K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 4 2020

Dạng đề nghị luận xã hội là dạng đề kiểm tra về kỹ năng, vốn sống, mức độ hiểu biết của học sinh về xã hội để các em nêu lên những suy nghĩ về cuộc sống, về tâm tư tình cảm nói chung nhằm giáo dục, rèn luyện nhân cách cho học sinh. Nhìn chung, dạng đề văn nghị luận xã hội thường tập trung vào một số vấn đề cơ bản mang giá trị đạo lý làm người, những hiện tượng thường xảy ra trong xã hội mà qua đó trở thành kinh nghiệm sống cho mọi người.

goi-y-viet-van-nghi-luan-xa-hoi

I. CÁC DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI THƯỜNG GẶP

1. Nghị luận về một hiện tượng đời sống

Hiện tượng có tác động tích cực đến suy nghĩ (tiếp sức mùa thi, hiến máu nhân đạo…).

- Hiện tượng có tác động tiêu cực (bạo lực học đường, tai nạn giao thông…).

- Nghị luận về một mẩu tin tức báo chí (hình thức cho một đoạn trích, mẩu tin trên báo… Rút ra vấn đề nghị luận).

2. Nghị luận về một tư tưởng đạo lý

Tư tưởng mang tính nhân văn, đạo đức (lòng dũng cảm, khoan dung, ý chí nghị lực…).

- Tư tưởng phản nhân văn (ích kỷ, vô cảm, thù hận, dối trá…).

- Nghị luận về hai mặt tốt xấu trong một vấn đề.

- Vấn đề có tính chất đối thoại, bàn luận, trao đổi.

- Vấn đề đặt ra trong mẩu truyện nhỏ hoặc đoạn thơ.

II. NHỮNG VẤN ĐỀ LƯU Ý KHI LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

1. Đọc kỹ đề

Mục đích: Hiểu rõ yêu cầu của đề, phân biệt được tư tưởng đạo lý hay hiện tượng đời sống.

- Phương pháp xác định: Đọc kỹ đề, gạch chân dưới từ, cụm từ quan trọng để giải thích và xác lập luận điểm cho toàn bài. Từ đó có định hướng đúng mà viết bài cho tốt.

2. Lập dàn ý

Giúp ta trình bày văn bản khoa học, có cấu trúc chặt chẽ, hợp logic.

- Kiểm soát được hệ thống ý, lập luận chặt chẽ, mạch lạc.

- Chủ động dung lượng các luận điểm phù hợp, tránh lan man, dài dòng.

3. Dẫn chứng phù hợp

Không lấy những dẫn chứng chung chung (không có người, nội dung, sự việc cụ thể) sẽ không tốt cho bài làm.

- Dẫn chứng phải có tính thực tế và thuyết phục (người thật, việc thật).

- Đưa dẫn chứng phải thật khéo léo và phù hợp (tuyệt đối không kể lể dài dòng).

3. Lập luận chặt chẽ, lời văn cô động, giàu sức thuyết phục

Lời văn, câu văn, đoạn văn viết phải cô đúc, ngắn gọn.

- Lập luận phải chặt chẽ.

- Cảm xúc trong sáng, lành mạnh.

- Để bài văn thấu tình đạt lý thì phải thường xuyên tạo lối viết song song (đồng tình, không đồng tình; ngợi ca, phản bác…).

4. Bài học nhận thức và hành động

- Sau khi phân tích, chứng minh, bàn luận… thì phải rút ra cho mình bài học.

- Thường bài học cho bản thân bao giờ cũng gắn liền với rèn luyện nhân cách cao đẹp, đấu tranh loại bỏ những thói xấu ra khỏi bản thân, học tập lối sống…

5. Độ dài cần phù hợp với yêu cầu đề bài

Khi đọc đề cần chú ý yêu cầu đề (hình thức bài làm là đoạn văn hay bài văn, bao nhiêu câu, bao nhiêu chữ…) từ đó sắp xếp ý tạo thành bài văn hoàn chỉnh.

III. CẤU TRÚC ĐỀ VÀ CÁC DẠNG ĐỀ CỤ THỂ

1. Nghị luận về tư tưởng đạo lý

1.1 Khái niệm: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, quan điểm nhân sinh (như các vấn đề về nhận thức; về tâm hồn nhân cách; về các quan hệ gia đình xã hội, cách ứng xử; lối sống của con người trong xã hội…).

  1.  Cấu trúc bài văn:

a. Mở bài

Giới thiệu khái quát tư tưởng, đạo lý cần nghị luận.

- Nêu ý chính hoặc câu nói về tư tưởng, đạo lý mà đề bài đưa ra.

b. Thân bài

- Luận điểm 1: Giải thích yêu cầu đề

+ Cần giải thích rõ nội dung tư tưởng đạo lý.

+ Giải thích các từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có).

+ Rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lý; quan điểm của tác giả qua câu nói (thường dành cho đề bài có tư tưởng, đạo lý được thể hiện gián tiếp qua câu danh ngôn, tục ngữ, ngạn ngữ…).

- Luận điểm 2: Phân tích và chứng minh

+ Các mặt đúng của tư tưởng, đạo lý (thường trả lời câu hỏi tại sao nói như thế?).

+ Dùng dẫn chứng xảy ra cuộc sống xã hội để chứng minh.

+ Từ đó chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lý đối với đời sống xã hội.

- Luận điểm 3: bình luận mở rộng vấn đề

+ Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lý (vì có những tư tưởng, đạo lý đúng trong thời đại này nhưng còn hạn chế trong thời đại khác, đúng trong hoàn cảnh này nhưng chưa thích hợp trong hoàn cảnh khác).

+ Dẫn chứng minh họa (nên lấy những tấm gương có thật trong đời sống).

- Rút ra bài học nhận thức và hành động

Rút ra những kết luận đúng để thuyết phục người đọc.

+ Áp dụng vào thực tiễn đời sống.

c. Kết bài

Nêu khái quát đánh giá ý nghĩa tư tưởng đạo lý đã nghị luận.

- Mở ra hướng suy nghĩ mới.

2. Dàn ý về dạng đề mang tính nhân văn

2.1 Khái niệm:

- Các tính nhân văn tốt đẹp: lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí nghị lực, tôn sư trọng đạo…

- Hình thức: thường ra dưới dạng một ý kiến, một câu nói, một hay vài câu thơ hoặc tục ngữ, ngạn ngữ…

2.2 Cấu trúc bài làm

a. Mở bài: Trong trường hợp là đề yêu cầu bàn về một câu nói, một ý kiến thì chúng ta nêu nội dung của ý kiến rồi dẫn ý kiến vào.

Ví dụ trường hợp đề là một bài văn nghị luận ngắn nêu suy nghĩ về một vấn đề nào đó như: Viết một bài văn nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”.

Ta mở bài như sau:

Cuộc sống quanh ta có biết bao nhiêu là khó khăn và thử thách. Nếu chúng ta hèn nhát và yếu đuối chắc chắn sẽ gặp thất bại nhưng với ý chí và nghị lực vượt qua mọi gian khó thì con đường vươn đến thành công sẽ mở ra trước mắt. Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm đã ghi lại trong những dòng nhật ký đầy máu, nước mắt và niềm tin: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”. Đó là giá trị chân lý sống, là con đường vươn tới tương lai.

b. Thân bài

Trong trường hợp đề chỉ yêu cầu bàn về đức tính của con người.

Ví dụ: Cho mẩu chuyện sau: “Có một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần. Đang bò, kiến gặp phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát, đặt chiếc lá ngang qua vết nứt rồi vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tiếp tục tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình”. Bằng một văn bản ngắn (khoảng 1 trang giấy thi), trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa mẩu chuyện trên.

Trước hết, ta cần tìm hiểu thông điệp câu chuyện gửi đến: Những khó khăn, trở ngại vẫn thường xảy ra trong cuộc sống, luôn vượt khỏi toan tính và dự định của con người. Vì vậy, mỗi người cần phải có nghị lực, sáng tạo để vượt qua.

