K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 2 2016

Thiên nhiên là đề tài mà hầu như nhà thơ nào cũng nói đến đặc biệt là Hồ Chí Minh. Bác chẳng bao giờ nhận mình là nhà thơ cả thế nhưng trong quá trình hoạt động cách mạng Người lại dùng chính văn chương thơ ca của mình để phục vụ cách mạng. Thiên nhiên trong thơ Bác rất phong phú và đa dạn, không những thế nó còn thể hiện được những niềm tin, những quan điểm sống và tâm hồn thi sĩ của Hồ Chí Minh. Những thiên nhiên ấy được thể hiện rõ nhất trong tập thơ Nhật Kí Trong tù.

Thiên nhiên trong nhật kí trong tù là một thiên nhiên đẹp, hùng vĩ và thơ mộng:

“Núi ấp ôm mây mây ấp núi 
Lòng sông gương sáng bụi không mờ. ”

Thiên nhiên hiện lên với núi với mây, thiên nhiên ấy thật hữu tình biết mấy. Hình ảnh ấy cũng khiến cho ta thấy được những áng mây đang bao phủ như ôm lấy cái từng dãy núi trùng trùng điệp điệp kia. Dưới lại là một dòng sông hiền hòa mềm mại mang cái sáng như gương không chút bụi mờ. Cái sáng ấy nó giống như tâm hồn sáng ngời của Bác vậy. Dù mới ra tù và chân đi còn không vững, Bác vẫn đặt cho mình một niềm tin để vượt lên những đỉnh núi cao kia.

Hay là sự hùng vĩ của thiên nhiên cũng được thể hiện trong bài thơ Giai đi sớm:

“Gà gáy một lần đêm chửa tan, 
Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn”

Chòm sao kia nâng ánh trăng cao lên như thể hiện được cái rộng lớn bao la của vũ trụ.

Không những thế thiên nhiên của ban ngày cũng đẹp chẳng khác nào ban đêm. Đó là khoảnh khắc thiên nhiên cảnh vật đang bắt đầu một sự sống. Trong cảnh áp giải đi trên con đường xa mịt mờ mà Bác vẫn bắt được cảnh tượng đẹp ấy. Đó là sự khai sinh, là khởi nguồn cho một sự sống, một ngày mới:

“Phương đông màu trắng chuyển sang hồng, 
Bóng tối đến tàn, quét sạch không”

Trên bầu trời đã in hình những sắc màu hồng nơi phía Đông. Đó là sự báo hiệu của mặt trời sắp nhô lên soi sáng mang đến sự sống cho tất cả vạn vật nơi trái đất hiền hòa này.

Không chỉ là những bình minh ánh hồng mặt trời sắp mọc mà thiên nhiên trong thơ Bác còn đẹp khi về đêm. Mà cảnh chiều tối hiện lên vô cùng trữ tình với cánh chim ngàn mây nổi ở miền sơn cước:

“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng”

Đó là thiên nhiên của vùng sơn cước với sự cô đơn nhỏ bé lạc lõng thế nhưng không hề chết chóc mà luôn hướng về sự sống.

Đặc biệt thiên nhiên còn đẹp bởi ánh trăng, trăng như là một người bạn tri kỉ của bác vậy. Thơ Bác lúc nào cũng đầy trăng:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ 
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. ”

Hay

“Chẳng được tự do mà hưởng nguyệt 
Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu. ”

Những ánh trăng ấy đã trở thành người bạn tri kỉ cả về thơ lẫn cuộc sống của nhà thơ. Trăng sáng soi Bác, tâm hồn Bác cũng như được an ủi rất nhiều.

Đó là những thiên nhiên mang đến niềm tin, lạc quan, yêu cuộc sống của người chiến sĩ cách mạng. Thế nhưng thiên nhiên là tri kỉ thật đấy nhưng có đôi khi nó lại trở thành những khó khăn mà người chiến sĩ phải trải qua:

“Người đi cất bước trên đường thẳm 
Rát mặt, đêm thu, trận gió hàn. ”

Thiên nhiên còn là những hình ảnh thử thách đầy gian lao:

“Đi đường mới biết gian lao 
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng. ”

Dù thế nhưng những núi non trập trùng cao ngất kia không thể nào cao bằng ý chí con người Bác được. Chính vì thế mà người vẫn đi được lên đỉnh núi mà để “Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”. Con người vĩ đại ấy không bao giờ chịu lùi bước.

Như vậy qua đây ta thấy được thiên nhiên trong thơ Bác thật vô cùng phong phú. Từ những vẻ đẹp của dãy núi cao ngất trời đến những bình minh màu hồng nhạt rồi lại là những áng chiều trôi thơ mộng trữ tình. Mỗi nét thơ là mỗi một ý nghĩa tượng trưng cho ý chí kiên cường của người chiến sĩ cách mạng.

