K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài 1

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

a.      Bài ca dao gợi cho em một bức tranh như thế nào? Hãy phác họa bức tranh đó bằng những câu văn có kết hợp miêu tả và biểu cảm.

b.     Viết một đoạn văn khoảng 10 câu tìm và nêu giá trị của các từ láy được sử dụng trong bài ca dao trên.

 

Bài 2: Tìm một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “Thân em” hoặc “thương thay”. Những bài ca dao ấy thường nói về ai, về điều gì và thường giống nhau như thế nào về nghệ thuật?

Phân tích bài thơ Sông núi nước Nam -để thấy rằng bài thơ này xứng đáng được coi là “ Bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên” của nước ta.

Bài 3: Hãy giải thích vì sao cả Lý Thường Kiệt  trong bài thơ Sông núi nước Nam và Nguyễn Trãi trong Bình Ngô Đại cáo đều dùng chữ “ đế” mà không dùng chữ “vương” để nói về vua nước Nam.

-         Nam quốc sơn hà Nam đế cư ( Sông núi nước Nam)

-         Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương. (Bình Ngô đại cáo)

ai giúp mình càng nhanh càng tốt nha

0

Em tham khảo bài viết của anh:

"Quê hương hương là gì hả mẹ

Mà cô giáo dạy phải yêu

Quê hương là gì hả mẹ

Ai đi xa cũng nhớ nhiều....."

Nhớ làng, nhớ cánh đồng xanh ngát, nhớ dòng sông,... Mỗi cảnh vật ở quê hương như gắn liền với tuổi thơ của mỗi người vậy, bởi vậy cho nên trong suy nghĩ của chúng ta, quê hương là nơi ta luôn hướng về dù có ở miền đất xa hay gần ngay trước mắt. Hình ảnh làng quê bình dị, đẹp đẽ của con người miền Trung, xung quanh chỉ là một màu vàng bao phủ của cánh đồng. Trải dài trên một mảnh đất quê hương, những người phụ nữ lộng lẫy, yêu kiều làm sao! Mô-tip "Thân em" đã khá quen thuộc để nói về hình ảnh người phụ nữ xưa, đẹp cả hình thức lẫn phẩm chất, vậy mà vẫn phải "phất phơ" dưới ngọn nắng. Hiện thân ở đó một xã hội mất công bằng. Nhưng dù sao đi chăng nữa, những giá trị ấy lại giúp làng quê của ta ngày trở lên đẹp hơn, rạng ngời hơn trong những tháng ngày của đất nước.

21 tháng 11 2016
Người Việt Nam ta rất coi trọng đời sống tình cảm, nhất là tình cảm gia đình. Có lẽ không ai không biết đến bài ca dao đã trở thành lời ru quen thuộc tự bao đời: Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
.Nói về công lao của cha mẹ đối với con cái, câu ca dao trên đã đưa ra những hình ảnh giàu sức biểu cảm để so sánh và chỉ có những hình ảnh vĩ đại như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn mới diễn tả hết công lao to lớn ây. Thái Sơn là một ngọn núi cao nổi tiếng ở Trung Quốc, tượng trưng cho những gì lớn lao, vĩ đại. Khi so sánh Công cha như núi Thái Sơn, nhân dân ta muốn nhấn mạnh công lao của người cha trong việc nuôi dạy con cái trưởng thành. Còn hình ảnh nước trong nguồn thể hiện tình yêu thương vô hạn của người mẹ đối với các con.Người xưa đã ví công cha với ngọn núi cao nhất, còn nghĩa mẹ lại so sánh với nước trong nguồn bất tận. Đọc kĩ bài ca dao, ta sẽ ngạc nhiên trước sự tinh tế này. Người xưa đã phản ánh rất đúng đặc điểm tâm lí và cách, biểu hiện tình cảm của cha mẹ đối với con cái để từ đó chọn chữ và dùng hình ảnh so sánh cho hợp lí Vì thế chữ công để nói về cha, chữ nghĩa để nói về mẹ. Hai hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn tuy khác xa nhau nhưng đều phù hợp với vai trò và vị trí của mỗi người.Công sinh thành của cha mẹ rất lớn. Không có cha mẹ thì không có các con. Bất cứ một anh hùng hay vĩ nhân nào cũng đều được sinh ra từ cha mẹ của mình. Cha mẹ đã rứt ruột sinh ra các con, đã chia sẻ một phần xương thịt để các con có mặt trên đời. Chính vì vậy, công ơn sinh thành của cha mẹ sánh ngang với núi cao, biển rộng.Cha mẹ cũng là người nuôi dưỡng các con từ khi mới chào đời cho đến lúc trưởng thành. Mẹ nuôi con bằng dòng sữa ngọt lành. Cha mẹ thay nhau chăm sóc đàn con mỗi khi trái gió trở trời. Cha mẹ ra sức làm lụng để nuôi các con khôn lớn. Từ một hình hài nhỏ xíu cho đến khi biết đi, rồi biết đọc, biết viết, biết nấu cơm, quét nhà, biết làm lụng để tự nuôi thân đâu phải là chuyện ngày một, ngày hai. Các con lớn dần lên cũng là lúc cha mẹ già yếu đi. Cha mẹ đã dành cho đàn con tất cả tâm huyết và sức lực của mình.Không chỉ nuôi con lớn, cha mẹ còn dạy dỗ cho các con nên người. Cha mẹ dạy con bằng chính những việc làm, những hiểu biết về đời sống, về đạo làm người của mình. Sau này, dù được thầy cô dạy dỗ, được người đời khuyên răn, nhưng cha mẹ vẫn là người thầy đầu tiên, người thầy gần gũi nhất của các con.Chúc bn hc tốt!
21 tháng 11 2016