- Giải thích ý nghĩa truyện:

+ Chiếc lá và vết nứt: Biểu tượng cho những khó khăn, vất vả, trở ngại, những biến cố có thể xảy ra đến với con người bất kì lúc nào.

+ Con kiến dừng lại trong chốc lát để suy nghĩ và nó quyết định đặt ngang chiếc lá qua vết nứt, rồi vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá. Đó là biểu tượng cho con người biết chấp nhận thử thách, biết kiên trì, sáng tạo, dũng cảm vượt qua bằng chính khả năng của mình.

- Bàn luận

+ Thực tế: những người biết chấp nhận thử thách, biết kiên trì, sáng tạo, dũng cảm vượt qua bằng chính khả năng của mình sẽ vươn đế thành công.

+ Tại sao con người cần có nghị lực trong cuộc sống?

Cuộc sồng không phải lúc nào cũng êm ả, xuôi nguồn mà luôn có những biến động, những gian truân thử thách. Con người cần phải có ý chí, nghị lực, thông minh, sáng tạo và bản lĩnh mạnh dạn đối mặt với khó khăn gian khổ, học cách sống đối đầu và dũng cảm; học cách vươn lên bằng nghị lực và niềm tin. Dẫn chứng: Lê Lợi mười năm nếm mật nằm gai đưa cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đến thắng lợi.

- Phê phán những quan niệm, suy nghĩ sai trái:

+ Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những người bi quan, chán nản, than vãn, buông xuôi, ỷ lại, hèn nhát, chấp nhận, đầu hàng, đổ lỗi cho số phận…. cho dù những khó khăn ấy chưa phải là tất cả.

+ Dẫn chứng (lấy từ thực tế cuộc sống).

- Bài học nhận thức và hành động:

+ Về nhận thức: Khi đứng trước thử thách cuộc đời cần bình tĩnh, linh hoạt, nhạy bén tìm ra hướng giải quyết tốt nhất (chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo).

+ Về hành động: Khó khăn, gian khổ cũng là điều kiện thử thách và tôi luyện ý chí, là cơ hội để mỗi người khẳng định mình. Vượt qua nó, con người sẽ trưởng thành hơn, sống có ý nghĩa hơn.

c. Kết bài

Khẳng định lại vấn đề.

- Liên hệ.

Ví dụ: Tóm lại, cuộc sống không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Khó khăn, thử thách, sóng gió có thể nổi lên bất cứ lúc nào. Đó là qui luật tất yếu mà con người phải đối mặt. Vì thế cần phải rèn luyện nghị lực và có niềm tin vào cuộc sống. “Đường đi trải đầy hoa hồng sẽ không bao giờ dân đến vinh quang”.

3. Dạng đề nêu những vấn đề tác động đến việc hình thành nhân cách con người

3.1 Các vấn đề thường gặp:

- Vấn đề tích cực: tình yêu quê hương đất nước, lòng nhân ái, tình yêu thiên nhiên, ý chí nghị lực, hành động dũng cảm…

- Vấn đề tiêu cực: Thói dối trá, lối sống ích kỷ, phản bội, ghen tị, vụ lợi cá nhân…

3.2 Dạng đề

Đề thường ra dưới dạng một ý kiến, một câu nói, tục ngữ, ngạn ngữ, một mẩu chuyện nhỏ, một đoạn tin trên báo đài…

Ví dụ: Sài Gòn hôm nay đầy nắng. Cái nắng gắt như thiêu như đốt khiến dòng người chạy bạt mạng hơn. Ai cũng muốn chạy cho nhanh để thoát khỏi cái nóng. Một người phụ nữ độ tuổi trung niên đeo trên vai chiếc ba lô thật lớn, tay còn xách giỏ trái cây. Phía sau bà là một thiếu niên. Cứ đi được một đoạn, người phụ nữ phải dừng lại nghỉ mệt. Bà lắc lắc cánh tay, xoay xoay bờ vai cho đỡ mỏi. Chiếc ba lô nặng oằn cả lưng. Chàng thiếu niên con bà bước lững thững, nhìn trời ngó đất. Cậu chẳng mảy may để ý đến những giọt mồ hôi đang thấm ướt vai áo mẹ. Chốc chốc thấy mẹ đi chậm hơn mình, cậu còn quay lại gắt gỏng: “Nhanh lên mẹ ơi! Mẹ làm gì mà đi chậm như rùa”.

             (Những câu chuyện xót xa về sự vô cảm của con trẻ - http://vietnamnet.vn)

Viết văn bản ngắn (khoảng một trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về hiện tượng được nhắc đến trong câu chuyện trên.

a. Mở bài

Ta có gợi ý mở bài như sau: “Trong cuộc sống, nếu như chúng ta có sự quan tâm lẫn nhau, biết suy nghĩ về nhau thì cuộc đời sẽ đẹp biết bao. Thế nhưng, hiện nay sự thờ ơ vô cảm của giới trẻ đang xuất hiện ngày càng nhiều. Những câu chuyện xót xa về sự vô cảm của con trẻ được đăng trên vietnamnet.vn đã gợi cho chúng ta nhiều suy tư về quan niệm sống trong xã hội.”

b. Thân bài

- Giải thích

+ Thế nào là thờ ơ, vô cảm?

+ Những hiện tượng vô cảm, thờ ơ trong gia đình hiện nay được biểu hiện như thế nào? (tóm tắt lại văn bản một cách ngắn gọn, rút ra vấn đề).

- Bàn luận

Thực trạng: Thờ ơ, vô tâm; quát mắng cha mẹ; đánh đập, thậm chí làm người thân tổn thương vì những hành vi bạo lực,...

+ Hậu quả: Con người trở nên lãnh cảm với mọi thứ, tình cảm thiếu thốn dễ nảy sinh tội ác, khó hình thành nhân cách tốt đẹp; gia đình thiếu hơi ấm, nguội lạnh, thiếu hạnh phúc, dễ gây bất hòa; sự vô cảm, cái ác sẽ thống trị và nhân lên trong xã hội,...

+ Nguyên nhân:

* Bản thân (thiếu ý thức chia sẻ gian khó với mọi người xung quanh, chỉ biết vụ lợi…).

* Gia đình (cha mẹ quá nuông chìu con cái, thiếu giáo dục ý thức cộng đồng cho con cái…).

* Nhà trường (chỉ chăm lo dạy chữ mà coi nhẹ việc giáo dục đạo đức, bồi dưỡng tình cảm cho học sinh...).

* Xã hội (sự phát triển không ngừng của khoa học, con người trở nên xơ cứng, chỉ nghĩ đến cá nhân, thiếu ý thức cộng đồng...).

- Phê phán

+ Những biểu hiện lạnh lùng vô cảm.

+ Đề cao thái độ đồng cảm, tình người.

+ Nêu dẫn chứng.

- Bài học nhận thức và hành động

Về nhận thức: đây là một vấn đề xấu nhiều tác hại mà mỗi chúng ta cần đấu tranh và loại bỏ ra khỏi bản thân mình và xã hội.

+ Về hành động, cần học tập và rèn luyện nhân cách, sống cao đẹp, chan hòa, chia sẻ, có ý thức cộng đồng.

c. Kết bài

Quan tâm, chia sẻ với mọi người chung quanh để đầy ý nghĩa.

4. Cách thiết lập dàn ý nghị luận về hiện tượng đời sống

4.1 Khái niệm

Nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn bạc về một hiện tượng đang diễn ra trong thực tế đời sống xã hội mang tính chất thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều người (như ô nhiễm môi trường, nếp sống văn minh đô thị, tai nạn giao thông, bạo hành gia đình, lối sống thờ ơ vô cảm, đồng cảm và chia sẻ…).

- Đó có thể là một hiện tượng tốt hoặc xấu, đáng khen hoặc đáng chê.

- Phương pháp: Để làm tốt kiểu bài này, học sinh cần phải hiểu hiện tượng đời sống được đưa ra nghị luận có thể có ý nghĩa tích cực cũng có thể là tiêu cực, có hiện tượng vừa tích cực vừa tiêu cực… Do vậy, cần căn cứ vào yêu cầu cụ thể của đề để gia giảm liều lượng cho hợp lý, tránh làm bài chung chung, không phân biệt được mặt tích cực hay tiêu cực.

