K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

CT
Cô Tú Anh
Giáo viên
8 tháng 1 2023

Câu chuyện ngầm phê phán những người có vốn hiểu biết hạn hẹp nhưng lại thường ra vẻ ta đây tài giỏi, tự cao và khoác lác. Thế giới vốn dĩ rộng lớn nên mỗi người cần phải khiêm tốn và không ngừng mở mang kiến thức, hiểu biết. Nếu cứ khăng khăng không chịu tiếp thu kiến thức mới, có thể bạn sẽ phải trả giá rất đắt như cái chết của con ếch.

Ngoài ra, truyện cũng phần nào đó nói lên bài học về sự thích nghi với hoàn cảnh sống. Sống quá lâu trong một môi trường nhỏ hẹp, trì trệ sẽ khiến bạn mất khả năng nhìn nhận, đánh giá khách quan sự vật, hiện tượng, không thể thích nghi với hoàn cảnh mới.

17 tháng 4 2023

Soạn bài ghe xuồng nam bộ

18 tháng 10 2023
1. Bài học rút ra từ truyện "Ếch Ngồi Đáy Giếng" là sự quan trọng của sự kiên nhẫn và kiên trì. Truyện nhắc nhở chúng ta không nên bỏ cuộc dễ dàng khi gặp khó khăn, mà hãy kiên nhẫn và kiên trì để vượt qua mọi thử thách 2. Đặc điểm của truyện ngụ ngôn trong văn bản "Ếch Đáy Giếng" là việc sử dụng nhân vật và tình huống hư cấu để truyền đạt một thông điệp hay một bài học. Truyện ngụ ngôn thường sử dụng các hình ảnh, biểu tượng và tình tiết tượng trưng để truyền đạt ý nghĩa sâu sắc 3. Một ví dụ về văn bản khác thể loại trong bài 2 có thể là một bài viết khoa học về quá trình hình thành và phát triển của ếch trong môi trường sống của chúng 4. Công dụng của đấu chấm lửng là tạo ra một dấu chấm ngắn hơn dấu chấm câu thông thường, nhưng vẫn giữ lại một sự liên kết giữa các ý trong câu. Đấu chấm lửng thường được sử dụng để tạo ra sự gián đoạn, sự nghi ngờ hoặc để tạo ra một hiệu ứng câu chuyện dài dòng
bạn tham khảo nha
13 tháng 9 2021

Phải luôn cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, trau dồi thêm kiến thức... Đồng thời không được chủ quan, kiêu ngạo mà nên khiêm tốn, học hỏi và kiêm nhường với mọi người xung quanh.

 
13 tháng 9 2021

Phải luôn cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, trau dồi thêm kiến thức... Đồng thời không được chủ quan, kiêu ngạo mà nên khiêm tốn, học hỏi và kiêm nhường với mọi người xung quanh.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 1

- Cách nhìn hạn hẹp của nhân vật con ếch và các ông thầy bói đã mang lại hậu quả không mấy tốt đẹp:

+ Con ếch thì bị trâu đi qua dẫm bẹp.

+ Các ông thầy bói thì tranh cãi kịch liệt, đánh nhau toác đầu chảy máu.

- Bài học rút ra từ hai truyện: Cần cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan mà nên khiêm tốn học hỏi, nâng cao kiến thức, trình độ của bản thân.

13 tháng 1 2023

Dàn ý khái quát cho bạn nhé.

Mở đoạn:

- Giới thiệu câu truyện trên.

Thân đoạn:

- Bài học từ câu truyện:

+ nên đi nhiều thì mới có hiểu biết nhiều, cứ chỉ thu mình ở một nơi sẽ để bản thân ngu đần dẫn đến hậu quả nặng nề.

+ không nên tự cao, tự đại, nên biết năng lực thực sự của bản thân.

+ giữ cho mình sự khiêm tốn.

- Dẫn chứng thực tế:

+ Những đứa trẻ đi nhiều nơi có sự hiểu biết về cuộc sống nhiều hơn những đứa trẻ chỉ ở nhà.

+ HCM đi suốt 5 châu tìm được đường cứu nước.

+ .....

- Liên hệ bản thân em:

+ em sẽ làm gì khi đọc xong câu truyện?

