĩ, con hổ sa cơ rơi vào cảnh nhục nhằn tù hãm. Vì thế nó trở thành người anh hùng bại trận. Và một tâm sự u uất đè nặng trong tâm hồn nó:

Gậm một khối căm hờn trong củi sắt
…………………………………………
Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu.

Người đọc dễ dàng cảm thông với tâm trạng uất hận của con hổ. Bởi cái thế giới nó dang sống tù túng quá, giả dối quá, tầm thường quá:

Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối 
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng 
Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng 
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu,
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.

Cái trật tự mà con hổ đang sống- trật tự ở vườn bách thú là do bàn tay con người sắp đặt. Đó chính là cái trật tự tù túng, tầm thường của xã hội đương thời đang đè nặng lên tâm hồn u uất của cả một thế hệ. Trong cái trật tự ấy, đã có những kẻ buông xuôi chấp nhận. Những kẻ ấy, trong con mắt của nhân vật lãng mạn, chỉ là bọn dở hơi, vô tư tư đáng ghét đáng khinh.

Chế Lan Viên cũng dã từng có cảm nhận:
Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp,
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con.
Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp,
Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn.

Càng nghĩ mà càng thấy ngao ngán! Con hổ cũng vậy. Một tâm hồn lãng mạn và phóng túng, ngang tàng, làm sao có thể chấp nhận! Nó không chịu làm lành với thực tại mà chỉ thấy căm, khinh, hận, ghét. Nó muốn thoát ra khỏi cái thực tại ấy mà không có cách gì thoát ra được bởi cái "cũi sắt" kia nặng nề quá, chắc chắn quá. Con hổ rơi vào một tâm trạng bi kịch. Liệu nó có chịu nằm dài trông ngày tháng dần qua?

Tuy bất lực nhưng con hổ không chịu buông xuôi. Bất hòa với thực tại, con hổ tìm cách thoát li khỏi thực tại. Và tâm hồn lãng mạn, thanh cao của con hổ đã tìm được một cách thoát li lí tưởng: thoát li vào mộng tưởng.

Đã có không ít tâm hồn lãng mạn thời đó tìm cách thoát li ra khỏi cái thực tại xã hội tù túng, tầm thường bằng mộng tưởng. Tản Đà tìm cách thoát li ngông nghênh: lên cung trăng làm bạn với Hằng Nga để vừa xa lánh được cõi trần bụi bặm, vừa thỏa được cái thói phong tình; có thể ngạo mạn trông xuống thế gian cười.

Thế Lữ lại khác. Tuy khát vọng thoát li cũng rất mãnh liệt nhưng Thế Lữ không tìm cách thoát li lên cõi tiên, ông muốn làm một lữ khách trên trần thế, đi săn tìm cái đẹp nơi trần thế. Vì thế ông đã cho nhân vật trữ tình của mình thoát li bằng cách thả hồn vào mộng tưởng, tìm đến với một miền đất mới.

Trong giấc mơ của tâm hồn lãng mạn, một miền đất tự do rộng mở trước mắt:

…cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc trường ca dữ dội,
… bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.

Đó là núi rừng đại ngàn mà cái gì cũng lớn lao, phi thường, cũng mãnh liệt, dữ dội và đầy hoang vu, bí mật. Thế giới trong mộng tưởng của con hổ, đối lập hẳn với thế giới tù hãm đang giam cầm thân xác nó. Trong cái thế giới vườn bách thú, con hổ chỉ còn là thứ đồ chơi. Còn trong thế giới của rừng thiêng, nó có một vị thế khác hẳn: chúa tể của muôn loài. Và chúa sơn lâm oai phong, hùng vĩ, bước giữa giang sơn của mình:

Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc,
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.

Giấc mơ của con hổ không dừng lại ở đó, mà còn đi xa hơn. Trong giấc mơ đẹp, con hổ đang ngự trị giang sơn hùng vĩ của mình:

Nào đâu những đèm vàng bên bờ suối 
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan 
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng,
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật ?

Cuộc sống trong thê giới mộng tưởng thật lãng mạn: vừa êm đềm, thơ mộng, vừa mãnh liệt dữ dội, vừa rộn rã tưng bừng, vừa âm thầm bí mật. Trong cuộc sống ấy, cái tôi cá nhân được khẳng định và phát triển. Vì thế, trong tâm trạng nhân vật trữ tình, một niềm vui tràn ngập, một trạng thái say mê đến ngất ngây, những tiếng reo vui náo nức. Cuộc sống ấy thật có ý nghĩa!

Từ trong nỗi khát khao của con hổ, lấp lánh vẻ đẹp tâm hồn và ánh sáng nhân văn.

Tâm trạng của con hổ trong vườn bách thú là tâm trạng của nhà thơ lãng mạn và cũng chính là tâm trạng của cả một thế hệ.