4.2 Thiết lập dàn ý

a. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng đời sống phải nghị luận.

b. Thân bài

Luận điểm 1: giải thích sơ lược hiện tượng đời sống; làm rõ những hình ảnh, từ ngữ, khái niệm trong đề bài.

- Luận điểm 2: nêu rõ thực trạng các biểu hiện và ảnh hưởng của hiện tượng đời sống.

+ Thực tế vấn đề đang diễn ra như thế nào, có ảnh hưởng ra sao đối với đời sống, thái độ của xã hội đối với vấn đề.

+ Chú ý liên hệ với thực tế địa phương để đưa ra những dẫn chứng sắc bén, thuyết phục từ đó làm nổi bật tính cấp thiết phải giải quyết vấn đề.

- Luận điểm 3: lý giải nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đời sống, đưa ra các nguyên nhân nảy sinh vấn đề, các nguyên nhân từ chủ quan, khách quan, do tự nhiên, do con người. Nguyên nhân nảy sinh vấn đề để đề xuất phương hướng giải quyết trước mắt, lâu dài.

- Luận điểm 4 đề xuất giải pháp để giải quyết hiện tượng đời sống. Chú ý chỉ rõ những việc cần làm, cách thức thực hiện, đòi hỏi sự phối hợp với những lực lượng nào).

cKết bài

Khái quát lại vấn đề đang nghị luận.

- Thái độ của bản thân về hiện tượng đời sống đang nghị luận.

5. Cụ thể hóa cấu trúc hiện tượng đời sống có tác động đến con người

a. Mở bài:

Ví dụ 1: “Việt Nam vốn là một quốc gia yêu chuộng hòa bình và có nhiều truyền thống nhân văn cao đẹp về lòng yêu thương con người, lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, sự đồng cảm sẻ chia… Một trong những biểu hiện cao đẹp của truyền thống ấy đang được tuổi trẻ ngày nay phát huy. Đó chính là (…). Đây là một hiện tượng tốt có nhiều ý nghĩa nhân văn cao đẹp.”

- Ví dụ 2: “Môi trường học đường của chúng ta hiện nay đang đứng trước thử thách bởi các vấn nạn: bạo lực học đường, gian lận trong thi cử, nói tục chửi thề, bệnh thành tích trong giáo dục… Một trong những vấn đề thách thức hàng đầu hiện nay đó chính là (…). Đây là một hiện tượng tiêu cực có nhiều tác hại mà ta cần lên án và loại bỏ”.

- Ví dụ 3:  Xã hội của chúng ta hiện nay đang đứng trước nhiều thách thức như: tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, nạn tham nhũng, bệnh vô cảm… Một trong những vấn đề thách thức hàng đầu hiện nay đó chính là (…). Đây là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại mà ta cần lên án và loại bỏ.

b. Thân bài

Ví dụ: Đề bàn về tai nạn giao thông.

Trước hết ta cần hiểu “Tai nạn giao thông” là gì? Tai nạn giao thông là tai nạn do các phương tiện tham gia giao thông gây nên. Bao gồm: tai nạn giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không. Trong đó nhiều nhất là tai nạn giao thông đường bộ.

Bàn luận:

- Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông: (trình bày nguyên nhân):

+ Chủ quan: ý thức người tham gia giao thông. Đây là ngyên nhân cơ bản, quan trọng nhất dẫn đến tai nạn giao thông: không chấp hành luật giao thông, thiếu quan sát, phóng nhanh, giành đường, vượt ẩu, sử dụng rượu bia và các chất kích thích khi tham gia giao thông…

+ Khách quan: cơ sở hạ tầng giao thông còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu xã hội, mật độ dân số ngày càng đông…

- Phân tích những nguyên nhân, tìm ra biện pháp khắc phục: (trình bày biện pháp).

+ Xây dựng ý thức tôn trọng pháp luật

+ An toàn giao thông – hạnh phúc của mọi người, mọi nhà.

+ Hãy chấp hành nghiêm luật giao thông đường bộ.

+ Hãy đội mũ bảo hiểm để bảo vệ cuộc sống của bạn.

+ Lái xe bất cẩn - Ân hận cả đời.

+ Hãy nói không với rượu, bia khi tham gia giao thông.

+ Có văn hóa giao thông là sống vì cộng đồng.

- Bài học bản thân: “An toàn là bạn, tai nạn là thù” để không trở thành nạn nhân của tai nạn giao thông. Như rèn luyện nhân cách, bản lĩnh; tham gia vào các sinh hoạt văn hóa lành mạnh…

c. Kết bài

- Tai nạn giao thông là một vấn nạn ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội cần sữ chung sức của cả cộng đồng.

- Hãy thể hiện mình là người có văn hóa khi tham gia giao thông.

Nghị luận xã hội là một vấn đề vô cùng phong phú, đa dạng, đa diện đòi hỏi kiến thức xã hội, kỹ năng sống, khả năng tiếp cận vấn đề của người học sinh. Vì thế, các em cần rèn luyện cách nghĩ, cách nhìn vấn đề thật tinh tường để đạt hiệu quả khi đánh giá nhận định vấn đề xã hội. Trên đây là một số gợi ý nhỏ giúp các bạn làm hành trang khi viết văn nghị luận xã hội. Chúc  bạn học tốt.

15 tháng 6 2021

a) từ đồng nghĩa là oanh liệt và vẻ vang

b) dũng cảm, gan dạ và anh dũng là những từ đồng nghĩa nha.

5 tháng 3 2020

a) Từ đồng nghĩa: Đất nước, Tổ Quốc
b) Từ đồng nghĩa: Gan dạ, anh dũng, dũng cảm

Có đề bài 

tìm từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau:

a) Đất nước ta giàu đẹp, non sông ta như gấm, như vóc, lịch sử dân tộc ta oanh liệt, vẻ vang. Bởi thế mỗi người dân Việt Nam yêu nước dù có đi xa quê hương, xứ sở tới tận chân trời, góc bể cũng vẫn luôn hướng về Tổ Quốc thân yêu với một niềm tự hào sâu sắc...

b) Không tự hào sao được! Những trang sử kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ oai hùng của dân tộc ta ròng rã trong suốt 30 năm gần đây còn ghi lại biết bao tấm gương chiến đấu dũng cảm, gan dạ của những con người Việt Nam anh dũng, tuyệt vời...

 Bài làm

a) Có các từ đồng nghĩa là : Đất nước = non sông = quê hương = xứ sở = tổ quốc

b)Có các từ đồng nghĩa là : dũng cảm = gan dạ = anh dũng

giúp mình ba dấu chấm cuối bài trên 500 từHọ và tên: ……Lớp: …..Trường: Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Trần Văn Thọ, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.Địa chỉ: Xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé, Tỉnh Điện BiênĐiện thoại: ….. Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta luôn in bóng hình của những người trẻ tuổi mưu trí, dũng cảm, đóng góp quan...
Đọc tiếp

giúp mình ba dấu chấm cuối bài trên 500 từ

Họ và tên: ……

Lớp: …..

Trường: Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Trần Văn Thọ, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

Địa chỉ: Xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé, Tỉnh Điện Biên

Điện thoại: …..

 

Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta luôn in bóng hình của những người trẻ tuổi mưu trí, dũng cảm, đóng góp quan trọng vào công cuộc đấu tranh và dựng xây đất nước.

Từ những ngày đầu dựng nước và giữ nước đã có Truyền thuyết về người anh hùng làng Gióng tuổi lên ba đã nhổ tre đánh giặc cứu nước khởi đầu cho truyền thống vẻ vang “tuổi nhỏ chí lớn” của các thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam; Trần Quốc Toản đi vào lịch sử thời kỳ chống giặc Nguyên Mông với lòng dũng cảm, tinh thần yêu nước, dám hy sinh vì dân tộc; Kim Đồng, người Đội trưởng đầu tiên của Đội TNTP Hồ Chí Minh; Dương Văn Nội, Phạm Ngọc Đa – những giao liên, trinh sát mưu trí, gan dạ; Lê Văn Tám – ngọn đuốc sống lao vào kho xăng của giặc; Nguyễn Bá Ngọc hy sinh thân mình cứu các bạn nhỏ…

Trong thời kì khánh chiến chống thực dân Pháp gian khổ và hào hùng của dân tộc không thể không kể đến người anh hùng nhỏ tuổi Vừ A Dính, anh là người dân tộc Mông, sinh ngày 12/9/1934 tại bản Đề Chia, xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên). Anh là tấm gương thiếu niên tiêu biểu trong thời kỳ chống thực dân Pháp.