1 tháng 2 2016

Tập thơ Nhật kí trong tù được Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác khi Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm trong nhà tù Trung Quốc vào .những năm 1942, 1943. Người viết tập thơ này dường như không có ý làm nghệ thuật, lưu danh hậu thế mà chỉ cốt để ngâm ngợi cho khuây khỏa những tháng ngày "mất tự do". Tuy vậy, Nhật kí trong tù đã trở thành một tác phẩm lớn có giá trị về nhiều mặt trong lịch sử văn học Việt Nam cận, hiện đại. Nó có sức hấp dẫn lâu bền với nhiều thế hệ bạn đọc ở cả trong nước lẫn ngoài nước.

Mấy chục năm qua, kể từ khi tập thơ được công bố, nhiều người đã viết về tập thơ này. Họ nhấn mạnh đến giá trị phản ánh hiện thực, sức mạnh tô" cáo của Nhật kí trong tù đối với chế độ nhà tù Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch. Tuy vậy, điều quan trọng nhất cần phải thấy: trước sau đây vẫn là một tập nhật kí bằng thơ, một tập nhật kí "hướng nội", tác giả chủ yếu viết cho mình. Do đó, sức hấp dẫn của tập thơ chính là hình tượng của nhân vật trữ tình – tác giả Hồ Chí Minh, một chiến sĩ  thi sĩ. Vì vậy, hoàn toàn có lí, khi sách giáo khoa Văn 12 đã khẳng định:’

"Có thể xem Nhật kí trong tà như một bức chân dung tự họa con người tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh".

Đọc tác phẩm Nhật kí trong tù, chúng ta bắt gặp con người Hồ Chí Minh với tất cả vẻ đẹp, phong phú, sâu sắc trong tâm hồn, trong tính cách, trong cách nhìn, cách nghĩ suy về cuộc đời và con người. Nhật kí trong tù đúng là một "bức chân dung tự họa" bằng thơ về con người tinh thần của người sáng tạo ra nó.

Qua hơn một trăm bài thơ, ta có thể nhận thấy nỗi khắc khoải nóng lòng, sốt ruột ngóng trông tự do của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đọc còn nhớ, mùa thu 1942, với tư cách là đại biểu cho phong trào cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh có trọng trách tìm sang Trung Hoa để bàn cách phôi hợp hành động chông bọn đế quốc, phát xít. Nhưng vô cớ, Người bị bọn mật vụ Quốc dân đảng bắt giữ và sau đó, bị giải đi hết nhà lao này đến nhà lao khác, không được xét xử. Người cũng hoàn toàn không được biết đến bao giờ mình mới được trả tự do. Hồ Chí Minh đau khổ vô hạn và thấm thìa sâu sắc nỗi "mất tự do". Nỗi đau khổ này được tác giả bộc lộ trong khá nhiều bài thơ. Chẳng hạn như trong một lần chuyển đổi nhà lao có bọn "cảnh binh khiêng lợn cùng đi", Bác đã viết những câu thơ đầy cay đắng, biểu lộ một qui luật trong cuộc sống, mà qui luật này Người đã rút ra một cách thấm thìa ngay trong cuộc sống đau khổ của chính mình:

Trên đời ngàn vạn điều Gay đấng
Cay đắng chi bằng mất tự do?

Hay, trong một bài thơ khác, bài Bị hạn chế Hồ Chí Minh cũng khẳng định Đau khổ chi bằng mất tự do.

Nỗi sốt ruột, khắc khoải chờ mong kéo dài theo ngày tháng đã chuyển thành sự giận dữ, phẫn nộ. Người đã đặt cho bài thơ một nhan đề hết sức độc đáo là chỉ có một dấu hỏi chấm (?).

Quăng Tây đi khắp lòng oan ức

Giải đến bao giờ, giải tới đâu?

Bên cạnh con người nóng lòng, sốt ruột, đau khổ vô hạn vì mất tự do, người đọc còn bắt gặp trong Nhật kí trong tù một con người hoàn toàn tự chủ về mặt tinh thần, luôn bình thản ung dung, tự tại, tâm hồn như bay lượn trên bầu trời tự do, không sức mạnh của nhà tù nào giam hãm được. Như vậy, có thể nói chúng có thể giam cầm được thể xác Bác, nhưng không khi nào chúng có thể giam cầm được tinh thần Bác, Điều này đã được chính tác giả thể hiện qua hai câu thơ mở đầu, được xem như lời đề từ của tập Nhật kí trong tù:

Thân thể tại ngục trung

Tinh thần tại ngục ngoại.

