K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 8 2018

-Các từ in đậm trong đoạn trích là: mặt, mắt, da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng. Có nét chung là đều chỉ về các bộ phận cơ thể người.

-Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa

16 tháng 9 2023

Tham khảo

Thay thế các từ in đậm bằng từ đồng nghĩa:

a. Gặp em trên cao đầy gió

    Rừng lạ ầm ầm lá đỏ

=> Các từ thay thế không thể hiện được khung cảnh hùng tráng và bạt ngàn lá đỏ trong khu rừng.

b. Đoàn quân vẫn đi vội vàng

    Bụi Trường Sơn mù mịt trời lửa

=> Các từ thay thế không thế hiện được tư thế hiên ngang và anh dũng của đoàn quân trong cảnh khói lửa mù mịt.

c. Cười thì hàm răng trắng bóc trên khuôn mặt nhem nhuốc.

=> Từ ngữ thay thế không phù hợp với ngữ cảnh, làm giảm đi giá trị diễn đạt của câu văn.

16 tháng 9 2023

Tham khảo!

a. lộng gió -> ngàn gió

ào ào -> sào sạc

Từ ngữ thay thế đơn giản hơn nhưng không mang đến hàm nghĩa và giá trị như từ ban 

b. vội vã -> hấp tấp

nhòa -> mờ

Giá trị biểu cảm giảm xuống, diễn đạt dài dòng không xúc tích.

c. trắng lóa -> trắng xóa

Giá trị biểu cảm giảm xuống, diễn đạt dài dòng không xúc tích.

16 tháng 9 2023

Tham khảo

a. Nét chung về nghĩa của 2 cụm từ in đậm nước mặt đồng chua và đất cày lên sỏi đá: cảnh ngộ xuất thân nghèo khó, đất đai nghèo nàn gây khó khăn cho hoạt động canh tác và sản xuất.

b. Nét chung về nghĩa đó góp phần thể hiện cơ sở hình thành tình đồng chí là chung cảnh ngộ và xuất thân nghèo khó. Qua đó hình thành sự sẻ chia, đồng cảm giữa những người lính xa lạ khi gặp nhau tại chiến trường.

c. Cụm từ đất cày lên sỏi đá gợi liên tưởng đến thành ngữ Chó ăn đá, gà ăn sỏi, ý chỉ vùng đất trung du khô cằn, khó canh tác.

16 tháng 9 2023

Tham khảo!

a.Đoạn trích trên thể nói tới cơ sở hình thành tình đồng chí:

“Nước mặn đồng chua”: vùng đất nghèo ven biển nhiễm phèn, nhiễm mặn khó làm ăn.

“Đất cày lên sỏi đá”: nơi đồi núi, trung du, đất đá bị ong hóa, khó canh tác.

b.Thành ngữ được sử dụng trong đoạn thơ trên:

Hai thành ngữ này để nhằm chỉ ra sự tương đồng về cảnh ngộ, xuất thân nghèo khó là cơ sở hình thành tình đồng chí.

c. Cụm từ đất cày lên sỏi đá gợi liên tưởng đến thành ngữ 

Bàn tay ta làm nên tất cả.... Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

 "bàn tay" biểu tượng cho sức lao động; "sỏi đá" biểu tượng cho đất đai hoang hóa khô cằn; "cơm" biểu tượng cho thành quả lao động. Ý thơ bật ra: có sức lao động là có tất cả.

Trong những từ in đậm ở các cặp câu dưới đây, từ nào là trợ từ, từ nào không phải là trợ từ? Vì sao?a. – Và hẳn vì buồn nên Ánh Vàng muốn được nhìn thấy những điều mới mẻ.                                                               (Đa-ni-en Pen-nắc, Mắt sói)- Nó mua những tám quyển truyện.b. – Nó đoán ngay chuyện gì đã xảy ra.                                   (Đa-ni-en...
Đọc tiếp

Trong những từ in đậm ở các cặp câu dưới đây, từ nào là trợ từ, từ nào không phải là trợ từ? Vì sao?

a. – Và hẳn vì buồn nên Ánh Vàng muốn được nhìn thấy những điều mới mẻ.

                                                               (Đa-ni-en Pen-nắc, Mắt sói)

- Nó mua những tám quyển truyện.

b. – Nó đoán ngay chuyện gì đã xảy ra.

                                   (Đa-ni-en Pen-nắc, Mắt sói)

- Nhà tôi ở ngay cạnh trường

c. – Cậu bé ơi, ở đây ngày nào người ta chẳng bán đến hàng nghìn con lạc đà!

                                                                (Đa-ni-en Pen-nắc, Mắt sói)

- Mùa đông sắp đến rồi

1
16 tháng 9 2023

Tham khảo

a. những điều mới mẻ: những là phó từ chỉ lượng; những tám quyển truyện: những là trợ từ có ý nhấn mạnh, đánh giá việc “nó” mua tám quyển truyện là nhiều, vượt quá mức bình thường.

b. đoán ngay chuyện gì đã xảy ra: ngay là phó từ chỉ sự không chậm trễ của hành động đoán; ngay cạnh trường: ngay là trợ từ biểu thị ý nhấn mạnh khoảng cách rất gần giữa vị trí của sự vật được nói đến (nhà tôi) so với địa điểm được lấy làm mốc (trường).

c. bán đến hàng nghìn con lạc đà: đến là trợ từ biểu thị ý nhấn mạnh, đánh giá việc bán hàng nghìn con lạc đà là rất nhiều; sắp đến rồi: đến là động từ thể hiện một cái gì đó (mùa đông) xuất hiện hay (đi) tới.

