K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 4 2020

Từ nghe trong câu sau đây thuộc trường từ vựng nào?

            Nhà ai vừa chín quả đầu

Đã nghe xóm trước vườn sau thơm lừng.

- Ở câu thơ này do phép chuyển nghĩa ẩn dụ nên từ '' nghe '' trong câu thơ trên thuộc trường từ vựng khứu giác

học tốt ạ

28 tháng 8 2016

- Ở câu thơ này do phép chuyển nghĩa ẩn dụ nên từ '' nghe '' trong câu thơ trên thuộc trường từ vựng khứu giác

- Các từ cùng trường từ vựng với nó là : Mũi, thính, điếc, thơm.

 

3 tháng 4 2020
Từ nghe thuộc trường từ vựng Khứu giác

Từ quả đầu đã nghe là biện pháp ngệ thuật nhân hóa

click mik nha :)) sau đó nhwos kb vs mik nhé :))

đó là biện pháp nhân hóa nha bạn

bạn học lớp mấy zậy

mọi người làm giúp mk vs chiều mk đi học rồi bài 1: tìm cáctừ trong  trường từ vựng :A: các bộ phận của máy tính :..............B: các hoạt động văn hoa :...........C; hoạt động dùng lửa của người :..............D: bộ phạn của cây:.........bài 2: mỗi từ nhiều nghĩa sau thuộc về trường từ vựng nào :A: hoa B: mắtbài 3: phân tích tác dụng của việc chuyển trường từ vựng trong các trường hợp...
Đọc tiếp

mọi người làm giúp mk vs chiều mk đi học rồi 

bài 1: tìm cáctừ trong  trường từ vựng :

A: các bộ phận của máy tính :..............

B: các hoạt động văn hoa :...........

C; hoạt động dùng lửa của người :..............

D: bộ phạn của cây:.........

bài 2: mỗi từ nhiều nghĩa sau thuộc về trường từ vựng nào :

A: hoa 

B: mắt

bài 3: phân tích tác dụng của việc chuyển trường từ vựng trong các trường hợp sau: 

A: HỌ NHƯ CON CHIM NON đứng bên bờ tổ nhìn quãng trời rộng muốn bay , nhưng còn ngập ngừng e sợ

B: ngoài thềm rơi cái lá đa 

TIẾNG RƠI RẤT MỎNG NHƯ LÀ RƠI NGHIÊNG

C: CHIẾC ÁO BÀ BA trên dòng sông thăm thẳm ,

thấp thoáng con đò bé nhỏ đến mong manh

D: gậy tre , chông tre CHỐNG  lại sắt thép quân thù . tre XUNG PHONG vào xe tăng, đại bác. tre GIŨ LÀNG , GIỮ NƯỚC , GIỮ MÁI NHÀ TRANH, GIỮ ĐỒNG LÚA CHÍN . tre HI SINH để bảo vệ con nguòi

3
23 tháng 8 2016

Bìa 1

a) bàn phím, con chuột, màn hình...

b) Hội trọi trâu, hội khỏe Phù Đổng...

c) múa lửa, dóm bếp, đốt rơm rạ, thắp nến

d) hoa, rễ, cành ,lá

Bài 2

a) trường từ vựng về cây

b)trường từ vựng về bộ phận của con người

Bài 3:

a)Việc chuyển từ : họ như con chim non: như muốn diễn tả hình ảnh người học sinh ngày đầu tiên đến trường vừa rụt rè, vừa bỡ ngỡ khi gặp cảnh lạ. Việc diễn tả như vậy cũng làm cho câu văn them hay và sinh động hơn

b)Việc chuyển trường từ vựng: tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng : cho thấy được trạng thái khi rơi của chiếc lá nghiêng mình tinh tế.

c)Chiếc áo bà ba: nói lên hình ảnh con người mặc trên mình chiếc áo bà ba trên con sông đẹp tuyệt diệu.

d) Việc sử dụng trường từ vựng: chống, giữu làng, giữu nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, hi sinh: cho thấy công dụng của tre trong đời sống con người.

               Tớ cũng k biết có đúng k nữa có j bạn góp ý nhé!

23 tháng 8 2016

bài 1: tìm cáctừ trong  trường từ vựng :

A: các bộ phận của máy tính :thân máy,màn hình, chuột, bàn phím

B: các hoạt động văn hóa :dạy học,nhảy múa,học tập

C; hoạt động dùng lửa của người :nấu,nướng,xào,luộc

D: bộ phận của cây:thân,cành,lá,hoa,quả

 

