K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 5 2018

Câu 1. (1 điểm) Số thập phân gồm 55 đơn vị, 7 phần trăm, 2 phần nghìn viết là:

A. 55, 720             B. 55, 072              C. 55,027             D. 55,702

Câu 2: (1 điểm) Phép trừ 712,54 - 48,9 có két quả đúng là:

A. 70,765              B. 223,54               C. 663,64             D. 707,65

Câu 3. (1 điểm) Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

Giá trị của biểu thức: 201,5 - 36,4 : 2,5 x 0,9 là: ........

Câu 4. (1 điểm) Một hình hộp chữ nhật có thể tích 300dm3, chiều dài 15dm, chiều rộng 5dm.

Vậy chiều cao của hình hộp chữ nhật là :

A.10dm                B. 4dm                   C. 8dm                  D. 6dm

Câu 5. (1 điểm) Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

55 ha 17 m2 = .....,.....ha

A. 55,17               B. 55,0017             C. 55, 017              D. 55, 000017

Câu 6. (1 điểm) Lớp học có 18 nữ và 12 nam. Hỏi số học sinh nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh cả lớp?

A. 150%               B. 60%                   C. 40%                  D. 80%

Câu 7. (2 điểm) Một người đi xe máy từ khởi hành từ A lúc 8 giờ 30 phút và đến B lúc 9 giờ 42 phút. Quãng đường AB dài 60km. Em hãy tính vận tốc trung bình của xe máy với đơn vị đo là km/ giờ?

Bài 8. (2 điểm) Một đám đất hình thang có đáy lớn 150 m và đáy bé bằng 3/5 đáy lớn, chiều cao bằng 2/5 đáy lớn. Tính diện tích đám đất hình thang đó?

4 tháng 5 2018

môn toán

Câu 1: Chữ số 5 trong số 162,57 chỉ:

A. 5 đơn vịB. 5 phần trămC. 5 chụcD. 5 phần mười 

Câu 2Hỗn số  được viết dưới dạng phân số là:

Câu 3: 5840g = …. kg

A. 58,4kgB. 5,84kgC. 0,584kgD. 0,0584kg 

Câu 4: Có 20 viên bi, trong đó có 3 viên bi nâu, 4 viên bi xanh, 5 viên bi đỏ, 8 viên bi vàng. Như vậy 1/5 số viên bi có màu ?

A. NâuB. ĐỏC. XanhD. Trắng 

Câu 5: Khoảng thời gian từ lúc 9 giờ kém 10 phút đến 9 giờ 30 phút là:

A. 10 phútB. 20 phútC. 30 phútD. 40 phút 

Câu 6: Một huyện có 320ha đất trồng cây cà phê và 480ha đất trồng cây cao su. Hỏi diện tích đất trồng cây cao su bằng bao nhiêu phần trăm diện tích đất trồng cây cà phê ?:

A. 150%B. 15%C. 1500%D. 105% 

Câu 7Hình lập phương có cạnh là 5m. Vậy thể tích hình đó là:

A. 150 m3B. 125 m3C. 100 m3D. 25 m3 

Câu 8: Đặt tính rồi tính:

a) 68,759 + 26,18

b) 78,9 – 29,79

c) 28,12 x 2,7

d) 3,768 : 3,14

Câu 9: Một người đi xe máy khởi hành từ A lúc 8 giờ 30 phút và đến B lúc 9 giờ 30 phút. Quãng đường AB dài 60km. Hãy tính vận tốc trung bình của xe máy với đơn vị đo là km/giờ?

Câu 10: Tính bắng cách thuận tiện nhất:

0,01 + 0,02 + 0,03 + 0,04 + 0,05 + 0,95 +0,96 + 0,97 + 0,98 + 0,99

MÔN: TIẾNG VIỆT

A. Kiểm tra đọc:

I. Đọc thầm và trả lời các câu hỏi sau: (7 điểm)

Công việc đầu tiên

Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi:

– Út có dám rải truyền đơn không?

Tôi vừa mừng vừa lo, nói :

– Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!

Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc:

– Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì.

Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sang, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.

Độ tám giờ, nhân dân xì xào ầm lên: “Cộng sản rải giấy nhiều quá!”

Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.

Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen:

– Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ!

Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh Ba:

– Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát li hẳn nghe anh !

Theo Hồi ký của bà Nguyễn Thị Định

Câu 1: Viết vào chỗ chấm: Tên công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì? (0,5 điểm)

Tên công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là………………………………………………………………………………..

Câu 2:Chị Út đã trả lời thế nào khi anh Ba Chẩn hỏi : “Út có dám rải truyền đơn không?” (0,5 điểm)

A. Dám   B. Không        C. Mừng               D. Sợ

Câu 3: Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên ? (0,5 điểm)

AChị bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.
BChị dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu đưa đơn.
CĐêm đó chị ngủ yên.
DĐêm đó chị ngủ đến sáng.

Câu 4: Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn ? (1 điểm)

A.

B.

Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.

Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.Khỏang ba giờ sáng,Tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay bê rổ cá và bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần, khi rảo bước truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất.