Có nghĩa là :

Thân thể ở trong lao

Tinh thần ở ngoài lao.

Và, không ít lần, Hồ Chí Minh thấy mình là "khách tự do", thanh thản, ung dung, tự tại như là một khách tiên. Điều này được thể hiện qua khá nhiều bài thơ như Đi Nam Ninh, Giải đi sớm, Vào nhà lao huyện Tĩnh Tây, và có lẽ tiêu biểu phải kẽ đên bài Ngắm trăng sau đây:

Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Trong bài thơ này hoàn toàn không thấy tác giả nói đên nỗi đau khổ, bồn chồn vì bị mất tự do, mà chỉ thấy hình tượng một thi sĩ hết sức nhạy cảm và tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên.

Thực ra, trong chốn lao tù, ắt hẳn người thi sĩ đâu cố được thưởng trăng một cách thoải mái. Có lẽ, song cửa nhà lao chỉ đu cho lọt qua một chút ánh trăng thấp thoáng mà thôi. Song, cho dù chỉ như thế, nhưng với sức tưởng tượng phong phú, với tâm hồn yêu mến thiên nhiên, Hồ Chí Minh cũng cảm thấy dạt dào thi hứng, cũng cảm thấy bồi hồi xao xuyến trước cảnh đẹp của đêm trăng. Câu thơ thứ hai nguyên văn chữ Hán là:

Đối thử lương tiêu nại nhược hà?

Có nghĩa:   

Trước cảnh đẹp đèm nay biết thế nào?

Câu thơ dường như có một chút bối rối. Cái bối rối rất thi sĩ… Tiếc rằng câu thơ dịch "Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ đã làm mất "cái bối rối" rất thi sĩ . Người xưa thưởng trăng thường hay có rượu và hoa. Ở trong tù, Hồ Chí Minh làm sao có được những thứ này? Cho dù thế, thi hứng của nhà thơ vẫn dạt dào:

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Thi nhân và ánh trăng tựa hồ như đôi bạn tri âm, tri kỉ, có sự giao hòa tuyệt diệu. Ánh trăng vô tri vô giác qua tâm hồn của người tù thi sĩ trở thành một nhân vật đáng yêu, có tâm trạng, có linh hồn. Trên đây là những câu thơ đặc biệt ý vị. Ý vị không phải chỉ xuất phát từ kĩ thuật làm thơ mà điều quan trọng nhất vần là tâm hồn, là xúc cảm của người tù thi sĩ Hồ Chí Minh…

Đúng là đọc Nhật kí trong tùy chúng ta được chứng kiến nhiều cuộc vượt ngục bằng tinh thần của người tù Hồ Chì Minh. Khi thì Người thả hồn theo một áng mây trôi, một cánh chim chiều, một vầng trăng non, lúc thì Người dối theo một vầng dương buổi sớm, một cảnh làng xóm ven sông, hay cảnh buổi tối khi cô thôn nữ vừa xay xong ngô tối thì lò than đã ửng hồng. Đặc biệt, tâm hồn của Hồ Chí Minh luôn hướng về Tổ quốc, về đồng chí, đồng bào; ngay trong giấc ngủ, Người cũng luôn mơ về đất nước thân yêu. Có những đêm, Bác trằn trọc mãi không sao ngủ dược, đến "Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt – Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh".

Ngoài ra, trong "bức chân dung tự họa" của Hồ Chí Minh ta còn bắt gặp một trí tuệ lớn, một tầm tư tưởng lớn. Trí tuệ lớn trước hết thường được thể hiện qua cái nhìn đối với hiện thực. Hơn ai hết, Bác thấy rõ những bất công vô lí trong nhà tù Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch. Nhà tù này chính là nước Trung Hoa rộng lớn khi đó thu nhỏ. Bên cạnh đó, từ những sự việc nhỏ nhoi, tầm thường hằng ngày, với trí tuệ mẫn tiệp, Hồ Chí Minh rút ra được những khái quát, tìm rạ qui luật của cuộc sống thông qua sự từng trải, sự chiêm nghiệm của chính bản thân mình. Vì vậy, một số câu thơ, bài thơ của Người có ý vị triết lí thâm trầm sâu sắc. Chẳng hạn, từ việc "Học đánh cờ", Người rút ra tầm quan trọng của thời cơ đối với sự thành bại trong hoạt động của con người:

Lạc nước hai xe đành bỏ phí,
Gặp thời một tốt cũng thành công.

Hay, nhà thơ khẳng định bản chất lương thiện của con người và sự ảnh hưởng của hoàn cảnh giáo dục:

Ngủ thì ai cũng như lương thiện

Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền.

Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn

Phần nhiều do giáo dục mà nên.

Đồng thời, Hồ Chí Minh cung có những chiêm nghiệm đúng đắn về "Đường đời hiểm trở", về sự phức tạp khó khăn trong cuộc sống xã hội:

Núi cao gặp hổ mà vô sự
Đường phẳng gặp người bị tống lao

Tuy nhiên, những nhận xét khái quát về cuộc đời, về con người của Hồ Chí Minh không bao giờ có ý vị yếm thế hay hư vô mà Người luôn hướng con người tới những hành động thiết thực để cải tạo con người, cải tạo hoàn cảnh. Điều đó chứng tỏ lòng tin vững chắc của nhà thơ vào bản chất lương thiện, tốt đẹp của con người. Khi Bác khẳng định "Hiền dữ phải đâu là tính sẵn – Phần nhiều do giáo dục mà nên" tức là Người dặt ra vấn đề giáo dục và tin tưởng ở kết quả xây dựng lực lượng cách mạng về sau. Những ai đã được sống gần Hồ Chí Minh đều nhận thấy sức mạnh cảm hóa của Bác. Niềm tin vào con người là hạt nhân quan trọng tạo nên niềm tin vào sự nghiệp cách mạng ở Hồ Chí Minh. Qua bài Đi đường, Bác thể hiện khá tập trung ý tưởng chinh phục khó khăn, hướng tới cuộc sông, hướng tới tương lai:

Đi đường mới biết gian lao,
Núi cao rồi lại núi cao chập chùng.
Núi cao lên đến tận cùng,
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.

Ngay trong cảnh gian khổ, khó khăn, Người vẫn nhìn thấy ánh sáng của tương lai tươi sáng!

Trong ngục giờ đây còn tối mịt Ánh hồng trước mặt đã bừng soi. Hồ Chí Minh luôn có cái nhìn biện chứng về sự vận động của đời sống của tự nhiên. Bởi vậy, thơ Người viết trong tù vẫn khiến cho người đọc thêm niềm tin vào cuộc sống, vào con người. Có đêm, gà vừa gáy lần đầu tiên, trời tối, gió rét, Hồ Chí Minh đã phải chuyển lao. Nhưng bỗng chốc được con mắt của người tù thi sĩ, cảnh vật liền biến đổi, ánh sáng bình minh ấm áp rực rỡ xua tan bóng tôi, người tù bỗng trở thành thi nhân nồng nàn thi hứng… như trong bài thơ Giải đi sớm. Đây là bài thơ quen thuộc với nhiều người.

Dẫu sao, vẫn sề là một thiếu sót rất lớn, nếu như viết về "bức chân dung tự họa" nói trên, ta không đề cập tới lòng nhân ái bao la, sâu sắc của Bác Hồ.

Trong bài Bác ơi! Tố Hữu đã viết được những câu thơ rất hay, rất đúng về con người Chủ tịch Hồ Chí Minh:

Bác ơi, tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông, mọi kiếp người!

Trước hết, trái tim ấy dành cho những người lao khổ dù họ là người Trung Quốc hay người Việt Nam.

Nhà thơ dễ dàng quên những đau đớn khổ sở mà mình phải chịu, nhanh chổng đồng cảm sâu sắc và phát hiện ra những bất hạnh, đau khổ của những người xung quanh để thông cảm, chia sẻ với họ. Bác thương cảm Vợ người bạn tù đến thăm chồng, đối với Cháu bé trong nhà lao Tân Dương, hay đôi với Một người tù cờ bạc vừa chết… Chỉ cần nghe "Người bạn tù thổi sáo", Bác chẳng những thấu hiểu nỗi lòng nhớ quê của anh ta, mà còn hình dung thấy ở chôn chân trời xa xôi kia có một phụ nữ bước lên một tầng lầu nữa để ngóng trông chồng:

Bỗng nghe trong ngục sáo vỉ vu
Khúc nhạc tình quê chuyển điệu sầu.
Muôn dải quan hà khôn xiết nỗi,
Lên lầu ai đó ngóng trông nhau.

Trong tù, Bác gọi những người cùng bị giam là "nạn hữu” (bạn tù) và Người cùng chia sẻ với họ những nỗi niềm sâu kín hay cùng đùa vui trong cảnh ghẻ lở khổ sở:

Mặc gấm bạn tủ đều khách quý
Gảy đàn trong ngục thảy tri âm.

Nhìn bao quát, tình yêu thương của Hồ Chí Minh mang tầm nhân loại rộng lớn. Điểu này tạo nên giá trị đặc biệt của tập thơ.