Ca dao là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn con người từ thuở ấu thơ. Nhịp võng đưa và tiếng du hời qua những làn điệu ca dao đã đưa tâm hồn trẻ thơ đi cùng quê hương, đất nước, hướng về cội nguồn dân tộc. Một trong những câu ca dao đã khắc sâu vào kí ức tôi đó là:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Vẫn là thi pháp thường gặp trong ca dao, tác giả dùng cách so sánh ví von để tạo các hình ảnh song hành: Công cha được ví như núi Thái Sơn – Nghĩa mẹ sánh với nước trong nguồn. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả dân gian mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công lao cha mẹ. Bởi lẽ cha mẹ sinh thành ra ta và nuôi dưỡng ta khôn lớn nên người. Công lao của cha mẹ thật lớn, nó sánh với núi cao biển thẳm. Núi Thái Sơn không chỉ hoành tráng về hình dạng, chiều cao mà là biểu tượng của sự bất diệt thiêng liêng. Núi gợi lên sự cứng cáp, hiên ngang chống đỡ chẳng khác nào người cha trong gia đình. Có việc gì khó thì cha sẵn sàng đưa vai gánh vác, cha lo toan mọi việc lớn trong gia đình, cha là người sẵn sàng che chở cho con trước những phong ba bão táp của cuộc đời, cha là chỗ dựa về vật chất lẫn tinh thần cho con. Những gánh nặng cuộc đời cha đảm đương nhận lấy, cha làm tất cả vì cuộc đời con. Ôi! Công lao của cha làm sao nói hết, nó tựa núi Thái Sơn vời vợi không đo được chiều cao. Công lao của cha bao la như vũ trụ, kì vĩ như ngọn núi ngất trời.Song hành với công lao cha là nghĩa mẹ. Mẹ “mang nặng đẻ đau”, mẹ chắt chiu từng dòng sữa ngọt ngào để nuôi con khôn lớn. Mẹ lo cho con từng cái ăn, cái mặc, mang đến cho con từng giấc ngủ yên bình. Mẹ thầm lặng hi sinh vì con cái:

Chỗ ráo con nằm chỗ ướt mẹ lăn.

Có những bà mẹ phải tất tả giữa dòng đời xuôi ngược để lọ kiếm miếng ăn cho con mình:

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Công lao của cha mẹ kể sao hết được, nó như nước trong nguồn luôn chảy mãi. Nghĩa mẹ thật bao la, nó vô tận như nước trong nguồn không bao giờ khô cạn. Nước nguồn là nước trong suốt, mát lành. Nhờ có nước nguồn mà ao, hồ, sông, suối được tồn tại. Nước nguồn thầm lặng chảy mãi trong tự nhiên, nó chẳng, khác nào nghĩa mẹ đối với cuộc đời con, mẹ luôn luôn lo lắng cho con. Bởi thế, nhà thơ Chế lan Viên đã viết:

Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.

