K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 10 2017

Hế

8 tháng 11 2016

Đã đến time mị thể hiện :))) hiha

 

Các bạn của minh và các bạn trên online math cố gắng giúp mình mấy bài này nha ai giúp được bài gì cũng được cảm ơn nhiều lắm Toán 8 hình học Bài : đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước Bài 1 . cho đoạn thẳng AB .Kẻ tia Ax bất kì . Trên tia Ax lấy các điểm C,D,E,F sao cho AC = CD = DE =EF . Kẻ đoạn thẳng FB . Qua C, D,E kẻ CC’ , DD’ , EE’ song song với FB ( C’ ,D’ ,E’ thuộc...
Đọc tiếp

Các bạn của minh và các bạn trên online math cố gắng giúp mình mấy bài này nha ai giúp được bài gì cũng được cảm ơn nhiều lắm

Toán 8 hình học

Bài : đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước

Bài 1 . cho đoạn thẳng AB .Kẻ tia Ax bất kì . Trên tia Ax lấy các điểm C,D,E,F sao cho AC = CD = DE =EF . Kẻ đoạn thẳng FB . Qua C, D,E kẻ CC’ , DD’ , EE’ song song với FB ( C’ ,D’ ,E’ thuộc đoạn thẳng AB )

a, chứng minh AC’ = C’D’= D’E’= E’B ( bằng hai cách khác nhau )

b, cho DD’= 3 cm . Tính CC’ , FB (bằng hai cách khác nhau)

bài 2 .cho đoạn thẳng AB . hãy chia đoạn thẳng AB thành 4 đoạn thẳng bằng nhau ( bằng 2 cách khác nhau )

bài 3 cho tam giác ABC và M  là điểm bất kì thuộc cạnh BC . gọi D là điểm đối xứng với A qua M . khi điểm M  di chuyển trên cạnh BC thì điểm D di chuyển trên đường nào .

bài 4 cho đoạn thẳng AB và đường thẳng d song song với AB và C là điểm bất kì thuộc đường thẳng d . Gọi M , N, P lần lượt là trung điểm của các cạnh BC,AC,AB và G  là giao điểm của AM , BN

a, chứng minh các điểm C ,G,P thẳng hàng

b, khi C  di chuyển trên dường thẳng d thì điểm G di chuyển trên đường thẳng nào .

bài 5 cho tam giác ABC cân tại A và M  là điểm bất kì thuộc cạnh BC . gọi D ,E lần lượt là chân các đường vuông góc hạ từ M tới AB , AC . KẺ  BH vuông góc với AC ( H thuộc AC ) và kẻ MK vuông góc với BH  ( K thuộc BH ) . chứng minh MD = BK và MD + ME = BH

BÀI 6 . Cho tam giác ABC cân tại A và M là điểm di chuyển trên cạnh BC . Chứng minh tổng khoảng cách từ M  tới AB và AC  luôn không đổi

Bài 7 tam giác nhọn ABC có điểm M bất kì thuộc cạnh BC. Từ M kẻ MD , ME  lần lượt song song với AB, AC ( D thuộc AC , E thuộc AB ) .gọi I  là trung điểm của DE .

a, chứng minh 3 điểm A,I,M thẳng hàng

b,khi M di chuyển trên cạnh BC  thì I di chuyển trên đường nào ?

bài 8   Cho đoạn thẳng AB và M là điểm bất kì thuộc đoạn thẳng đó. Vẽ về một phía của AB các tam giác đều AMD , BME . Gọi I là trung điểm của đoạn thẳng DE.  Khi M di chuyển trên đường thẳng AB:

a, chứng minh MI luôn đi qua giao điểm của AD , BE.

B, điểm I di chuyển trên đường nào ?

Bài 9 Cho đoạn thẳng AB bằng 6 cm và M là điểm bất kì thuộc đoạn thẳng AB . vẽ tia Mx vuông góc với AB . lấy N,P thuộc tia Mx sao cho MN = AM và MP=MB . Gọi I,K lần lượt là trung điểm của các đoạn thẳng AN , PB và O  là trung điểm của đoạn thẳng IK

a, tính độ dài khoảng cách từ O tới AB

b, Gọi C là giao điểm của tia AI và tia BP. Chứng minh rằng khi M di chuyển trên đoạn thẳng AB thì C  luôn cố định

c, khi điểm M di chuyển trên đoạn thẳng AB thì điểm O di chuyển trên đường nào ?

·         Chú thích các bạn giúp mình bài nào cũng dc mỗi người góp chút sức giúp mình nha . trình bày khoa học đầy đủ ^-^

2
17 tháng 10 2016

v dài bn nên đăng từng câu nhỏ để mọi người tiện làm hơn

18 tháng 3 2021

bủh bủh dảk dảk lmao lmao

23 tháng 8 2023

chịu

23 tháng 8 2023

đọc mà rối loạn tâm chí, chi co cao thủ như các thầy cô giáo mới làm đc

 

27 tháng 10 2018

Giải bài 71 trang 103 Toán 8 Tập 1 | Giải bài tập Toán 8

a) Tứ giác ADME có: Giải bài 71 trang 103 Toán 8 Tập 1 | Giải bài tập Toán 8

⇒ ADME là hình chữ nhật

O là trung điiểm của đường chéo DE nên O cũng là trung điểm của đường chéo AM.

Vậy A, O, M thẳng hàng.

b) Kẻ AH ⊥ BC; OK ⊥ BC.

