K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 9 2019

Tham khảo:

Mở bài: Nhân lúc soạn lại tủ sách cũ để sắp xếp góc học tập cho niên học mới khi bước vào lớp 8, em làm rơi ra một tấm ảnh kỉ niệm năm lớp một, chụp cùng bè bạn ngày lãnh thưởng cuối năm. Nhìn gương mặt ngây thơ của em và các bạn trong ngày ấy… bao kỉ niệm ngày đầu tiên nhập học trường tiểu học lại trở về trong trí óc em, rõ ràng như một cuốn phim.

Kết bài: Những giọt "An côn" làm tôi rát quá, xuýt xoa, nhăn nhó. Nhưng sau khi cô y tá lau chùi và băng bó xong, tôi lại hết đau ngay. Chúng tôi lại tiếp tục vui đùa trên những dãy hành lang lớp một. Vậy mà khi vào học tiếp hai tiết nữa, tôi thấy bụng đói và nhớ mẹ lạ lùng, tôi cố quên hình ảnh mẹ để nghe cô giảng… cho đến khi trống trường báo hiệu tan học. Bỗng một giọng nói đột ngột vang lên: "Con ơi, ngồi làm gì ở đó mà lâu thế? Con dọn dẹp, sắp xếp xong chưa? Đi ăn cơm nào!" Tôi giật mình nhìn lại, thì ra mẹ đã kéo tôi về thực tại: năm học lớp tám đang chờ đón tôi. Tạm biệt mùa hè!

9 tháng 9 2019

Phần I. Mở bài:

– Thấy các em nhỏ chuẩn bị sách vở, quần áo đón năm học mới, tôi lại nôn nao nhớ đến ngày đầu tiên đi học của mình.

Hoặc:

– Tình cờ trông thấy bức ảnh trong ngày đầu mình đi học.

– Một món quà lưu niệm gợi nhớ ngày đầu tiên đi học,…)

– Nhớ nhất là những cảm giác bỡ ngỡ, hồi hộp, sợ sệt của mình.

III. Kết bài:

Nhớ mãi kỉ niệm trong sáng êm đềm của tuổi thơ

18 tháng 12 2016

Nhìn từ xa, công viên như một khu vườn lớn chìm trong màn sương trắng. Công viên được bao bọc bởi những cây cao, vòm lá xum xuê, trồng thẳng tắp. Dưới gốc cây, những bồn hoa được cắt tỉa cẩn thận, chia công viên thành những ô bàn cờ với nhiều lối đi lát gạch men. Mặt trời bừng lên, chiếu những tia nắng hồng, xua tan màn sương, đểlại trên lá cây những hạt sương to long lanh như những hạt ngọc. Một chú chim chào mào có gù lông màu vàng nghệ, từ đâu bay đến, đậu trên cành hoa sứ hót lên một hồi lanh lảnh rồi vụt bay đi. Chim trong các vòm cây hoạ theo tiếng hót, công viên chợt rộn rã tiếng chim. Nghiêng mình nghe chim hót, những nàng hồng hé cánh hoa, phô sắc áo màu đỏ thẫm. Nụ hoa he hé toả hương dịu dàng. Những chú chim sâu nhanh như cắt đã tóm gọn chú sâu béo múp.Lần này mấy chú sâu ấy có mà tha hồ tận hưởng chuyến đi xa xôi bí ẩn mà chim sâu đã ban tặng. Cảnh tượng thật náo nhiệt k kém phần làm công viên buổi sáng đẹp lung linh, diễm lệ.

  
18 tháng 12 2016

Cảm ơn bạn nhìu nha !!!

21 tháng 7 2016

bài nào

21 tháng 7 2016

1,3

 

21 tháng 12 2016

– Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận.

– Lòng nhân hậu là sự đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu.. Đây là một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người.

– Biểu hiện của lòng nhân hậu trong cuộc sống:

+ Cảm thông, quan tâm, giúp đỡ những người có cảnh ngộ bất hạnh, khó khăn trong cuộc sống, yêu mến và trân trọng những người có phẩm chất đạo đức tốt, tình cảm cao đẹp…(dẫn chứng).

