K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 11 2021

Chiến thắng Điện Biên Phủ bắt đầu từ 13/3/1954 - 7/5/1954

Trận chiến thắng Điện Biên Phủ này là đợt 3 trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Gồm có 3 đợt

Đợt 1 : Vào ngày 13/3/1954 , lúc 15 giờ, ở đồi Him Lam : có 2 trận lớn đó là trận Him Lam và trận đồi Độc Lập

Đợt 2 : Vào ngày 30/3/1954, vào lúc 18 giờ : có 3 trận lớn đó là : Trận đồi A1, Trận đồi C1, và Trận đồi D1

Đợt 3 : Vào ngày 1/5/1954, có 3 trận lớn là : Trận Đồi A1 và trận Hồng Cúm 

Vào lúc 17 giờ 30 phút, chúng ta phất cờ chiến thắng, kết thúc 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp

~ HT~

25 tháng 4 2023

(26/12/1972)

25 tháng 4 2023

ngày 26/12/1972

B vì chiến dịch Việt Bắc vào năm 1947, chiến dịch ĐBP vào năm 1954, chiến dịch HCM vào năm 1975

31 tháng 5 2021

Đáp án C: Chiến dịch Việt Bắc, chiến dịch Hồ Chí Minh, chiến dịch Điện Biên Phủ.

27 tháng 5 2021

Nêu ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ trên không (thể hiện đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn của Đảng cộng sản Việt Nam.Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Đó là chiến thắng của sức mạnh chính trị, tinh thần của toàn  dân tộc, với ý chí quyết đánh, dám đánh và quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.)

TRANG CHỦ/BÌNH LUẬN

Ý nghĩa chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ trên không

Hồng Vân -  

22 Tháng Mười Hai 2017 | 17:51:12

   

(VOV5) - Chiến thắng có ý nghĩa chiến lược cả về chính trị, quân sự và ngoại giao, là bước ngoặt quan trọng về chiến lược đối với cách mạng Việt Nam, góp phần hoàn thành vẻ vang sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Cách đây 45 năm, tháng 12/1972, quân và dân miền Bắc đã đánh bại cuộc tập kích chiến lược đường không quy mô lớn chưa từng có của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương miền Bắc, làm nên Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”. 

 Tháng 12 năm 1972, Mỹ đã mở cuộc tập kích chiến lược bằng đường không vào miền Bắc nhằm đánh phá, hủy diệt tiềm lực kinh tế, quốc phòng, hòng đưa miền Bắc XHCN quay về thời kỳ “đồ đá”, gây sức ép buộc Việt Nam phải chấp nhận ký Hiệp định Paris theo các điều khoản có lợi cho Mỹ.

Ý nghĩa chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ trên không - ảnh 1

Trong 12 ngày đêm từ 18 - 30/12/1972, quân và dân Việt Nam đã bắn rơi 81 máy bay các loại của quân đội Mỹ, trong đó có 34 máy bay B52. Riêng quân và dân Thủ đô bắn rơi 23 chiếc, làm nên chiến thắng lịch sử “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”.

Ý nghĩa quốc gia

Chiến thắng “Điện Biên phủ trên không” thể hiện đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn của Đảng cộng sản Việt Nam, của chân lý “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Đó là chiến thắng của sức mạnh chính trị, tinh thần của toàn dân tộc, với ý chí quyết đánh, dám đánh và quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Đó là chiến thắng của đường lối chiến tranh nhân dân và nghệ thuật tổ chức sử dụng lực lượng trong thế trận Phòng không nhân dân. Tư lệnh quân chủng phòng không không quân, Trung tướng Lê Huy Vịnh khẳng định: "Với ý chí sắt đá, quân và dân Việt Nam mà nòng cốt là lực lượng phòng không không quân, đã đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng đường không quy mô lớn chưa từng có của đế quốc Mỹ. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, siêu pháo đài bay B52 thất trận và không quân Mỹ phải chịu thiệt hại nặng nề nhất".

Đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, chiến thắng này có ý nghĩa chiến lược cả về chính trị, quân sự và ngoại giao. Đại tá, tiến sỹ Nguyễn Văn Lượng, Viện lịch sử quân sự Việt Nam, nhìn nhận: "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không tháng 12/1972 còn là đòn quyết định đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, mở ra thời cơ chiến lược lớn để tiến hành cuộc tổng tiến công chiến lược nổi dậy mùa xuân 1975. Chiến thắng này là một trong những chiến thắng vĩ đại của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 20, viết tiếp trang sử vàng chống giặc ngoại xâm của dân tộc".