Ngay từ nhỏ, Vừ A Dính là một cậu bé thông minh, gan dạ và nhanh nhẹn. Được cha mẹ giáo dục, anh sớm giác ngộ cách mạng và căm thù giặc Pháp xâm lược. 13 tuổi, Vừ A Dính đã thoát ly gia đình trở thành đội viên liên lạc của Đội vũ trang huyện Tuần Giáo. Dấu chân của anh và Đội vũ trang in khắp núi rừng và các thôn bản trong huyện.

Cuộc kháng chiến gian khổ, nhưng Vừ A Dính rất ham học. Lúc nào trong ngực áo của Dính cũng nhét cuốn sách để tranh thủ học. Dính đã học đọc và viết chữ thông thạo.

Tháng 6 năm 1949, giặc Pháp đổ quân về khu căn cứ Pú Nhung nhằm tiêu diệt Đội Vũ trang của anh Dính. Hôm ấy, Dính đang trên đường liên lạc thì bị rơi vào ổ phục kích của giặc. Chúng đã tra tấn anh dã man hòng anh khai nơi đóng quân của cán bộ Việt Minh nhưng anh chỉ trả lời hai từ “không biết”. Giặc Pháp điên cuồng, xả súng vào ngực anh rồi treo xác anh lên cây đào cổ thụ. Hôm ấy là chiều tối ngày 15/6/1949.

Anh Vừ A Dính đã hy sinh bên gốc đào cổ thụ ở Khe Trúc, gần đồn Bản Chăn, khi chưa tròn 15 tuổi. Cuộc đời người chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi Vừ A Dính đã khép lại nhưng khí phách kiên trung, bất khuất của Vừ A Dính trước quân thù như ngọn đuốc rực sáng núi rừng Tây Bắc.

Năm 2000, Vừ A Dính đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

Ngay từ năm 1951, Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ngày nay) đã tuyên dương Vừ A Dính trong thiếu nhi toàn quốc; Năm 1952, Chính phủ đã truy tặng Huân chương Quân công hạng Ba cho Vừ A Dính – chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi. Lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh đã ghi nhận Vừ A Dính là một trong những thiếu nhi tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giải phóng đất nước.

Năm 1962, nhà văn Tô Hoài đã lần theo các nhân chứng để ghi lại tấm gương hy sinh oanh liệt của Vừ A Dính trong cuốn truyện nhỏ “Vừ A Dính” (do NXB Kim Đồng ấn hành). Hai ca khúc “Vừ A Dính bất tử” (nhạc sĩ Tô Hợp) và “Vừ A Dính – người thiếu niên Anh hùng” (nhạc sĩ Vũ Trọng Tường) luôn được ngân vang trong các buổi sinh hoạt Đội. Vừ A Dính là niềm tự hào của Đội TNTP Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Việt Nam. Tên của Anh hùng – Liệt sĩ Vừ A Dính đã được đặt cho nhiều Chi đội, Liên đội và nhà trường trong cả nước.

Theo đề xuất của Báo Thiếu niên Tiền phong, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã ra Quyết định thành lập Quỹ Học bổng dành cho học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số ở miền núi, hải đảo cả nước. Ngày 5/3/1999, tại Trụ sở cơ quan Trung ương Đoàn, Quỹ Học bổng Vừ A Dính đã chính thức ra mắt. Báo Thiếu niên Tiền phong được Trung ương Đoàn giao làm Thường trực của Quỹ. Quỹ rất vinh dự được Phó Chủ tịch Quốc hội Trương Mỹ Hoa (sau này là Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam) làm Chủ tịch.

Trong gần 20 năm qua, Quỹ Học bổng Vừ A Dính đã dành sự quan tâm cho các bạn thiếu nhi, học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số ở miền núi, hải đảo, biên cương của Tổ quốc Việt Nam thân yêu thông qua những hoạt động nổi bật:

- Một là, cấp học bổng thường xuyên (5.000 suất/năm) cho các bạn học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo. Tính đến nay, Quỹ đã trao gần 80.000 suất học bổng, khoảng 80 tỉ đồng.

- Hai là, thực hiện một số dự án mang tính chiều sâu như:

+ Dự án Ươm mầm tương lai có 22 trường đã đồng hành cùng Quỹ nuôi dạy 345 bạn học sinh dân tộc thiểu số và vùng biển đảo trong cả nước về học tập tại TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Dương từ năm học 2009-2010 đến nay.

+ Dự án Chắp cánh ước mơ tài trợ học bổng cho học sinh dân tộc thiểu số miền núi và vùng biển đảo trong vòng 7 năm (THCS và THPT) và sinh viên (trong vòng 4 năm). Đến nay đã có 328 bạn, anh chị được thụ hưởng dự án này.

+ Dự án Mở đường đến tương lai (Quỹ Vinacapital tài trợ) cấp học bổng trực tiếp và thường xuyên cho100 nữ sinh dân tộc thiểu số học giỏi nhưng hoàn cảnh khó khăn trong 7 năm (từ lớp 10 đến khi tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng). Hiện nay, 50 nữ sinh giai đoạn I đã tốt nghiệp, có việc làm và 50 nữ sinh dân tộc thiểu số giai đoạn II đangtiếp tục được thụ hưởng dự án. Những dự án này đã góp phần tạo nên nguồn cán bộ có chất lượng cho vùng dân tộc miền núi trong tương lai.

 Ba là, hàng năm Quỹ đã xét tặng Giải thưởng vừ A Dính cho các tập thể và cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công cuộc xây dựng và phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Giải thưởng đã góp phần khích lệ phong trao cả nước quan tâm, hỗ trợ và giúp đỡ cho những vùng miền núi, hải đảo đặc biệt khó khăn. Tính đến nay đã có 64 tập thể và 118 cá nhân được nhận giải thưởng.

Bốn là, Quỹ vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đóng góp kinh phí xây dựng các trường học, các công trình phúc lợi công cộng ở các vùng miền khó khăn.

Dự án Thắp sáng ước mơ đã tạo nên một số ngôi trường, cây cầu, con đường, nhà tình nghĩa ở các vùng khó khăn. Đặc biệt, trong 2 năm 2013, 2014, chương trình “Vì học sinh Trường Sa thân yêu” của Quỹ đã xây dựng 2 ngôi trường Tiểu học thị trấn Trường Sa và Tiểu học xã đảo Sinh Tồn thuộc huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa), trị giá 25 tỉ đồng. Đây thực sự là chương trình có ý nghĩa vô cùng to lớn, gắn kết cộng đồng cả nước quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc thân yêu.

Chặng đường 20 năm hoạt động, Quỹ Học bổng Vừ A Dính đã góp phần quan trọng kêu gọi, động viên cả xã hội quan tâm thực sự đến đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo. Quỹ đã cố gắng bắc được nhịp cầu nhân ái thân thương giữa các doanh nghiệp, doanh nhân, các đơn vị và cá nhân có lòng hảo tâm trong và ngoài nước tới những buôn sóc bản làng hẻo lánh xa xôi nhất; cùng chung tay góp sức nâng đỡ cho rất nhiều học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo. Quỹ Học bổng mang tên Anh hùng – Liệt sĩ Vừ A Dính đã và sẽ luôn đồng hành và là điểm tựa tinh thần cùng thế hệ trẻ các dân tộc thiểu số Việt Nam  

Đối với em – mới chỉ là một học sinh tiểu học, khi được biết về Các anh hùng nhỏ tuổi, em rất tự hào, hãnh diện và khâm phục các anh, các anh luôn là những tấm gương sáng để chúng em luôn cố gắng nộ lực học tập và rèn luyện. 