C.Tuy hơi lo nhưng tôi suy nghĩ một hồi lâu rồi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.
D.Không lo vì đã quen với công việc này rồi.

Câu 5: Vì sao chị Út muốn thoát li ? (0,5 điểm)

A.Vì chị Út yêu nước, yêu nhân dân. 
B.Vì chị Út ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng. 
C.Vì chị Út không muốn ở nhà nữa. 
D.Vì chị Út muốn thoát li để được đi chơi. 

Câu 6: Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn? (1 điểm)

A.

B.

Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định yêu nước, yêu nhân dân.

Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định cho thấy nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một người phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn đóng góp sức mình cho Cách mạng.

C.Tâm sự của bà Nguyễn Thị Định.
D.Bà Nguyễn Thị rất dũng cảm.

Câu 7: Câu “Út có dám rải truyền đơn không?” (0,5 điểm)

A.Câu hỏi.B.Câu cầu khiến. 
C.Câu cảm.D.Câu kể. 

Câu 8: Dấu phẩy trong câu: “Độ tám giờ, nhân dân xì xầm ầm lên.” có tác dụng gì? (0,5 điểm)

A.Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. 
B.Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. 
C.Ngăn cách các vế trong câu ghép. 
D.Ngăn cách các vế trong câu đơn. 

Câu 9: Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng, em hãy cho biết tám chữ đó là gì ? (1 điểm)

 
 

Câu 10: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (1điểm) (đất nước; ngày mai)

Trẻ em là tương lai của…………………………………… Trẻ em hôm nay, thế giới………………………………;

II. Đọc tiếng: Học sinh bốc thăm đọc một đoạn (90 tiếng/ 1 phút) và trả lời 1 câu hỏi (do giáo viên chọn trong đoạn đọc đó) trong các bài sau:

Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân ( TV 5/ tập 2/ trang 83)

Đất nước ( TV 5/ tập 2/ trang 94)

Con gái ( TV 5/ tập 2/ trang 112)

Tà áo dài Việt Nam ( TV 5/ tập 2/ trang 122)

Công việc đầu tiên ( TV 5/ tập 2/ trang 126)

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

1. Chính tả nghe – viết: (2 điểm) (20 phút)

Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Tà áo dài Việt Nam

Tà áo dài Việt Nam

   Áo dài phụ nữ có hai loại : áo tứ thân và áo năm thân . Phổ biến hơn là áo tứ thân , được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau được ghép liền ở giữa sống lưng . Đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau . Áo năm thân cũng may như áo tứ thân, chỉ có điều vạt trước phía trái may ghép từ hai thân vải, thành ra rộng gấp đôi vạt phải.

Từ những năm 30 của thế kỉ xx , chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời.

 Theo Trần Ngọc Thêm

 2. Tập làm văn: (8 điểm) (35 phút)

Em hãy viết một bài văn tả lại một cảnh đẹp của quê hương mình mà mình thích nhất.

môn khoa học

I. Trắc nghiệm: (7,5 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: (1 điểm) Để sản xuất ra muối biển từ nước biển, người ta sử dụng phương pháp nào?

A. Lọc                B. Lắng                C. Chưng cất                D. Phơi nắng

Câu 2: (1 điểm) Nguồn năng lượng chủ yếu của sự sống trên Trái đất là gì?

A. Mặt trời          B. Mặt trăng         C. Gió                          D. Cây xanh

Câu 3: (0,5 điểm) Hợp tử phát triển thành gì?

A. Hạt                 B. Quả                 C. Phôi

Câu 4: (1 điểm) Hiện tượng đầu nhụy nhận được những hạt phấn của nhị gọi là gì?

A. Sự thụ phấn     B. Sự thụ tinh      C. Sự sinh sản

Câu 5: (1 điểm) Khi nào hổ con có thể sống độc lập?

A. Từ hai tháng đến một năm rưỡi.

B. Từ một năm rưỡi đến hai năm tuổi.

C. Từ hai năm đến hai năm rưỡi tuổi.

Câu 6: (0,5 điểm) Loài hươu có tập tính sống như thế nào?

A. Theo bầy đàn           B. Từng đôi              C. Đơn độc

Câu 7: (0,5 điểm) Tài nguyên thiên nhiên là gì?

A. Là những của cải do con người làm ra để sử dụng cho lợi ích của bản thân và cộng đồng.

B. Là những của cải có sẵn trong môi trường tự nhiên con người khai thác và sử dụng chúng cho lợi ích của bản thân và cộng đồng.

C. Cả hai ý trên.

Câu 8: (1 điểm) Môi trường tự nhiên có vai trò quan trọng như thế nào đối với đời sống con người?

A. Cung cấp thức ăn, nước uống, khí thở, nơi ở.

B. Cung cấp các tài nguyên thiên nhiên để con người sử dụng trong đời sống, sản xuất.

C. Là nơi tiếp nhận các chất thải trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất và trong các hoạt động khác của con người.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 9: (0,5 điểm) Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người những gì?

A. Thức ăn, nước uống.

B. Nước dùng trong sinh hoạt, công nghiệp.

C. Chất đốt ( rắn, lỏng, khí)

D. Tất cả các ý trên.

Câu 10: (0,5 điểm) Môi trường tự nhiên nhận từ các hoạt động của con người những gì?

