K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 3 2017
Phần 1 chỉ rõ sự giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp bắt dân thuộc địa làm bia đỡ đạn và chết thay cho bọn tướng tá thực dân. Phần 2 tố cáo cái gọi là tình nguyện của những người dân thuộc địa. Phần 3 nói về kết quả của sự hi sinh, vạch trần những lời lẽ lừa bịp, giả nhân giả nghĩa của bọn thống trị.
19 tháng 3 2017

Bố cục: 3 phần

- Phần 1: I. Chiến tranh và " người bàn xứ "

- Phần 2: II. Chế độ lính tình nguyện

- Phần 3: III. Kết quả của sự hi sinh

15 tháng 9 2023

Bố cục: 3 phần

- Phần mở đầu: Giới thiệu chung về hiện tượng tự nhiên nhật thực và nguyệt thực

- Phần nội dung: Cắt nghĩa, lý giải nhật thực và nguyệt thực, nguyên nhân hình thành, cơ chế hoạt động và tần suất xuất hiện.

- Phần kết thúc: Kết luận lại giá trị của bài thuyết minh

31 tháng 3 2018

Chúng đã đẩy những người dân thuộc địa vào cảnh đang thương, lấy họ làm vật hi sinh, làm bia đỡ đạn cho quyền lợi của chúng trước chiến tranh.
Họ bị thực dân pháp coi là "những tên da đen bẩn thỉu", "những tên an nam mít bẩn thỉu" , họ chỉ biết kéo xe và ăn đòn.
Số phận của họ cực kì đáng thương, cho thấy bộ mặt tàn ác bất nhân của thực dân Pháp. Thế nhưng khi chiến tranh nổ ra, bọn Thực dân Pháp bộc lộ bộ mặt lừa bịp bỉ ổi , chúng dùng những lời lẽ hoa mĩ, gọi là "con yêu, bạn hiền" phong cho họ cái danh hiệu "Chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do" không những thế, chúng còn bắt người dân thuộc địa phải đi lính.
Mặc dù không muốn đi lính nhưng những người dân thuộc địa chỉ là những người thấp cổ bó họng không làm gì được bọn thực dân pháp nên phải đi lính.
Chúng dùng lời lẽ lừa lọc dối trá "tấp nập đầu quân, không ngần ngài dời bỏ quê hương" thế những trên thực tế họ bị xích, trói, nhốt lại, họ bị bọn thực dân Pháp bắt đi lính.

Họ bị giam, chúng dùng thủ đoạn bỉ ổi, đầu tiên chúng bắt người dân nghèo và khỏe mạnh, sau đó chúng quay sang xoay tiền của nhà giàu, chúng giao nộp số người trong một thời gian quy định và chúng gọi đó là chế độ lính tình nguyện.
Than ôi!, số phận của người dân thuộc địa thật là trớ trêu. Họ phải đi lính "làm mồi co thủy lôi", "bỏ xác ở dùng ban căng hoang vu". "lấy máu mình tưới lên vòng nguyệt", "lấy xương mình chạm vào chếc gậy của ngài thống chế, "số phận của họ không gì có thể thảm thương hơn".
Thế mà 70 vạn người đặt chân lên nước Pháp thì 8 vạn người không thể nhìn thấy mặt trời trên đất mình nữa.
Chứng tỏ thuế máu là thứ thuế vô cùng tàn ác vì họ phải lấy máu mình, hi sinh cả tính mạng của mình để làm bia đỡ đạn cho thực dân Pháp. Thế mà sau chiến tranh lời lẽ hoa mĩ của bọn thực dân Pháp như in bặt.
Chúng quay ngoắt lại, đối xử với họ rất tàn bạo họ lại bị coi là những tên An nam mít bẩn thỉ.
Chúng cho họ ăn như cho lợn ăn, nhồi nhét họ cho họ ngủ như cho lợn ngủ và họ lại phải chịu số phận thảm thương.
Sau chiến tranh bản chất tàn ác bất nhân , bộ mặt lừa bịp của thực dân Pháp được bộ lộ rõ nhất.

31 tháng 3 2018

Văn bản "Thuế máu" của Nguyễn Ái Quốc đã vạch rõ thái độ đê mạt của đám quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa ở hai thời điểm trước chiến tranh và khi chiến tranh xảy ra đồng thời đồng cảm sâu sắc với số phận bi thảm của những người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa của thực dân.