 

 

Thật tự hào biết bao khi em được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Điện Biên anh hùng. Từ khi còn rất nhỏ, ông đã kể cho em nghe về anh Vừ A Dính, nhưng cho đến khi đi học tiểu học, được là Đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh em mới được tìm hiểu kĩ hơn, được biết nhiều hơn về anh Vừ A Dính. …

 

Trường em cũng có nhiều bạn dân tộc  Mông lắm, em rất tự hào về các bạn ấy, các bạn ấy rất khó khăn nhưng ý chí nghị lực lớn, luôn vươn lên trong học tập. Các bạn ấy nói các bạn rất tự hào vì dân tộc các bạn có anh hùng Vừ A Dính kiên trung bất khuất….

Ngay cả trong thời chiến loạn lạc gian khổ mà anh Dính vẫn luôn ham học thì không có lý do gì để chúng em không cố gắng nỗ lực khi được sống trong hòa bình ấm êm....

Anh vừ A Dính đã truyền cho em nguồn cảm hứng tốt đẹp trong cả suy nghĩ, hành động và ước mơ….

Em mơ ước…

Em sẽ…

 

0
12 tháng 7 2018

Võ Thị Sáu là nữ anh hùng, sinh năm 1933 ở huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa.

Sinh ra và lớn lên trên miền quê giàu truyền thống yêu nước, lại chứng kiến cảnh thực dân Pháp giết chóc đồng bào, chị Sáu đã không ngần ngại cùng các anh trai tham gia cách mạng.

Thiếu nữ ném lựu đạn diệt giặc
14 tuổi, Võ Thị Sáu theo anh gia nhập Việt Minh, trốn lên chiến khu chống Pháp. Chị tham gia đội công an xung phong, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ liên lạc, tiếp tế.

Trong khoảng thời gian này, chị Sáu tham gia nhiều trận chiến đấu để bảo vệ quê hương, dùng lựu đạn tiêu diệt hai tên ác ôn và làm bị thương nhiều lính Pháp.

Người con gái Đất Đỏ còn nhiều lần phát hiện gian tế, tay sai Pháp, giúp đội công an thoát khỏi nguy hiểm, chủ động tấn công địch.

Tháng 7/1948, Công an Đất Đỏ được giao nhiệm vụ phá cuộc mít tinh kỷ niệm Quốc khánh Pháp. Biết đây là nhiệm vụ gian nan, nguy hiểm, chị Sáu vẫn chủ động xin được trực tiếp đánh trận này.

Chị nhận lựu đạn, giấu vào góc chợ gần khán đài từ nửa đêm. Sáng hôm đó, địch lùa người dân vào sân. Khi xe của tỉnh trưởng tới, chị tung lựu đạn về phía khán đài, uy hiếp giải tán mít tinh.

Hai tổ công an xung phong ở gần đấy đồng loạt nổ súng yểm trợ tạo áp lực giải tán cuộc mít tinh, đồng thời hỗ trợ cho chị Sáu rút an toàn. Người của Việt Minh được bố trí trong đám đông hô to "Việt Minh tiến công" và hướng dẫn người dân giải tán.

Sau chiến công này, chị Sáu được tổ chức tuyên dương khen ngợi và được giao nhiệm vụ diệt tề trừ gian, bao gồm việc tiêu diệt tên cai tổng Tòng.

Vo Thi Sau, nu anh hung huyen thoai vung Dat Do hinh anh 1
Chị Võ Thị Sáu nhiều lần được khen ngợi nhờ không ngại gian khó, dũng cảm tham gia chiến đấu, bảo vệ quê hương.
Tháng 11/1948, Võ Thị Sáu mang theo lựu đạn, trà trộn vào đám người đi làm căn cước. Giữa buổi, chị ném lựu đạn vào nơi làm việc của Tòng, hô to “Việt Minh tấn công” rồi kéo mấy chị em cùng chạy.

Lựu đạn nổ, tên Tòng bị thương nặng nhưng không chết. Tuy nhiên, vụ tấn công khiến bọn lính đồn khiếp vía, không dám truy lùng Việt Minh ráo riết như trước.

Tháng 2/1950, Võ Thị Sáu tiếp tục nhận nhiệm vụ ném lựu đạn, tiêu diệt hai chỉ điểm viên của thực dân Pháp là Cả Suốt và Cả Đay rồi không may bị bắt.

Trong hơn một tháng bị giam tại nhà tù Đất Đỏ, dù bị giặc tra tấn dã man, chị không khai báo. Địch phải chuyển chị về khám Chí Hòa.

Chị Sáu tiếp tục làm liên lạc cho các đồng chí trong khám, cùng chị em tại tù đấu tranh đòi cải thiện cuộc sống nhà tù.

Trước tinh thần đấu tranh quyết liệt của Võ Thị Sáu, thực dân Pháp và tay sai mở phiên tòa, kết án tử hình đối với nữ chiến sĩ trẻ. Chúng chuyển chị cùng một số người tù cách mạng ra nhà tù Côn Đảo.

Nhờ sự kiên cường, dũng cảm, trung thành, Võ Thị Sáu được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam và công nhận là Đảng viên chính thức ngày đêm trước khi hy sinh.

Kiên cường đến phút cuối
Trong quá trình bị bắt, tra tấn và đến tận những giây phút cuối cùng, Võ Thị Sáu luôn chứng tỏ bản lĩnh kiên cường, bất khuất của chiến sĩ cộng sản.

Khi mới bị bắt, địch tra tấn chị chết đi sống lại nhưng không moi được nửa lời khai báo.

Sự kiên trung ấy một lần nữa thể hiện tại phiên tòa đại hình khi chị Sáu (khi đó mới 17 tuổi) hiên ngang khẳng định: “Yêu nước, chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội”.

Khi nhận án tử hình, chị Sáu không hề run sợ. Chị hô to “Đả đảo thực dân Pháp!”, “Kháng chiến nhất định thắng lợi!”.

Năm 1952, trước giờ hành hình, viên cha đạo đề nghị làm lễ rửa rội cho chị. Song chị từ chối và nói: “Tôi không có tội. Chỉ có kẻ sắp hành hình tôi đây mới có tội”.

Đối mặt cái chết, điều khiến người con gái Đất Đỏ ân hận nhất là chưa diệt hết bọn thực dân và tay sai cướp nước.

Giai thoại kể rằng khi ra đến pháp trường, Võ Thị Sáu kiên quyết không quỳ xuống, yêu cầu không bịt mắt.

“Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người!”, chị tuyên bố.

Nói xong, chị Sáu bắt đầu hát Tiến quân ca. Khi lính lên đạn, chị ngừng hát, hô vang những lời cuối cùng “Đả đảo bọn thực dân Pháp. Việt Nam độc lập muôn năm. Hồ Chủ tịch muôn năm!”.

12 tháng 7 2018

Võ Thị Sáu là một nữ du kích trong kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam, người nhiều lần thực hiện các cuộc mưu sát nhắm vào các sĩ quan Pháp và những người Việt cộng tác đắc lực với chính quyền thực dân Pháp tại miền Nam Việt Nam.

Do bị chỉ điểm, cô bị quân Pháp bắt được và bị tòa án binh Quân đội Pháp xử tử hình khi chưa đến 18 tuổi.

Chính quyền Việt Nam xem cô như một biểu tượng liệt nữ anh hùng tiêu biểu trong cuộc Kháng chiến chống Pháp và đã truy tặng cho cô danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1993.

Sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, người Việt Nam đã thành lập chính phủ riêng và tuyên bố độc lập, thống nhất, thoát ly khỏi quyền thống trị của thực dân Pháp đã ngót 80 năm; và sau đó tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp để chống lại sự tái lập quyền thống trị của thực dân Pháp như trước kia. Các anh trai của cô, sau khi quân Pháp tái chiếm vùng Đất Đỏ, đã thoát ly gia đình, hoạt động kháng chiến cho phong trào Việt Minh. Cô bỏ dở việc học, ở nhà giúp mẹ cha kiếm sống và bí mật tiếp tế cho các anh, vốn công tác trong Chi đội Giải phóng quân của tỉnh Bà Rịa.