Ý nghĩa chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ trên không - ảnh 2Động cơ máy bay B52.D Mỹ sử dụng ném bom thủ đô Hà Nội bị Tiểu đoàn 72, Trung đoàn 285 bắn rơi tại khhu vực hồ Hữu Tiệp, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội, 27/12/1972 

Với quân đội, Chiến thắng “à Nội - Điện Biên Phủ trên không” đánh dấu bước phát triển vượt bậc của lực lượng phòng không 3 thứ quân, nhất là của Bộ đội phòng không – không quân cùng sự đóng góp xứng đáng vào sự phát triển nghệ thuật tác chiến phòng không, nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp của nền khoa học, nghệ thuật quân sự Việt Nam. Tư lệnh quân chủng phòng không không quân, Trung tướng Lê Huy Vịnh cho rằng: "Nếu đem vũ khí chọi vũ khí, kinh tế chọi kinh tế thì rõ ràng đây là sự chênh lệch không thể tưởng tượng nổi. Nhưng chiến thắng thuộc về Việt nam. Vì sao?.Vì bài học chủ động, sáng tạo, quyết chiến, quyết thắng của lực lượng phòng không không quân luôn có giá trị lịch sử thực tiễn sâu sắc. Đó là sự chủ động chuẩn bị về chiến dịch, chiến thuật. Thấm nhuần lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh bất kỳ hòa bình hoặc chiến tranh, ta cũng phải nắm thế chủ động, phải chuẩn bị trước. Có như vậy mới tránh được tổn thất".

Ý nghĩa quốc tế

Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cũng như trong cuộc đọ sức 12 ngày đêm cuối năm 1972 với không quân Mỹ, nhân dân Việt Nam đã nhận được sự đoàn kết, giúp đỡ về vật chất, tinh thần của bạn bè quốc tế về vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện đại. Thiếu tướng Nguyễn Văn Ninh, phụ trách trực phòng không tại hầm chỉ huy tác chiến trong 12 ngày đêm, cho biết: "Trong công tác chuẩn bị, chuyên gia Liên Xô giúp quân đội Việt Nam cải tiến bộ tên lửa đợt 3 nhằm chống nhiễu để có thể đánh được B52. Hai là hiệu chỉnh tất cả máy đo của bộ khí tài và của tên lửa. Chuyên gia Liên Xô sang Việt Nam để chỉnh lại khí tài suốt mấy tháng trời. Nếu không có sự hiệu chỉnh này thì bắn B52 sẽ không trúng".

Vì vậy, đối với quốc tế, chiến thắng “Điện Biên phủ trên không” có ý nghĩa quan trọng với phong trào đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH; đem lại lòng tin cho những người đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Việt Nam đang trong dịp kỷ niệm 45 năm chiến thắng Điện Biên Phủ trên không. Ý nghĩa lịch sử của sự kiện này là bài học kinh nghiệm quý giá cho công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc ngày nay

18 tháng 11 2021

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt quốc dân đồng bào đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á

Khẳng định quyền dân tộc và quyền con người luôn gắn bó chặt chẽ với nhau
 

Trước hết, Tuyên ngôn độc lập đã khẳng định quyền dân tộc và quyền con người luôn gắn bó chặt chẽ với nhau bằng việc luận dẫn những lời bất hủ trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.


Tác giả trích dẫn lời hai bản Tuyên ngôn nổi tiếng thế giới là có dụng ý sâu sắc. Bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ ra đời sau khi nước Mỹ đấu tranh giành độc lập thành công. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền cũng ra đời trong chiến thắng của cách mạng Pháp, cuộc cách mạng của những thị dân và nông dân chống áp bức, bất công. Lời lẽ của hai bản Tuyên ngôn trên tự thân đã nêu lên những chân lí và là kết quả của những cuộc cách mạng có tính chất tiên phong của những nước có ảnh hưởng lớn trên thế giới, khiến cho không ai có thể phủ nhận tính đúng đắn của chúng.


Tuy nhiên, nếu như bản tuyên ngôn của nước Mỹ và nước Pháp chỉ đơn thuần đề cập đến quyền con người như một sự tất yếu của tạo hóa thì Chủ tịch Hồ Chí Minh, bằng trí tuệ mẫn tiệp, bằng sự trải nghiệm thực tế và thực tiễn cách mạng Việt Nam đã phát triển sáng tạo, đưa ra một mệnh đề không thể phủ nhận về quyền độc lập của mọi dân tộc: "Suy rộng ra câu ấy có nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.