Ta có OA = OM, OK // AH (cùng vuông góc BC)

⇒ MK = KH

⇒ OK là đường trung bình của ΔMAH

⇒ OK = AH/2.

⇒ điểm O cách BC một khoảng cố định bằng AH/2

⇒ O nằm trên đường thẳng song song với BC.

Mặt khác khi M trùng C thì O chính là trung điểm của AC, khi M trùng B thì O chính là trung điểm của AB.

Vậy O di chuyển trên đoạn thẳng PQ là đường trung bình của tam giác ABC.

c) Vì AH là đường cao hạ từ A đến BC nên AM ≥ AH (trong tam giác vuông thì cạnh huyền là cạnh lớn nhất).

Vậy AM nhỏ nhất khi M trùng H.

30 tháng 11 2018

F thuộc AC nha

27 tháng 10 2021

help

27 tháng 10 2021

a: Xét tứ giác ADME có 

\(\widehat{ADM}=\widehat{AEM}=\widehat{EAD}=90^0\)

Do đó: ADME là hình chữ nhật

Suy ra: Hai đường chéo AM và DE cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường

hay A,O,M thẳng hàng

21 tháng 4 2017

Bài giải:

a) Tứ giác ADME có ˆA=ˆD=ˆE=900A^=D^=E^=900

nên ADME là hình chữ nhật

O là trung điểm của đường chéo AM.

Vậy A, O, M thẳng hàng

b)Kẻ AH ⊥ BC. Tương tự như bài 77 ta có hai cách chứng minh như sau:

Cách 1:

Kẻ OK ⊥ BC. Ta có OA = OM, OK // AH (cùng vuông góc BC).

Suy ra OK=12AHOK=12AH

Điểm O cách đoạn BC cố định một khoảng không đổi bằng 12AH12AH. Mặt khác khi M trùng C thì O chính là trung điểm của AC, khi M trùng B thì O chính là trung điểm của AB. Vậy O di chuyển trên đoạn thẳng PQ là đường trung bình của tam giác ABC.

Cách 2: Vì O là trung điểm của AM nên HO là trung tuyến ứng với cạnh huyền AM. Do đó OA = OH. Suy ra điểm O di chuyển trên đường trung trực của AH.

Mặt khác vì M di chuyển trên đoạn PQ. Vậy điểm O di chuyển trên đoạn thẳng PQ là đường trung bình của ABC.

21 tháng 4 2017

a) Tứ giác ADME có ˆA=ˆD=ˆE=900A^=D^=E^=900

nên ADME là hình chữ nhật

O là trung điểm của đường chéo AM.

Vậy A, O, M thẳng hàng

b)Kẻ AH ⊥ BC. Tương tự như bài 77 ta có hai cách chứng minh như sau:

Cách 1:

Kẻ OK ⊥ BC. Ta có OA = OM, OK // AH (cùng vuông góc BC).

Suy ra OK=12AHOK=12AH

Điểm O cách đoạn BC cố định một khoảng không đổi bằng 12AH12AH. Mặt khác khi M trùng C thì O chính là trung điểm của AC, khi M trùng B thì O chính là trung điểm của AB. Vậy O di chuyển trên đoạn thẳng PQ là đường trung bình của tam giác ABC.

Cách 2: Vì O là trung điểm của AM nên HO là trung tuyến ứng với cạnh huyền AM. Do đó OA = OH. Suy ra điểm O di chuyển trên đường trung trực của AH.

Mặt khác vì M di chuyển trên đoạn PQ. Vậy điểm O di chuyển trên đoạn thẳng PQ là đường trung bình của ABC.


=

#Toán_8 CÁC anh chị (các bạn ) giải giúp em mấy bài này với!Bài 1: Tam giác ABC vuông cân tại C. Trên cạnh AC, BC lấy lần lượt các điểm P,Q sao cho AP=CQ. Từ P vẽ PM song song với BC. (M thuộc AB).a) Chứng minh PCMQ là hình chữ nhật b) Gọi I là trung điểm MQ. CHứng minh rằng khi P di chuyển trên cạnh AC; Q di chuyển trên cạnh BC thì I di chuyển trên một đoạn thẳng cố định.Bài 2: CHo tam giác ABC. Gọi O là...
Đọc tiếp

#Toán_8 CÁC anh chị (các bạn ) giải giúp em mấy bài này với!

Bài 1: Tam giác ABC vuông cân tại C. Trên cạnh AC, BC lấy lần lượt các điểm P,Q sao cho AP=CQ. Từ P vẽ PM song song với BC. (M thuộc AB).
a) Chứng minh PCMQ là hình chữ nhật 
b) Gọi I là trung điểm MQ. CHứng minh rằng khi P di chuyển trên cạnh AC; Q di chuyển trên cạnh BC thì I di chuyển trên một đoạn thẳng cố định.

Bài 2: CHo tam giác ABC. Gọi O là một điểm thuộc miền trong tam giác. M ,N,P,Q lần lượt là trung điểm các đoạn OB , OC, AC và AB.
a) CM MNPQ là hình bình hành
b) Xác định vị trí của O để MNPQ là hình chữ nhật.

Bài 3: Cho tam giác ABC (AB<AC) . Trên AB lấy điểm D. Trên AC lấy điểm E sao cho BD=CE. Gọi I ; K lần lượt là trung điểm của BC và DE. Kéo dài IK cắt AB; AC lần lượt tại M và N. CMR: tam giác AMN cân.

0