+ Lòng nhân hậu tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, bồi đắp cho tâm hồn giới trẻ trong sáng, cao đẹp hơn (dẫn chứng).

– Phê phán những hiện tượng sống thờ ơ vô cảm, ích kỉ, cơ hội trong xã hội hiện nay.

– Khẳng định cuộc sống cần có lòng nhân hậu nhất là đối với giới trẻ, liên hộ phương hướng phấn đấu rèn luyện của bản thân.
 

14 tháng 2 2018

Tấ​m lòng nhân hậu luôn xuất phát từ trái tim con người chứ không phải là vẻ hào nhoáng qua vẻ bên ngoài. Lòng nhân hậu là sự đồng cảm giữa mọi người và đây còn là một nhân phẩm tốt đẹp của mỗi con người . Lòng nhân hậu đc tạo nên bởi các mối quan hệ mật thiết giữa người với người. Nhân hậu cx là một cách để phê phán những thói hư tật xấu có trong xã hội. Vì vậy, nhân hậu là một đức tính tốt đẹp không thể thiếu trong xã hội ngày nay.

24 tháng 9 2021

dạ mk cảm ơn ạ. Nhưng mk muốn thuyết minh về CÂY RAU MUỐNG ko phải rau muống luộc ạ vui

24 tháng 9 2021

À, xl ạ, mk lm lại cho bn nha

1 tháng 5 2018

Thay trời hành hóa, hoàng thượng chiếu rằng,
Từng nghe: 
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, 
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo; 
Như nước Đại Việt ta từ trước, 
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu, 
Nước non bờ cõi đã chia, 
Phong tục Bắc Nam cũng khác; 
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần; bao đời xây nền độc lập; 
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên; mỗi bên hùng cứ một phương; 
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, 
Song hào kiệt thời nào cũng có. 
Cho nên: 
Lưu Cung tham công nên thất bại; 
Triệu Tiết chí lớn phải vong thân; 
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô 
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã 
Việc xưa xem xét. 
Chứng cứ còn ghi. 
Vưà rồi: 
Nhân họ Hồ chính sự phiền hà 
Để trong nước lòng dân oán hận 
Quân cuồng Minh thưà cơ gây loạn 
Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh 
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn 
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ 
Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế 
Gây thù kết oán trải mấy mươi năm 
Bại nhân nghĩa nát cả đất trờị 
Nặng thuế khóa sạch không đầm núi. 
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, 
Ngán thay cá mập thuồng luồng. 
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, 
Khốn nỗi rừng sâu nước độc. 
Vét sản vật, bắt dò chim sả, chốn chốn lưới chăng. 
Nhiễu nhân dân, bắt bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt. 
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ, 
Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng. 
Thằng há miệng, đứa nhe răng, 
Máu mỡ bấy no nê chưa chán, 
Nay xây nhà, mai đắp đất, 
Chân tay nào phục dịch cho vừa ? 
Nặng nề những nổi phu phen 
Tan tác cả nghề canh cửi. 
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội, 
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi! 
Lòng người đều căm giận, 
Trời đất chẳng dung tha; 
Ta đây: 
Núi Lam Sơn dấy nghĩa 
Chốn hoang dã nương mình 
Ngẫm thù lớn há đội trời chung 
Căm giặc nước thề không cùng sống 
Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời 
Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối. 
Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh, 
Ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phế đắn đo càng kỹ 
Những trằn trọc trong cơn mộng mị, 
Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi 
Vừa khi cờ nghĩa dấy lên, 
Chính lúc quân thù đang mạnh. 
Lại ngặt vì: 
Tuấn kiệt như sao buổi sớm, 
Nhân tài như lá mùa thu, 
Việc bôn tẩu thiếu kẻ đở đần, 
Nơi duy ác hiếm người bàn bạc, 
Tấm lòng cứu nước, 
Vẫn đăm đăm muốn tiến về Đông, 
Cỗ xe cầu hiền, 
Thường chăm chắm còn dành phía tả. 
Thế mà: 
Trông người, người càng vắng bóng, 
Miịt mù như nhìn chốn bể khơi. 
Tự ta, ta phải dốc lòng, 
Vội vã hơn cứu người chết đói. 
Phần vì giận quân thù ngang dọc, 
Phần vì lo vận nước khó khăn, 
Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần, 
Lúc Khôi Huyện quân không một đội. 
Trời thử lòng trao cho mệnh lớn 