22 tháng 2 2019

Xuân Quỳnh là tác giả nổi tiếng của thi ca Việt hiện đại, Chị đã rất nhiều bài thơ nổi tiếng. “Tiếng gà trưa” không phải là tác phẩm được nhắc đến nhiều, nhưng nó trở thành nổi tiếng khi được tuyển vào sách giáo khoa Ngữ văn. Bài thơ như một dòng hoài niệm về quá vãng ấu thơ thân thương gắn với hình ảnh người bà và qua những kỉ niệm êm đềm. Tuy nhiên, thi phẩm không chỉ dừng lại ở những hoài niệm, dường như có một mạch ngầm nào đấy chảy da diết mang theo bao điều suy tưởng...
Bài thơ là phút lắng lòng của người chiến sĩ trên chặng đường hành quân mệt mỏi. Lúc dừng chân bên thôn xóm yên bình, vẳng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc của làng quê, người chiến sĩ để lòng mình cuốn vào âm thanh ấy và trải ra mênh mông theo sức lan tỏa của nó. Mỗi lần động từ nghe được lặp lại, trường lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự mở ra theo chiều rộng không gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh: Nghe xao động nắng trưa, sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác: Nghe bàn chân đỡ mỏi và cuối cùng là sự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi về tuổi thơ. Điệp từ nghe cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, khi người chiến sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ.
Bằng một hình thức nghệ thuật độc đáo: thể thơ năm tiếng kết hợp biểu cảm với tự sự, miêu tả; thỉnh thoảng, trong mỗi tiết đoạn liên tưởng được gợi ra từ tiếng gà, lại được ngưng nghỉ, phân định bởi một lời thơ ba tiếng (lời thơ: Tiếng gà trưa) như đánh dấu một nấc cảm xúc, bài thơ đã diễn đạt một cách tự nhiên những tình cảm bình dị mà thiêng liêng, sâu sắc của người chiến sĩ trẻ trên bước đường hành quân. Chất liệu dân gian thô mộc, cách lựa chọn tứ thơ thông minh, chất trữ tình vừa bồng bột, nhí nhảnh vừa sâu lắng, đằm thắm là đặc trưng của thơ Xuân Quỳnh trong giai đoạn này, cũng là một điểm chung của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ.

Xuân Quỳnh là tác giả nổi tiếng của thi ca Việt hiện đại, Chị đã rất nhiều bài thơ nổi tiếng. “Tiếng gà trưa” không phải là tác phẩm được nhắc đến nhiều, nhưng nó trở thành nổi tiếng khi được tuyển vào sách giáo khoa Ngữ văn. Bài thơ như một dòng hoài niệm về quá vãng ấu thơ thân thương gắn với hình ảnh người bà và qua những kỉ niệm êm đềm. Tuy nhiên, thi phẩm không chỉ dừng lại ở những hoài niệm, dường như có một mạch ngầm nào đấy chảy da diết mang theo bao điều suy tưởng...
Bài thơ là phút lắng lòng của người chiến sĩ trên chặng đường hành quân mệt mỏi. Lúc dừng chân bên thôn xóm yên bình, vẳng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc của làng quê, người chiến sĩ để lòng mình cuốn vào âm thanh ấy và trải ra mênh mông theo sức lan tỏa của nó. Mỗi lần động từ nghe được lặp lại, trường lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự mở ra theo chiều rộng không gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh: Nghe xao động nắng trưa, sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác: Nghe bàn chân đỡ mỏi và cuối cùng là sự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi về tuổi thơ. Điệp từ nghe cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, khi người chiến sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ.
Bằng một hình thức nghệ thuật độc đáo: thể thơ năm tiếng kết hợp biểu cảm với tự sự, miêu tả; thỉnh thoảng, trong mỗi tiết đoạn liên tưởng được gợi ra từ tiếng gà, lại được ngưng nghỉ, phân định bởi một lời thơ ba tiếng (lời thơ: Tiếng gà trưa) như đánh dấu một nấc cảm xúc, bài thơ đã diễn đạt một cách tự nhiên những tình cảm bình dị mà thiêng liêng, sâu sắc của người chiến sĩ trẻ trên bước đường hành quân. Chất liệu dân gian thô mộc, cách lựa chọn tứ thơ thông minh, chất trữ tình vừa bồng bột, nhí nhảnh vừa sâu lắng, đằm thắm là đặc trưng của thơ Xuân Quỳnh trong giai đoạn này, cũng là một điểm chung của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ.

22 tháng 10 2016

Ẩn dụ ==> Tiếng gà ai nhảy ổ

Nhân hóa ==> nghe xao động nắng trưa, nghe bàn chân đỡ mỏi

 

22 tháng 10 2016
Cả khổ thơ là những rung cảm ban đầu của người lính trên đường hành quân khi nghe tiếng gà trưa.- Dòng thứ tư “Cục ... cục tác cục ta” với việc lặp âm và những dấu chấm lửng đã mô phỏng sát đúng tiếng gà làm cho chuyện kể như được lồng vào một bức tranh nổi có tiếng gà vang vọng trong không gian.- Lối dùng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác (nghe) thay cho cảm giác (thấy) và điệp ngữ “nghe” lặp lại ba lần ở đầu dòng thơ có tác dụng đem lại ấn tượng như tiếng gà ngưng lại, làm xao động không gian và xao động lòng người.- Trật tự đảo của kết cấu so sánh: Nghe xao động nắng trưa (nổi bật nghĩa bóng) với Nghe nắng trưa xao động (nổi bật nghĩa đen) xen vào những trật tự đảo của câu trước và câu sau, làm cho âm điệu câu thơ thay đổi, tránh được sự nhàm chán và diễn tả được sự bồi hồi, xao xuyến của tâm hồn.