Ở con người tác giả, rõ ràng có sự thống nhất giữa các mặt đối lập. Bên cạnh sự nhạy cảm tinh tế, người đọc có thể nhận thấy ý chí sắt son, nghị lực phi thường, lớn lao, bền bí. Chất "tình" và chất "thép" được kết hợp một cách tự nhiên, hài hòa trong tập Nhật kí trong tù. Đúng như cách đây mấy chục năm nhà thơ Hoàng Trung Thông đồ nhận xét về thơ Hồ Chí Minh: "Vần thơ của Bác vần thơ thép". "Thép" chính là tinh thần chiện đấu kiên cường, bất khuất. Nhưng điều đáng quý là chất ”thép" ấy được toát ra một cách tự nhiên, bình ,dị trong tư thế ung dung, tự tại của một con người làm chủ mọi tình huống. Có lần chuyển lao, Bác bị bọn lính xích chân vào thuyền, nhưng Người vẫn phát hiện cuộc sống đông đúc vui tươi của làng xóm bên sông, của những thuyền câu nhẹ lướt. Có lần, sau suốt một ngày đi xa vất vả, chiều xuống, Bác tới một xóm núi, gây ấn tượng đối với Người không phải là nỗi gian truân đã qua hoặc sắp tới mà lại chính là cảnh "Cô em xóm núi xay ngô tối, Xay hết lò than đã rực hồng… Chất "thép" thể hiện đặc biệt rõ ở sự kiên định vững vàng, sẵn sàng chiến thắng mọi gian lao thử thách khắc nghiệt. Đối với Bác, mọi gian lao đều được coi như là những sự thử thách để rèn giũa con người thèm vững vàng kiên định. "Nghe tiếng giã gạo", Hồ Chí Minh làm thơ như để tự khuyên mình:

Gạo đem vào giã bao đau đớn,
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông.
Sống ở trên đời người cũng vậy,
Gian lao rèn luyện mới thành công.

Ý thơ này, Người vẫn hằng tâm niệm. Bởi vậy, ngay ở lời đề từ của tập thơ Bác đã khẳng định "Muôn nên sự nghiệp lớn – Tinh thần càng phải cao”. Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh đến sự rèn luyện tu dưỡng của con người và Bác là một tấm gương sáng về tu dưỡng và rèn luyện.

Nhật kí trong tù là một tập thơ có giá trị về nhiều phương diện. Sức hấp dẫn của tập thơ này trước hết đúng là sức hấp dẫn trong bức "chân dung tự họa con người tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh". Hay nói cách khác, sức hấp dẫn của tập thơ chính là sức hấp dẫn của "chất người cộng sản Hồ Chí Minh” (Xuân Diệu)… Là những cách nói khác nhau, nhưng tất cả đều nhằm khẳng định tác giả của Nhật kí trong tù là một nhân vật kiệt xuất, "đại trí", "đại nhân" và ‘đại dũng". Tập thơ thể hiện sinh động nhân vật kiệt xuất này.

21 tháng 8 2019

=> Đáp án D

18 tháng 3 2016

1. Giải thích ý nghĩa của bài thơ.

- Bài thơ đề cập đến hiện tượng tự nhiên: Nếu không có cảnh mùa đông tàn thì cũng không có được cảnh huy hoàng của mùa xuân. Đông qua rồi mới đến xuân, đó là qui luật tất yếu của tự nhiên.

- Từ qui luật tự nhiên, bài thơ liên tưởng đến con người: Trong khó khăn gian khổ, nếu con người chịu đựng được, vượt qua được những khó khăn thử thách thì sẽ đến được với cảnh huy hoàng của cuộc sống.

-  Những bước gian truân, tai ương gặp phải là những thử thách, rèn luyện làm cho tinh thần thêm hăng. Bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cách mạng.

2. Bàn luận, mở rộng vấn đề.

- Khẳng định quan niệm của Bác trong bài thơ là hoàn toàn đúng:

+ Trong cuộc sống, không mấy ai không gặp khó khăn, gian khổ. Trước những trở ngại không được bi quan, chán nản mà phải giữ vững niềm tin vào lí tưởng, mục đích cuộc sống của mình.

+ Những vất vả, khó khăn gặp phải như cơn gió lạnh mùa đông . Nếu chịu đựng và vượt qua được mùa đông lạnh lẽo thì sẽ được sống trong cảnh huy hoàng của ngày xuân. Điều đó có nghĩa vượt qua gian khổ sẽ đến được với thành công. Niềm tin đó sẽ giúp chúng ta vươn lên trong cuộc sống. Chính trong gian khổ con người sẽ vững vàng hơn. Tai ương gặp trong cuộc đời sẽ sẽ giúp tinh thần thêm hăng hái. HS có thể lấy dẫn chứng (cuộc đời Bác Hồ và các chiến sĩ cách mạng trong đấu tranh là dẫn chứng hùng hồn về sự kiên trì, nhẫn nại, về quyết tâm vượt qua những thử thách, về niềm tin và tinh thần lạc quan cách mạng).