Năm 1946, cô theo anh trai là Võ Văn Me vào khu kháng chiến, và trở thành liên lạc viên của Đội Công an xung phong Đất Đỏ. Năm 1947, cô chính thức trở thành đội viên Công an xung phong Đất Đỏ khi mới 14 tuổi.[3]Từ đó, cô tham gia nhiều trận tập kích bằng lựu đạn, ám sát các sĩ quan Pháp và Việt gian cộng tác với quân Pháp; đặc biệt là trận tập kích bằng lựu đạn tại lễ kỷ niệm Quốc khánh Pháp ngày 14 tháng 7 năm 1949 tại Đất Đỏ, gây được tiếng vang trong vùng.[1]

Theo trang thông tin của huyện Đất Đỏ, thì vào tháng 12 năm 1949, trong một chuyến công tác tại Đất Đỏ, cô bị quân Pháp bắt được.[3] Một số tài liệu khác ghi cô bị bắt vào tháng 2 năm 1950, sau khi cô và đồng đội dùng lựu đạn tập kích giết chết Cả Suốt và Cả Đay, là hương chức người Việt cộng tác đắc lực với quân Pháp, ở ngay phiên chợ Tết Canh Dần tại chợ Đất Đỏ.[1][2][4]

Bị bắt và tử hình[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi bị bắt, cô lần lượt bị đưa đi thẩm vấn và giam giữ tại các nhà tù Đất Đỏ, khám đường Bà Rịa và khám Chí Hòa. Tháng 4 năm 1950,[2] tòa án binh của quân đội Pháp đã đưa cô ra xét xử với tội danh làm chết một sĩ quan Pháp và 23 người Việt cộng tác với Pháp.

Ngay tại phiên tòa đại hình, Võ Thị Sáu đã thể hiện sự dũng cảm bằng những tuyên bố mạnh mẽ tại phiên tòa. Cô tuyên bố: "Yêu nước chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội". Và khi quan tòa rung chuông ngắt lời chị, tuyên án: "Tử hình, tịch thu toàn bộ tài sản", chị thét lớn: "Ta còn mấy thùng rác ở khám Chí Hòa, tụi bây vô mà tịch thu!". Tiếp đó là tiếng hô: "Đả đảo thực dân Pháp! Kháng chiến nhất định thắng lợi!"

Vào thời điểm xử án, cô chưa tròn 18 tuổi, vì vậy các luật sư bảo vệ cô căn cứ vào điểm này để tranh biện nhằm đưa cô thoát khỏi án tử hình. Mặt dù vậy, tòa án binh Pháp vẫn tuyên án tử hình cô.[4] Bản án này đã gây chấn động dư luận, gây ra sự phản đối mạnh mẽ cả tại Việt Nam và ngay tại nước Pháp. Chính vì vậy, chính quyền quân sự Pháp không thể công khai thi hành bản án. Cô tiếp tục bị giam cầm tại khám Chí Hòa cho đến tận giữa tháng 1 năm 1952 thì bị chính quyền quân sự Pháp chuyển ra Côn Đảo để bí mật thi hành án tử hình khi cô đã đủ 18 tuổi.

Theo các lời chứng của các cựu tù Côn Đảo, cô được đưa ra đến Côn Đảo vào chiều ngày 21 tháng 1 năm 1952, và bị giam trong Sở Cò (đối diện với văn phòng giám đốc đảo).

Rạng sáng ngày 23 tháng 1 năm 1952, lúc khoảng 5 giờ, cô bị đưa đến văn phòng giám thị trưởng đặt trước sân Banh I để làm lễ rửa tội. Đến 7 giờ sáng, cô bị đưa đến sân Banh III phụ và bị xử bắn tại đây. Thi hài cô được đưa ra Hàng Dương và được chôn tại huyệt đào sẵn. Trong "Sổ giám sát tử vong 1947 – 1954" còn lưu tại Côn Đảo, có dòng chữ ghi bằng tiếng Pháp: "Le 23 Janvier 1952: 195 G.267 Võ Thị Sáu dite CAM mort 23/1/1952 7h P.Condor Par balles..." (Tù nhân số G 267 Võ Thị Sáu bị xử bắn vào ngày 23/1/1952).[1]

Những giờ phút cuối[sửa | sửa mã nguồn]

Khi bị đưa ra Côn Đảo để chuẩn bị xử bắn, trước hôm bị hành hình, cô liên tục hát cho bạn tù nghe những bài ca cách mạng như Lên đàng, Tiến quân ca, Cùng nhau đi hồng binh... Khi biết cô chuẩn bị đưa ra pháp trường, các bạn tù đồng thanh hô vang: “Phản đối xử bắn Võ Thị Sáu. Phản đối! Phản đối! Đả đảo thực dân Pháp”.[5]

Khi cô bị giải ra nơi hành hình, các bạn tù đứng dậy cùng hát bài Chiến sĩ ca để bày tỏ lòng cảm phục, tiếc thương và tiễn đưa người đồng đội ra pháp trường. Khi linh mục làm lễ rửa tội, cô từ chối và trả lời: "Tôi không có tội. Chỉ có kẻ sắp hành hình tôi đây mới là có tội". Khi vị linh mục nói: "Trước khi chết, con có điều gì ân hận không?", cô đã đáp lời: "Tôi chỉ ân hận là chưa tiêu diệt hết bọn thực dân cướp nước và lũ tay sai bán nước". Khi đến pháp trường, chị nói: "Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người!". Nói xong, Võ Thị Sáu hát bài Tiến quân ca. Khi lính xử bắn lên đạn, cô ngừng hát và hô vang những lời cuối cùng: "Đả đảo bọn thực dân Pháp. Việt Nam độc lập muôn năm. Hồ Chủ tịch muôn năm!" Một chuyện khác kể, khi nhóm đao phủ bảo quỳ xuống, cô đã quát lại: "Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ!".

Theo đại tá Lê Văn Thiện, một cựu tù Côn Đảo, trong quyển sách "Tình đất đỏ", dẫn lời kể của cựu tù Côn Đảo lâu năm là ông Tám Vàng, quê Trà Vinh, người đã chứng kiến buổi hành hình và tự tay chôn cất Võ Thị Sáu thì khi lính Pháp trói chị Sáu vào gốc bàng, hướng về nghĩa địa Hàng Dương. Quân Pháp lấy khăn bịt mắt nhưng chị Sáu phản đối không cho bịt, rồi chị nhìn thẳng vào bọn lính sắp bắn và hát bài “Chiến sĩ Việt Nam”, “Lên Đàng”[5]

Sau khi quân Pháp bắn Võ Thị Sáu, ông Tám Vàng cởi dây trói cho Võ Thị Sáu, mắt cô vẫn mở, cơ thể còn ấm nóng. Chính tay ông Tám Vàng đã vuốt mắt cho cô. Và cũng vì nể phục Võ Thị Sáu, nên thay vì lấp đất chôn xác như với những tù nhân khác, ông Tám Vàng đã bí mật tìm 4 tấm ván làm hòm dã chiến để chôn cất.

