K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 4 2020

1. Hình ảnh quê hương hiện lên trong nỗi nhớ da diết:

a. Hai câu đầu: lời giới thiệu về quê hương

- Quê hương của tác giả:

+ Làm nghề chài lưới từ lâu đời.

+ Vị trí địa lí: cách biển nửa ngày sông.

- Giọng thơ: giản dị như một lời trò chuyện tâm tình.

=> Thể hiện nỗi nhớ da diết, thiết tha, trìu mến của tác giả đối với quê hương.

 b. Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá (câu 3 – 8)

- Khung cảnh: thông qua những tính từ miêu tả trong, nhẹ, hồng; cảnh hiện lên với vẻ đẹp tươi sáng, tinh khôi, thanh nhẹ.

- Người dân chài hiện lên là những người trẻ khỏe, sung sức. Từ “bơi thuyền” gợi nên tư thế nhẹ nhàng, thảnh thơi phù hợp với khung cảnh lãng mạn ở câu thơ trên.

- Chiếc thuyền đã được miêu tả bằng biện pháp so sánh “như con tuấn mã”. Qua đó ta cảm nhận được khí thế dũng mãnh, hăng hái, hào hùng của con thuyền, được tư thế mạnh mẽ để chiến thắng và vượt qua một không gian rộng lớn.

- Cánh buồm:

+ Hình ảnh lãng mạn, bay bổng.

+ So sánh cái vô hình với cái hữu hình, cụ thể, khiến cánh buồm trở nên vừa có linh hồn (nó gắn bó, thân thiết, thiêng liêng hơn với người dân chài) vừa có hình hài (nó mang vẻ đẹp thanh thoát, mơ mộng, lãng mạn)

- Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá với tình cảm tự hào về sức sống mãnh liệt của làng quê thân thương.

c. Cảnh thuyền cá trở về bến:

- Không khí: ồn ào, tấp nập và niềm vui sướng trước thành quả lao động, niềm biết ơn của những người dân chài lưới với đất trời và với biển. Qua đó thể hiện sự thấu hiểu của tác giả với con người quê hương.

- Hình ảnh dân chài:

“Làn da ngăm rám nắng”

“Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”

+ Kết hợp hình ảnh lãng mạn và tả thực.

+ Vẻ đẹp khỏe khoắn, dãi dầu mưa nắng.

+ Chất mặn mòi xa xăm của biển thấm vào hơi thở, tạo nên vẻ đẹp lãng mạn, ngang tàng.

- Hình ảnh con thuyền: “Im bến mỏi trở về nằm”, “nghe chất muối thấm dần”.

+ Con thuyền được nhân hóa như những người dân chài lưới đang trong trạng thái nghỉ ngơi, thảnh thơi sau một ngày lao động vất vả.

+ Con thuyền như một cơ thể sống đang cảm nhận được bằng tâm hồn mình chất biển mặn mòi trong tâm hồn (vị mặn ấy cũng ngấm vào hơi thở con người).

=> Hình ảnh quê hương hiện lên trong nỗi nhớ cho nên giàu chất thơ, lãng mạn và tươi sáng.

2. Khẳng định lại nỗi nhớ quê hương.

- “Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ”: Hiện tại, tác giả đang sống xa quê hương, nhưng luôn thường trực trong lòng một nỗi nhớ khắc khoải, khôn nguôi.

- Nỗi nhớ độc đáo ở chỗ:

+ Có hình hài “màu nước xanh”, “cá bạc”, “chiếc buồm vôi”.

+ Có hương vị “mùi nồng mặn”, nó đã trở thành một ám ảnh da diết.

28 tháng 1 2022

sai môn kìa

18 tháng 7 2021

Tham khảo ạ !!