Trước chiến tranh, các đấng cai trị xem những người dân thuộc địa là “những tên da đen bẩn thỉu... giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta”. Chúng coi các dân tộc thuộc địa là chưa được "khai hoá văn minh", là "dã man", "mọi rợ",... Nhưng khi chiến tranh bùng nổ, lập tức họ được các quan cai trị tâng bốc lên, khoác cho những danh hiệu cao quý: những người bạn, những nhà ái quốc,... và rồi đẩy họ đi khắp các chiến trường.

Cách đối xử của bọn thực dân lộ rõ bản chất bỉ ổi và thủ đoạn lừa bịp của chúng. Những người An Nam nói riêng và người dân các nước thuộc địa nói chung, vô hình chung đã trở thành vật hi sinh, trở thành những tấm lá chắn cho Pháp trên khắp các chiến trường.

Và họ phải nhận lấy một số phận bi thảm, trở thành vật tế trong những cuộc chiến tranh phi nghĩa. Họ đành chấp nhận đột ngột xa gia đình, quê hương vì những mục đích vô nghĩa, vì những vinh dự hão huyền mà các đấng "khai hoá" khoác lên mình họ. Họ bị biến thành những vật hi sinh cho lợi ích của bọn cầm quyền: phơi thây trên các bãi chiến trường châu Âu, bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng, trở thành mồi cho cá mập, vùi xác dưới những đáy biển lạnh lẻo,.... Những người không trực tiếp ra trận thì cũng bị vắt kiệt sức trong các xưởng thuốc súng ghê tởm hoặc bị nhiễm bệnh bởi muôn vàn các chất độc hại khác mà chết. Những thống kê số liệu về sự hi sinh của những người dân đen tội nghiệp ấy càng khắc sâu thêm tình cảnh bi thảm của họ: Tổng cộng có bảy mươi vạn người bản xứ đặt chân lên đất Pháp; và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa.



28 tháng 4 2018

Người bản xứ, truớc mắt bọn thực dân, vốn chỉ là "những tên da đen bẩn thỉu", "những tên An-nam-mít bẩn thỉu", tưởng không liên quan gì đến các cuộc chiến tranh, thậm chí không biết gì về các cuộc chiến tranh. Cái họ biết chỉ là "kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta". Bởi vậy, khi đột ngột nhận được vinh dự đặc biệt, danh hiệu tối cao thì chính họ không sao hiểu nổi. Thì ra chiến tranh bùng nổ, họ là những vật hi sinh, họ phải đóng một thứ thuế không nằm trong văn bản luật định thông thường : thuế máu. Bọn đế quốc thời nay không hẳn giống bọn đế quốc thời xưa ở chỗ chúng khôn ngoan hơn. Không "uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ" (Hịch tướng sĩ), chúng lừa bịp những người dân đen bằng những lời đường mật. Bị cưỡng bức phải nghe theo (không nghe đã có roi vọt, có nhà tù), những người dân đen ấy lập tức phải rơi vào những cảnh ngộ thảm thương : xa lìa gia đình quê hương, vật hi sinh cho lợi ích và danh dự của kẻ cầm quyền. Kẻ ở lại hậu tuyến chẳng khác nào người ra trận "đằng nào cũng thế thôi" có mà chạy đằng trời trước cuộc chiến tranh "để bảo vệ cho cái công lí và tự do mà chính họ không được hưởng một tí nào", sắc điệu trào phúng, mỉa mai trong ngôn từ, trong giọng điệu, đặc biệt là trong những quan hệ không ăn nhập gì với nhau, thậm chí đối lập với nhau dẫn đến hậu quả gây cười, một cách gây cười đối với trí tuệ, với nhận thức người nghe thật là sâu sắc. Ây là chưa kể một văn phong theo kiểu thời thượng châu Âu, nhất là văn chương Pháp đã tạo nên một sự hoà nhập giữa văn học Việt Nam vào văn chương thế giới mà đây là tác phẩm đầu tiên.

31 tháng 3 2018

Chương Thuế máu (Trích từ Bản án chế độ thực dân Pháp của Nguyễn Ái Quốc) có sự kết hợp tài tình của nhiều hình thức thể loại: phóng sự, văn chương thẩm mĩ, nhưng trên hết và trước hết, nó là một tác phẩm văn chính luận, mang đây đủ đặc trưng của một tác phẩm văn chính luận.