 Ở Việt Nam, mỗi ngày có gần 30 người bị tai nạn giao thông cướp đi mạng sống cùng với hàng trăm người bị thương tật suốt đời. Điều đó đồng nghĩa với mỗi ngày có hàng trăm gia đình Việt Nam gánh chịu sự mất mát khủng khiếp. Đây là điều không thể chấp nhận được với một đất nước đang sống trong hòa bình. Thiệt hại to lớn về nhân mạng là không gì bù đắp được. Những...
Đọc tiếp

 Ở Việt Nam, mỗi ngày có gần 30 người bị tai nạn giao thông cướp đi mạng sống cùng với hàng trăm người bị thương tật suốt đời. Điều đó đồng nghĩa với mỗi ngày có hàng trăm gia đình Việt Nam gánh chịu sự mất mát khủng khiếp. Đây là điều không thể chấp nhận được với một đất nước đang sống trong hòa bình. Thiệt hại to lớn về nhân mạng là không gì bù đắp được. Những đau thương, mất mát mà gia đình nạn nhân phải gánh chịu là rất lớn. Những di chứng mà mỗi tai nạn giao thông để lại luôn kéo dài và không thể lường hết được, khiến xã hội cũng bị tổn thương nghiêm trọng. Thêm vào đó, gia đình nạn nhân và ngân sách quốc gia phải chịu thêm gánh nặng hàng ngàn tỷ đồng để khắc phục hậu quả của tai nạn giao thông hàng năm. Điều đó đe dọa nghiêm trọng đến những thành quả của tăng trường kinh tế, đồng thời làm tổn thương đến hình ảnh một đất nước an toàn trong mắt bạn bè, đối tác. Đã đến lúc mỗi người Việt Nam cần phải nhận thức sâu sắc về tác hại khôn lường của tai họa này đến toàn bộ tiến trình vươn lên của dân tộc, đến sự phát triển lành mạnh của giống nòi. Đã đến lúc cần phải dũng cảm và chân thành nhìn thẳng vào sự thật là trong mỗi tai nạn giao thông, có cả lỗi và trách nhiệm của từng cá nhân, của cả cộng đồng và Nhà nước. Bằng nhiều hành động mạnh mẽ, thông qua các chính sách quốc gia và những cam kết xã hội, chúng ta đang làm mọi cách để giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông - kèm theo đó là giảm thiểu số người chết và bị thương. Nhưng chúng ta vẫn có thể và cần phải làm nhiều hơn nữa. Nhà nước, các tổ chức xã hội, các đoàn thể cho đến từng cá nhân, đều phải chung tay hành động và hành động một cách quyết liệt. Hoạt động tưởng niệm các nạn nhân mà chúng ta cùng thế giới tổ chức là một sự kiện đặc biệt, là dịp để mọi người bày tỏ niềm thương xót với những người xấu số khi tham gia giao thông; bày tỏ sự chia sẻ mất mát, chia sẻ gánh nặng với người thân của họ. Lễ tưởng niệm cũng là một cơ hội nhắc nhở chính mình, người thân, bạn bè, các thành viên trong cộng đồng ... về tầm quan trọng của việc phải chủ động góp phần tạo ra một môi trường giao thông an toàn cho mình và cho cộng đồng. Mỗi người hãy nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông, tự giác nhường nhịn, giúp đỡ nhau khi tham gia giao thông. Mỗi gia đình, nhà trường cần phải giáo dục con em của chúng ta từ khi còn bé về ý thức trách nhiệm với bản thân và cộng đồng khi tham gia giao thông. Hãy vi niềm thương xót những người đã mất mà hành động cho sự an toàn của những người đang sống! Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia kêu gọi mỗi người dân Việt Nam, vì sự phát triển của đất nước, vì sự an toàn của bản thân, vì tương lai của con cháu mình, hãy làm tất cả những gì có thể để giao thông ở đất nước chúng ta ngày càng phát triển theo hướng văn minh, an toàn hơn.

MONG CÁC BN NHẬN XÉT

6
20 tháng 5 2018

Cũng hay nhưng bn cần biểu lộ nhiều cảm xúc để bài văn xúc động hơn bn ak

Viết về an toàn giao thông à,giỏi nhỉ viết cái này thì mình bó tay ko bít viết

7 tháng 2 2022

Lời giải:

Nhân dân Việt Nam ta luôn có ý thức giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức tốt đẹp của ông cha từ xưa để lại. Tục ngữ Việt Nam có câu "giấy rách phải giữ lấy lề" Người Việt Nam biết trọng phẩm cách, biết giữ gìn danh dự trong sạch : "Đói cho sạch, rách cho thơm". Dù nghèo khó cũng không thay lòng đổi dạ; cảnhgiàu sang không thể cám dỗ; kẻ thù tàn bạo cũng không khuất phục.

Đối với Tổ quốc và đồng bào, người Việt Nam đã có truyền thống yêu thương nước nòi như câu ca dao xưa còn truyền lại : 

Nhiễu điều phủ lấy giá gương 

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

5 tháng 2 2018

lời dạy của Bác Hồ đã giúp em hiểu đc trách nhiệm của người học sinh đối với việc học tập là vô cùng to lớn.Ngay từ khi con ngồi dưới mái trường thân yêu,người học sinh can phải cố gắng,quyết tâm ,chăm chỉ học tập và rèn luyện để trở thành người  (trò giỏi,còn ngoan).Có như vậy ,khi lớn lên ta mới có thể góp phần tích cực để xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh ,làm cho non sông Việt Nam đc sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới

*****nhe

cứuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuMấy cái ngoặc là tả về nó.Hơi rắc rối nhưng mấy bạn giúp mình nhé.Mấy từ in to,đạm thì đừng viếtHãy viết về cô giáo dạy em hồi lớp 4 theo dàn ý sau :MB:Tên-dạy lớp mấy[dạy bộ môn gi]TB:-DÁNG:Tuổi-Dáng vóc[cao,...]-Khuôn mặt[tròn...]-Đôi mắt [to,đen,trìu mến,dịu dàng,sáng,ấm áp...]-Miệng[tươi,cười,lộ răng trắng mặc dù ko đều nhưng đối với tôi cô vẫn là...
Đọc tiếp

cứuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuMấy cái ngoặc là tả về nó.Hơi rắc rối nhưng mấy bạn giúp mình nhé.Mấy từ in to,đạm thì đừng viết

Hãy viết về cô giáo dạy em hồi lớp 4 theo dàn ý sau :

MB:Tên-dạy lớp mấy[dạy bộ môn gi]

TB:-DÁNG:Tuổi-Dáng vóc[cao,...]-Khuôn mặt[tròn...]-Đôi mắt [to,đen,trìu mến,dịu dàng,sáng,ấm áp...]-Miệng[tươi,cười,lộ răng trắng mặc dù ko đều nhưng đối với tôi cô vẫn là người xinh nhất].[má núm,duyên,thân thiện,dễ gần]-Mũi[cao,dọc dừa...]-Mái tóc[nổi bật trên khuôn mặt,dài,màu hạt dẻ,duyên như cô tấm]-Tay[tùy]-Cách ăn mặc[lịch sự,toát lên...sư phạm của cô]

HOẠT ĐỘNG:Giong nói khi giảng bài[to,rõ ràng,truyền cảm...]

MÔN CÔ DẠY-Môn Tập Đọc[trầm,bổng,trong veo như nước đổ đầu nguồn,đưa chúng tôi vào bài,giúp chúng tôi hiểu được..,dạy chúng tôi biết yêu con người,thiên nhiên,đất nước]-Toán[dễ hiểu,kĩ,dễ nhớ làm bài dễ hơn,có bạn nào chưa hiểu cô lại ân cần giảng giải]-Khoa[biết nhiều hơn về cuộc sống xung quanh]-Sử[càng làm thêm yêu tổ quốc,giúp tôi thấm thía nỗi khổ của cha ông]-Địa[biết nhiều hơn về đất nước Việt Nam]

TÌNH CẢM:Đặc biệt thích cô dạy nhất là môn[Văn]-Cô chăm sóc học sinh lúc bán trú[như thế nào thì tùy...]-ngoài ra Công tác đội[tùy...]-Chăm sóc khi ốm[tùy]-Hỏi chuyện[tùy]-Tấm gương của cô...

KB

 

1
27 tháng 11 2018

Năm nay là năm cuối cùng của bậc Tiểu học. Vì hoàn cảnh gia đình nên em phải chuyển trường về Thành phố Hồ Chí Minh. Sống giữa thầy bạn mới với bao ngỡ ngàng, xa lạ, em lại càng nhớ đến cô Mai, cô giáo dạy em năm lớp Bốn vừa rồi tại thị xã Bến Tre.