A. Nước tiểu, phân, rác thải.

B. Khí thải, khói.

C. Nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp.

D. Tất cả các ý trên.

II. Tự luận: (2,5 điểm)

Câu 1: (1 điểm) Dung dịch là gì?

Câu 2: (1 điểm) Chúng ta cần làm gì để tránh lãng phí điện?

môn lịch sử địa lý

I - Lịch sử: (5 điểm)

Câu 1: Địa phương nào là nơi tiêu biểu của phong trào "Đồng khởi"? (0,5 điểm)

A. Sài Gòn                  B. Hà Nội
C. Bến Tre                  D. Cần Thơ

Câu 2: Đường Trường Sơn còn có tên gọi khác là: (0,5 điểm)

A. Đường Hồ Chí Minh trên biển.                     B. Đường số 1.
C. Đường Hồ Chí Minh.                                  D. Đường Hồ Chí Minh trên không.

Câu 3: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (2 điểm)

(Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; lá cờ đỏ sao vàng; tiến quân ca; Hồ Chí Minh)

Quốc hội quyết định: lấy tên nước là .....................................................................; quyết định Quốc huy; Quốc kì là ............................................................; Quốc ca là bài .........................................; Thủ đô là Hà Nội; thành phố Sài gòn - Gia Định đổi tên là .....................................................................

Câu 4: Dựa vào nội dung đã học, vì sao nói: "Ngày 25 - 4 - 1976 là ngày vui nhất của nhân dân ta" (1 điểm)

Câu 5: Tại sao nói: "Ngày 30 - 4 - 1975 là mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc ta ? (1 điểm)

II - Địa lí: (5 điểm)

Câu 1: Trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước ta là: (0,5 điểm)

A. Hà Nội
B. Thành Phố Hồ Chí Minh và Hà Nội
C. Đà Nẵng
D. Cà Mau

Câu 2: Khu vực Đông Nam Á sản xuất được nhiều lúa gạo vì: (1 điểm)

A. Có nhiều đồng bằng châu thổ màu mỡ thường tập trung dọc các sông lớn và ở ven biển.
B. Có nhiều đất đỏ ba dan.
C. Địa hình chủ yếu là đồi núi và Cao Nguyên.
D. Có nhiều đất đỏ ba dan và Cao Nguyên; nhiều đồng bằng; sông lớn và ở ven biển.

Câu 3: Dân cư châu Phi chủ yếu là người: (0,5 điểm)

A. Da trắng
B. Da vàng
C. Da đen
D. Cả 3 ý đều đúng

Câu 4: Tìm từ thích hợp để điền vào các chỗ trống trong thông tin sau: (1,5 điểm)

"Lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu ......................., thực vật và động vật độc đáo. Ô-xtrây-li-a là nước có nền kinh tế .................................... nhất châu Đại Dương. Châu Nam Cực là châu lục ............................ nhất thế giới."

Câu 5: Trên trái đất có mấy đại dương ?. Đó là những đại dương nào? Đại dương nào có diện tích và độ sâu trung bình lớn nhất? (1,5 điểm)

môn tin học

A. LÝ THUYẾT: (4 điểm)

Câu A 1 (0,5 đ): Kí tự đặc biệt nằm ở khu vực nào trên bàn phím

A. Hàng phím trên                            B. Hàng phím số; bên phải bàn phím
C. Bên phải bàn phím                       D. Hàng phím số, hàng phím dưới

Câu A2 (0,5đ): Để tạo bảng trong văn bản em nhấn vào nút lệnh nào dưới đây?

Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 5

Câu A3 (0,5đ ): Trong phần mềm Word, để xóa hàng trong bảng em thực hiện thao tác sau:

A. Nháy chuột vào Menu Table\ Delete\ Table...
B.Nháy chuột vào Menu Table\ Insert\ Rows
C.Nháy chuột vào Menu Table\ Insert\ Table...
D.Nháy chuột vào Menu Table\ Delete\ Rows

Câu A4 (0,5đ): Nhấn phím nào sau đây để xóa hình ảnh đã chèn vào văn bản:

A. Shift B. Delete C. Alt D. Backspace

Câu A5 (0,5đ): Lợi ích của việc chèn hình ảnh là?

A. Hình ảnh được chèn vào làm văn bản trở nên sinh động và hấp dẫn hơn
B. Không cần thiết phải chèn hình ảnh vào văn bản.
C. Hình ảnh minh họa trong văn bản giúp người đọc dễ hiểu nội dung hơn.
D. Hình ảnh trong văn bản chỉ có tính chất giải trí

Câu A6 (0,5đ): Em hãy chọn giải thích đúng cho dòng lệnh sau đây:

REPEAT 10 [REPEAT 4 [FD 100 RT 90]]

A. Rùa Vẽ 10 hình vuông cạnh dài 100 bước ở vị trí bất kì
B. Rùa Vẽ 10 hình vuông cạnh dài 100 bước và chồng lên nhau
C. Rùa Vẽ 10 hình vuông cạnh dài 100 bước ở vị trí ngẫu nhiên
D. Rùa Vẽ 10 hình chữ nhật cạnh dài 100 bước ở vị trí bất kì

Câu A7 (0,5đ): Những từ xuất hiện trong tất cả các Thủ tục của Logo là gì?