Ta gắng trí khắc phục gian nan. 
Nhân dân bốn cõi một nhà, 
Dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới 
Tướng sĩ một lòng phụ tử, 
Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào. 
Thế trận xuất kỳ, lấy yếu chống mạnh, 
Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều. 
Trọn hay: 
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, 
Lấy chí nhân để thay cường bạọ 
Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật, 
Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay. 
Sĩ khí đã hăng quuân thanh càng mạnh. 
Trần Trí, Sơn Thọ nghe hơi mà mất vía, 
Lý An, Phương Chính, nín thở cầu thoát thân. 
Thừa thắng đuổi dài, Tây Kinh quân ta chiếm lại, 
Tuyển binh tiến đánh, Đông Đô đất cũ thu về. 
Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh hôi vạn dặm 
Tụy Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm. 
Phúc tâm quân giặc: Trần Hiệp đã phải bêu đầu 
Mọt gian kẻ thù: Lý Lượng cũng đành bỏ mạng. 
Vương Thông gỡ thế nguy, 
Mà đám lửa cháy lại càng cháy 
Mã Anh cứu trận đánh 
Mà quân ta hăng lại càng hăng. 
Bó tay để đợi bại vong, 
Giặc đã trí cùng lực kiệt, 
Chẳng đánh mà người chịu khuất, 
Ta đây mưu phạt tâm công. 
Tưởng chúng biết lẽ ăn năn 
Nên đã thay lòng đổi dạ 
Ngờ đâu vẫn đương mưu tính 
Lại còn chuốc tội gây oan. 
Giữ ý kiến một người, 
Gieo vạ cho bao nhiêu kẻ khác, 
Tham công danh một lúc, 
Để cười cho tất cả thế gian. 
Bởi thế: 
Thằng nhãi con Tuyên Đức động binh không ngừng 
Đồ nhút nhát Thạnh, Thăng đem dầu chữa cháy 
Đinh mùi tháng chín, 
Liễu Thăng đem binh từ Khâu Ôn kéo lại 
Năm ấy tháng mười, 
Mộc Thạnh chia đường từ Vân Nam tiến sang. 
Ta trước đã điều binh thủ hiểm, 
Chặt mũi tiên phong 
Sau lại sai tướng chẹn đường 
Tuyệt nguồn lương thực 
Ngày mười tháng tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế 
Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu 
Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh đại bại tử vong 
Ngày hăm tám, thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẫn. 
Thuận đà ta đưa lưỡi dao tung phá 
Bí nước giặc quay mũi giáo đánh nhau 
Lại thêm quân bốn mặt vây thành 
Hẹn đến giữa tháng mười diệt giặc 
Sĩ tốt kén người hùng hổ 
Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh 
Gươm mài đá, đá núi cũng mòn 
Voi uống nước, nước sông phải cạn. 
Dánh một trận, sạch không kình ngạc 
Đánh hai trận tan tác chim muông. 
Cơn gió to trút sạch lá khô, 
Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ. 
Đô đốc Thôi Tụ lê gối dâng tờ tạ tội, 
Thượng thư Hoàng Phúc trói tay để tự xin hàng. 
Lạng Giang, Lạng Sơn, thây chất đầy đường 
Xương Giang, Bình Than, máu trôi đỏ nước 
Ghê gớm thay! Sắc phong vân phải đổi, 
Thảm đạm thay! Ánh nhật nguyệt phải mờ. 
Bị ta chặn ở Lê Hoa, 
Quân Vân Nam nghi ngờ, khiếp vía mà vỡ mật 
Nghe Thăng thua ở Cần Trạm, 
Quân Mộc Thạnh xéo lên nhau, chạy để thoát thân. 
Suối Lãnh Câu, máu chảy thành sông, 
Nước sông nghẹn ngào tiếng khóc 
Thành Đan Xá, thây chất thành núi, 
Cỏ nội đầm đìa máu đen. 
Cứu binh hai đạo tan tành, quay gót chẳng kịp, 
Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng 
Tướng giặc bị cầm tù, 
Như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng 
Thần vũ chẳng giết hại, 
Thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh 
Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, 
Ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc, 
Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, 
Về đến nước mà vẫn tim đập chân run. 
Họ đã tham sống sợ chết mà hòa hiếu thực lòng 
Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức. 
Chẳng những mưu kế kì diệu 
Cũng là chưa thấy xưa nay 
Xã tắc từ đây vững bền 
Giang sơn từ đây đổi mới 
Càn khôn bĩ rồi lại thái 
Nhật nguyệt hối rồi lại minh 
Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu 
Muôn thuở nền thái bình vững chắc 
Âu cũng nhờ trời đất tổ tông 
Linh thiêng đã lặng thầm phù trợ; 
Than ôi! Một cỗ nhung y chiến thắng, 
Nên công oanh liệt ngàn năm 
Bốn phương biển cả thanh bình, 
Ban chiếu duy tân khắp chốn. 
Xa gần bá cáo, 
Ai nấy đều hay.

