K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 7 2021

THAM KHẢO

 

Sau đây là cá nhân gương tiêu biểu trong xây dựng, giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống của LLVT Thủ đô Hà Nội: Đồng chí Tạ Văn Tính, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) xã Sơn Đà (Ba Vì):

Trên cương vị của mình, những năm qua, anh luôn năng động, tận tụy với công việc, nỗ lực phấn đấu không ngừng để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quân sự-quốc phòng.

anh cùng với tập thể Ban CHQS xã tích cực tham mưu với Đảng ủy, UBND xã lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác quân sự, quốc phòng địa phương sát với đặc điểm của địa phương, mang lại hiệu quả cao; tập trung giáo dục, hướng dẫn cán bộ, chiến sĩ dân quân thực hiện tốt việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. Với vai trò là người “đầu tàu” LLVT xã, anh luôn chú trọng nâng cao chất lượng dân quân. Để làm tốt được điều đó, anh chịu khó tìm tòi, học hỏi và trăn trở: Làm thế nào để từng bước nâng chất lượng và hiệu quả hoạt động của dân quân theo phương châm “vững mạnh, rộng khắp”, có số lượng phù hợp, chất lượng ngày càng nâng cao, góp phần tích cực trong giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Trong công tác huấn luyện, anh chủ động xây dựng kế hoạch ngay từ đầu năm, thông qua cấp trên phê chuẩn; phân công chuẩn bị bài giảng cho từng cán bộ và thông qua giáo án trước khi huấn luyện; chuẩn bị thao trường, mô hình, học cụ chu đáo; trực tiếp huấn luyện những nội dung về kỹ thuật, chiến thuật. Nhờ vậy, chất lượng huấn luyện dân quân được nâng lên rõ rệt. Qua huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, ý thức trách nhiệm trong công tác trực sẵn sàng chiến đấu, trong phối hợp cùng Công an xã tuần tra giữ gìn trật tự xã hội của lực lượng dân quân ngày càng được nâng lên.

 

Đặc biệt, anh luôn biết khai thác thế mạnh của mỗi dân quân, từ đó lựa chọn, phân công tham các nội dung tại Hội thao quốc phòng lực lượng Dân quân tự vệ giành thứ hạng cao. Tiêu biểu có thể kể đến như: Các đồng chí Trần Văn Thành, Lương Viết Duẩn, Nguyễn Thị Anh Vân khi tham gia hội thao ở các nội dung chạy vũ trang, ném lựa đạn xa trúng hướng, Bắn súng các tư thế luôn nằm trong tốp 3 của huyện. Đoàn vận động viên của xã cũng luôn giành giải Nhất, Nhì, Ba toàn đoàn.

Tạ Văn Tính cùng với tập thể Ban CHQS xã chủ động phối hợp với Công an xã xây dựng kế hoạch tuần tra, bảo vệ các ngày lễ lớn, sự kiện chính trị trong năm, nắm chắc tình hình diễn biến ở địa phương; chỉ đạo các thôn đội trưởng, dân quân phối hợp chặt chẽ với Công an xã nắm tình hình báo cáo, xử lý kịp thời các vụ việc xảy ra; tích cực chỉ đạo lực lượng dân quân tổ chức trực phòng chống bão lụt 24/24 giờ, bảo đảm lực lượng trực sẵn sàng làm nhiệm vụ khi có tình huống; nắm và báo cáo tình hình bão lũ để ứng cứu kịp thời.

Trong thực hiện chính sách hậu phương quân đội, Tạ Văn Tính sâu sát, tỉ mỉ đến từng sự việc, từng con người, từng bộ hồ sơ, nhất là đối với các gia đình chính sách, thương, bệnh binh...