Bút pháp độc đáo của nhà thơ đã tạo nên một vẻ đẹp khó quên cho tâm hồn lãng mạn, khắc tạc nó vào giữa lòng người đọc.

4 . 

Ta có thể bắt gặp trong thơ ông hơi thở nồng nàn của những người con đất biển, hay một dòng sông đầy nắng trong những buổi trưa gắn với tình  yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ. Bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù.

Bài thơ được viết theo thể thơ tám chữ phối hợp cả hai kiểu gieo vần liên tiếp và vần ôm đã phần nào thể hiện được nhịp sống hối hả của một làng chài ven biển:

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Quê hương trong tâm trí của những người con Việt Nam là mái đình, là giếng nước gốc đa, là canh rau muống chấm cà dầm tương.

Còn quê hương trong tâm tưởng của Tế Hanh là một làng chài nằm trên cù lao giữa sông và biển, một làng chài sóng nước bao vây, một khung cảnh làng quê như đang mở ra trước mắt chúng ta vô cùng sinh động: “Trời trong – gió nhẹ – sớm mai hồng”, không gian như trải ra xa, bầu trời như cao hơn và ánh sáng tràn ngập.

Bầu trời trong trẻo, gió nhẹ, rực rỡ nắng hồng của buổi bình minh đang đến là một báo hiệu cho ngày mới bắt đầu, một ngày mới với bao nhiêu hi vọng, một ngày mới với tinh thần hăng hái, phấn chấn của biết bao nhiêu con người trên những chiếc thuyền ra khơi:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Nếu như ở trên là miêu tả vào cảnh vật thì ở đây là đặc tả vào bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống. Con thuyền được so sánh như con tuấn mã làm cho câu thơ có cảm giác như mạnh mẽ hơn, thể hiện niềm vui và phấn khởi của những người dân chài. Bên cạnh đó, những động từ “hăng”, “phăng”, “vượt” diễn tả đầy ấn tượng khí thế băng tới vô cùng dũng mãnh của con thuyền toát lên một sức sống tràn trề, đầy nhiệt huyết. Vượt lên sóng. Vượt lên gió. Con thuyền căng buồm ra khơi với tư thế vô cùng hiên ngang và hùng tráng:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

Từ hình ảnh của thiên nhiên, tác giả đã liên tưởng đến “hồn người”, phải là một tâm hồn nhạy cảm trước cảnh vật, một tấm lòng gắn bó với quê hương làng xóm Tế Hanh mới có thể viết được như vậy.Cánh buồm trắng vốn là hình ảnh quen thuộc nay trở nên lớn lao và thiên nhiên.Cánh buồm trắng thâu gió vượt biển khơi như hồn người đang hướng tới tương lai tốt đẹp.Có lẽ nhà thơ chợt nhận ra rằng linh hồn của quê hương đang nằm trong cánh buồm. Hình ảnh trong thơ trên vừa thơ mộng vừa hoành tráng, nó vừa vẽ nên chính xác hình thể vừa gợi được linh hồn của sự vật.

Ta có thể nhận ra rằng phép so sánh ở đây không làm cho việc miêu tả cụ thể hơn mà đã gợi ra một vẻ đẹp bay bổng mang ý nghĩa lớn lao. Đó chính là sự tinh tế của nhà thơ. Cũng có thể hiểu thêm qua câu thơ này là bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hy vọng mưu sinh của người dân chài đã được gửi gắm vào cánh buồm đầy gió. Dấu chấm lửng ở cuối đoạn thơ tạo cho ta ấn tượng của một không gian mở ra đến vô cùng, vô tận, giữa sóng nước mênh mông, hình ảnh con người trên chiếc tàu nhỏ bé không nhû nhoi đơn độc mà ngược lại thể hiện sự chủ động, làm chủ thiên nhiên của chính mình.

Cả đoạn thơ là khung cảnh quê hương và dân chài bơi thuyền ra đánh cá, thể hiện được một nhịp sống hối hả của những con người năng động, là sự phấn khởi, là niềm hi vọng, lạc quan trong ánh mắt từng ngư dân mong đợi một ngày mai làm việc với bao kết quả tốt đẹp:

Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

Những tính từ “ồn ào”, “tấp nập” toát lên không khí đông vui, hối hả đầy sôi động của cánh buồm đón ghe cá trở về. Người đọc như thực sự được sống trong không khí ấy, được nghe lời cảm tạ chân thành đất trời đã sóng yên, biển lặng để người dân chài trở về an toàn và cá đầy ghe, được nhìn thấy “những con cá tươi ngon thân bạc trắng”. Tế Hanh không miêu tả công việc đánh bắt cá như thế nào nhưng ta có thể tưởng tượng được đó là những giờ phút lao động không mệt mỏi để đạt được thành quả như mong đợi.