- Phê phán những kẻ sợ khó khăn gian khổ, hay nản chí ngã lòng, bi quan trước những khó khăn thử thách trong cuộc sống.

3. Bài học nhận thức và hành động.

- Sống ở trên đời, khi đã xác định được mục đích đúng đắn, muốn đi đến thành công thì phải trải qua những gian nan thử thách. Nếu vượt qua được chắc chắn sẽ đạt được điều ta mong muốn.

- Chấp nhận đương đầu với khó khăn thử thách, đem hết khả năng của mình góp phần vào sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước.

- Bài thơ giúp ta hiểu được qui luật tất yếu của cuộc sống, từ đó hăng hái học tập và rèn luyện.

Theo mik nghĩ thì:

  • Nghĩa theo nghĩa thường: 

Theo quy luật tự nhiên thì phải có mùa đông dài lạnh giá thì mới có được cảnh đẹp ngày xuân.

  • Nghĩ theo nghĩa sâu sắc hơn:

Như quy luật tự nhiên, con người cũng giống như mùa vậy. Con người phải vất vả gian khổ thì mới có được vinh quang, đối với học trò thì nói như vầy cho dễ hiểu nè! Muốn được làm học sinh giỏi thì phải có gắng thì mới có điềm 10 bạn công nhận không nè? 

30 tháng 6 2019

ð Đáp án C

8 tháng 4 2022

Một buổi chiều tối, vào cuối mùa thu năm 1942, trên con đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo, dù đã trải qua một ngày dài gian lao, vất vả nhưng bác vẫn còn tiếp tục bị bọn lính áp giải trên đường và trước mắt là một đêm trong nhà giam chặt hẹp, bẩn thỉu, lại “Được cùm chân mới yên bề ngủ/ Không được cùm chân biết ngủ đâu”. Những đày đọa ban ngày chưa qua, những đày đoạ ban đêm đã sắp đến. Vậy mà trong hoàn cảnh ấy, người vẫn vượt lên trên tất cả để ghi lại một bức tranh thiên nhiên và cuộc sống thật đẹp:

“Quyện điểu qui lâm tầm túc thụ

Cô vân mạn mạn độ thiên không

Sơn thôn thiểu nữ ma bao túc

Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”.

(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngụ

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không

Cô em xóm núi xay ngô tối

Xay hết lò thân đã rực hồng).

Cả bài thơ là bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người gần gũi, sinh động trong cảm nhận của một người tù cách mạng.

“Chiều tối” mở đầu bằng hai câu thơ miêu tả thiên nhiên vừa gần gũi lại vừa khác lạ. Cũng giống như trong thơ ca cổ điển phương Đông, khung cảnh thiên nhiên trong hai câu thơ đầu đã được phác hoạ bằng những nét châm phá. Nhà thơ không nghiêng về tả mà chỉ gợi ra một vài nét để bắt lấy cái hồn của tạo vật. Toàn bộ khung cảnh miền thiên nhiên sơn cước hiện ra đơn sơ qua cánh chim chiều mệt mỏi đang vỗ cánh bay về nơi trú ngụ, và trong áng mầy lẻ loi, lững lờ trôi giữa tầng không. Nghệ thuật lấy điểm vẽ diện, lấy động tả tĩnh được vận dụng sáng tạo, Nhìn cánh chim bay, mây trôi mà cảm thấy bầu trời bao la hơn, cảnh chiều tối êm ả, tĩnh lặng hơn. Thiên nhiên ở khắc họa ở hai nét rất cơ bản nhưng hiện lên đầy ấn tượng về cảnh sắc và xúc cảm. Nó gợi ta nhớ đến những câu thơ râ't hay cũng viết về cảnh chiều tà như vậy. Ca dao từng có câu: “Chim bay về núi tối rồi”. Và đó cũng là cánh chim của buổi chiều tà trong thơ Nguyễn Dủ: “Chim hôm thoi thót về rừng”. Câu thơ của Người vì thế mà cũng vừa gợi ý niệm về không gian vừa gợi ý niệm về thời gian. Mặc dù vậy, hình tượng cánh chim trong thơ Bác không chỉ được quan sát ở trạng thái vận động bên ngoài như trong thơ xưa (cánh chim bay) mà còn được cảm nhận rất sâu ở tâm trạng (cánh chim mỏi mệt). Có thể thấy một sự tương đồng gần gũi giữa hình ảnh cánh chim ấy với người tù trên đường chuyển lao mệt mỏi. Nhưng hành trình của cánh chim có thế’ coi như đến đấy là đã tạm ngừng để nghỉ ngơi thì người tù cách mạng vẫn phải tiếp tục những đày đọa. Nhưng ý thơ không vì vậy mà mất đi sự hoà hợp đồng điệu, giữa tâm hồn nhà thơ với cảnh vật. Bởi cội nguồn của nó chính là tình yêu thương mênh mông Bác giành cho mọi sự sống trên đời.