11 tháng 2 2021

Bài thơ " Ông đồ" đã gợi cho em bài học sâu sắc về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong cuộc sống ngày nay. TRong bài thơ, hiện lên là hình ảnh ông đồ ở hai thời kì khác nhau, giữa quá khứ và hiện tại. Nếu như trước đây, ông được quý trọng, những nét chữ của ông được " tấm tắc ngợi khen tài" bao nhiêu thì đến đây, ông lại bị người đời quay lưng, bị quên lãng. Ông đồ chính là hình ảnh về một nếp văn hóa mang bản sắc của dân tộc, đó là tục xin chữ ngày Tết. Có thể nói, công cuộc đổi mới đã đem lại một sự khởi sắc rõ rệt cho nền kinh tế Việt Nam, nhưng bên cạnh đó, nó cũng đặt ra nhiều vấn đề đáng suy nghĩ, đặc biệt là về văn hoá. Sự giao lưu với các nền văn hoá bên ngoài đã giúp chúng ta tiếp nhận được nhiều thành tựu mới của văn hoá thế giới nhưng cũng mở đường cho nguy cơ đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc. Nguy cơ này đang lan tràn khắp mọi nơi, trong mọi tầng lớp nhân dân.Thực tế đã chứng tỏ, nếu chỉ chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt mà bỏ qua yếu tố văn hoá, nhất là văn hoá dân tộc sẽ dẫn đến hậu quả khó lường như băng hoại các giá trị tinh thần, phá huỷ các phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc... dẫn đến sự bất ổn sâu sắc trong xã hội. Cũng cần phải nhớ rằng " Hòa nhập chứ không hòa tan". Những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc vẫn nên được duy trì, phát huy. Để khi nhìn vào đó, ta thấy cả quá khứ một thời hiện về với những kí ức đẹp nhất.

11 tháng 2 2021

Từ nội dung của bài thơ ông đồ, ta có thể rút ra được một kết luận rằng trong xã hội hiện đại như ngày nay dường như chúng ta đã quên mất đi những giá trị truyền thống, những bản sắc văn hóa dân tộc khi xưa của ông cha ta. Đó là những giá trị -  những gì tinh túy, tâm huyết nhất, song nó đang dần bị bỏ quên theo năm tháng , bị phủ bụi theo dòng thời gian. Để chúng không phải mai mọt theo thời gian mà còn tồn tại mãi mãi thì điều đó là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên hiện nay ông đồ bị người đời quay lưng, quên lãng nhưng ông vẫn chính là hình ảnh về một nếp văn hóa mang bản sắc của dân tộc. Suy cho cùng có thể nói, công cuộc đổi mới đã đem lại một sự khởi sắc rõ rệt cho nền kinh tế Việt Nam, nhưng bên cạnh đó, nó cũng đặt ra nhiều vấn đề đáng suy nghĩ, đặc biệt là về văn hoá. Sự giao lưu với các nền văn hoá bên ngoài đã giúp chúng ta tiếp nhận được nhiều thành tựu mới của văn hoá thế giới nhưng cũng mở đường cho nguy cơ đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc. Nguy cơ này đang lan tràn khắp mọi nơi, trong mọi tầng lớp nhân dân. Thực tế đã chứng tỏ, nếu chỉ chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt mà bỏ qua yếu tố văn hoá, nhất là văn hoá dân tộc sẽ dẫn đến hậu quả khó lường như băng hoại các giá trị tinh thần, phá huỷ các phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc... dẫn đến sự bất ổn sâu sắc trong xã hội. Ngay tại thời khắc này, ta không thể chối bỏ rằng mình chính là thanh niên trong hội hiện đại - những người nắm giữ chìa khóa tương lai của đất nước, vậy nên ta phải học hỏi những điều tân tiến và những bước đi mới của hiện đại. Nhưng đồng thời ta cũng không quên đi việc " uống nước nhớ nguồn " mà ông cha ta đã dạy cho chúng ta nên đem những giá trị truyền thống ấy thổi vào nó những hơi thở hiện đại phù hợp với đương thời đặc biệt. Cũng cần phải nhớ rằng " Hòa nhập chứ không hòa tan",để rồi đây những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc vẫn nên được duy trì, phát huy. Để khi nhìn vào đó, ta thấy cả quá khứ một thời hiện về với những kí ức đẹp nhất.

 

 
Cuộc thi vì an toàn giao thông 2016:I. NỘI DUNG CUỘC THI- Nội dung bài dự thi bao gồm các chủ đề liên quan đến việc thực hiện Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 02/01/2014 của UBND thành phố Hà Nội về “Năm trật tự và văn minh đô thị”, với mục tiêu tăng cường kỷ cương trật tự và xây dựng nếp sống văn minh đô thị, tạo sự chuyển biến mới, thực chất trong ý thức, trách nhiệm của từng cấp,...
Đọc tiếp

Cuộc thi vì an toàn giao thông 2016:

I. NỘI DUNG CUỘC THI
- Nội dung bài dự thi bao gồm các chủ đề liên quan đến việc thực hiện Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 02/01/2014 của UBND thành phố Hà Nội về “Năm trật tự và văn minh đô thị”, với mục tiêu tăng cường kỷ cương trật tự và xây dựng nếp sống văn minh đô thị, tạo sự chuyển biến mới, thực chất trong ý thức, trách nhiệm của từng cấp, từng ngành và của từng người dân Thủ đô.
- Phản ánh thực trạng và đề xuất các giải pháp phù hợp để khắc phục tình trạng ùn tắc, giảm tai nạn, đảm bảo ATGT trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Đóng góp ý kiến xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật, các quy định liên quan đến lĩnh vực an toàn giao thông Thủ đô, trật tự văn minh đô thị.
- Phát hiện, biểu dương kịp thời các tổ chức, cá nhân điển hình có những đóng góp giữ gìn trật tự, văn minh đô thị, vì an toàn giao thông Thủ đô…; Phê phán các hành vi gây ảnh hưởng xấu đến việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự đô thị.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao tinh thần trách nhiệm của người thực thi công vụ và ý thức tự giác của người tham gia giao thông, góp phần xây dựng văn hóa giao thông, thanh lịch, văn minh của người Hà Nội.
- Ưu tiên, khuyến khích các bài viết, ý tưởng có thể ứng dụng vào thực tế giao thông tại Hà Nội

II. YÊU CẦU VỀ TÁC PHẨM DỰ THI
- Tác phẩm dự thi phải có nội dung chân thật, không vi phạm các quy định của pháp luật. Tác giả dự thi phải bảo đảm và chịu trách nhiệm về tính chân thực, chính xác, tính pháp lý của nội dung bài viết.
- Tác phẩm dự thi thuộc các thể loại báo chí: Điều tra, phóng sự, ghi chép, bài phản ánh, phóng sự ảnh... Mỗi bài viết không quá 1.500 từ (một tác phẩm báo chí dự thi có thể chia thành nhiều kỳ đăng tải, nhưng mỗi kỳ không quá 1.500 từ và không quá 5 kỳ).
- Tác phẩm ảnh dự thi có thể là ảnh màu hoặc ảnh đen trắng. Kích thước ảnh tối thiểu 12cm x 18cm bản in, tối thiểu 1.000kb/ảnh bản mềm. Không chấp nhận ảnh đã qua xử lý kỹ thuật photoshop, kỹ thuật xử lý buồng tối - buồng sáng. Ban Tổ chức sẽ kiểm tra phim gốc hoặc files gốc khi cần thiết. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về bản quyền tác phẩm dự thi của mình. Một phóng sự ảnh từ 5-7 ảnh.
- Tác phẩm dự thi sử dụng tiếng Việt, viết tay hoặc đánh máy trên giấy A4 một mặt, rõ ràng, sạch sẽ, ghi rõ thông tin về cá nhân tác giả: Họ tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp, số điện thoại, email.

Có bạn nào làm chưa ,giúp mình với

0
5 tháng 3 2023

Gợi ý cho em các ý: 

Gợi ý cho em các ý:  

MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Ví dụ: Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống là điều vô cùng quan trọng trong cuộc sống hiện đại...)  

TB:  

Bàn luận:  

Nêu khái niệm giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống là gì?  

Thực trạng của việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống: 

+ Quên đi việc xin chữ đầu năm 

+ Không nhớ đến các phong tục 

+ Sính ngoại, coi thường các nét đẹp VH truyền thống 

... 

Tại sao phải giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống:  

+ Thể hiện sự biết ơn ông cha ta từ xưa  

+ Giúp cho giới trẻ hiểu thêm về văn hóa  

+ Tôn vinh các nét đẹp của văn hóa dân tộc  

...  

Dẫn chứng:  

Một số gia đình hiện nay đã không còn đi xin chữ đầu năm nữa 

Mở rộng vấn đề:  

Nêu giải pháp để mọi người mọi nhà luôn giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống? 

Bản thân em đã làm gì để thể hiện việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống?  

KB: Khẳng định lại vấn đề  

_mingnguyet.hoc24_