1 tháng 5 2018

Ta thường nghe: Kỷ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Ðế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than, báo thù cho chủ; Thân Khoái chặt tay để cứu nạn cho nước. Kính Ðức một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thái Sung; Cảo Khanh một bầy tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc. Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước, đời nào chẳng có? Ví thử mấy người đó cứ khư khư theo thói nhi nữ thường tình thì cũng đến chết hoài ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách cùng trời đất muôn đời bất hủ được?

Các ngươi vốn dòng võ tướng, không hiểu văn nghĩa, nghe những chuyện ấy nửa tin nửa ngờ. Thôi việc đời trước hẵng tạm không bàn. Nay ta lấy chuyện Tống, Nguyên mà nói: Vương Công Kiên là người thế nào? Nguyễn Văn Lập, tỳ tướng của ông lại là người thế nào? Vậy mà đem thành Ðiếu Ngư nhỏ tày cái đấu đương đầu với quân Mông Kha đường đường trăm vạn, khiến cho sinh linh nhà Tống đến nay còn đội ơn sâu! Cốt Ðãi Ngột Lang là người thế nào? Xích Tu Tư tỳ tướng của ông lại là người thế nào? Vậy mà xông vào chốn lam chướng xa xôi muôn dặm đánh quỵ quân Nam Chiếu trong khoảng vài tuần, khiến cho quân trưởng người Thát đến nay còn lưu tiếng tốt!

Huống chi, ta cùng các ngươi sinh ra phải thời loạn lạc, lớn lên gặp buổi gian nan. Lén nhìn sứ ngụy đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn tấc lưỡi cú diều mà lăng nhục triều đình; đem tấm thân dê chó mà khinh rẻ tổ phụ. Ỷ mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa để phụng sự lòng tham khôn cùng; khoác hiệu Vân Nam Vương mà hạch bạc vàng, để vét kiệt của kho có hạn. Thật khác nào đem thịt ném cho hổ đói, tránh sao khỏi tai họa về sau.

Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm.

Các ngươi ở lâu dưới trướng, nắm giữ binh quyền, không có mặc thì ta cho áo; không có ăn thì ta cho cơm. Quan thấp thì ta thăng tước; lộc ít thì ta cấp lương. Ði thủy thì ta cho thuyền; đi bộ thì ta cho ngựa. Lâm trận mạc thì cùng nhau sống chết; được nhàn hạ thì cùng nhau vui cười. So với Công Kiên đãi kẻ tỳ tướng, Ngột Lang đãi người phụ tá, nào có kém gì?

Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo; thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình đứng hầu quân man mà không biết tức; nghe nhạc thái thường đãi yến sứ ngụy mà không biết căm. Có kẻ lấy việc chọi gà làm vui; có kẻ lấy việc cờ bạc làm thích. Có kẻ chăm lo vườn ruộng để cung phụng gia đình; có kẻ quyến luyến vợ con để thỏa lòng vị kỷ. Có kẻ tính đường sản nghiệp mà quên việc nước; có kẻ ham trò săn bắn mà trễ việc quân. Có kẻ thích rượu ngon; có kẻ mê giọng nhảm. Nếu bất chợt có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không đủ đâm thủng áo giáp của giặc; mẹo cờ bạc không đủ thi hành mưu lược nhà binh. Vườn ruộng nhiều không chuộc nổi tấm thân ngàn vàng; vợ con bận không ích gì cho việc quân quốc. Tiền của dẫu lắm không mua được đầu giặc; chó săn tuy hay không đuổi được quân thù. Chén rượu ngọt ngon không làm giặc say chết; giọng hát réo rắt không làm giặc điếc tai. Lúc bấy giờ chúa tôi nhà ta đều bị bắt, đau xót biết chừng nào! Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng thuộc về tay kẻ khác; chẳng những gia quyến của ta bị đuổi mà vợ con các ngươi cũng bị kẻ khác bắt đi; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị kẻ khác giày xéo mà phần mộ cha ông các ngươi cũng bị kẻ khác bới đào; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục đến trăm năm sau tiếng nhơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang danh là tướng bại trận. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui chơi thỏa thích, phỏng có được chăng?

Nay ta bảo thật các ngươi: nên lấy việc đặt mồi lửa dưới đống củi nỏ làm nguy; nên lấy điều kiềng canh nóng mà thổi rau nguội làm sợ. Phải huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên, khiến cho ai nấy đều giỏi như Bàng Mông, mọi người đều tài như Hậu Nghệ, có thể bêu đầu Hốt Tất Liệt dưới cửa khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhaị Như thế chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền mà bổng lộc các ngươi cũng suốt đời tận hưởng; chẳng những gia thuộc ta được ấm êm giường nệm, mà vợ con các ngươi cũng trăm tuổi sum vầy; chẳng những tông miếu ta được hương khói nghìn thu mà tổ tiên các ngươi cũng được bốn mùa thờ cúng; chẳng những thân ta kiếp này thỏa chí, mà đến các ngươi, trăm đời sau còn để tiếng thơm; chẳng những thụy hiệu ta không hề mai một, mà tên họ các ngươi cũng sử sách lưu truyền. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui chơi, phỏng có được không?

Nay ta chọn lọc binh pháp các nhà hợp thành một tuyển, gọi là Binh Thư Yếu Lược. Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời ta dạy bảo, thì trọn đời là thần tử; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời ta dạy bảo thì trọn đời là nghịch thù.

Vì sao vậy? Giặc Mông Thát với ta là kẻ thù không đội trời chung, mà các ngươi cứ điềm nhiên không muốn rửa nhục, không lo trừ hung, lại không dạy quân sĩ, chẳng khác nào quay mũi giáo mà xin đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy, rồi đây, sau khi dẹp yên nghịch tặc, để thẹn muôn đời, há còn mặt mũi nào đứng trong cõi trời che đất chở này nữa?

Cho nên ta viết bài hịch này để các ngươi hiểu rõ bụng ta."

3 tháng 11 2016

Thói quen sử dụng bao bì ni lông của mỗi con người là một việc làm gây ôn nhiễm cho Trái Đất. Như ta đã biết, bao bì no-lông có đặc tính không phân hủy pla-xtic. Cứ mỗi năm là hàng ngàn hàng triệu bao bì được sử dụng, thải rác bừa bãi. Không có người quét dọn bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của thực vật. Không những bao bì ni lông dẫn đến sói mòn đất tắc nghẽn cống rãnh kênh mương gây lũ lụt mà nó còn kèm theo là lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho con người: ung thư phổi, hen xuyễn,... Tuy nó rất tiện lời lại rẻ tiền thích hợp điều kiện sống nhưng tác hại ảnh hướng đến không nhỏ. Đừng đế thói quen xấu làm hại đến tương lai, lối sống của mình. Mỗi con người hãy chung tay góp phần xây dựng một môi trường sống xanh sạch đẹp, không có bao bì ni lông.

18 tháng 11 2016

bạn làm hay thật đó!