Người đã đi từ khái niệm con người sang khái niệm dân tộc một cách tổng quát và đầy thuyết phục, khẳng định quyền dân tộc và quyền con người có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Dân tộc độc lập là điều kiện tiên quyết để bảo đảm thực hiện quyền con người và ngược lại thực hiện tốt quyền con người chính là phát huy những giá trị cao cả và ý nghĩa thật sự của độc lập dân tộc.


Tuyên bố nước Việt Nam “đã thành một nước tự do độc lập”

Trước khi đưa ra lời tuyên bố, bằng lời lẽ đanh thép, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch trần bộ mặt dối trá và phản bội của thực dân Pháp “lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa”.

Người đã liệt kê ngắn gọn và đầy đủ những tội ác mà thực dân Pháp đã gây ra cho nước ta trong suốt hơn 80 năm đô hộ: về chính trị, “chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do, dân chủ nào…”; về kinh tế, “chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. chúng cướp không hầm mỏ, ruộng đất, nguyên liệu…”; đồng thời khẳng định sức mạnh đoàn kết của nhân dân cả nước đã “nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Đây là kết quả của cả một quá trình đấu tranh đầy gian khổ, khó khăn, đầy máu và nước mắt.


Tiếp theo đó, đại diện cho chính phủ lâm thời của nước Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố “thoát ly hẳn quan hệ với Pháp, xoá bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xoá bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam” và tin tưởng đồng thời khẳng định “các nước đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Têhêrăng và Cựu Kim Sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam.” Tác giả tự hào nêu cao truyền thống anh hùng bất khuất chống thực dân, chống phát xít dân tộc ta và khẳng định: "Dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!".


Kết thúc bản Tuyên ngôn độc lập là một lời tuyên bố mang ý nghĩa lịch sử như một lời thề thiêng liêng, thể hiện sâu sắc khát vọng độc lập, tự do của nhân dân ta, biểu thị quyết tâm và sức mạnh Việt Nam: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.


Có thể thấy, không chỉ mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam - kỷ nguyên độc lập tự do, bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là sản phẩm của sự kết hợp các giá trị của truyền thống anh hùng, bất khuất và ý chí độc lập dân tộc của Việt Nam với sứ mệnh cao cả của giai cấp vô sản được đề cập trong Tuyên ngôn Đảng Cộng sản (năm 1848). Nó thể hiện rõ nét cách mạng Việt Nam là một bộ phận hữu cơ của cách mạng thế giới và giai cấp vô sản Việt Nam là một bộ phận không thể tách rời của giai cấp vô sản thế giới, có sứ mệnh lịch sử cao cả và vĩ đại là giải phóng dân tộc và nhân loại.


Bản Tuyên ngôn cũng cho thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh là người có tầm nhìn xa về sự phát triển của lịch sử, có những dự báo thiên tài về tương lai của cách mạng cũng như quá trình hội nhập sâu rộng của cách mạng Việt Nam vào phong trào cách mạng thế giới.


Trong suốt hơn 70 năm qua, những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn Độc lập ngày 2-9-1945 đã trở thành sức mạnh to lớn của toàn dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, thực hiện lời thề thiêng liêng trong ngày Lễ độc lập: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Với tinh thần đó, cách mạng Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đã giành được những thành tựu to lớn trong đấu tranh thống nhất đất nước và trong công cuộc đổi mới. Đối với mỗi người dân Việt Nam, Bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vẫn sống mãi, không chỉ bởi giá trị lịch sử, pháp lí mà còn bởi giá trị nhân văn về quyền con người và quyền dân tộc.


Trước khi đưa ra lời tuyên bố, bằng lời lẽ đanh thép, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch trần bộ mặt dối trá và phản bội của thực dân Pháp “lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa”.

Người đã liệt kê ngắn gọn và đầy đủ những tội ác mà thực dân Pháp đã gây ra cho nước ta trong suốt hơn 80 năm đô hộ: về chính trị, “chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do, dân chủ nào…”; về kinh tế, “chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. chúng cướp không hầm mỏ, ruộng đất, nguyên liệu…”; đồng thời khẳng định sức mạnh đoàn kết của nhân dân cả nước đã “nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Đây là kết quả của cả một quá trình đấu tranh đầy gian khổ, khó khăn, đầy máu và nước mắt.

31 tháng 10 2021

Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã mở ra một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Đảng đã nhanh chóng tập hợp và lãnh đạo quần chúng đấu tranh, nổi bật lên chính là phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh.