22 tháng 8 2017

Bài 1:

Bóng đá là môn thể thao có rất nhiều người "hâm mộ". Mỗi khi có trận đấu là hầu như những fan hâm mộ đều bỏ hết cả công việc để xem. Họ xem những gì? Họ xem cách đá bóng của các "cầu thủ" hay là cách bắt bóng của các "thủ môn". Họ như bị cuốn hút vào "quả bóng" tròn một cách cuồng nhiệt và không gì có thể làm họ rời bỏ được. Sau khi xem xong "trận đấu", họ lại nhận xét về trận đấu đó. Nếu đội họ cỗ vũ thắng thì họ rất vui, không gì tả nỗi. Còn ngược lại, thì họ cũng rất buồn như là mất đứa con thân yêu của họ vậy. Bóng đá thật sự thú vị đúng không? Hãy đam mê môn thể thao này như chính bản thân mình mà cũng đừng lạm dụng nó nha!

Bài 2:

Những ngày cuối năm học, quang cảnh sân trường trở nên rộn ràng và mới lạ. Hàng cây bằng lăng khoe sắc tím trong ánh nắng hè rộn rã. Cây phượng vĩ góc sân trường đã chớm nở những chùm hoa đỏ rực xen lẫn tiếng ve râm ran gọi hè. Trong lớp học, tiếng mở sách vở khe khẽ những bạn học sinh đang tập trung ôn bài. Tiếng thầy cô giảng bài đầy nhiệt huyết vẫn vang vọng khắp trong các phòng học. Một bầu không khí rộn ràng, khẩn trương, tất cả để chuẩn bị cho kì thi kết thúc năm học diễn ra đạt kết quả cao.

16 tháng 9 2023

Tham khảo
Trong những năm gần đây, khi bàn về môi trường tự nhiên trên Trái Đất, có một số cụm từ hay hình ảnh được các phương tiện truyền thông nhắc đến rất nhiều lần. Theo tìm hiểu của em, đó là những cụm từ hay hình ảnh như môi trường ô nhiễm, Trái Đất nóng lên, băng tan,...

 
15 tháng 9 2023

a. Tác giả đã dùng từ tượng hình “vấn vít” kết hợp với hình ảnh “dây trầu”, “lời ru” để thấy được sự gắn bó chặt chẽ, không thể tách rời và vai trò của lời ru đối với sự phát triển của mỗi đứa trẻ

b. Từ tượng hình “xao xác” được tác giả Tố Hữu đưa và trong câu thơ đã góp phần diễn tả tâm trạng nhớ nhung, thương nhớ quê hương tha thiết

c. Từ tượng hình “dập dờn” được tác giả sử dụng rất phù hợp để diễn tả chuyển động lúc lên lúc xuống, lúc gần lúc xa, lúc tỏ lúc mờ nối tiếp nhau liên tiếp và nhịp nhàng của hình ảnh “lúa”

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Các từ đồng nghĩa với từ đỏ: thắm, hồng, đỏ au.

- Sự khác nhau về sắc thái nghĩa:

+ Thắm: chỉ màu đỏ đậm và tươi.

+ Hồng: chỉ màu đỏ nhạt và tươi.

+ Đỏ au: đỏ tươi, ửng đỏ một cách tươi nhuận.

- Những từ đó là những từ phù hợp nhất để miêu tả sự vật vì nó mang ý nghĩa, sắc thái liên quan đến sự vật đó.

Nhận xét việc sử dụng từ ngữ địa phương (in đậm) trong các trường hợp sau:a. Năm học này, cả lớp đặt chỉ tiêu giồng và chăm sóc 20 cây ở nghĩa trang liệt sĩ của xã.                                                                                              (Trích Biên bản họp lớp)b. Con xem, mới có hai hôm mà hạt đậu nó đã nhớn thế đấy. Nếu con giồng nó ra vườn, chăm bón cẩn...
Đọc tiếp

Nhận xét việc sử dụng từ ngữ địa phương (in đậm) trong các trường hợp sau:

a. Năm học này, cả lớp đặt chỉ tiêu giồng và chăm sóc 20 cây ở nghĩa trang liệt sĩ của xã.

                                                                                              (Trích Biên bản họp lớp)

b. Con xem, mới có hai hôm mà hạt đậu nó đã nhớn thế đấy. Nếu con giồng nó ra vườn, chăm bón cẩn thận, nó sẽ ra hoa ra quả…

                                                                                   (Vũ Tú Nam, Những truyện hay viết cho thiếu nhi)

c. Lần đầu tiên tôi theo tía nuôi tôi và thằng Cò đi “ăn ong” đây!

                                                      (Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam)

d. Tui xin cam đoan những nội dung trình bày trên đây là đúng sự thật.

                                                                  (Trích một bản tường trình)

1
13 tháng 9 2023

a. Giồng là từ ngữ địa phương. Trong trường hợp viết biên bản phải sử dụng từ ngữ toàn dân. Thay từ “giồng” bằng từ “trồng”.

b. Nhớn và giồng là từ ngữ địa phương. Trong trường hợp này, sử dụng từ ngữ địa phương nhằm tô đậm sắc thái vùng miền, ta có thể dễ dàng cảm thấy sự gần gũi, thân thương qua từng lời văn, hình ảnh trong bài.

c. Tía và ăn ong là từ ngữ địa phương. Trong trường hợp này, sử dụng từ ngữ địa phương nhằm tô đậm sắc thái vùng miền, ta có thể dễ dàng cảm thấy sự gần gũi, thân thương qua từng lời văn, hình ảnh trong bài.

d. Tui là từ ngữ địa phương. Trong trường hợp viết biên bản phải sử dụng từ ngữ toàn dân. Thay từ “tui” bằng từ “tôi”.