MÌNH CẢM ƠN BẠN NHÌU@

1 tháng 9 2016

 Mỗi người trong chúng ta ai cũng có ước mơ cho dù là nhỏ bé hay vĩ đại thì những ước mơ ấy đều đáng quý, đáng trân trọng bởi đó là trụ cột tinh thần, là sức mạnh vô hình tạo động lực cho chúng ta vươn lên để đạt đến điều ta mong muốn, hướng đến ngày mai đầy hy vọng. Song đã bao giờ chúng ta tự hỏi  chúng ta đang mong chờ, khao khát những điều tuyệt vời, điều ta chưa có mà vô tình quên đi những điều giản đơn xung quanh? Tôi cũng như những người khác đã và đang ước mơ tha thiết những điều tôi chưa đạt được. Khi còn bé, tôi say sưa với cuốn truyện cổ tích và ước gì một ngày nào đó mình sẽ được biến thành một nàng công chúa xinh đẹp, một cô tiên với bao phép lạ kỳ hay có được lâu đài đầy ắp bánh kẹo. Lớp Năm, tôi bắt đầu tìm đọc về những học sinh đạt giải trong các kì thi quốc gia và ước mơ mình được như họ. Lớn hơn, nói chính xác là lúc tôi bắt đầu đọc sách “Hạt giống tâm hồn” về chuyên đề “Từ những điều bình dị”, tôi bỗng nhận ra rằng: tại sao tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ làm gì đó để ba mẹ tôi vui sau cả ngày làm việc mệt mỏi, tại sao ý nghĩ làm cách nào để chị em tôi không còn cãi nhau vì những điều vụn vặt chưa từng xuất hiện trong suy nghĩ của tôi? Cuốn sách ấy như thước phim quay chậm khiến tôi để tâm hơn những điều đơn giản, được trải nghiệm cảm xúc với từng mẩu truyện nhỏ về những con người bình dị, tinh thần vượt lên, niềm tin chiến thắng…

Mỗi khi gấp cuốn sách “Hạt giống tâm hồn” lại, lòng tôi như vẫn còn bao dư ba về các số phận, những con người với hoàn cảnh khác nhau, những lời khuyên, câu ngạn ngữ vô giá… “Hạt giống tâm hồn” như thước phim quay chậm khiến tôi có cơ hội nhìn lại bản thân, hoàn thiện bản thân hơn. Nó khiến tôi nhìn lại cuộc sống trên nhiều phương diện. Tôi như trưởng thành hơn, ít cáu gắt với ba mẹ khi bị mắng hay giận dỗi lúc không vừa ý việc gì bởi tôi biết cuộc đời là hữu hạn mà tình yêu gia đình dành cho tôi là vô hạn, tôi biết đứng lên sau thất bại bởi tôi biết rằng tôi sẽ không thể thành công vào mai sau nếu chỉ nghĩ đến thất bại hôm nay… “Hạt giống tâm hồn” như chính cái tên của nó, gieo vào lòng người đọc những hạt giống và rồi để họ tự nhận thức, cảm nhận và tự gieo trồng theo cách của họ. Tôi mong sẽ ngày càng nhiều người tìm đọc đến “Hạt giống tâm hồn” như tôi và gieo trồng những hạnh phúc giản đơn trong tâm hồn mình!
1 tháng 9 2016

 người làm cả 2 bài nhá

 

30 tháng 8 2016

BN THAM KHẢO BÀI NÀY NHÉkhanh khanh(Đề 1)