Cô Mai còn rất trẻ. Cô vừa tốt nghiệp Cao đẳng Tiểu học vài năm nay. Dáng cô thon thả, cao cao nhưng không gầy, mái tóc buông xõa ngang lưng, lại được trời phú cho những gợn sóng tự nhiên càng tôn thêm vẻ mềm mại, duyên dáng của một thiếu nữ trong độ xuân xanh. Trên gương mặt trái xoan trắng hồng nổi bật đôi mắt bồ câu trong và sáng, pha lẫn vẻ hiền dịu, ấm áp và hồn nhiên. Đôi môi hình trái tim lúc nào cũng ươn ướt đỏ tươi như được thoa một lớp son mỏng Mỗi khi cô cười, chiếc răng khểnh bên phải nhú ra tạo cho nụ cười một nét duyên thầm đến dễ thương.

Nhà cô Mai ở ngã ba Tân Thành, cách trường học vài cây số. Cô di dạy bằng chiếc Dream II mà anh cô để lại trước lúc lên đường làm nghĩa vụ quân sự. Mùa nắng hay mùa mưa, hễ nghe thấy trống điểm báo giờ học thì đã thấy cô trong bộ áo dài màu thiên thanh bước vào lớp với nụ cười tươi trẻ chào đón chúng em. Tiếp xúc với cô, cái cảm giác đầu tiên theo em nghĩ có lẽ là sự thiện cảm và sau đó là sự cảm mến thân thương. Cho nên tụi nhỏ chúng em thường ríu rít xung quanh cô như một bầy chim non sum vầy quanh mẹ. Em thích nhất là giờ Tập đọc, Dù đã được đọc bài thơ, bài văn nhiều lần ở nhà nhưng em vẫn chưa thấy được cái hay cái đẹp của nó. Ấy vậy mà đến lớp nghe cô đọc, cô giảng bài em mới thấy hấp dẫn làm sao. Giọng đọc của cô thật truyền cảm, lúc thì trầm trầm ấm như tiếng mẹ ru con, lúc thì thánh thót ngân vang như tiếng chim họa mi buổi sớm, đưa chúng em vào thế giới huyền ảo của ngôn từ lúc nào không biết. Cô đã biến một giờ Tập đọc thành một giờ đi tìm cái hay, cái đẹp của cuộc sống, đến nỗi trống báo hiệu giờ chơi rồi mà tụi em cứ như muốn nán lại học thêm ít phút nữa.

thay-co-day-hoc

Trong suốt cả năm học, em chưa bao giờ thấy cô trách mắng một học sinh nào. Nếu ai đó không thuộc bài, cô nhẹ nhàng góp ý, khuyên bảo chân tình như một người mẹ, người chị của chúng em. Em còn nhớ có một lần bạn Huy lớp em bị xỉu ở trong lớp khi ngoài trời lại đang mưa tầm tã, cô vội vàng lấy áo mưa của mình mặc vào cho Huy rồi nhờ một cô giáo dạy ở lớp kế bên bế ra xe, còn cô thì chạy lấy xe chở Huy đến bệnh viện tỉnh cấp cứu. Cô thương chúng em như những đứa em ruột của mình: bảo bọc, che chở, bao dung, độ lượng nên cả lớp em, trong ngày tổng kết năm học đứa nào đứa nấy khóc sướt mướt trước lúc chia tay cô về nghỉ hè.

Cô Mai là vậy đó. Em ước có một ngày nào đó trở lại Bến Tre và nơi mà em đến đầu tiên là nhà cô giáo Mai của em.

TẬP ĐỌC: Thư gửi các học sinhCác em học sinh,Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tôi đã tưởng tượng thấy thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy gặp bạn. Nhưng sung...
Đọc tiếp

TẬP ĐỌC: Thư gửi các học sinh

Thư gửi các học sinh

Các em học sinh,

Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tôi đã tưởng tượng thấy thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy gặp bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này giở đi, các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của biết bao nhiêu đồng bào các em. Vậy các em nghĩ sao?

Trong năm học tới đây, các em hãy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn. Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em. Ngày hôm nay, nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc các em một năm đầy vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp.

Chào các em thân yêu.

Hồ Chí Minh

 

Chú thích:

- Đây là thư của Bác Hồ gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tháng 9 năm 1945.

- Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: tên nước ta từ năm 1945 đến năm 1976.

- Bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường: ý nói những sự kiện lớn từ giữa năm 1945 đến ngày khai giảng, nổi bật là cuộc Cách mạng tháng Tám và sự ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

- 80 năm giời nô lệ: 80 năm nước ta bị thực dân Pháp đô hộ.

- Cơ đồ: sự nghiệp lớn; ở đây có nghĩa là đất nước, giang sơn.

- Hoàn cầu: thế giới.

- Kiến thiết: xây dựng.

- Các cường quốc năm châu: các nước giàu mạnh trên thế giới.

2. Nội dung bài thư gửi các học sinh

Nội dung chính: Bài đọc là bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi các em học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên sau khi đất nước giành được chủ quyền. Bác nhắc nhở các bạn học sinh về sự hi sinh của nhiều người mới có nền độc lập, các bạn cần cố gắng học tập vì tương lai đất nước nằm trong tay các bạn.

Cách đọc

Đọc trôi chảy, lưu loát, đúng các từ ngữ trong bức thư của Bác Hồ, cho tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với Việt Nam.

Giải thích từ ngữ:

- Ngày tựu trường: ngày học sinh trở lại trường để bắt đầu vào năm học

 

- Đồng bào: nghĩa đen là sinh ra cùng trong một bọc, nghĩa thường dùng là cùng trong một nước.

- Nô lệ: bị mất quyền tự do, quyền làm chủ, bị kẻ khác thống trị, áp bức.

>> Tham khảo luyện tập: Trắc nghiệm bài Thư gửi các học sinh

3. Hướng dẫn soạn bài - Tập đọc lớp 5: Thư gửi các học sinhCâu 1 (trang 5 sgk Tiếng Việt lớp 5)

Những ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?

Gợi ý

Hãy đọc đoạn sau: Từ đầu... Vậy các em nghĩ sao? và chỉ ra điều đặc biệt.

Trả lời:

So với những ngày khai trường khác, ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có hai điều đặc biệt:

- Là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày khai trường ở nước Việt Nam độc lập sau nhiều năm bị thực dân Pháp đô hộ.

- Từ giờ phút này trở đi, các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.

Câu 2 (trang 5 sgk Tiếng Việt lớp 5)

Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì?

Gợi ý: Hãy đọc đoạn: Trong năm học tới đây. .. đến hết, tìm ra nhiệm vụ của toàn dân sau Cách mạng tháng Tám.

Trả lời:

Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại, làm sao cho nước ta theo kịp được các nước khác trên thế giới..

Câu 3 (trang 5 sgk Tiếng Việt lớp 5)

Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong cuộc kiến thiết đất nước?

Hãy đọc đoạn: Trong năm học tới đây ... đến hết và nêu trách nhiệm của học sinh.

Trả lời:

Học sinh phải cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn để mai sau khôn lớn xây dựng đất nước, làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu.

 

Hoặc có thể trả lời

Trong công cuộc kiến thiết đất nước, học sinh phải cố gắng, chuyên cần học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy đưa bạn để lớn lên sẽ xây dựng đất nước, với dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

Câu 4 (trang 5 sgk Tiếng Việt lớp 5)

Học thuộc lòng đoạn thư từ Sau 80 năm giời nô lệ … đến nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.

Trả lời:

Học sinh tự học.

>> Bài tiếp theo: Chính tả lớp 5: Nghe - viết: Việt Nam thân yêu

Ngoài ra các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 5 và Lý thuyết Tiếng Việt lớp 5: Tập đọc - Thư gửi các học sinh. Các dạng lời giải theo phân môn: Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn được VnDoc cập nhật lời giải thường xuyên.

Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 5, đề thi học kì 2 theo chuẩn kiến thức kỹ năng mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập lớp 5 mới nhất.

 
1
14 tháng 11 2021

câu 1:

- Là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ CỘng hòa, ngày khai trường ở nước Việt Nam độc lập sau nhiều năm bị thực dân Pháp đô hộ.

- Từ giờ phút này trở đi, các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.

Câu 2 (trang 5 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì?

Trả lời:

Toàn dân xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên ta đã để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên toàn cầu.

Câu 3 (trang 5 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong cuộc kiến thiết đất nước?

Trả lời:

Học sinh phải cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn để mai sau khôn lớn xây dựng đất nước, làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu.