K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 3 2017

Dàn ý:

+ Mở bài: Giới thiệu em bé định tả (Tên gì? Bé trai hay gái? Em bé đó có quan hệ gì với em?)

Bé Hà em gái của tôi, đến nay vừa tròn mười hai tháng tuổi, cái tuổi tập nói, tập đi, thật là đáng yêu.

+ Thân bài:

+ Tả hình dáng của em bé:

Gương mặt bầu bĩnh, đòi mắt tròn đen láy, cái miệng chúm chím như nụ hoa...

+ Tả hoạt động, sở thích của em bé:

- Hoạt động suốt ngày, nhất là hai tay cùa bé thấy vật gì cũng cầm nhưng chỉ một lát là vứt ngay.

- Tay bám vào thành cũi tập đi, bước chân của bé lẫm chẫm, dáng đi nghiêng ngả, chưa vững vàng. Mẹ thường giữ cho bé đứng thắng rồi buông tay lùi ra xa. Đôi chân non nớt của bé chập choạng từng bước...

- Đang tuổi tập nói nên bé thích nói lắm. Hay bập bẹ những tiếng ra, “mẹ” có lúc lại hét lên “pà pà” nghe thật vui tai.

- Thích chơi búp bê, nhưng chỉ chơi một lúc là chán ngay.

- Bé rất thích tắm, bé lấy hai tay đập vào nước, mắt nhắm tít lại, miệng cười toe toét.

+ Kết bài: Em rất yêu bé. Giúp bé tập đi, dạy bé tập nói. Mong bé mau lớn

23 tháng 3 2017

Ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi”. Bà em nói đúng, bé Khánh Thy cháu em vừa chín tháng tuổi và bé đang lẫm đẫm tập đi và bi bô tập nói. Hàng ngày bé mang lại cho cả nhà niềm vui ngộ nghĩnh.

Khánh Thy trông mới thật là xinh xẻo. Bé có thân hình nhỏ nhắn, bụ bẫm, dễ thương. Khuôn mặt bé tròn trặn, nước da hồng hào, bụ sữa. Tay chân no tròn hằn rõ từng ngấn.

Tóc tơ đen nhánh phủ kín trên đầu. Đôi mắt đen láy mở to như đôi hạt nhãn ít khi thấy chớp. Đôi má trắng hồng phúng phình, mỗi khi bé cười, hằn rõ đôi lúm đồng tiền và để lộ ra hàm răng mới nhú răng ba chiếc răng sữa trông ngộ nghĩnh lạ.

Nửa tháng nay, Khánh Thy lon ton tập đi. Đôi chân bé chập chững từng bước ngắn. Trông dáng người lắc lư, đầu chúi về trước của bé mới thú vị làm sao. Tuy bị té xuống hoài nhưng không lần nào bé khóc. Bây giờ, trước mặt mọi người, có ai bảo: “Bé Thy làm ông già đi” là bé đứng lên, lưng cúi lom khom tay vờ chống gậy, bước nghiêng bước ngửa làm cả nhà cười rộ.

Miệng luôn cười tươi, Khánh Thy cũng đang bi bô tập nói. Bé mới nói sõi được vài tiếng: bà, ba, má, măm… Còn các tiếng khác giọng bé nói ngọng nghịu đến buồn cười. Mỗi lần thấy ai trong nhà sửa soạn đi đâu là bé lên tiếng: “Ti, ti” đòi đi theo. Có điều gì không vừa ý là bé lăn ra nằm vạ. Anh chị của em thường tập con mình chào hỏi ông, bà, cô chú… và bất cứ người lớn nào đến nhà chơi. Lần nào, bé cũng ngoan ngoãn khoanh tay cúi đầu: “Dạ! Dạ!”.

Những lúc đó, được khen bé thích thú lắm. Nhưng thích thú nhứt đối với Khánh Thy là được ẵm đi chơi. Khi ấy, đôi mắt sáng ra, bé nhảy lên sung sướng.

Khánh Thy là niềm vui của cả nhà em. Từ khi có bé, cả nhà em vui nhộn hẳn lên. Trong nhà em, ai cũng cưng chiều bé cũng mong bé ăn no, ngủ ngon, chóng lớn

Là một nhà thơ xuất sắc, Xuân Quỳnh đã có những tác phẩm vô cùng ấn tượng tiêu biểu phải kể đến là Chuyện cổ tích về loài người. Ngay từ tiêu đề, tác giả đã như muốn gợi dẫn về việc đưa chúng ta theo dòng thời gian đi từ khi được sinh ra ở những vùng đất sơ khai, dần dần trưởng thành cho tới khi cuộc sống phát triển văn minh từng ngày. Ở khổ thơ đầu tiên, khi ấy sự sống mới chỉ bắt đầu, trái đất còn hoang sơ “trụi trần”, chưa có màu xanh, “không dáng cây ngọn cỏ”. Thế nhưng trải qua năm tháng ở những khổ thơ tiếp theo, cuộc sống ngày một thay đổi khi mặt trời chiếu rọi ánh sáng khắp trái đất, đem lại sự sống cho muôn loài. Con người ngày càng trở nên đông đúc, cha mẹ, ông bà yêu thương và nuôi dưỡng trẻ em để chúng lớn lên trong những lời ru ngọt ngào. Gia đình ngày càng hoàn thiện, trí tuệ, sự hiểu viết của loài người, của thế giới “trẻ em” đi lên một bước tiến mới.  Nhờ “bố bảo”, “bố dạy” mà trẻ em “biết ngoan”,  “biết nghĩ”. Vạn vật xung quanh càng ngày càng trở nên rõ ràng và tươi sáng bởi chính những điều ấy, khi dần dần phát triển tiếng nói, chữ viết, có nền giáo dục. Đi theo đó là những trường lớp đào tạo và dạy dỗ trẻ em, rồi bàn, ghế, cái bảng, cục phấn, chữ viết, thầy giáo,.. Cuộc sống thay đổi diệu kì biết bao, loài người trên trái đất từng bước đạt được nền văn minh hoàn chỉnh. Bên cạnh việc khéo léo kể về sự phát triển của loài người, lòng yêu trẻ của tác giả được thể hiện trong bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” hết sức đằm thắm, nồng hậu. Trẻ em được mẹ sinh ra trong “tình yêu và lời ru”, được “bế bồng chăm sóc”. Trẻ em được “bố bảo cho biết ngoan – bố dạy cho biết nghĩ”. Trẻ em được đến trường học tập, và mọi điều tốt đẹp nhất đều dành cho trẻ em. Bằng giọng thơ nhẹ nhàng, êm dịu chúng ta được dẫn dắt tìm hiểu về khởi nguồn của loài người với những hình ảnh vô cùng đát giá. Hóa ra, mọi vật xuất hiện trên trái đất đều là để làm cho cuộc sống của trẻ em, của con người trở nên tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó là lời khéo léo nhắn nhủ: hãy chăm sóc, thương yêu, dạy dỗ trẻ em và dành cho thế giới tuổi thơ mọi điều tốt đẹp nhất

15 tháng 10 2021

Cảm ơn bạn Lâm nhé!!!

13 tháng 9 2018

1. Mở bài:

* Giới thiệu sơ lược về kỉ niệm đáng nhớ:

- Về chuyện gì? xảy ra bao giờ? Có liên quan đến ai?

(Việc rèn luyện chữ viết hồi em học lớp 3)

2. Thân bài:

* Kể lại trình tự sự việc:

- Vì chữ rất xấu nên em sợ môn Chính tả.

- Em chưa được điểm cao bao giờ.

- Mẹ khuyên nhủ động viên em nên tập viết chữ cho sạch đẹp.

- Em cố gắng rất nhiều, kiên trì luyện tập.

3. Kết bài:

* Kết quả và cảm nghĩ của em:

- Chữ viết của em càng ngày càng sạch đẹp hơn.

- Em đã đạt được điểm 10.

- Em tự nhủ phải cố gắng hơn nữa.

17 tháng 10 2018

cảm ơn bạn nha oaoayeu

giúp với cho đề bài và một số ý dưới đây hãy sắp xếp lại các ý đó(có thể bổ sung)để làm thành dàn bài sơ lược:'Mượn lời một đồ vật/con vật gần gũi với em đẻ kể chuyện tình cảm giữa em và đồ vật/con vật đó".a) Cô luôn có những cử chỉ nhẹ nhàng thể hiện sự tôn trọng tôi.b) Tôi rất vui khi thường xuyên được trò chuyện với...
Đọc tiếp

giúp với cho đề bài và một số ý dưới đây hãy sắp xếp lại các ý đó(có thể bổ sung)để làm thành dàn bài sơ lược:'Mượn lời một đồ vật/con vật gần gũi với em đẻ kể chuyện tình cảm giữa em và đồ vật/con vật đó".

a) Cô luôn có những cử chỉ nhẹ nhàng thể hiện sự tôn trọng tôi.

b) Tôi rất vui khi thường xuyên được trò chuyện với cô

c) Tôi là cuốn sách Ngữ Văn 6,tập một,tôi rất yêu cô chủ nhỏ của tôi.

d) Cô chủ chăm chút cho vẻ bề ngoài của tôi rất cẩn thận.

e) Tôi buồn suốt một tuần liền khi cô bị đau mắt đỏ không thể gặp tôi được.

f) Tôi mong cô không chỉ được tôi mà tất cả những người bạn quanh tôi yêu mến.

Giúp mình với ngày mai mình kiểm tra rồi help me please

 

0
5 tháng 11 2017

Trong gia đình, người mả em yêu quý nhất đó là bà của em. Bà là người gần gũi với em, chăm lo cho em từ thuở em mới lọt lòng. Bà ru em bằng những lời ru êm dịu.

Bà em năm nay đã già rồi, mái tóc đã bạc phơ vì bươn chải với thời' gian. Khuôn mặt đầy đặn, đẹp lão. Vầng trán cao đã có nhiều nếp nhăn. Em nghĩ rằng, mỗi nếp nhăn trên gương mặt bà là một chuỗi ngày dài vất vả. Đôi mắt bà không còn tinh anh nữa nhưng đôi mắt ấy thật dịu hiền khó tả. Đôi mắt đầy yêu thương, trìu mến.

Tuy lưng hơi còng nhưng bà đi lại rất nhanh nhẹn. Đáng chú ý nhất là đôi tay khéo léo của bà. Đôi bàn tay ấy đã chai sần, những ngón tay gầy gầy, xương xương nhưng bà làm biết bao nhiêu là việc. Bà rất thích lao động, ít nghỉ ngơi. Bà thích làm bánh, nấu ăn, dọn dẹp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp.

Những ngày thơ ấu, em được sống trong tình yêu bao la của bà. Bà bao giờ cũng yêu quý và chăm sóc em. Bằng những câu ca dao ru hò êm ái, những câu chuyện cổ tích li kì, bà đã đưa em vào giấc ngủ say nồng. Bà yêu thương tất cả mọi người, hay giúp đỡ người nghèo khó. Bà mong em học giỏi, thành tài. Bà dạy em những điều hay, lẽ phải. Bà nhắc nhở em phải biết đạo lí, kính trên nhường dưới, vâng lời thầy cô giáo, hòa nhã với bạn bè. Bà thường lấy những câu chuyện đời thường thể hiên điều nhân nghĩa để giáo dục em.

Tấm lòng nhân hậu của bà đã làm tâm hồn em thêm phong phú, đã truyền thêm sức mạnh cho em để vững bước đi lên. Gia đình em ai cũng thích bà, làm theo điều mong muôn của bà. Em vẫn thường tha thẩn theo bà, lúc quét nhà, khi nhặt rau, múc nước giúp bà. Em thầm mong sao cho bà em đừng già thêm nữa.

Ok, tk mk nha, mk tk lại, thanks !
5 tháng 11 2017

bạn lên mạng mà tìm

17 tháng 9 2018

1. Đọc bài văn sau đây và trả lời câu hỏi

Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé nông dân bị gãy đùi đã thể hiện phẩm chất tốt đẹp của người làm thầy thuốc

     + Hết lòng cứu chữa người bệnh, bệnh người nào nguy hiểm hơn sẽ được cứu trước

     + Cứu người bất kể người đó nghèo hay giàu.

⇒ Phẩm chất của người thầy thuốc nhân từ, công tâm

b, Chủ đề của câu chuyện Tuệ Tĩnh ca ngợi y đức của người thầy thuốc bản lĩnh, hết lòng yêu thương cứu giúp người bệnh, không vì bạc vàng mà quên đạo đức của người làm thầy.

- Câu văn thể hiện trực tiếp chủ đề:

     + “Anh về thưa với cụ rằng ta sẵn sàng đi, nhưng bây giờ thì phải chữa cho bé này trước vì chú nguy hơn”

     + “Con người ta cứu giúp nhau lúc hoạn nạn, sao ông bà lại nói chuyện cảm ơn”

c, Nhan đề thích hợp

- Y đức của Tuệ Tĩnh: nói tới tấm lòng yêu thương người bệnh và đạo đức của thâỳ Tuệ Tĩnh

- Ngoài ra có thể đặt một số nhan đề:

     + Thầy Tuệ Tĩnh

     + Hết lòng vì người bệnh

     + Người thầy thuốc có tấm lòng nhân hậu

d, Nhiệm vụ các phần trong chuyện:

- Mở bài : Giới thiệu về nhân vật Tuệ Tĩnh

- Thân bài : Kể sự việc thể hiện sự hết lòng của thầy thuốc giỏi, nhân từ

     + Việc người nhà quý tộc và con người nông dân đến nhờ chữa bệnh

     + Tuệ Tĩnh quyết định chữa cho con nông dân vì bệnh của chú nguy hiểm hơn

     + Vợ chồng người nông dân cảm tạ ơn của Tuệ Tĩnh

Kết bài : Nêu việc tiếp theo của Tuệ Tĩnh: Tiếp tục chữa bệnh cho nhà quý tộc

LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 46 sgk ngữ văn 6 tập 1)

a, Chủ đề truyện:

- Biểu dương sự trung thực, thẳng thắn không ham của cải vàng bạc của người lao động

- Phê phán, chế giễu thói tham lam, ích kỉ của bọn quan lại trong triều

- Sự việc tập trung làm nổi bật chủ đề:

     + Biểu dương việc: Một người nông dân tìm được viên ngọc quý muốn dâng nhà vua”

     + Người nông dân tố cáo sự tham lam của viên quan cận thần

- Phê phán: “ Được, tôi sẽ đưa anh vào gặp nhà vua với điều kiện… nếu không thì thôi!”

b, Ba phần của truyện:

- Mở bài : Câu đầu tiên

- Thân bài : từ “Ông ta” đến “hai mươi nhăm roi”

- Kết bài : phần còn lại

c, Truyện “Phần thưởng” giống với truyện “Tuệ Tĩnh” ở phần cấu tạo ba phần.

- Khác nhau ở chủ đề:

     + Chủ đề truyện Tuệ Tĩnh: Tấm lòng nhân từ của bậc lương y

     + Chủ đề truyện Phần Thưởng: Sự trung thực

d, Sự việc Thân bài thú vị ở chỗ:

- Phần thưởng mà người nông dân đề nghị “thưởng cho hạ thần năm mươi roi”

- Việc chia phần thưởng bất ngờ hơn, ngoài dự kiến của viên quan

Bài 2 (trang 43 sgk ngữ văn 6 tập 1)

a, Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh:

     + Mở bài : Nêu thời gian, hoàn cảnh của sự việc được kể trong phần thân bài

     + Kết bài : Nêu kết quả của sự việc được kể trong phần thân bài

b, Mở bài

Nêu thời gian và hoàn cảnh của việc giặc Minh xâm lược, gây nhiều tội ác trên đất nước ta, từ đó, Long Quân quyết định cho mượn gươm thần đánh giặc

- Kết bài: Kết thúc chuyện, lý giải tên gọi của Hồ Gươm.

học tốt

17 tháng 9 2018

3 k rôi nha sơn tùng mtp thank a lot arigatou sơn tùng mtp-san

14 tháng 2 2017

Tả em bé (bé gái) nếu muốn tả em trai thì hãy thay đổi vài chỗ

MB:

-Dẫn: '' Làm anh khó lắm

Phải đâu chuyện đùa

Với em bé gái

Phải người lớn cơ

Tất cả mọi thành viên trong gia đình tôi đều yêu quý nhưng em bé mẹ đẻ sau tôi luôn được tôi ưu ái nhất.

TB://Tả bao quát: Em bé nhà tôi năm nay đã hơn 2 tuổi đang chập chững tập đi và bi bô tập nói.Em là tâm điểm chú ý của mọi người trong nhà.Mọi hành động hay cử chỉ của em đều khiến gia đình tôi đầy ắp tiếng cười.

//Tả chi tiết:

- Ngoại hình

+ Nước da trắng hồng, mịn màng, căng đầy

+Khuôn mặt xinh xắn, dễ thương

+Hai má phúng phính -> ai nhìn cũng muốn thơm em

+Đôi mắt to, tròn như hạt nhãn rất tinh anh

+ Đôi môi đỏ hồng, chúm chím, lúc ngủ em lại chúm môi như đang bú mẹ

+Đôi tay bụ bẫm, đưa cho cái gì là cầm rất chặt

+Tóc mọc lưa thưa, xoăn xoăn màu nâu và lúc nào cũng đòi buộc lên

- Hành động

+Em tập đi từ lúc gần hai tuổi, đến nay đi đã giỏi nhưng vẫn còn hay ngã

+Phía trước tôi hoặc bố mẹ thường đưa tay khích lệ, đón chờ em bé tới

+Bước đi rất chập chững nhưng lắm khi lao tới

đây là phần 1 sẽ có phần 2

28 tháng 12 2019

bạn không nên gửi những câu hỏi  linh tinh  lên đây mà nên nhắn cái này cho bạn bè thì ddúng hơn

28 tháng 12 2019

an ủi bạn

23 tháng 12 2017

Ngày xưa, mỗi khi nhà vua muốn tìm người tài giỏi ra giúp nước thường cử các quan đi vào các làng xóm, cho rao mõ kén người tài, như trường hợp Thánh Gióng. Ra câu đối hoặc nêu một vấn đề gì đó nan giải để thử tài như trường hợp “ Em bé Thông Minh” này.
Khi phát hiện được nhân tài rồi, nhà vua và triều đình còn tìm cách thử thách thêm nữa. Sự thử thách có khi là chữ nghĩa, cũng có khi chỉ là vấn đề cần đến sự hiểu biết của trí thông minh.
Trường hợp em bé trên đây là thử tài bằng cách tìm khiếu thông minh. Khi viên quan hỏi cha mẹ: “một ngày cày được mấy đường” có ai đếm đường cày làm gì, cho nên người cha không trả lời được, nhưng em bé thì biết cách trả lời thông minh: “Ngựa của ông đi một ngày mấy bước thì tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi ngày cày được mấy đường”.
Thế là viên quan mừng quýnh lên về tâu với vua. Vua cũng mừng nhưng đểthử lại trí thông minh một lần nữa, nhà vua bắt dân làng làm một việc trái khoáy, nghĩa là làm cái việc theo cách thức dân dã, tự nhiên thì không làm được, mà phải đối đầu với nhà vua bằng trí tuệ. Vì vậy khi vua giao cho dân làng: “Ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh làm sao nuôi ba con trâu ấy thành chín con, hẹn năm sau phải nộp đủ, nếu không thì cả làng chịu tội”
Được lệnh ấy dân làng lo lắng, họp bàn nhiều lần mà vẫn không sao giải quyết được. Thấy thế em bảo cha: “Cứ đem hai thúng gạo nếp và hai con trâu mà “đánh chén” cho sướng, còn một thúng gạo và một con trâu làm lộ phí để con vào kinh giải quyết.” Lúc đầu người cha và dân trong làng sợ không dám làm. Nhưng khi nhớ lại cái thông minh của con khi đối đáp với viên quan ngoài đồng, người cha yên tâm làm theo ý con, cả làng ăn khao.
Đến đây thì người đọc đã đoán ra một đốm sáng của trí thông minh mà chính nhà vua đã gợi ra là tại sao lại giao ba thúng gạo nếp và ba con trâu đực? Em bé đã đoán trước mọi người ý định quắt quéo này của nhà vua!

23 tháng 12 2017

Thay cậu bé trong bài thành tôi thôi!! Tự làm đi  nhá

6 tháng 4 2018

Tôi nhớ về một nơi

Có cánh đồng trải rộng

Bóng chim bay lồng lộng

Có cánh đồng nhà nông

Tôi vẫn nhớ như in

Những lúc tôi ngày bé

Xách giày chạy lon ton

Ngây thơ kêu tiếng mẹ

Vậy mà đến bây giờ

Theo mẹ lên thành phố

Học nơi phố đông người

Nhưng trái tim luôn nhớ

Quê hương có nụ cười

Ôi quê hương của tôi

Đã cưu mang ngày bé

Đã giáo dục dưỡng thành

Một con người như tôi.

6 tháng 4 2018

trở lại chuyến đò xưa

con tìm về nơi mẹ

vai áo đất bạc sờn

dòng sông vẫn nằm đó

trong lòng trời bao la

dạt dào khúc ngân nga

của bọn mục đồng nhỏ

bờ ao, đầu ngọn cỏ

sương thấm dần trên môi

con khóc, con tự cười

quê mình đấy ư mẹ ?

Hạnh phúc không còn trẻ

vẫn là quá đơn sơ

vẫn là quá bất ngờ

trong vòng tay ấm áp

con nhủ thầm : chào nhé

nhưng con đâu phải quên

con vẫn sẽ tìm về

nơi mẹ - lòng bát ngát