Hình ảnh chòm mây gợi ta nhớ đến câu thơ của Thôi Hiệu trong bài “Hoàng Hạc lâu”: “Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay” và câu thơ của Nguyền Khuyến: “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt” (Thu điếu), vẫn là một thi liệu quen thuộc nhưng “mây” trong thơ Bác không gợi sự vĩnh viễn hay cái khắc khoải mơ hồ của con người trước hư không mà là một chòm mây cô đơn đang chậm chạp trôi giữa bầu trời bao la. Chòm mây như có hồn người. Nó như mang cái tâm trạng lẻ loi, đơn độc, băn khoăn, trăn trở, cha biết tương lai sẽ đi đến đâu của người tù nơi đất khách. Khi Lí Bạch, nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc đời Đường “Độc tọa Kính Đình sơn” (Một mình ngồi trên núi Kính Đình) nhìn thấy cảnh:

“Chúng điểu cao phi tận

Cô vân độc khứ nhàn”.

(Bầy chim một loạt bay cao

Lưng trời thơ thẩn, đám mây một mình).

Sơn thôn thiểu nữ ma bao túc

Để cánh chim bay mất hút vào cõi vô tận thì trong thơ Bác, cánh chim là của đời sống hiện thực, nó bay theo cái nhịp điệu bất tận của cuộc sống: Sáng đi ăn, tối về rừng ngủ. Áng mây của Lí Bạch bay nhàn tản gợi cảm giác thoát tục, còn áng mây trong bức tranh “chiều tối” của Bác toát lên vẻ yên ả, thanh bình của cuộc sống thường ngày, ở trong cảnh đày đọa “Năm mươi ba cây số một ngày/ Mũ áo dẩm mưa rách hết giày” vậy mà hồn thơ ấy vẫn vượt lên trên tất cả đê cảm nhận và đón nhận vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên, tạo vật. Tình yêu thiên nhiên và “chất thép” trong tâm hồn người tù cách mạng ấy đã làm nên sức mạnh để chiến thắng hoàn cảnh. Từ bức tranh thiên nhiên, ta bắt gặp một cái nhìn trìu mến dõi theo từng biểu hiện của tạo vật. Không có chân dung người tù khổ ải mà chỉ hiện lên dáng vẻ phong độ của bậc tao nhân mặc khách đang ung dung thư thái thưởng ngoạn cảnh về chiều ở rừng núi.

Nếu như trong hai câu thơ đầu, cảnh vật hiện ra trong những nét vẽ chấm phá phần nào mang tính chất ước lệ cổ điển thì hình ảnh cô thôn nữ trong hai câu thơ còn lại lại được gợi tả một cách chân thực, sinh động và cụ thể như một bức tranh hiện thực. Bức tranh di chuyển điểm nhìn vào cuộc sống con người. Chính nét vẽ đời thường ây đã làm cho bài thơ tãng thêm dáng vẻ hiện đại. Hình ảnh người con gái nổi bật lên, trở thành trung tâm của bài thơ. Thời khắc đầu đêm nơi xóm núi đã làm người tù quên đi cảnh ngộ khổ đau của mình để cảm nhận cuộc sống của nhân dân. Bác đã vợt qua những khoảng cách về không gian, đẳng cấp, dân tộc để đón nhận vẻ đẹp con người ở ngay nơi mà mình bị đày đọa. Đó là điều không phải ai cũng có thể làm được. Hai câu thơ nói lên sự quan tâm và tình cảm yêu thương của Bác đối với ngửời lao động nghèo mà sự làm việc mệt nhọc thể hiện qua âm điệu khắc khổ của bài thơ. Đến đây bài thơ có sự vận động từ bức tranh thiên nhiên sang bức tranh đời sống. Cũng là sự xuất hiện của con người nhưng không phải là cảnh “Lom khom dưới núi tiều vài chú/ Lác đác bên sống chợ mây nhà” chỉ làm tăng thêm nỗi buồn và sự cô đơn của nhân vật trữ tình trong thơ Bà huyện Thanh Quan, con người trong thơ Bác xuất hiện chỉ một mình nhưng lại mang theo sức ấm nóng của sự sống Hành động xay ngô gợi đến những bữa ăn gia đình đông đúc và vui vẻ, gợi cuộc sống lao động b)nh dị. Hơn thế nữa, nó lại đi liền với “lô dĩ hồng”, cái â'm nóng của bếp lửa. Trong một đêm mùa thu giá rét phương Bắc, một bếp lửa rực hồng thật có ý nghĩa. Nó trở nên ấm áp và có sức lan toả hơn bao giờ hết. Cô thôn nữ được miêu tả trong sự lao động cần mẫn. “Ma bao túc” rồi “ma túc ba hoàn” vòng quay của cốì xay ngô cứ đều đặn không ngừng nghi trong thái độ lao động hăng say của con người. Trong sự vận động của câu thơ có sự vận động của thời gian. “Nguyên văn không nói đến tốì mà tự nhiên nói đến: thời gian cứ trôi dần theo cánh chim và làn mây, theo những vòng quay của cối ngô, quay quay mãi, “ma bao túc... bao túc ma hoàn” và đến khi côi xay dừng lại thì “lô dĩ hồng”, lò đã rực hồng, tức là trời tôi, trời tôi thì lò rực lên” (Lê Trí Viễn). Như vậy, bếp lửa của cô gái xay ngô đã hồng lên, nghĩa là buổi chiều êm ả đã kết thúc để bước vào đém tối, nhưng lại không phải đêm tối lạnh lẽo, âm u mà là đêm tối ấm áp, bừng sáng bởi ngọn lửa hồng. Nếu hình dung cả bài thơ là một bức tranh thì chính cái châm lửa đỏ mà người nghệ sĩ tài hoa đã châm lên đó đã mang lại thần sắc cho toàn cảnh, dường như nó làm tăng thêm niềm vui và sức mạnh cho người đang cất bước trên đường xa. Giũa cái hoang sơ hùng vĩ của thiên nhiên đất trời, hình ảnh cô gái xay ngô và bếp lửa rực hồng của cô toát lên vẻ trẻ trung, khoẻ mạnh, sống động, đáng quí và đáng trân trọng biết bao.

 

Bài thơ là sự kết hợp của hai mảng màu chính: mảng màu của thiên nhiên và mảng màu của cuộc sống con người. Cái làm nên sự hài hoà giữa hai mảng màu ấy là tâm lòng thiết tha yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của người tù cách mạng. Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống có sự vận động từ bóng tối ra ánh sáng, từ buồn đến vui. Sự vận động này cho thây cái nhìn tràn đầy niềm lạc quan yêu đời, thể hiện tâm hồn luôn vận động hướng ra ánh sáng, hướng ra sự sống, một “chất thép” đáng khâm phục trong tâm hồn thi sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh

1 tháng 4 2019

Nhà thơ cảm giác của khách vãn cảnh Hương Sơn khi tiếng chuông chùa:

+ Du khách từ cái thế giới đầy biến động ngoài kia dường như giác ngộ

+ Con người đi vào cảnh thảng thốt với tiếng chày kình

+ Tất cả dường như rũ bỏ những muộn phiền trần gian để hòa với không khí linh thiêng chốn Phật đường

+ Sinh khí Hương Sơn vô hình hiện hữu trong tất cả sự vật

⇒ Tác giả nắm bắt được tinh thần, thần tình

NG
1 tháng 2

Khung cảnh về bức tranh thiên nhiên buổi chiều ở quê ngoại lại mở ra. Qua ngòi bút của tác giả cái nắng chiều hiện lên thật đẹp, với những biển cỏ bao cùng với nắng chiều được phủ một lớp men vàng lấp lánh. Cái khung cảnh này thật đối lập với tâm trạng của tôi khi đứng trước mộ của em Thơm. Con người nơi đây cũng đẹp như vậy. Cả dượng và em Thơm đều giữ được cái trong sạch, cái bao dung và không chịu khuất phục. Còn nhân vật “tôi” thì vì cái lợi của bản thân mà đánh mất lương tâm của mình. Hành động xấu xa, tham lợi nhỏ của nhân vật "tôi" đã hủy đi cuộc đời của một cô gái trẻ đẹp, hành động xấu xa đó như muốn hủy đi sự tươi đẹp của cuộc sống này. Những khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ này, cùng với những con người tốt đẹp, như rọi một thứ ánh sáng vào tâm hồn của nhân vật. Nhân vật như được gội rửa những thư tăm tối, xấu xa của tâm hồn nhờ thứ ánh nắng soi rọi của miền quê ngoại.