Viết Thuế máu, Nguyễn Ái Quốc muốn vạch trần chân tướng dã man, tàn ác, xảo trá, đê hèn của thực dân Pháp, đồng thời để thức tỉnh nhanh chóng nhân dân các nước thuộc địa cổvũ họ đứng lên đấu tranh.

Đứng hẳn về phía nhân dân bị áp bức trên khắp thế giới và bênh vực quyền sống của họ. Nguyễn Ái Quốc đã lên án mạnh mẽ các thủ đoạn xấu xa của thực dân Pháp và bè lũ tay sai nhằm xô đẩy hàng chục vạn dân vô tội vào lò lửa chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918), biến họ thành vật hi sinh cho những tham vọng ngông cuồng của bọn đế quốc.

Tác phẩm thuyết phục người đọc một cách mạnh mẽ bởi hệ thống luận điểm đúng đắn độc đáo, những lí lẽ, dân chứng xác đáng và phương pháp lập luận đa dạng.

Có thể coi văn bản Thuế máu có một luận điểm bao trùm qua tên chương và ba luận điểm cụ thể ứng với tên gọi ba phần của nó.

Tiêu đề Thuế máu thể hiện như một luận điểm chìm, mang ý nghĩa tiềm ẩn. Tư tưởng, quan điểm, thái độ của tác giả chứa đựng trong ý nghĩa của từ ngữ. Thay vì nêu trực tiếp: chính sách bóc lột xương máu dã man của thực dân Pháp, tác giả đã đểcho hai chữ Thuế máu tự nó nói lên ý nghĩa. Bên cạnh bao thứ thuếnhằm bóc lột của cải, sức lực, có một thứ thuế độc ác nhất, man rợ nhất, kì lạ nhất là thứ thuế đánh vào mạng sống, xương máu người dân các nước thuộc địa. Do vậy, bản thân tên gọi của chương văn cũng đã toát lên tinh thần tố cáo, lên án, buộc tội chế độ thực dân Pháp.

Kết cấu ba phần của chương là sự triển khai luận điểm bao trùm nói trên. Ba luận điểm cụ thể cũng được nêu ra qua tên gọi của ba phần, cũng với tính chất hàm ẩn tương tự. Chiến tranh và người bản xứ: Người dân các nước thuộc địa đã bị xô đẩy vào cuộc chiến tranh như thế nào? Chế độ lính tìnhnguyện: Phải chăng người dân thuộc địa nguyện đi lính cho Pháp? Kết quả của sự hi sinh: Người dân thuộc địa được gì sau cuộc chiến tranh?

Tính tiềm ẩn của hệ thống tên gọi luận điểm tự nó đã mang màu sắc khách quan, châm biếm, thống nhất với phong cách trình bày chung trong nội dung triển khai của từng phần. Đồng thời, cách nêu hệ thống luận điểm kiểu này (cùng với cách diễn đạt cụ thể, sinh động trong toàn bài) tạo cho bài văn ấn tượng về sự hòa trộn của ba phong cách chính luận, trào phúng và phóng sự. Mặt khác, ta còn thấy ba phần của chương Thuế máu được bố cục theo trình tự thời gian: trước, trong và sau khi xảy ra cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Với cách sắp xếp này, tác giả đã phơi bày toàn diện, triệt để bộ mặt giả nhân giả nghĩa, trơ trẽn, bản chất tàn bạo của chính quyền thực dân xung quanh việc bóc lột bằng "thuế máu", đồng thời sự thật thảm thương về số phận người dân ởcác nước thuộc địa cũng được thể hiện sinh động, cụ thể.

Bên cạnh cách nêu luận điểm độc đáo, tác giả Thuế máu còn sử dụng kết hợp các phương pháp lập luận nhằm xác lập luận điểm cho từng phần và mối quan hệ giữa các phần. Đây chính là một trong những đặc điểm của phong cách chính luận Nguyễn Ái Quốc. Toàn chương có hai phương pháp lập luận cơ bản.

- Lập luận theo quan niệm thời gian: trước chiến tranh - trong chiến tranh - sau chiến tranh.

- Lập luận theo quan hệ nhân quả (căn cứ vào số phận của người dân phải nộp thuế máu): chiến tranh - bị đi lính - kết quả nhận được.

Ở mỗi phần của chương cũng thể hiện sự kết hợp nhiều phương pháp lập luận.

- Phần I: Chiến tranh và người bản xứ, gồm:

+ Lập luận theo quan hệ thời gian: trước chiến tranh - khi chiến tranh bùng nổ.

