K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

- Chậu 1 không tưới nước, chậu 2 tưới nước ít, chậu 3 tưới nước vừa phải, chậu 4 tưới quá nhiều nước.

- Sau 2 tuần ta nhận thấy:

1. Cây chết héo do thiếu nước, chiều cao $2$ $cm$

2. Cây phát triển chậm, chiều cao $15$ $cm$

3. Cây phát triển tốt, chiều cao $30$ $cm$

4. Cây bị úng nước chết, chiều cao $2$ $cm$

\(\rightarrow\) Nước giữ vai trò quan trọng là dung môi hòa tan các chất giúp cây hấp thụ và phát triển, vận chuyển các chất khoáng trong cây, quang hợp và thoát hơi nước. Qua đó quyết định chiều cao của cây.

22 tháng 3 2023

Cây hoa giấy trồng trong điều kiện khô cằn sẽ ra hoa nhiều hơn so với cây cùng loại được tưới đủ nước. Điều này được giải thích là do trong điều kiện tưới đủ nước cây sẽ tập trung sinh trưởng tăng kích thước khiến thời gian sinh trường bị kéo dài, ngăn quá quá trình ra hoa.

23 tháng 3 2023

a, Trong trường hợp này, hormone A không liên kết được với thụ thể nên cây sẽ không xảy ra sự đáp ứng.

b, Sự hoạt hoá các phân tử trong tế bào diễn ra theo thứ tự, từ phân tử này đến phân tử kia nên khi cây bị hỏng các phân tử truyền tin, cây cũng sẽ không xảy ra sự đáp ứng.

c, Khi cây bị hỏng bộ phận điều hoà tổng hợp hormone A, cây sẽ không sản xuất được hormone A, quá trình truyền tin không xảy ra dẫn đến quá trình đáp ứng cũng không thể diễn ra.

29 tháng 1 2023

Vì cây không thể hấp thụ chất dinh dưỡng ở dạng rắn hoặc bột .

Vì vậy phải tưới nước để hòa tan tạo thành các dung dịch bazơ giúp cây dễ hấp thụ 

17 tháng 1 2022

dạ mình không biết ạ:<

17 tháng 1 2022

a) Xét phép lai 1 : Lai cây hạt chín sớm vs nhau, F1 có cây hạt chín muộn 

=> Chín sớm (A) trội hoàn toàn so vs chín muộn (a)

b) Xét phép lai 1 :

Cây chín muộn ở F1 lặn nên có KG : aa

=> P đều sinh ra giao tử a => P có KG :  _a (1)

Mak P lak tính trạng trội nên có KG : A_ (2)

Từ (1) và (2) => P có KG : Aa

SĐlai : 

P :   Aa       x         Aa

G : A ; a               A ; a

F1 : KG : 1AA : 2Aa : 1 aa

      KH :  3 sớm : 1 muộn

Xét phép lai 2 : 

Xét *1  ta có :   P lai vs nhau F1 thu đc 100% sớm

Mak P có cây chín muộn => P có KG :   AA x  aa

Sđlai : Ptc :  AA          x            aa

          G :        A                          a

          F1 : KG : 100% Aa

                KH : 100% sớm

Xét *2 ta có : 

F1 có cây chín muộn có KG : aa (do đó lak tính trạng lặn)

=> P phải sih ra giao tử a => P có KG :   _a (3)

Mak P có cây chín muộn có KG aa 

Mặt khác F1 có cây chín sớm trội nên 1 bên P phải sinh ra A nhưng cây P chín muộn ko sinh ra giao tử P nên ở P cây lai vs cây chín muộn sẽ có KG : A_ (4)

Từ (3) và (4) P sẽ có KG :  Aa  x  aa

Sđlai : 

P :  Aa      x        aa

G :  A;a               a

F1 : KG :  1Aa   :   1aa

       KH : 1 sớm ; 1 muộn

 

6 tháng 2 2023

Quan sát hình 9.1. ta thấy:

Cây không được tưới nước (hình đầu tiên) ta thấy lá bị héo, úa, không có sức sống. Sau khi được tưới nước, lá trở nên tươi hơn (hình ở giữa). Ở hình cuối, ta có thể thấy được lá trở nên xanh tốt, thấy được rõ phần thân, ở lá có thể thấy rõ các gân lá.

18 tháng 12 2022

Vì tưới nhiều , khiến cho cây sẽ hấp thụ ko hết , môi trường ưu trương bên ngoài khi đc cây hấp phụ thì sẽ rút nước từ môi trường ít chất đó hơn , khiến cây thiếu nước bị héo 

23 tháng 3 2023

Các tế bào thực vật các cây trồng này không có hấp thu GA do phun bổ sung, do đó GA không thực hiện được vai trò truyền tín hiệu đến các tế bào, nên chiều cao của các cây này không tăng thêm.

18 tháng 4 2019

Đáp án: C

8 tháng 11 2023

Thiết kế thí nghiệm tìm hiểu ảnh hưởng của nước đến chiều cao cây đậu tương ngoài thực địa:

Bước 1: Thiết kế mô hình thực nghiệm và chuẩn bị các điều kiện thí nghiệm

- Thiết kế mô hình thực nghiệm: Chia đất thành 3 lô (chất lượng đất ở mỗi lô như nhau), mỗi lô trồng 50 cây đậu tương con (các cây con tương đồng về chiều cao, kích thước, số lá thật).

- Chuẩn bị dụng cụ: dụng cụ làm đất, dụng cụ tưới nước, thiết bị chụp ảnh.

- Mẫu vật: 150 cây đậu tương con chia làm 3 lô như trên.

- Thiết bị an toàn: găng tay, ủng cao su,…

Bước 2: Tiến hành và thu thập số liệu thực nghiệm

- Tiến hành thí nghiệm:

+ Trồng các cây đậu tương con vào các lô, mỗi lô 50 cây.

+ Tiến hành tưới nước cho các cây ở 3 lô như sau: Lô 1 - không tưới nước; Lô 2 - tưới nước vừa đủ; Lô 3 - tưới ngập nước.

+ Quan sát sự phát triển của các cây đậu tương trong mỗi lô, ghi chép chiều cao cây sau mỗi 3 ngày. Tiến hành thí nghiệm trong 15 ngày.

- Tuân thủ các quy định an toàn khi thực hành ngoài thực địa.

Bước 3: Xử lí số liệu thực nghiệm và báo cáo

- Làm báo cáo kết quả thí nghiệm theo các nội dung sau:

+ Tên thí nghiệm

+ Câu hỏi nghiên cứu

+ Dụng cụ, hóa chất và mẫu vật

+ Phân công nhiệm vụ trong nhóm

+ Các bước tiến hành

+ Kết quả thí nghiệm

+ Phân tích kết quả và đưa ra kết luận

+ Nhận xét, đánh giá

- Thu gom rác thải và để các dụng cụ thí nghiệm vào nơi quy định.

- Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng mỗi lần thực nghiệm.