A. To và End                       B. Repeat và FD 100
C. CS và Home                   D. RT và FD 100

Câu A8 (0,5đ): Trong phần mềm Logo, để tạo thủ tục khăn thêu em gõ lệnh:

A. Repeat "khantheu            B. Edit khantheu
C. Edit "khantheu                D. Edit 'khan theu

B. THỰC HÀNH (6 điểm)

Câu B 1 (3 điểm): Hãy soạn thảo và trình bày theo mẫu sau:

ĐƯA CƠM CHO MẸ ĐI CÀY

Mặt trời soi rực rỡ, gió đùa tóc em bay

Giỏ cơm trên tay, em đi đưa cơm cho mẹ em đi cày

Mẹ ơi, mẹ nghỉ tay, trời trưa vừa tròn bóng

Mẹ ăn cơm cho nóng mà để trâu cho con chăn

Mai đây lúa thơm xóm thơm làng, lúa thơm lừng cả bàn tay

Là thơm nắng hôm nay khi em đưa cơm cho mẹ em đi cày

Câu B2 (3 điểm): Sử dụng phần mềm Logo để vẽ hình trang trí sau.

Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 5

(Gợi ý: hình được trang trí từ một hình lục giác)

22 tháng 12 2018

chu đáo thế

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

10 tháng 8 2023

Trong sự nghiệp xây dựng đất nước công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước ngày nay, xã hội ta ngày một phát triển. (Câu trần thuật - trình bày)Cùng với đó là sự hiểu biết về trình độ và khả năng chuyên môn là điều không thể thiếu của mỗi người. Tuy nhiên, đã có nhiều bạn trẻ hiện nay quá chú trọng vào việc học lí thuyết ở nhà trường mà đôi khi quên mất phải thực hành-một điều hết sức quan trọng. Mối quan hệ giữa học và hành một lần nữa được nhấn mạnh qua câu tục ngữ: “Học đi đôi với hành”. Học là hoạt động tiếp thu những tri thức của nhân loại đã được đúc kết qua mấy ngàn năm lịch sử. Chúng ta có thể học ở trường qua sự truyền thụ của thầy cô, học ở bạn bè; tự học ở sách vở và thực tế cuộc sống. Học để nâng cao trình độ hiểu biết của bản thân. Tuy nhiên khi học phải tóm lược kiến thức cơ bản để dễ nhớ, dễ vận dụng… Hành là quá trình vận dụng những kiến thức đã học vào những công việc hàng ngày. Ví dụ như một bác sĩ đem những kiến thức tiếp thu được trong suốt quá trình đào tạo sáu, bảy năm ở trường đại học để vận dụng vào việc chữa bệnh cho mọi người. Những kiến trúc sư, kĩ sư xây dựng đem kiến thức đã học để thiết kế và thi công bao công trình như nhà máy, bệnh viện, trường học, công viên…để phục vụ đời sống con người. Học sinh vận dụng những điều thầy giáo dạy để làm một bài toán khó, một bài văn…Đó là hành. Bác Hồ cũng đã từng khẳnng định: Học để hành, có nghĩa là học để cho tốt. Thực tế cho thấy có học có hơn. Ông cha ta ngày xưa đã nói: Bất học, bất tri lí ( Không học thì không biết đâu là phải, là đúng). Mục đích cuối cùng của sự học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu quả cao hơn. Nếu học được lí thuyết dù cao siêu đến đâu chằng nữa mà không đem ra vận dụng vào thực tế thì việc học ấy chỉ tốn thời gian, công sức, tiền bạc mà thôi. Học kết hợp với hành không phải là vừa học vừa làm. Như khi ta học lí thuyết môn toán Lượng giác ở trường, ta thực hành những kiến thức đó bằng cách làm thật nhiều bài tập để nắm vững những lí thuyết ấy. Nói chung phương châm “Học đi đôi với hành” là hoàn toàn chính xác. Nếu không kết hợp học với hành thì không thể đạt được hiệu suất cao trong công việc được! Vậy nên chúng ta phải vừa học vừa thực hành. (Câu cầu khiến - đề nghị)

Tuệ Lâm

23 tháng 12 2018

ko ai cần hết thì thôi

21 tháng 2 2020

1. Tự tìm đam mê và tự giác

Bất kể làm việc gì, khi có đam mê và chăm chỉ thì thành công ắt hẳn sẽ đến. Học toán học cũng vậy, các em ngay từ nhỏ hãy tìm cho mình một đam mê với toán học để đánh thức bản thân tự giác muốn học mỗi ngày. Hãy xem toán học như một món ăn mà bản thân các em yêu thích.

Học toán sẽ hỗ trợ rất nhiều cho các em không chỉ các lý thuyết, các kỹ năng cho toán học, các môn khác mà còn áp dụng vào thực tế cuộc sống. Vì vậy, hãy tìm cho mình những lý do để học toán, để yêu thích và đam mê toán.