Sau chuyến ra khơi là hình ảnh con thuyền và con người trở về trong ngơi nghỉ:
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về năm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Có thể nói rằng đây chính là những câu thơ hay nhất, tinh tế nhất của bài thơ. Với lối tả thực, hình ảnh “làn da ngắm rám nắng” hiện lên để lại dấu ấn vô cùng sâu sắc thì ngay câu thơ sau lại tả bằng một cảm nhận rất lãng mạn “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” – Thân hình vạm vỡ của người dân chài thấm đẫm hơi thở của biển cả nồng mặn vị muối của đại dương bao la. Cái độc đáo của câu thơ là gợi cả linh hồn và tầm vóc của con người biển cả. Hai câu thơ miêu tả về con thuyền nằm im trên bến đỗ cũng là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo.

Nhà thơ không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà còn thấy cả sự mệt mỏi của nó. Cũng như dân chài, con thuyền có vị mặn của nước biển, con thuyền như đang lắng nghe chất muối của đại dương đang thấm trong từng thớ vỏ của nó. Thuyền trở nên có hồn hơn, nó không còn là một vật vô tri vô giác nữa mà đã trở thành người bạn của ngư dân. Không phải người con làng chài thì không thể viết hay như thế, tinh như thế, và cũng chỉ viết được những câu thơ như vậy khi tâm hồn Tế Hanh hoà vào cảnh vật cả hồn mình để lắng nghe. Ở đó là âm thanh của gió rít nhẹ trong ngày mới, là tiếng sóng vỗ triều lên, là tiếng ồn ào của chợ cá và là những âm thanh lắng đọng trong từng thớ gỗ con thuyền.

Có lẽ, chất mặn mòi kia cũng đã thấm sâu vào da thịt nhà thơ, vào tâm hồn nhà thơ để trở thành nỗi niềm ám ảnh gợi bâng khuâng kì diệu. Nét tinh tế, tài hoa của Tế Hanh là ông “nghe thấy cả những điều không hình sắc, không âm thanh như “mảnh hồn làng” trên “cánh buồm giương”… Thơ Tế Hanh là thế giới thật gần gũi, thường ta chỉ thấy một cách lờ mờ, cái thế giới tình cảm ta đã âm thầm trao cảnh vật: sự mỏi mệt, say sưa của con thuyền lúc trở về bến…”
Nói lên tiếng nói từ tận đáy lòng mình là lúc nhà thơ bày tỏ tình cảm của một người con xa quê hướng về quê hương, về đất nước :

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá

Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê, ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò, từ đó ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi.

Màu của quê hương là những màu tươi sáng nhất, gần gũi nhất. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.
Bài thơ đem lại ấn tượng khó phai về một làng chài cách biển nửa ngày sông, lung linh sóng nước , óng ả nắng vàng. Dòng sông, hồn biển ấy đã là nguồn cảm hứng theo mãi Tế Hanh từ thuở “hoa niên” đến những ngày tập kết trên đất Bắc. Vẫn còn đó tấm lòng yêu quê hương sâu sắc, nồng ấm của một người con xa quê:

Tôi dang tay ôm nước vào lòng
Sông mở nước ôm tôi vào dạ
Chúng tôi lớn lên mỗi người mỗi ngả
Kẻ sớm hôm chài lưới ven sông
Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng
Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến
Nhưng lòng tôi như mưa nguồn gió biển
Vẫn trở về lưu luyến bến  sông
(Nhớ con sông quê hương – 1956)

Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại không có những tư tưởng chán đời, thoát li với thực tại, chìm đắm trong cái tôi riêng tư như nhiều nhà thơ thời ấy. Thơ Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hoà quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hoà vào “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”.“Quê hương” – hai tiếng thân thương, quê hương – niềm tin và nỗi nhơ,ù trong tâm tưởng người con đấùt Quảng Ngãi thân yêu – Tế Hanh – đó là những gì thiêng liêng nhất, tươi sáng nhất. Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động tạo cho người đọc cảm giác hứng khởi, ngôn ngữ giàu sức gợi vẽ lên một khung cảnh quê hương “rất Tế Hanh”.

5 . 

“Chiếc buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”

Hai câu thơ trên đã vẽ lên một hình ảnh tuyệt đẹp: cánh buồm trắng no căng gió đưa con thuyền vượt lên phía trước. Tế Hanh đã có một so sánh rất lạ: "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”. Phép so sánh thường lấy đối tượng trừu tượng so sánh với đối tượng cụ thể để người đọc, người nghe hình dung rõ về đối tượng trừu tượng đó. Trong phép so sánh của Tế Hanh, nhà thơ lại lấy một hình ảnh cụ thể “cánh buồm” để so sánh với một hình ảnh trừu tượng” mảnh hồn làng”. Viết như vậy thật độc đáo! "Mảnh hồn làng” gợi đến truyền thống chăm chỉ, cần cù và bao đức tính quí báu của người dân vùng biển. So sánh “cánh buồm ” với “mảnh hồn làng” khiến hình ảnh cánh buồm trở nên thiêng liêng, xúc động biết bao. Không chỉ vậy, cánh buồm “rướn thân trắng bao la thâu góp gió”. Động từ “rướn “ rất mạnh mẽ và hình ảnh "rướn thân trắng” cũng vô cùng gợi cảm, nó gợi đến sự trong sáng, vẻ thuần khiết của “cánh buồm” và cũng là của “mảnh hồn làng”. Không chỉ vậy, cánh buồm “rướn thân trắng” để “bao la thấu góp gió” của đại đương và biển cả còn thể hiện khao khát chinh phục tự nhiên và vũ trụ của con người. Qua hình ảnh cánh buồm tuyệt đẹp, Tế Hanh đã thể hiện tâm hồn khoáng đạt của người dân làng chài “quê hương”.