Xô viết Nghệ Tĩnh là tên gọi của phong trào đấu tranh chống lại đế quốc Pháp của công nhân và nông dân ở Nghệ An và Hà Tĩnh trong những năm 1930 – 1931. Tên gọi “Xô viết” xuất phát từ việc nhiều cấp uỷ Đảng ở thôn, xã đã lãnh đạo nhân dân đứng lên tự quản đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ở địa phương, làm chức năng của chính quyền.

1 tháng 11 2021

Xô Viết Nghệ - Tĩnh là tên gọi chỉ phong trào đấu tranh của lực lượng công nhân và nông dân ở Nghệ An và Hà Tĩnh trong năm 1930-1931 chống lại đế quốc Pháp tại Việt Nam. Tên gọi Xô viết Nghệ Tĩnh xuất phát từ sự hình thành các "xã bộ nông" mà những người cộng sản gọi là "Xô viết" [1].

Phong trào này được mở đầu bằng cuộc biểu tình ngày 1 tháng 5 năm 1930 của công nhân khu công nghiệp Bến Thủy và nông dân thuộc 5 xã ven thành phố Vinh. Từ đó đến tháng 8 năm 1930, ở vùng Nghệ Tĩnh đã có đến 97 cuộc bãi công và biểu tình của công nhân và nông dân, trong đó đáng chú ý là cuộc bãi công kéo dài của công nhân Nhà máy Diêm đã dẫn đến cuộc tổng bãi công của toàn thể công nhân khu công nghiệp Bến Thủy. Đứng đằng sau những vụ việc này là sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương thông qua Xứ ủy Trung Kỳ (hệ thống cơ sở của Đảng Cộng sản Đông Dương ở vùng này).

Từ tháng 9 năm 1930, các cuộc biểu tình vũ trang tự vệ quy mô lớn kết hợp với các yêu sách chính trị liên tiếp nổ ra của nông dân các huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Can Lộc, Hưng Nguyên, v.v... làm cho bộ máy chính quyền thực dân Pháp và bộ máy chính quyền địa phương (vốn bị coi là bù nhìn) [2] của nhà Nguyễn lâm vào tình trạng tê liệt và tan rã. Dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, tổ chức nông hội (xã bộ nông) ở những nơi chính quyền tan rã đã kiểm soát và thành lập chính quyền mới với hình thức giống như hệ thống Xô viết.[3]

Chính quyền Xô viết đầu tiên được hình thành hàng loạt tại nhiều xã thuộc các huyện, thị xã: Thanh Chương, Nam Đàn, Anh Sơn, Nghi Lộc, Vinh - Bến Thuỷ, Can Lộc, Thạch Hà, Đức Thọ, Hưng Nguyên, Hương Sơn...

Các chính quyền Xô viết một mặt thi hành các chính sách mới, mặt khác phá bỏ hệ thống chính quyền cũ, trưng thu đất, thóc gạo, tiền bạc của các địa chủ, đồng thời ra yêu sách cải thiện điều kiện lao động với các chủ xưởng, chủ tàu ở vùng này.

Tuy vậy những chính quyền kiểu này chỉ tồn tại sau bốn, năm tháng do bị chính quyền của thực dân Pháp phối hợp với chính quyền địa phương của triều đình Nhà Nguyễn trấn áp làm cho nó tan rã và giải thể.

Xô Viết Nghệ Tĩnh được đánh giá là đỉnh cao của phong trào Cách mạng trong những năm 1930 - 1931[3] và theo các tài liệu ở Việt Nam hiện hành thì đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ khi ra đời.

16 tháng 3 2022

12/1972

16 tháng 3 2022

7/5/1954

27 tháng 4 2021

Chiến thắng Điện Biên Phủ được chia làm 3 đợt.

#Ninh Nguyễn

27 tháng 4 2021

 Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia làm 3 đợtĐợt tấn công cuối cùng: Ngày 1 -5- 1954, ta mở đợt tấn công thứ ba, đánh chiếm các cứ điểm còn lại.

21 tháng 1 2022

Thời gian hoạt động ở Tây Bắc sẽ chia làm hai đợtĐợt 1: Đại đoàn 316 tiến hành đánh Lai Châu và kết thúc vào cuối tháng 1 năm 1954. Sau đó, bộ đội nghỉ ngơi, chấn chỉnh khoảng 20 ngày, tập trung đầy đủ lực lượng để đánh Điện Biên PhủĐợt 2: Tiến công Điện Biên Phủ.                                                                                                                                                                                        Chiến thắng này đã giáng một đòn chí mạng vào nền móng của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới. Báo hiệu sự thất bại chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chủ nghĩa thực dân mới do đế quốc Mỹ cầm đầu.

Xin 1 k đúng nha