Chỉ khi nào các em cảm thấy thực sự đam mê toán học thì khi học nó các em mới cảm thấy thoải mái, tự học bài, tự làm bài theo sự hướng dẫn của thầy cô. Đam mê sẽ giúp các em có động lực học và học tốt hơn.

  • Cha mẹ cần khích lệ khi con học toán.

  • Cha mẹ có thể gắn toán vào đời sống của con từ khi còn nhỏ với những câu đố đơn giản như “Đố con biết hôm nay mẹ mua bao nhiêu quả táo?”, “2 con mèo nhà mình có mấy cái chân?”, hay các câu đố vui, câu đố dân gian để con trẻ quen với toán và thấy toán không hề đáng sợ.

  • Cha mẹ nên nhắc nhở nhẹ nhàng và có lời khen ngợi, khích lệ khi con tự giác học toán, tự giải bài tập, hoặc khi con đạt thành tích tốt.

2. Lập kế hoạch và tự đặt mục tiêu

Lập kế hoạch và nghiêm túc thực hiện 

Việc lập kế hoạch và tự đặt mục tiêu sẽ là một cách tự học toán hiệu quả. Cha mẹ nên mua cho con mình một cuốn sổ và lên kế hoạch hàng tuần cho việc học toán. Hãy hướng dẫn con ghi rõ ràng và chi tiết kế hoạch học, cũng như phân bổ thời gian hợp lý trong tuần cho việc học và làm bài tập toán.

Khi các con còn nhỏ, cha mẹ nên cùng giúp con ghi và đặt mục tiêu cho mỗi tuần các con nên và cần học được những lý thuyết, công thức nào cũng như các dạng bài tập nào. Hàng tháng, các con nên tổng kết lại để coi như một lần nữa hệ thống lại kiến thức. Khi con lớn thì con có thể tự giác làm các việc trên.

3. Đề ra các phương pháp tự học cụ thể

Để có cách tự học toán hiệu quả, các em có thể đề ra các phương pháp tự học cụ thể để phù hợp với khả năng cũng như thời gian biểu của bản thân. Cha mẹ nên tham gia cùng con để giúp con định hướng, cũng như ủng hộ và hỗ trợ con để con có thể học theo phương pháp phù hợp nhất.

Bên cạnh đó, các em cũng nên cập nhật nhiều những phương pháp mới được gợi ý từ thầy cô hoặc do các em tự nghĩ ra mà độ hiệu quả cao. Đặc biệt, dù là phương pháp nào các em cũng nên đưa ra một cách cụ thể để từng bước thực hiện, không nên đưa ra phương pháp học khó hiểu, chung chung.

4. Kiên trì và kỷ luật

Như đã nói, toán học là một môn học khá khó vì nó có quá nhiều lý thuyết, công thức, dạng bài yêu cầu các em phải học, phải nhớ lâu và phải thực hành thành thạo. Do vậy, tính kiên trì và kỷ luật là hai đức tính cần có nếu muốn học toán hiệu quả.

Khi gặp một bài toán khó, tính kiên trì và kỷ luật cần đặc biệt có vì nếu không có các em sẽ rất dễ nản, bỏ cuộc. Để rèn luyện được hai đức tính này các em nên tự bản thân đưa mình vào khuôn khổ hoặc rèn luyện nhiều bài tập dù khó buộc vẫn phải làm cho đến lúc ra hướng giải.

5. Ghi nhớ lý thuyết, công thức toán học

Một số phụ huynh và em học sinh cho rằng lý thuyết thường sẽ được các em hiểu là những điều không quan trọng bằng thực hành. Tuy nhiên, suy nghĩ này hoàn toàn không chính xác và có thể ảnh hưởng xấu tới việc học toán.

Những điều cơ bản mà lý thuyết cung cấp đều rất quan trọng, phải nhớ thì mới áp dụng vào thực hành được. Nếu không nắm vững lý thuyết như: định nghĩa, công thức, bản chất của lý thuyết hay những điều cơ bản thì các em chỉ có thể giải được những bài toán ở mức độ không quá khó, thậm chí là không giải được.

Mặt khác, toán học học càng lên cao càng khó, càng nhiều lý thuyết, vì vậy các em cần nhớ kiến thức cơ bản thì mới học được các kiến thức nâng cao. Hổng kiến thức nền sẽ khiến các em khó lòng hiểu được các kiến thức bậc cao, không thể hiểu được bản chất của toán.

6. Luyện tập thật nhiều

Học đi đôi với hành

Bên cạnh việc học và ghi nhớ các kiến thức về lý thuyết toán học, các em cũng cần luyện tập thật nhiều bài tập để có thể làm được nhiều dạng toán khác nhau. Các em luôn cần phải nhớ “lý thuyết luôn đi đôi với thực hành”, thiếu một trong hai yếu tố thì việc học toán của các em hoàn toàn không có ý nghĩa và tác dụng.