+ Lập luận theo quan hệ liên tưởng so sánh: thái độ của các quan cai trị thực dân đối với "người bản xứ" ởhai thời điểm nêu trên.

+ Lập luận theo quan hệ nhân quả: cái "vinh dự đột ngột" mà thực dân Pháp dành cho người bản xứ và cái giá đắt mà họ phải trả cho cái "vinh dự đột ngột" ấy.

Sự kết hợp các phương pháp lập luận này có tác dụng làm nổi bật thủ đoạn lừa bịp bỉ ổi của chính quyền thực dân đã bắt đầu biến người dân thuộc địa thành vật hi sinh, đồng thời làm hiện rõ số phận thê thảm của những người vô tội.

31 tháng 3 2018
Qua văn bản "thuế máu", tác giả Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần bộ mặt tàn ác bất nhân lừa bịp bỉ ổi của chính quyền thực dân Pháp.

Chúng đã đẩy những người dân thuộc địa vào cảnh đang thương, lấy họ làm vật hi sinh, làm bia đỡ đạn cho quyền lợi của chúng trước chiến tranh.
Họ bị thực dân pháp coi là "những tên da đen bẩn thỉu", "những tên an nam mít bẩn thỉu" , họ chỉ biết kéo xe và ăn đòn.
Số phận của họ cực kì đáng thương, cho thấy bộ mặt tàn ác bất nhân của thực dân Pháp. Thế nhưng khi chiến tranh nổ ra, bọn Thực dân Pháp bộc lộ bộ mặt lừa bịp bỉ ổi , chúng dùng những lời lẽ hoa mĩ, gọi là "con yêu, bạn hiền" phong cho họ cái danh hiệu "Chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do" không những thế, chúng còn bắt người dân thuộc địa phải đi lính.
Mặc dù không muốn đi lính nhưng những người dân thuộc địa chỉ là những người thấp cổ bó họng không làm gì được bọn thực dân pháp nên phải đi lính.
Chúng dùng lời lẽ lừa lọc dối trá "tấp nập đầu quân, không ngần ngài dời bỏ quê hương" thế những trên thực tế họ bị xích, trói, nhốt lại, họ bị bọn thực dân Pháp bắt đi lính.

Họ bị giam, chúng dùng thủ đoạn bỉ ổi, đầu tiên chúng bắt người dân nghèo và khỏe mạnh, sau đó chúng quay sang xoay tiền của nhà giàu, chúng giao nộp số người trong một thời gian quy định và chúng gọi đó là chế độ lính tình nguyện.
Than ôi!, số phận của người dân thuộc địa thật là trớ trêu. Họ phải đi lính "làm mồi co thủy lôi", "bỏ xác ở dùng ban căng hoang vu". "lấy máu mình tưới lên vòng nguyệt", "lấy xương mình chạm vào chếc gậy của ngài thống chế, "số phận của họ không gì có thể thảm thương hơn".
Thế mà 70 vạn người đặt chân lên nước Pháp thì 8 vạn người không thể nhìn thấy mặt trời trên đất mình nữa.
Chứng tỏ thuế máu là thứ thuế vô cùng tàn ác vì họ phải lấy máu mình, hi sinh cả tính mạng của mình để làm bia đỡ đạn cho thực dân Pháp. Thế mà sau chiến tranh lời lẽ hoa mĩ của bọn thực dân Pháp như in bặt.
Chúng quay ngoắt lại, đối xử với họ rất tàn bạo họ lại bị coi là những tên An nam mít bẩn thỉ.
Chúng cho họ ăn như cho lợn ăn, nhồi nhét họ cho họ ngủ như cho lợn ngủ và họ lại phải chịu số phận thảm thương.
Sau chiến tranh bản chất tàn ác bất nhân , bộ mặt lừa bịp của thực dân Pháp được bộ lộ rõ nhất.