Công cha và nghĩa mẹ như thế đấy! Bởi thế, chúng ta hãy sống cho xứng đáng với công lao của cha mẹ, sống cho trọn hiếu trọn đạo. Hiếu ở đây là hiếu nghĩa, hiếu thuận. Hiếu với cha mẹ, tổ tiên, cội nguồn, thuận hòa trong gia đình, dòng họ, kính trên nhường dưới. Thuận ở đây không những là đạo làm con, mà còn phải là đạo làm người, đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”..Những ai đi ngược đạo lí ấy thì sẽ là những con người sống không trọn đạo hiếu, bất nghĩa, bất nhân. Không hiếu với cha mẹ thì làm sao hiếu với dân, trung với nước? Làm sao trở thành những công dân tốt? Những người ấy sẽ làm cho cha mẹ họ đau buồn biết chừng nào. Bởi vậy, câu ca dao là lời răn dạy thâm thúy, nó nhắc nhở con người phải thấy được công lao to lớn của cha mẹ, nó nhẹ nhàng khuyên nhủ con người phải sống cho tròn đạo nghĩa.Bài ca dao cho thấy tình cảm gia đình, tình cảm gắn liền với trách nhiệm của mỗi con người. Với âm điệu ngọt ngào, sâu lắng, lời ca dao êm ái nhẹ nhàng tựa lời dạy làm người của cha, nó tựa lời khuyên sống tròn đạo hiếu của mẹ. Ca dao đã mượn hình ảnh so sánh, ẩn dụ quen thuộc để bày tỏ tâm tình, nhắc nhở về công ơn sinh thành, về tình mẫu tử thiêng liêng, về tình cha con bất diệt. Câu ca dao tuy ngắn gọn nhưng nó là một bài học làm người mà ông cha ta đã để lại cho bao thế hệ sau.

10 tháng 1 2022

A

10 tháng 1 2022

B

5 tháng 11 2021

B

5 tháng 11 2021

a

viết bài văn cảm nhận về bài ca dao:Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngátĐứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh môngThân em như chẽn lúa đòng đòngPhất phơ dưới ngọn nắng hông ban maiChú ý:Đặt ra các câu hỏi và trả lời để tìm ý như sau:-Bài ca dao là lời của ai nói với ai?Nói trong hoàn cảnh nào? Tâm trạng ra sao?-Bài ca dao nói về nội dung gì ? Nội dung đó...
Đọc tiếp

viết bài văn cảm nhận về bài ca dao:

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hông ban mai

Chú ý:

Đặt ra các câu hỏi và trả lời để tìm ý như sau:

-Bài ca dao là lời của ai nói với ai?Nói trong hoàn cảnh nào? Tâm trạng ra sao?

-Bài ca dao nói về nội dung gì ? Nội dung đó được thể hiện bằng những nội dung nhỏ nào ?

-Để làm nổi bật nội dung trên, tác giả đã sử dụng những nghệ thuật gì ?

+Thể thơ, giọng điệu, nhịp thơ

+Từ ngữ, câu chữ, hình ảnh có gì dặc biệt ?

+Chỉ rõ hình ảnh và chi tiết đó đặc biệt ở chỗ nào ?(thường có 2 giá trị:gợi tả hình ảnh/gợi tả âm thanh và cảm xúc ra sao ?)

-BPTT mà tác giả sử dụng là gì ?

->Chỉ ra nghệ thuật nào cần phải có dẫn chứng đi kèm, sau đó phân tích dẫn chứng đó.

-Cảm nhận của bản thân về bài ca dao hoàn chỉnh theo bố cục: MB, TB, KB

Ghi nhớ: không được chép văn mẫu

0
27 tháng 9 2021

Câu 1: PTBĐ: miêu tả.

Tham khảo:

Câu 2:

Bài ca dao ‘’Đứng bên ni đồng…" là một bài ca dao trữ tình đặc sắc đã ca ngợi vẻ đẹp quê hương đất nước qua hình ảnh cánh đồng lúa bát ngát mênh mông ví vẻ đẹp duyên dáng, tươi trẻ, cần mẫn và yêu đời của nàng thiếu nữ làng quê  Việt Nam.

Bài ca dao được sáng tạo nên bằng bút pháp nghệ thuật độc đáo. Cách dùng từ chính xác, gợi cảm. Biện pháp tu từ so sánh, phép song hành đối xứng, cách đảo từ ngữ và sử dụng tiếng địa phương đã làm cho ý tưởng, lời ca đậm đà, ý vị. Có thể coi nó là một “viên ngọc quý trong kho tàng thơ ca dân gian Việt Nam.

Học bài ca dao này, ta thấy tâm hồn mình thêm gắn bó, yêu thương quê hương đất nước, biết quý trọng và biết ơn những người nông dân vất vả dãi nắng dầm mưa để làm nôn những bát cơm đầy dẻo thơm