Ở mỗi dạng bài tập toán cụ thể, các em hãy làm quen với nhiều dạng bài tập để thành thạo và tiếp cận với nhiều bước và phương pháp giải. Càng thực hành nhiều các em sẽ tạo cho mình được một thói quen tốt cũng nhưng kinh nghiệm khi gặp bất cứ dạng bài nào, ở mức độ cơ bản hoặc nâng cao.

7. Tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân

Mỗi khi hoàn thành xong bài tập, các em nên kiểm tra lại kết quả và xem xét các bài tập mình vừa giải xem lại phương pháp giải và tìm xem còn cách giải nào thích hợp hơn không, dấu hiệu nhận biết từng dạng bài là gì. Hãy ghi chú tất cả những điều đó vào bên cạnh hoặc ra vở hoặc vào bất kỳ chỗ nào mà em cảm thấy dễ nhớ nhất.

Bên cạnh đó, mỗi lần làm sai các em cũng nên ghi lại lỗi sai đó và tìm cách khắc phục, tránh cho những lần sau không mắc phải. Mỗi lần như vậy, các em sẽ tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân mình hơn.

Để hiệu quả đạt được cao nhất, các em nên ôn tập hoặc sửa sai và ghi lại luôn ở mỗi phần để tránh tình trạng dồn dập học. Tự rút kinh nghiệm giúp các em dễ dàng nhận ra điểm yếu của bản thân, những mảng kiến thức bản thân chưa vững, từ đó mà có thể cải thiện dễ dàng hơn.

8. Không ngại ngần thay đổi phương pháp

Thay đổi phương pháp, sử dụng thêm dụng cụ trực quan,... đôi khi là cần thiết

Học toán là cả một quá trình, vì vậy các em không nên chỉ áp dụng một phương pháp học. Các em nên thay đổi nhiều phương pháp học khác nhau để thay đổi cách học cũng như tự rèn luyện, làm mới phương pháp học ở nhiều dạng. Hoặc nếu khi làm bài mà quá bế tắc vì không tìm được hướng đi thì các em cũng nên tìm nhiều cách và nhiều phương pháp khác để giải cho phù hợp.

Cha mẹ có thể đóng vai trò người tư vấn, giúp các em tìm hướng học mới phù hợp hơn và hỗ trợ các em khi cần thiết. Hãy để các em mạnh dạn thử với nhiều cách và nhiều phương pháp học toán mới vì chúng không chỉ vừa giúp các em có thêm kỹ năng kinh nghiệm khi học và làm bài mà còn giúp tìm được hướng giải phù hợp với mỗi dạng bài cụ thể.

9. Ôn tập thường xuyên

Một trong những cách học toán hiệu quả cần phải có chính là ôn tập thường xuyên. Sau mỗi bài học trên lớp, khi về nhà buổi tối các em nên hệ thống lại các kiến thức đã học trên lớp và áp dụng làm một số bài tập để kiểm lại những gì mình đã tiếp thu được. Cha mẹ có thể tham gia, đặt câu hỏi ngẫu hứng về bài học để con trả lời, ôn lại lý thuyết đã học như một trò chơi nhỏ mỗi tối.

Việc ôn tập nên được thường xuyên diễn ra, các em không nên trì hoãn lại cho đến sát khi thi hay kiểm tra mới ôn lại. Như vậy lượng kiến thức cần ôn sẽ vô cùng lớn, vừa gây áp lực nặng nề, vừa khiến việc ô tập khó khăn không hiệu quả. Chính vì vậy, sau mỗi bài các em nên ôn tập luôn và mỗi lần ôn lại như vậy các em sẽ thêm một lần nhớ hơn.

10. Lời khuyên

Việc học toán là một quá trình dài và đây là môn học cơ bản, rất quan trọng trong chương trình học nên người học cần phải có một nền tảng học vững chắc. Ngay từ những bậc học thấp nhất như mầm non, tiểu học, các bậc phụ huynh nên cho con học toán tư duy để có bộ não khỏe mạnh và hình thành tư duy toán học ngay từ bé

Nhớ k đúng và kết bạn với mk nha mk đầu tiên

21 tháng 2 2020
  • Bạn dành nhiều thời gian học nhưng chậm tiến bộ.
  • Bạn học từ vựng nhiều nhưng mau quên, không nhớ khi cần dùng.
  • Bạn nghe nhiều nhưng vẫn nghe không được.
  • Bạn không sắp xếp được thời gian hợp lý cho việc học.
  • Bạn cảm thấy học tiếng Anh thật khó khăn và nặng nề.
  • Hoặc bạn dễ rơi vào tình trạng thiếu động lực, thiếu kiên trì, dễ mất tập trung khi học.


Nếu bạn đang tìm cách học tiếng Anh hiệu quả để hóa giải những tình huống như trên, hãy dành ít phút đọc bài viết này.
Bạn SẼ KHÔNG đơn thuần nhận được những lời khuyên kiểu như “hãy học 3.000 từ vựng thông dụng”, “hãy nghe nhạc và xem phim tiếng Anh thường xuyên”, “hãy nghe tiếng Anh thụ động”…
Bạn sẽ biết cần học cái gì, học thế nào cho đúng, và tại sao học như vậy lại giúp bạn có kết quả cao. Bạn cũng sẽ được chuẩn bị những yếu tố quan trọng khác như tinh thần, động lực trong quá trình học.