Kết đoạn:

- Tổng kết lại bài học.

Phó từ gợi ý: đã cho em bài học,... 

12 tháng 12 2017

a.RÚt ra kết luận làm thành luận điểm:

- Thầy bói xem voi: Phải có cái nhìn toàn diện trước sự vật, hiện tượng.

- Ếch ngồi đáy giếng: Không được chủ quan, kiêu ngạo.

b.

- Xây dựng lập luận chính:

- Thầy bói xem voi: Muốn hiểu biết được sự vật, hiện tượng nào đó cần phải có cái nhìn toàn diện. (quan hệ điều kiện – kết quả)

- Ếch ngồi đáy giếng: Không được chủ quan, kiêu ngạo mà phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình. (quan hệ suy luận bác bỏ – khẳng định)

– Chẳng hạn, với đề "Không được chủ quan, kiêu ngạo", có thể lập luận theo quan hệ tổng phân hợp như sau:

  - Mở bài: Không được chủ qua, kiêu ngạo mà phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình.

  - Thân bài:

    + Thói huênh hoang, chủ quan, kiêu ngạo vẫn thường thấy trong thực tế.

    + Tác hại của thói huênh hoang chủ quan, kiêu ngạo.

    + Phải cố gắng khiêm tốn, học hỏi, mở rộng tầm hiểu biết của mình.

  - Kết bài: hiểu biết của con người hạn hẹp, cần phải không ngừng mở rộng hiểu biết và khiêm tốn học hỏi.

19 tháng 2 2021

Thanks bạn

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 9 2023
Tham khảo 1:

Truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” đã đem đến cho mỗi người bài học quý giá. Nội dung kể về một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng, xung quanh nó chỉ toàn những con vật nhỏ bé. Ếch cứ tưởng bản thân nó to bằng trời. Một năm nọ, trời làm mưa to đưa ếch ra bên ngoài. Quen thói cũ, nó đi nghênh ngang khắp nơi, rồi đưa cặp mắt lên nhìn bầu trời, không thèm để ý đến xung quanh nên bị một con trâu đi ngang qua giẫm chết. Qua đây, chúng ta rút ra được rằng môi trường sống nhỏ bé sẽ khiến tầm nhìn trở nên hạn hẹp. Truyện phê phán những kẻ hiểu biết nông cạn mà lại huênh hoang như con ếch ngồi đáy giếng. Từ đó, con người rút ra được bài học cần phải biết nhìn xa trông rộng dù hoàn cảnh và môi trường sống có giới hạn, không nên chủ quan, kiêu ngạo và coi thường những người xung quanh.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 9 2023
Tham khảo 2:

“Ếch ngồi đáy giếng” là một truyện ngụ ngôn mang lại nhiều bài học giá trị. Chú ếch sống trong cái giếng lâu ngày, nó nhìn mọi thứ bên ngoài chỉ qua miệng cái giếng nhỏ bé. Ếch cứ nghĩ mình là một vị chúa tể còn bầu trời chỉ bé bằng chiếc vung. Đến khi trời làm mưa to, đưa ếch ra ngoài, nó vẫn quen thói cũ đi lại nghênh ngang. Hậu quả là ếch bị một con trâu đi qua giẫm bẹp. Truyện đã nêu lên bài học về môi trường sống nhỏ bé khiến tầm nhìn trở nên hạn hẹn, đồng thời phê phán những người kiêu ngạo, coi thường người khác. Như vậy, mỗi người đừng sống như ếch ngồi đáy giếng để rồi phải nhận lấy hậu quả cho bản thân.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 10 2023

        Tối thứ bảy hàng tuần, tôi đều được bà kể cho nghe truyện ngày xưa. Trong đó có những câu chuyện ngụ ngôn tuy ngắn nhưng thật hay và bổ ích, giúp con người thấy được nhiều bài học trong cuộc sống. Hôm nay, bà đã kể cho tôi chuyện “Ếch ngồi đáy giếng”.