Bài thơ Ngắm trăng được sáng tác trong hoàn cảnh Bác bị bắt giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch đã thể hiện được tình yêu thiên nhiên cùng phong thái ung dung, tinh thần thép của người tù cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh. Thật vậy, nếu như hai câu thơ trên là tình yêu thiên nhiên của Bác thì hai câu thơ cuối còn là cuộc vượt ngục tinh thần của Bác. "Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ" là một tư thế chủ động giao hòa với thiên nhiên của Bác. Từ "ngắm" cho thấy một sự hưởng thụ thiên nhiên thoải mái tuyệt đối. Tư thế ngắm trăng của Bác cho thấy sự ung dung, không chút sợ hãi và tinh thần thép của Người trong hoàn cảnh ngục tù khó chịu như thế. Đáp lại tình yêu của Bác, dường như trăng cũng "nhòm khe cửa ngắm nhà thơ". Hình ảnh trăng xuất hiện nhiều trong thơ Bác và nay thì trăng được nhân hóa thành một con người có tâm hồn. Phải chăng trăng đã thành một người bạn tâm giao tri âm tri kỷ của Bác qua song sắt nhà tù?Thật vậy Bác và trăng cùng giao hòa tâm hồn như những người bạn. Dường như nhà tù chỉ giam giữ được thân xác của Bác chứ không hề giam giữ được tinh thần của Bác. Tâm trí của Bác dành trọn cho thiên nhiên, cho vầng trăng tươi đẹp, đây chính là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng.Chao ôi! phải tinh tế biết bao Bác đã vẻ nên một khung cảnh tuyệt đẹp dưới sự giao hoà giữa người và trăng. Hai câu thơ với cấu trúc sánh đôi cho thấy sự giao hòa tuyệt đối, song phương của Bác và thiên nhiên, trong đó hình ảnh của Bác hiện lên vĩ đại, không chút sợ hãi và chan chứa tình yêu thiên nhiên.  Tóm lại, hai câu thơ cuối này không chỉ là tình yêu thiên nhiên của Bác mà nó còn là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng VN.

16 tháng 2 2017

Trong hiện tượng về dao dộng của con lắc, con lắc chỉ dao động trong một thời gian ngắn rồi dừng lại ở vị trí cân bằng là vì một phần cơ năng của chúng đã chuyển hóa thành nhiệt năng làm nóng con lắc và không khí xung quanh.

18 tháng 5 2016

Trong quá trình giao động con lắc ma sát với môi trường không khí . Cơ năng biến đổi thành nhiệt năng do đó nó mất dần năng lượng và dừng lại ở vị trí cân bằng .

Khi đó , toàn bộ cơ năng của con lắc chuyển hóa thành nhiệt năng .

7 tháng 4 2018

Bài thơ mở đầu bằng một lời giới thiệu tuy giản dị nhưng chỉ có được ở những người hiểu rõ giá trị của nghề nghiệp làng mình:

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới.

“Vốn” là đã có từ lâu, đã làm nghề chài lưới lừ lâu. Không yêu quê hương, không ngẩng cao đầu kiêu hãnh về quê hương thì không dám nói dứt khoát đến giản dị như thế về quê hương. Từ câu mở đầu ấy, mạch thơ mở rộng dần. Làm nghề chài lưới nên làng mới bị “nước bao vây”, mới có cảnh đi đánh cá. Đoàn thuyền đánh cá được tác giả tả lại trong sáu câu thơ liền một mạch với những hình ảnh rất thực nhưng cũng rất lãng mạn

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la than tuấn mã

Con thuyền được ví như con tuấn mã. Cánh buồm so sánh với mảnh hồn làng, cách so sánh mới mẻ và hay. Với làng chài lưới, với những con thuyền ra khơi, tấm buồm có ý nghĩa lớn lao, tượng trưng cho sức đi xa, tượng trưng cho cuộc sống lao động của dân làng. Nhìn cánh buồm nghĩ đến mảnh hồn làng, liên lưởng đó thật tự nhiên. Hình ảnh tiếp sau cố tính tạo hình rõ rệt: “Rướn” là vươn lên cao với tất cả sức mạnh của mình. Cánh buồm nhìn từ xa như đang cố gắng vươn lên, “rướn thân trắng” để thu góp gió của biển khơi đưa con thuyền ra xa. Cách nhìn ấy là của một hoạ sĩ tài ba. Nó tạo thêm cho hình ảnh cánh buồm chất hùng tráng và lãng mạn.

Bài thơ tràn đầy những chi tiết thực của đời sống làng chài tiếng “ồn ào trên bến đỗ”, cảnh người đông đúc “tâp nập đón ghe về”, cảnh “cá đầy ghe”, với “thân bạc trắng”. Nó vẽ lên khung cảnh lao động khẩn trương và yêu đời của những người dân chài. Trên nền chung ấy, nổi bật hình ảnh khoẻ mạnh toát ra sức sống mạnh mẽ của người lao động vùng biển:

Dân chài lưới làn da ngâm rám nắng,

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.

Cách tạo dựng hình ảnh bằng cảm xúc bắt nguồn từ thính giác, khứu giác ấy còn đem đến cho bài thơ nhiều hình ảnh mới lạ khác về cuộc sống làng chài:

Chiếc thuyền im bến mồi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thở vỏ.

Cho nên đi xa, nhớ về quê hương, nhà thơ có nhắc đến màu nước xanh, con cá hạc, chiếc buồm, con thuyền rẽ sóng, nhưng chi tiết sâu đậm nhất lại là:

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

Cái mùi nồng mặn ấy theo Tế Hanh suối cả cuộc đời, nhắc nhở ông mãi mãi nhớ về quê hương dù ở đâu, làm gì.


<<< nên đăng trên trang Ngữ Văn nhé bạn>>

7 tháng 4 2018

uk minh biet roi

Đoạn thơ là cảnh người dân làng chài ra khơi đánh cá, từ đó tác giả Tế Hanh gửi gắm những tâm tư, tình cảm của mình. Câu thơ bắt đầu với "Khi trời trong..hồng" là lúc bình minh đang lên là dân làng chài ra thuyền đánh cá. Câu thơ "Chiếc..mã/ Phăng mái chèo...giang" là một hình ảnh thơ lãng mạn. Hình ảnh thơ có biện pháp tu từ so sánh chiếc thuyền với con tuấn mã. Nhờ có hình ảnh này mà đoạn thơ gợi được vẻ đẹp khỏe khoắn, hăng hái rắn rỏi của con thuyền giống như tuấn mã cũng như vẻ đẹp hình thể của những người dân làng chài. Không những vậy, con thuyền còn được nhân hóa :"Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang" được thể hiện qua từ "phăng", "vượt" diễn tả được tư thế, hào khí phăng phăng, tràn ngập sức sống của con thuyền cũng như người dân làng chài đang hăm hở về 1 chuyến đi đánh cá thắng lợi và thành công. Không những vậy, hình ảnh cánh buồm trắng chính là linh hồn của bài thơ. "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng" đã sử dụng biện pháp so sánh, ẩn dụ. So sánh, ẩn dụ cánh buồm với mảnh hồn làng là để hình tượng hóa mảnh hồn làng cũng như linh thiêng hóa cánh buồm. Cánh buồm ra khơi mang theo những ước mơ khát vọng của những người dân làng chài ra khơi. Mảnh hồn làng chính là những tâm tư, ước mơ, khát vọng của người dân làng chài. Biện pháp này làm cho hình ảnh cánh buồm trở nên sinh động và thiêng liêng. Cùng với đó, "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió" là cánh buồm được nhân hóa qua từ “rướn" , "thâu góp" làm cho con thuyền trở nên sinh động chân thực như 1 con người. Tóm lại, tác giả đã gửi gắm những tình cảm, suy nghĩ của mình vào cánh buồm và con thuyền chất chứa tình yêu ông dành cho quê hương.

còn lại bn tự tìm nhá