Phương pháp học tiếng Anh hiệu quả nhất là gì?

Nếu bạn đặt ra câu hỏi “phương pháp học tiếng Anh hiệu quả nhất là gì?”, bạn sẽ không bao giờ tìm được câu trả lời chính xác. Bởi lẽ có rất nhiều phương pháp học tiếng Anh HIỆU QUẢ. (Ý tôi muốn nói đến những phương pháp thật sự hiệu quả). Mỗi phương pháp có điểm hay, điểm dở riêng. Nhưng phương pháp đem lại kết quả cho người khác, chưa chắc đã đem lại kết quả cho bạn.
Thay vì áp dụng máy móc một phương pháp hay lời khuyên nào đó, bạn cần hiểu những điều gì khiến phương pháp đó đem lại hiệu quả cho người học. Từ đó, bạn sẽ biết nên ứng dụng phương pháp nào vào tình huống của mình.
Bạn sẽ thấy rằng bạn không nhất thiết phải áp dụng rập khuông 1 phương pháp cứng nhắc. Thay vào đó, bạn có thể cần áp dụng nhiều phương pháp để thu được kết quả cao nhất.
Tinh thần học tập rất quan trọng!

Để có khả năng tiếng Anh tốt, bạn buộc phải trải qua quá trình học hỏi và rèn luyện, sử dụng tiếng Anh thường xuyên (cho dù bạn cảm thấy nó khó và nhàm chán đến mức nào).
Tôi hiểu rằng khi học tiếng Anh, chắc chắn sẽ có lúc bạn cảm thấy khó khăn, chán nản. Có nhiều vấn đề làm bạn mất tập trung như gia đình, bạn bè, facebook, chương trình ti vi,… Đôi khi bạn cảm thấy bạn không có thời gian học tiếng Anh. Bạn cảm thấy mình không có động lực. Bạn thấy lười…
Nhưng tôi chắc chắn điều đó không kéo dài lâu. Khi bạn đủ kiên trì và bắt đầu tiến bộ, bạn sẽ cảm thấy vô cùng hứng khởi bởi những điều tuyệt vời mà bạn làm được nhờ vốn tiếng Anh của mình

Còn đây là English

21 tháng 5 2018

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

Program Dien_h_hinh_thang;

Uses crt;

Var a,b,c:integer;

Begin

   clrscr;

   write('nhap do dai cua day lon :');

   readln(a);

   write('nhap do dai cua day nho :');

   readln(b);

   write('nhap do dai cua chieu cao :');

   readln(c);

   writeln('tong hai canh day');

   writeln(a,'+',b,'=',a+b);

   writeln('tong hai canh day nhan voi chieu cao');

   writeln(a+b,'*',c,'=',(a+b)*c);

   writeln('dien h hinh thang');

   writeln((a+b)*c,'/',2,'=',((a+b)*c)/2:5:2);

   readln;

End.

bn muốn biết rõ hơn thì lên google nhé, mk tìm thấy cái này trên đó, nhưng chưa thử!

21 tháng 5 2018

Cái gì??? Lớp 5 á!!!

13 tháng 10 2019

Là hiểu bài 

13 tháng 10 2019

bạn mua quyển " BÍ QUYẾT HỌC BÀI MAU THUỘC " có giá là 8.000đ về tham khảo nha

10 tháng 5 2018

Cô giáo của em là giáo viên dạy giỏi nhiều năm liền. Cô thường dạy minh hoạ cho các giáo viên trường bạn dự giờ. Cô dạy các môn đều rất hay nhưng với em, tiết học cô dạy mà em nhớ nhất là tiết Lịch sử hồiđầu năm học, bài đầu tiên của chương trình Lịch sử lớp Năm, bài “Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định”.

Cô giáo của em hơi đứng tuổi, áng chừng cô đã ba mươi tư, ba mươi lăm tuổi. Dáng cô dong dỏng cao và hơi gầy. Cô có bờ vai tròn nhỏ nhắn xinh xinh và cái eo “thắt đáy lưng ong” nên cô mặc áo dài rất đẹp. Khuôn mặt trái xoan của cô tươi tắn nhờ bờ môi hồng thắm tự nhiên. Với đôi mắt bồ câu to và sáng, long lanh tia nhìn ấm áp, trông cô thật dịu hiền.

Hôm ấy là thứ hai. Cô mặc áo dài màu thiên thanh vẽ hoa hồng trắng rất đẹp. Tóc cô kẹp gọn gàng trong cái kẹp nơ màu xám bạc.

Sau giờ ra chơi là tiết Lịch sử. Cô ghi tên môn học lên bảng rồi hỏi chúng em: “Các em đã đọc bài nào trong sách Lịch sử chưa?”. Chúng em đồng thanh đáp: “Thưa cô chưa ạ.”. Cô cười nhẹ:

-     Vậy thì hôm nay cô dạy các em tiết đầu tiên của chương trình Lịch sử lớp Năm, Bài học về một vị quan triều Nguyễn trở thành người chỉ huy cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp: Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định.