6 .

 Bài thơ " Khi con tu hú" sáng tác tháng 7 năm 1939, khi nhà thơ trên bước đường hoạt động cách mạng bị địch bắt giam tại lao Thừa Thiên - Huế ( Tố Hữu bị địch bắt tháng 4-1939 - khi nhà thơ mới 19 tuổi ). Bài thơ phản ảnh tâm trạng ngột ngạt của người Cộng sản trẻ tuổi sôi nổi yêu đời bị giam cầm giữa bốn bức tường vôi lạnh, tâm trạng ấy càng trở nên bức xúc khi nhà thơ hướng tâm hồn mình đến với bầu trời tự do ở bên ngoài. Đặc biệt giữa không gian tự do ấy bỗng vang ngân tiếng chim tu hú gọi bầy và âm thanh da diết đó đã khơi gợi niềm khát vọng tự do cháy bỏng không thể kìm nén nổi.

8 . 

I. Dàn ý bài viết

1. Mở bài

 Giới thiệu tác giả Tố Hữu và bài thơ “Khi con tu hú”: Bài thơ “Khi con tu hú” của nhà thơ Tố Hữu là một trong những bài thơ hay và đặc sắc nhất được ra đời trong thời gian tác giả bị giam tù. 

2. Thân bài

-Giới thiệu về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ:

+ Tố Hữu là một nhà thơ lớn của Việt Nam, thơ văn của ông có sức ảnh hưởng sâu rộng tới nền văn học nước nhà.

+ Trong thơ của Tố Hữu, ẩn chứa những nét riêng độc đáo của một thi nhân nổi tiếng Việt Nam

+ Bài thơ “Khi con tu hú” của ông với những đặc sắc nghệ thuật đã phần nào thể hiện được phong cách và nghệ thuật thơ của Tố Hữu.

-Nghệ thuật miêu tả và trí tưởng tượng của nhà thơ:

+ Cách tưởng tượng của nhà thơ cho thấy sức sống và sinh khí của mùa hè đang trỗi dậy mãnh liệt,

+ Không hề thấy bóng dáng của người tù bị giam cầm trong nhà lao mà chỉ thấy hình ảnh con người đứng giữa trời đất bao la, khoáng đạt tận hưởng không gian rộng lớn.

-Nghệ thuật kết hợp không gian:

+ Dưới ngòi bút và sự tưởng tượng của nhà thơ, bức tranh mùa hè có tiếng ve râm ran, có sân ngô phơi vàng, bầu trời xanh cao rộng và tiếng sáo diều vi vu.

+ Đó là một bức tranh có cảnh gần – xa, cảnh cao – thấp và tràn ngập màu sắc, âm thanh. Đó quả là những vần thơ đẹp, đầy mộng tưởng tình tứ

3. Kết bài

Ý nghĩa của đặc sắc nghệ thuật đối với bài thơ: Hai khung cảnh với những cảnh vật khác nhau đã tạo ra sự dồn nén, đẩy niềm khát khao tự do của người tù cộng sản lên đỉnh điểm. Bài thơ để lại những tiếng kêu vang vọng trong lòng người đọc, đó chính là tiếng chim tu hú và tiếng thân uất hận của nhà thơ

II. Bài tham khảo

Bài thơ “Khi con tu hú” của nhà thơ Tố Hữu là một trong những bài thơ hay và đặc sắc nhất được ra đời trong thời gian tác giả bị giam tù. Bài thơ ra đời là tiếng lòng và tâm trạng của người chiến sĩ cộng sản khao khát cuộc sống tự do, tung hoành ngang dọc. Bài thơ đã cho người đọc cảm nhận một bức tranh mùa hè tươi sáng và rực rỡ sắc màu, âm thanh, đồng thời là tình yêu thiên nhiên, cuộc đời của tác giả.

Có thể nói, Tố Hữu là một nhà thơ lớn của Việt Nam, thơ văn của ông có sức ảnh hưởng sâu rộng tới nền văn học nước nhà. Chính vì vậy trong thơ của Tố Hữu, ẩn chứa những nét riêng độc đáo của một thi nhân nổi tiếng Việt Nam. Bài thơ “Khi con tu hú” của ông với những đặc sắc nghệ thuật đã phần nào thể hiện được phong cách và nghệ thuật thơ của Tố Hữu.

“Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần”

Tác giả tuy đang ở trong tù nhưng lại vẽ ra một cảnh tượng như đang đứng ở đầu làng quê yên bình, có cánh đồng lúa và có vườn cây trái. Có thể thấy, cách tưởng tượng của nhà thơ cho thấy sức sống và sinh khí của mùa hè đang trỗi dậy mãnh liệt, có tiếng chim nô nức gọi nhau, có lúa đang chín vàng cánh đồng và có mùi thơm của hoa trái. Không hề thấy bóng dáng của người tù bị giam cầm trong nhà lao mà chỉ thấy hình ảnh con người đứng giữa trời đất bao la, khoáng đạt tận hưởng không gian rộng lớn.

“Vườn râm dậy tiếng ve ngân…

Đôi con diều sáo lộn nhào tầng không”

Dưới ngòi bút và sự tưởng tượng của nhà thơ, bức tranh mùa hè có tiếng ve râm ran, có sân ngô phơi vàng, bầu trời xanh cao rộng và tiếng sáo diều vi vu. Đó là một bức tranh có cảnh gần – xa, cảnh cao – thấp và tràn ngập màu sắc, âm thanh. Đó quả là những vần thơ đẹp, đầy mộng tưởng tình tứ.

“Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!”

Câu thơ đã phản ánh rõ thực tại trong nhà tù của tác giả, mùa hè tươi đẹp bỗng biến mất, chỉ còn lại mùa hè oi bức, ngột ngạt khiến cho tác giả muốn “đạp tan phòng”. Đến lúc này, tâm trạng nhà thơ đã bị biến đổi, uất ức và bực dọc vì phải chịu cảnh giam cầm, chưa khoát khỏi được chốn lao tù:

“Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”

Tóm lại có thể thấy, mọi cảm xúc và tâm trạng của nhà thơ đều được bắt nguồn từ tiếng chim tu hú kêu, ở những thời điểm khác nhau, tiếng chim đã khiến tâm trạng tác giả có những biến chuyển khác nhau. Và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ chính là sự kết hợp hài hòa của không gian, giữa bên trong và bên ngoài lao tù. Hai khung cảnh với những cảnh vật khác nhau đã tạo ra sự dồn nén, đẩy niềm khát khao tự do của người tù cộng sản lên đỉnh điểm. Bài thơ để lại những tiếng kêu vang vọng trong lòng người đọc, đó chính là tiếng chim tu hú và tiếng thân uất hận của nhà thơ.

10 tháng 7 2018

- Tác dụng của việc mượn "lời con hổ ở vườn bách thú" là thích hợp vì:

    + Thể hiện được thái độ ngao ngán với thực tại tù túng, tầm thường, giả dối.

    + Khao khát vượt thoát để được tự do, không thỏa hiệp với hiện tại.

    + Hình ảnh con hổ bị nhốt trong vườn bách thú cũng là biểu tượng của sự giam cầm, mất tự do, thể hiện sự sa cơ, chiến bại, mang tâm sự uất hận.

    + Mượn lời con hổ để tránh sự kiểm duyệt ngặt nghèo của thực dân.

  - Việc mượn lời của con hổ còn giúp tác giả thể hiện được tâm trạng, khát vọng tự do thầm kín của mình.

27 tháng 4 2017

Câu hỏi 1. Nên hiểu nhan đề bài thơ như thế nào ? Hãy viết một câu văn có bốn chữ đầu là “Khi con tu hú” để tóm tắt nội dung bài thơ. Vì sao tiếng tu hú kêu lại tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ như vậy?

- Nhan đề bài thơ “Khi con tu hú” như là điểm gợi, là nguyên nhân để nhà thơ bộc lộ tâm trạng cùa mình. Tiếng chim tu hú báo hiệu mùa hè, gợi trong lòng nhà thơ - người tù cách mạng một sự liên tường đến cuộc sống sôi động, phóng khoáng bên ngoài. Nhà thơ khát khao muốn thoát khỏi tình trạng bị giam cầm, ngột ngạt của mình.

- Có thế tóm tăt nội dung bài thơ bát đáu băng bốn chừ “Khi con tu hú” như sau: Khi con ru hú gọi bay báo hiệu mùa hè đến, nhà thơ - người tù cách mang càm thấy ngột ngạt vì bị giam cầm và khao khát được tự do.

- Tiêng tu hú gợi cho nhà thơ liên tương đên mùa hè tràn trề nhựa sống, rộn rã àm thanh, rực rở sắc màu, ngot ngào hương vi. Tiếng tu hú kêu như là một tín hièu cùa mùa hè đã tác động tới tâm hốn trẻ trung, nhạy cảm, yêu đời, yêu tự do cua ngươi chiên sĩ cộng sản trẻ tuổi.

Câu hỏi 2. Nhận xét về cảnh mùa hè được miêu tả trong 6 câu thơ đầu. Những chi tiết nào khiên em có nhận xét đó?

6 câu thơ lục bát mở đầu bài thơ là một mùa hè tươi đẹp, dào dạt sức sống, khung cảnh đất trời cao lộng.

Nhiều hình ảnh tiêu biểu, chọn lọc : tiêng ve ran, lúa chín vàng trên cánh đồng, bầu trời cao rộng với nhừng cánh diều bay liệng và trái cây trong vườn thơm ngọt...

Câu hỏi 3. Phân tích tâm trạng người tù - chiến sĩ dược thể hiện ở 4 câu thơ cuối. Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng tu hú kêu, nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng tu hú ở đoạn thơ dấu và đoạn thơ cuối rất khác nhau, vì sao?

- Trái với cánh mùa hò bèn ngoài là cánh ngột ngạt, chật hẹp bổn trong nhà tù. Người tù câm thấy đau khổ, bức bôi và khát khao mành liệt muôn thoát ra cái cánh tù ngục tăm tói, trở về với cuộc sống tự do. Nhịp thơ 6/ 2 của câu 8 và nhịp thơ 3/ 3 của câu 9 cùng với những từ ngữ mạnh mẽ như đập tan phòng;, chết uất và những từ cám thán như ôi, thôi, làm sao đã diễn ta một cách chân thực tâm trạng ấy của người tù - chiến sĩ.

- Tiếng tu hú kêu ở đoạn thơ đầu và đoạn thơ cuối đều là tiếng gọi tha thiết của tự do. Nhưng tâm trạng của người từ khi nghe tiếng tu hú kêu ở hai lần rất khác nhau. Tiếng tu hú kêu mở đầu bài thư đã gợi ra cảnh tượng trời đất bao la, tưng bừng của sự sống lúc vào hè khiến cho tâm trạng của người tù phấn chấn muốn hướng ra cuộc sổng tự do ngoài dời; tiếng tu hú kêu ở câu kết làm cho người tù cam thây bức bối, đau khổ vì phái bị giam cầm.

Câu hỏi 4. Theo em, cái hay của bài thơ được thể hiện nổi bật ở những điểm nào?

- Tiếng chim tu hú là một chi tiết nghệ thuật độc đáo. Tiếng chim tu hú khơi nguồn cảm xúc của tác giả. Nghe tiếng chim tu hú, người tù - chiến sĩ cảm thấy bức xúc, ngột ngạt vì mất tự do, náo nức hướng ra cuộc sống bên ngoài nhà tù, khát vọng muôn trơ về với cuộc sống tự do, với hoạt động cách mạng. Tiếng chim tu hú được tác giả sử dụng như là một biện pháp hoán dụ (tiếng chim - cuộc sống bên ngoài nhà tù), là điểm tựa để tác giả liên tưởng với cuộc sống tự do.

- Bài thơ gồm có hai đoạn kết hợp với nhau làm thành một chính thể thống nhất. Đoạn đầu tả cánh và đoạn sau tả tình. Cảnh trời đất vào hè quen thuộc, tươi đẹp, có hồn và đầy ấn tượng. Tinh của nhà thơ sôi nổi, da diết và sâu sắc.

- Thể thơ lục bát uyên chuyển, mềm mại và linh hoạt, giọng điệu thơ tự nhiên, cảm xúc nhất quán.

Giải thích nhan đề " Khi con tu hú"

- Là vế phụ trong một câu trọn ý, gợi cảm xúc toàn bài.

- Là tín hiệu của mùa hè.

- Tác động mạnh mẽ đến tâm hồn người tù cách mạng, làm thức tỉnh cảnh đẹp nhưng cũng làm tăng thêm sự bức bối.

Giúp mình trả lời một số cuâ hỏi bài của bài QUÊ HƯƠNG ( ngữ văn lớp 8)Câu 1: Phân tích cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi( từ câu 3 đến câu 8) và cảnh đón thuyền cá về bến ( 8 câu tiếp theo). Hình ảnh người dân chài và cuộc sống làng chài được thực hiện trong hai cảnh này có nét gì nổi bật đáng chú ý ?Câu 2: Phân tích các câu thơ sau:       - Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng      ...
Đọc tiếp

Giúp mình trả lời một số cuâ hỏi bài của bài QUÊ HƯƠNG ( ngữ văn lớp 8)

Câu 1: Phân tích cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi( từ câu 3 đến câu 8) và cảnh đón thuyền cá về bến ( 8 câu tiếp theo). Hình ảnh người dân chài và cuộc sống làng chài được thực hiện trong hai cảnh này có nét gì nổi bật đáng chú ý ?

Câu 2: Phân tích các câu thơ sau:

       - Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng 

         Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

       - Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

         Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

Lối nói ẩn dụ và biện pháp so sánh ở những câu này có hiệu quả nghệ thuật như thế nào ?

Câu 3: Hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông? 

Câu 4: Bài thơ có những đặc sắc nghệ thuật gì nổi bật? Theo em, bài thơ được viết theo công thức miêu tả hay biểu cảm, tự sự hay trữ tình?

Giup mình với mai 7h mình cần r ai làm nhanh mình tích nha

 

0
8 tháng 5 2017

- Nhan đề bài thơ: "Khi con tu hú" – trạng ngữ chỉ thời gian

    Nhan đề bài thơ để nửa chừng, bỏ ngỏ → gợi mở khiến cho người đọc tò mò muốn khám phá nội dung bài thơ.

    - "Khi con tu hú là bài thơ đặc tả chân thực bước chuyển mình cùng vẻ đẹp sôi động của mùa hè và trong không gian tù túng, ngột ngạt của phòng giam người chiến sĩ cách mạng lắng nghe tiếng tu hú- âm thanh rạo rực của sự sống- hối thúc khát khao tự do, tình yêu cuộc sống cháy bỏng."

    - Tiếng chim tu hú có tác động mạnh tới nhà thơ vì đó là tín hiệu của mùa hè, là sự gọi mời của tự do, của trời cao lồng lộng vì thế tiếng chim tác động mạnh mẽ tới tình cảm, tâm tư của nhà thơ.

Tham khảo:

1.

     Theo chiều dài lịch sử, đất nước ta trải qua hơn bốn ngàn năm và kho tàng văn hóa đã được cha ông luôn luôn gìn giữ và truyền lại cho đời sau. Những bản sắc ấy tạo nên sức mạnh dân tộc, gắn kết những người con đất Việt tạo nên bức trường thành đứng vững đến hôm nay.

   

Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng.

 

Xin chữ đầu năm để cầu mong may mắn, sức khỏe, phúc lộc hay bình an là nét đẹp truyền thống của dân tộc ta mỗi khi tết đến xuân về. Cùng với bánh trưng xanh, đôi câu đối trên giấy đỏ thắm được treo trang trọng trong mỗi căn nhà. Hình ảnh ông đồ với bút nghiên và giấy mực, chăm chút và gửi hồn cho từng nét chữ trên phố đông người qua lại như biểu tượng cho một dân tộc hiếu học, đề cao con chữ. Thế nhưng, nét văn hóa ấy dần bị đổi thay theo năm tháng, các thầy đồ ngày cằng vắng bóng trong những ngày tết Nguyên đán. Chúng ta không khỏi ngậm ngùi, xót thương và suy ngẫm cho một phong tục văn hóa ngày một suy tàn. Bởi phong tục ấy gắn với cả một thời kì dài phát triển rực rỡ của nho học dân tộc

 

Không chỉ phong tục xin chữ ông đồ đầu năm ngày càng phai nhạt, hiện nay nhiều giá trị văn hóa truyền thống cũng đang đứng trước nguy cơ mai một. Có thể kể đến các loại hình sân khấu truyền thống như múa rối nước, cải lương… ngày càng vắng bóng khán giả hay các lễ hội dân gian ngày càng xa lạ với giới trẻ. Đó là những hồi chuông cảnh báo về tình trạng xa rời văn hóa truyền thống trong một bộ phận giới trẻ hiện nay. Nguyên nhân là bởi sự hấp dẫn của những văn hóa du nhập từ nước ngoài hay những trò chơi điện tử, mạng xã hội. Điều ấy khiến những người trẻ không còn hiểu và tự hào về một thời kì rực rỡ của lịch sử dân tộc, của bao công sức mà thế hệ cha ông đã gìn giữ và lưu truyền  Một dân tộc không còn giữ được bản sắc văn hóa sẽ là một dân tộc dần suy tàn.

 

Trong xu thế hiện đại, hội nhập về văn hóa là điều không tránh khỏi và góp phần làm đa dạng nền văn hóa của đất nước. Nhưng “hòa nhập mà không hòa tan” là điều chúng ta cần hướng đến. Học hỏi để làm đa dạng, giàu có nền văn hóa đất nước là điều cần thiết nhưng bảo tồn và phát huy truyền thống vẫn cần được chú trọng. Đưa các loại hình sân khấu truyền thống vào trường học, giữ gìn và giáo dục con cháu về các phong tục tập quán truyền thống trong mỗi gia đình vào dịp dễ tết… sẽ giúp thế hệ trẻ hiểu và yêu hơn những tinh hoa dân tộc.

 

Như vậy việc bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống là nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi người trẻ chúng ta hiện nay. Việc tiếp thu có chọn lọc văn hóa ngoại quốc là điều rất cần thiết. Kho sử về văn hóa dân tộc được viết tiếp và phát triển đến đâu, chính là nhờ trái tim và khối óc của thế hệ trẻ chúng ta hôm nay cùng nhau vun đắp.

7 tháng 3 2021

Tham khảo:

Câu 1:

Trong thời kì hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, vấn đề giữ gìn, bảo tồn di sản văn hóa dân tộc của thanh niên, học sinh là một trong những việc làm hết sức cần thiết và quan trọng. Vậy di sản văn học dân tộc là gì và tại sao chúng ta phải bảo vệ nó, coi nó như "của quý". Di sản văn hóa dân tộc chính là những giá trị văn hóa tốt đẹp, là tinh hoa của đất nước được đúc kết qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữa nước. Bảo vệ nó chính là bảo vệ cái cốt lõi, nền tảng của Tổ quốc. Thực tế trong cuộc sống hiện nay cho chúng ta thấy có rất nhiều bạn trẻ đang nỗ lực thực hiện trách nhiệm cao cả này. Các bạn không những gìn giữ nó mà còn tuyên truyền, giới thiệu di sản văn hóa dân tộc cho thế giới. Tuy nhiên, cạnh đó vẫn còn có những kẻ chà đạp lên giá trị của dân tộc. Đây là một hành động đáng bị xã hội lên án. Thật vậy, bảo vệ gìn giữ di sản văn hóa dân tộc là một trong những việc thiết yếu, nếu đánh mất đi nó thì nước ta sẽ không có điểm riêng biệt với nước bạn. Có lẽ vì vậy, hãy chung tay cùng nhau bảo vệ nó, hãy nhớ rằng "ta hòa nhập nhưng không hòa tan".

Câu 2:

Khổ 1,2 nhà thơ với ký ức của mình phác họa lên một ông đồ già viết chữ đẹp, cảnh nhộn nhịp trên đường phố Hà Nội xưa, cảnh đẹp, đường xá rộn ràng vui vẻ, tấp nập.Khổ 3,4 nhà thơ vẽ lại khung cảnh Hà Nội mới, gần tết nhưng không còn tấp nập, đông đúc vây quanh ông đồ nữa, ông đồ chỉ ngồi đấy, nhìn lá rơi, trời mưa bay mà chẳng hề có ai để ýKhổ 5 là hình ảnh thự tại, ông đồ ngày xưa chẳng còn nữa cũng chẳng còn những người xưaTâm tư tác giả thay đổi theo chiều sâu tâm trạng, lúc vui vẻ nhìn đường xá tấp nập, lúc lại buồn nhìn cảnh tiêu điều, nhớ lại người cũ của tác giả. Tác giả thể hiện niềm cảm thương chân thành sâu sắc trước một lớp người đang tàn tạ ( ông đồ) và nỗi nhớ cảnh cũ người xưa của tác giả.

 

1. Xác định kiểu câu của dòng thơ "Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi" và cho biết tác dụng của kiểu câu vừa tìm được.2. Xác định kiểu câu của dòng thơ "Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!" và cho biết tác dụng của kiểu câu vừa tìm được.3. Tìm những từ ngữ thể hiện nỗi nhớ quê của tác giả trong đoạn thơ sau:...Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớMàu nước xanh, cá bạc,...
Đọc tiếp

1. Xác định kiểu câu của dòng thơ "Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi" và cho biết tác dụng của kiểu câu vừa tìm được.

2. Xác định kiểu câu của dòng thơ "Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!" và cho biết tác dụng của kiểu câu vừa tìm được.

3. Tìm những từ ngữ thể hiện nỗi nhớ quê của tác giả trong đoạn thơ sau:

...Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

4. Xét về mục đích nói, câu văn: "Đầu mối của thơ có lẽ ta đi tìm bên trong tâm hồn con người chăng?" thuộc kiểu câu gì?

5. Xác định kiểu hành động nói được thực hiện trong câu văn: "Bài thơ là sợi dây truyền tình cảm cho người đọc".

6. Bài thơ Quê hương của nhà thơ tế Hanh đã truyền cho em tình cảm gì? Em hãy chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp so sánh trong hai dòng thơ sau:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

0
26 tháng 2 2021

1. Lúc đó, tác giả đang trong nhà tù nhưng tâm ở ngoài nên tác giả cảm nhận mùa hè đang dậy trong lòng qua tiếng chim tu hú

2.  Tuy nhiên, tâm trạng của nhà thơ mỗi lần nghe âm thanh tiếng chim tu hú có nét khác biệt. Nếu như ở phần đầu bài thơ, tiếng chim tu hú cất lên gợi nhớ một bức tranh thiên nhiên mùa hạ rộng lớn, rực rỡ, rộn rã sức sống khiến cho tâm trạng người tù phấn chấn, náo nức thì ở cuối bài thơ, tiếng tu hú kêu ở câu kết làm cho người tù cam thây bức bối, đau khổ vì phái bị giam cầm.

3. Tác giả thể hiện khát vọng tự do cháy bỏng, muốn được ra ngoài để tìm về tự do