Ngày đầu tiên khai trường, đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được. Cái ngày ấy đã đánh dấu sự kiện mỗi chúng ta bước vào con đường học tập. Năm nay tôi đã lên lớp 8, đã quá quen với không khí học đường, nhưng chợt nhìn thấy những em học sinh lớp một nắm tay bố mẹ dẫn đến trường, làm tôi thêm bồi hồi, xao xuyến và nhớ lại những kỉ niệm ngây thơ, bé bỏng của một cậu bé chập chững bước vào cổng trường trong bàn tay đầy tình thương của mẹ tôi.
Ấy là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Đó là một buổi sang cuối thu êm đềm, bầu trời cao trong xanh có ánh nắng vàng tươi. Cái mùa thu ở quê tôi thật đặc biệt - mùa thu miền Trung – không se lạnh như ở miền Bắc hay quá nóng nực như ở miền Nam. Nó dịu ngọt và nhẹ nhàng. Quả đúng là thời điểm khiến cho người ta dễ nhớ. Phải chăng đây chính là lí do để mùa thu là mùa tựu trường? Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng. Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng. Hôm nay mẹ sẽ là người đưa tôi đến trường. Vùng quê tôi không phải ở thành thị, cũng chẳng phải một nơi nào giàu có, đó là một vùng quê mang đầy nét thôn quê và sự dân dã. Trên đường đi học, tôi thấy có rất nhiều các bạn học sinh cùng các bậc phụ huynh. Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt họ, trong đó có cả mấy đứa thường đi chơi với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như mẹ tôi vậy. Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Tâm hồn tôi bấy giờ nặng trĩu nhưng rồi lại nhẹ nhàng như những cánh hoa tươi rực rỡ trong nắng mai cùng làn gió nhè nhẹ thổi qua, xoa dịu đi cái bồi hồi của tâm trạng. 

Ô kìa, kia có phải là trường học, nơi mà tôi sẽ đến. Tôi lờ mờ nhận ra như vậy vì thấy nó khang trang và to lớn hơn bất cứ cái nhà nào mà tôi từng gặp. Mẹ xoa đầu tôi, nhẹ nhàng nói: “Con yêu, trường học của con đây rồi. Đây sẽ là nơi tu dưỡng đạo đức và kiến thức cho con”. Quả thực tâm trạng tôi mỗi lúc thay đổi. Bây giờ tôi không còn cảm thấy quá sợ nữa nhưng không hiểu sao chân tôi cứ díu lại. Dù vậy nhưng tôi vẫn cố nhảy theo những bước chân của mẹ. Đi được một đoạn thì ngôi trường đã hiện rõ trước mắt. Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn với những chữ viết lằng nhằng khó hiểu. Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ. Bạn thì níu chân mẹ, người thì mếu máo. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào mẹ và cũng nghẹn ngào khó tả. Nước mắt tôi đã dưng dưng đến tận cổ họng. Mẹ an ủi tôi cùng những lời nói ngọt ngào, làm tôi lấy lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người. Cùng lúc đó, có một cô giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: “Chị cho cháu vào lớp đi. Đó là lớp của em” Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô.

Cô bảo: “Lớp mình ở đây. Tý nữa ra tập trung khai giảng xong thì về đây học”. Bỗng có hồi trống cái vang lên làm tôi giật nảy mình ôm chầm lấy cô giáo. Cô giáo cười, xoa đầu tôi bảo: “Đấy là tiếng trống trường. Trống báo đã đến giờ tập trung rồi”. À, thế ra đấy là tiếng trống trường. Từ trước tôi vẫn chỉ nghe tiếng trống cơm bung bung nhỏ bé của những đêm rằm Trung thu nào đã được nghe tiếng trống trường bao giờ. Sáng ấy, lần đầu tiên tiếng trống trường dội vào lòng tôi – tiếng trống rộn ràng, giục giã, nao nức khiến tim tôi cũng muốn nhảy nhót và lòng tôi hồi hộp muốn khóc lên. Tiếng trống đầu đời đi học ấy – ai ngờ sẽ là nguồn cảm xúc đi theo tôi suốt cuộc đời học tập. Rồi chúng tôi xếp hàng trước lá cờ đỏ sao vàng. Một thầy giáo hô chào cờ rất to. Chúng tôi đứng im phăng phắc mà không hát vì lúc đó hầu hết đều chưa biết bài hát Quốc ca. Chỉ sau đấy vào lớp, tiết học đầu tiên cô giáo mới dạy bài hát Quốc ca. Chúng tôi hát rất say sưa, hát hào hùng, thuộc rất nhanh vì cô giáo bảo để sau này mỗi lần chào cờ chúng tôi sẽ hát dưới cờ chứ không đứng im như hôm nay.

Tôi chẳng rõ mình ngồi trong lớp học từ khi nào, tôi ngước nhìn ra ngoài cửa sổ và tìm hình dáng thân thương của mẹ tôi trong lớp người chen chúc cố gắng dặn dò con cái cẩn thận trước khi ra cổng trường. Mẹ cũng nhẹ nhàng nói với tôi: “Con cố gắng ở lại ngoan nhé, trưa mẹ đón về”. Câu nói ấy của mẹ khiến tôi không còn lo sợ gì nữa. Bỗng tôi lại nghe thấy giọng nói ngọt ngào khi nãy vang lên. Thì ra cô giáo đang giới thiệu về mình. Thực sự bây giờ trong lòng tôi không còn một mối bận tâm nào nữa, tôi hoàn toàn bình tĩnh và chúng tôi đang bắt đầu làm quen với cô giáo. Các bạn đã hết bỡ ngỡ, bắt đầu đùa nghịch và làm quen với nhau. Bàn ghế thơm mùi gỗ mới, bảng đen, bục giảng, cô giáo, ảnh Bác Hồ... tất cả đều làm tôi tò mò, háo hức. Người bạn ngồi cạnh tôi béo tròn nhưng trắng trẻo và có nụ cười tươi làm quen với tôi. Bạn khoe đã đọc được mấy chữ cô giáo ghi trên bảng. Chúng tôi líu lo nói chuyện được một lúc thì giờ học đã bắt đầu. Cô dặn dò nhiều, đi kiểm tra sách vở và dạy cách cầm bút cho cả lớp. Giọng nói cô trầm ấm và khỏe khoắn làm tôi tin tưởng. Rất tự nhiên, tôi cảm thấy gắn bó với lớp mới. Tôi tròn mồm đọc những chữ a, b, c bằng cả tấm lòng tôi, bằng tình yêu thương của gia đình, bố mẹ và cô giáo. Nắng ghé qua cửa lớp xem chúng tôi học. Những tia nắng ấm như trong truyện cổ tích bà kể hàng đêm. 

Với tôi, nếu không có ngày khai trường đầu tiên đi học chữ – phút đầu tiên được “thưa cô giáo”, lần đầu tiên nghe tiếng trống trường và đứng dưới lá cờ tổ quốc hát quốc ca ấy… tôi sẽ có gì sâu sắc với mái trường và tuổi thơ nhỉ? Tâm hồn tôi sẽ nghèo đi biết chừng nào. Những kỷ niệm đẹp đẽ trong ngày khai trường đầu tiên ấy đã góp phần bồi đắp nên tâm hồn thơ của tôi đấy thơ ơi !

CHÚC BẠN HỌC TỐThihi

 

31 tháng 8 2016

덕분 hihi

16 tháng 3 2022

Trong khổ thơ thứ hai của bài thơ "Quê Hương" của tác giả Tế hanh, tác giả đã khắc họa chân thực, sinh động khung cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá. Mở đầu vào một ngày mới sắp bắt đầu thì người dân làng chài đã chuẩn bị để ra khơi đánh cá. Ấn tượng nhất là khung cảnh trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng. Nó đã trở thành một phông nền sáng, đậm nét cho con thuyền tiến vò cái đẹp tràn ngập khung cảnh thiên nhiên. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ liệt kê để giúp chúng ta cảm nhận, hình dung được khung cảnh thiên nhiên với một bầu trơi trong xanh cùng những làn gió nhẹ nhàng, những ánh hồng rực rỡ. Những dấu hiệu thời tiết thuận lợi cho một buổi ra khơi đầy thuận lợi với những mẻ cá bội thu. Nhưng sống động hơm nữa chính là hình ảnh dân trai tráng. Họ "bơi thuyền đi đánh cá" với tất cả ý chí, niềm tin. Cảnh ra khơi đã miêu tả gián tiếp con thuyền. Đó là "chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã". Không những vậy con thuyền đã ẩn dụ cho vẻ đẹp khỏe khoắn của người dân làng chài. Đoạn thơ đã sử dụng hình ảnh so sánh, liệt kê giản dị để từ đó miêu tả ra một làng chài vào buổi sớm. Từ đây,đoạn thơ thứ hai đã cho chúng ta thấy được tầm vóc của những người dân làng chài  trong hành trình chinh phục thiên nhiên.