Cô kể câu chuyện lịch sử về tướng quân Trương Định. Giọng cô to, dõng dạc rõ ràng đưa chúng em đến thăm ba tỉnh miền Đông Nam kì lúc các tỉnh này bị thực dân Pháp chiếm. Bằng lời kể truyền cảm, sôi nổi, cô giáo em vẽ lại bốicảnh đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân các tỉnh Nam kì do tướng quân Trương Định làm chỉ huy lực lượng khởi nghĩa. Chúng em như trông thấy quang cảnh hào hùng, hừng hực ý chí chiến đấu của nghĩa quân khi suy tôn tướng quân Trương Định lên làm nguyên soái. Chúng em cảm nhận được trái tim và ý chí của tướng quân trước lệnh vua và ý dân. Lớp học im phăng phắc. Dường như cả thảy chúng em đều nín thở để theo dõi lời kể của cô giáo. Cô giáo em đưa mắt nhìn khắp lớp, đôi má hồng lên vì xúc động. Mắt cô sáng long lanh như say sưa, để hết tâm hồn vào lời giảng. Cô vẽ lại buổi lễ nghĩa quân tôn tướng quân Trương Định là BìnhTây Đại Nguyên Soái bằng lời giảng nhiệt huyết, rành mạch, dễ hiểu. Kết thúc chuyện kể cô đặt câu hỏi cho chúng em kể lại. Khuôn mặt cô giáo em trở nên dí dỏm, khích lệ. Đôi mắt cô lấp lánh vẻ hóm hỉnh của nụ cười động viên học sinh. Cô gọi chúng em đọc ghi nhớ của bài rồi hỏi: “Em nào có thể kể lại câu chuyện và thuộc phần ghi nhớ ngay tại lớp?”. Một vài cánh tay học sinh đưa lên. Cô mời bạn Sang kể lại câu chuyện, sau đó cho chúng em ghi bài. Tiết học đầy xúc cảm của môn Lịch sử kết thúc trong không khí vui vẻ, sôi nổi của lớp học.

Lịch sử là một trong những môn học mà em yêu thích. Cô em vẫn dạy chúng em: “Là người Việt, chúng ta phải nắm vững lịch sử nước Việt Nam. Không thể tha thứ cho một học sinh Việt Nam không biết gì về lịch sử hiển hách của dân tộc.”. Cô giáo đã dạy cho em không chỉ bằng chuyên môn sư phạm mà còn bằng tình yêu đất nước nồng này, bằng lòng tự hào của một công dân nước Việt.

10 tháng 5 2018

Những năm em học ở bậc Tiểu học có rất nhiều giờ học đáng nhớ nhưng em không bao giờ quên giờ học cách đây một tháng. Giờ học ấy cô giáo đã để lại trong lòng em tình cảm khó quên.

   Hôm ấy, cô giáo em mặc chiếc áo dài màu vàng rất đẹp. Mái tóc đen dài được buộc gọn trên đỉnh đầu, nhìn cô rất tươi tắn. Cô chào cả lớp bằng một nụ cười rạng rỡ. Giờ học bắt đầu. Bải giảng của cô hôm ấy diễn ra rất sôi nổi. Giọng nói cô ngọt ngào, truyền cảm. Đôi mắt cô lúc nào cũng nhìn thẳng xuống lớp. Đôi mắt ấy luôn thể hiện sự cổ vũ, động viên chúng em. Cô giảng bài say sưa đến nỗi trên khuôn mặt hiền từ đã lấm tấm mồ hôi mà cô vẫn không để ý. Cô giảng bài rất dễ hiểu. Qua lời giảng ấy, em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của mỗi bài thơ, bài văn. Những lời cô giảng em khắc sâu vào tâm trí không bao giờ quên.

   Thỉnh thoảng, cô đi lại xuống cuối lớp, xem học sinh thảo luận nhóm, xem chúng em ghi bài. Cô đến bên những bạn học yếu để gợi ý, giúp đỡ. Cô luôn đặt ra những câu hỏi từ dễ đến khó để kích thích sự chủ động sáng tạo của chúng em. Cô lúc nào cũng gần gũi với học sinh, lắng nghe ý kiến của các bạn. Giữa giờ học căng thẳng, cô kể cho chúng em nghe những mẩu chuyện rất bổ ích. Cô kể chuyện rất hấp dẫn. Bạn Hưng nghe cô kể cứ há miệng ra nghe mà không hề hay biết. Nhìn bạn, cả lớp cười ồ lên thật là vui. Một hồi trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi. Tiết học kết thúc, nét mặt của các bạn trong lớp và cô giáo rạng rỡ niềm vui.

   Em rất yêu quý và kính trọng cô giáo của mình. Em thầm hứa sẽ cố gắng học thật giỏi để trở thành người có ích cho đất nước như cô đã từng dạy chúng em.


 

12 tháng 5 2019

C /    Không nối bằng hai cách trên 

Mình thấy là câu ghép trên nối bằng dáu câu [ dấu hai chấm ]

12 tháng 5 2019

đáp án c