31 tháng 3 2018

Bản thân cụm từ "chế độ lính tình nguyện" đã là một cách gọi giễu cợt mỉa mai nhằm che đậy một sự thật bên trong hoàn toàn ngược lại. Cũng như sau khi công việc bắt lính đã hoàn tất, phủ toàn quyền Đông Dương đã tuyên bố một cách trịnh trọng, vui vẻ : "Các bạn đã tấp nập đầu quân, các bạn đã không ngần ngại rời bỏ quê hương xiết bao trìu mến để người thì hiến xương máu của mình như lính khố đỏ, kẻ thì hiến dâng cánh tay lao động của minh như lính thợ". Sự thật trong việc bắt lính đã bị nhà cầm quyền xuyên tạc đi, tô hồng lên một cách đáng hổ thẹn. Đó là một gian dối không có lương tâm nhằm lừa bịp dư luận có lợi cho những kẻ chủ trương. Tuy vậy (hay chính là vì vậy) vì cảm thấy luận điệu trên đây là một sự xúc phạm ghê gớm không chỉ đến tính mạng mà còn đến danh dự con người - ở đây là người dân các nước thuộc địa, tác giả bài viết đã ngay lập tức vạch trần cái dụng ý tối tâm đằng sau những mĩ từ kệch cỡm. Lời lẽ tuy nhẹ nhàng nhưng sự thật được đưa ra như một cái tát vả vào miệng kẻ ăn không nói có không biết ngượng mồm : "Nếu quả thật người An Nam phấn khởi đi lính đến thế, tại sao lại có cảnh, tốp thì bị xích tay điệu về tỉnh lị, tốp thi trước khi xuống tàu, bị nhốt trong một trường trung học ở Sài Gòn, có lính Pháp canh gác, lưỡi lê tuốt trần, đạn lên nòng sẵn ?". Bao nhiêu câu hỏi liên tiếp đặt ra dưới hình thức nghi vấn, nhưng có ý nghĩa phủ định, ví như tác giả nói về sự phản ứng quyết liệt chế độ bắt lính bằng các cuộc biểu tình, những vụ bạo động "phải chàng là những biểu hiện của lòng sốt sắng đầu quân tấp nập và không ngần ngại ?".

Tuyên truyền chủ trương bắt lính và sự thật về hành động bắt lính hoàn toàn trái ngược với nhau. Đối với quan đầu tỉnh (mà tác giả cố ý dùng từ "chúa tỉnh") chỉ cần phát ra một cái lệnh nhẹ nhàng về số lượng và thời hạn. Cái lệnh ấy không cần hướng dẫn tỉ mỉ, chẳng hạn phương pháp tiến hành như thế nào, đối tượng bắt lính là ai ? Tác giả bài văn có một lời bình cứ như là một chú thích một dấu mở ngoặc đơn về bộ mặt có vẻ như dễ dãi, nhân từ của những viên quan đầu tỉnh : "Bằng cách nào, điều đó không quan trọng. Các quan cứ liệu mà xoay xở". Thế là như một phản xạ dây chuyền, đèn xanh tín hiệu bật lên, các quan dưới quyền tha hồ vào cuộc, một sự tiếp tay đầy hứng thú, một kho kinh nghiệm được, giở ra, vì về khoản này "các ông tướng ấy thạo hết chỗ nói, nhất là xoay xở làm tiền". Chỉ thương xót cho những người bị bắt lính. Kẻ thì chịu chết "không còn kêu cứu vào đâu được", người thì bị giam giữ để lựa chọn một trong hai cách "đi lính tình nguyện hoặc xì tiền ra".

17 tháng 3 2017

Thuế náu gợi sự tàn nhẫn , phũ phàng của nạn sưu thuế . thuế máu là thứ thuế phải trả bằng tính mạng, sương máu của con người

9 tháng 4 2017

làm sáng tỏ nhận định trên =2 câu bạn có tâm với ng gửi đề lên ghê oaoa

Tức cảnh Pác Bó là một trong những bài thơ tứ tuyệt tiêu biểu cho phong cách thơ Hồ Chí Minh. Bài thơ thể hiện niềm vui, niềm tin mãnh liệt và nghị lực phi thường của Bác trong hoàn cảnh sống và làm việc giữa núi rừng Việt Bắc, sau mấy chục năm trời xa cách đất nước và dân tộc.

2 tháng 4 2021

Bài thơ thể hiện niềm tin yêu cuộc sống thiết tha và sự khao khát tự do mãnh liệt của người chiến sĩ trong cảnh tù đầy

2 tháng 4 2021

Nội dung: Khát vọng tự do, tình yêu cuộc sống của người tù Cách mạng Tố Hữu. Nhà thơ bị giam giữ đã có những khát vọng cháy bỏng được thoát ra khỏi gông tù của quân thù, tiếp tục tận hưởng cuộc sống và cống hiến cho cách mạng, dân tộc.

27 tháng 3 2018

loi ich cua ngao du bang cach di bo