       Bà nội tôi thuộc rất nhiều ca dao, tục ngữ, thành ngữ... Vì thế khi nói chuyện bà hay chêm vào đó những câu tục ngữ lạ mà tôi không hiểu. Những lúc như thế bà lại cặn kẽ giảng giải. Hôm nay, bà nói về câu tục ngữ “Ếch ngồi đáy giếng” chỉ những kẻ dù hiểu biết rất hạn hẹp nhưng lúc nào cũng huênh hoang, tự đắc. Rồi để giải thích cho tôi hiểu hơn, bà kể lại cho tôi nguồn gốc câu thành ngữ ấy.

       Ngày xưa, có một chú ếch sống trong một cái giếng nhỏ. Vì sống ở đó lâu ngày nên nó không biết thế giới ở ngoài kia ra sao. Xung quanh nó chỉ có vài con cua, ốc, nhái bé nhỏ... nên nó tưởng rằng mình là to là mạnh nhất. Ếch ta tự hào lắm về tiếng kêu ồm ộp của mình. Mỗi khi nó kêu làm vang động cả cái giếng nhỏ, khiến những con vật nhỏ khác rất hoảng sợ. Ếch cứ ngỡ mình rất oai. Ngẩng mặt lên nhìn trời, nó thấy bầu trời chỉ bằng chiếc vung chứ không cao và rộng lớn như người ta thường đồn đại. Ếch ta kiêu hãnh lắm và cho rằng trời quá bé nhỏ còn nó mới xứng là một vị chúa tể. Suy nghĩ ấy đã làm cho ếch ta coi thường mọi vật. Trong cái nhìn của ếch thì chẳng có ai bằng nó cả. Thế nên, một năm trời mưa to, nước trong giếng dâng cao, đưa ếch ta ra ngoài. Quen cái nhìn cũ, quen cách nghĩ cũ, ếch huênh hoang đi lại trên đường, đi khắp nơi như chốn không người. Theo thói quen, nó cất tiếng kêu ồm ộp và tưởng rằng ai cũng sợ như dưới đáy giếng kia. Nó đưa cặp mắt lên nhìn và vẫn cho rằng bầu trời bé tẹo như cái vung nên chẳng để ý gì đến xung quanh. Bỗng nó thấy tối sầm lại, không nhìn rõ gì nữa. Một vật gì rất lớn che mất tầm nhìn của nó. Nó đâu biết rằng đó là chân của một con trâu nên đã bị dẫm bẹp. Thế là hết đời một con ếch ngông nghênh.

       Nghe câu chuyện bà kể, tôi thấy chú ếch con thật đáng chê trách. Có nhiều người trẻ, ít kinh nghiệm, ít hiểu biết nhưng lại là những người có tính cách hung hăng, huênh hoang, ngông nghênh nhiều nhất. Có lẽ vì còn chưa hiểu biết nhiều nên họ mới làm những việc kém hiểu biết. Do đó, những người trẻ tuổi phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không chỉ trong sách vở mà còn nhiều lĩnh vực khác, không chủ quan hay kiêu ngạo. Những tính cách đó chỉ làm hỏng một con người mà thôi, đôi khi còn làm cho người khác bị tổn thương nữa.

       Bao giờ kể chuyện xong bà cũng giúp tôi rút ra những bài học quý báu, không cao sang, xa vời mà rất thực tế, gần gũi. Tôi luôn lắng nghe những điều bà dặn để áp dụng vào cuộc sống. Bản thân tôi cũng như tất cả mọi người, không ai là hoàn hảo nên luôn phải học hỏi lẫn nhau, những khiếm khuyết của mình sẽ được tri thức của người khác bổ sung và ngược lại. Do đó, không được giấu điểm yếu kém. Bà còn bảo tôi phải học thật chăm để không bị kém hiểu biết, có như thế mới không suy nghĩ hay hành động thiếu hiểu biết. Quả thực những điều bà dặn dò tôi đòi hỏi một sự cố gắng nỗ lực và tự giác rất lớn nhưng dù có thế nào thì tôi cũng không thể để mình như chú ếch ngồi đáy giếng được.

       Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng của ông cha ta thật sâu sắc: Nói chuyện của loài vật nhưng mục đích là nói chuyện loài người. Bất kì ai khi đọc truyện cũng sẽ tự rút ra được cho mình bài học cần thiết và bổ ích.