K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Cho đoạn văn sau:          Khổ thơ đầu tiên của bài " Đoàn thuyền đánh cá", khổ thơ viết về cảnh ra khơi. Dù được mở ra trong khung cảnh một buổi chiều hôm nơi của biển, xong những câu thơ không hề gợi lên nỗi buồn, mà trái lại thật hào hùng, phấn trấn. Nhà thơ muốn truyền đến cho chúng ta cảm giác: không chỉ " gió khơi" - hơi thở mạnh mẽ của biển cả - mà cả " câu hát" - hơi thở...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

          Khổ thơ đầu tiên của bài " Đoàn thuyền đánh cá", khổ thơ viết về cảnh ra khơi. Dù được mở ra trong khung cảnh một buổi chiều hôm nơi của biển, xong những câu thơ không hề gợi lên nỗi buồn, mà trái lại thật hào hùng, phấn trấn. Nhà thơ muốn truyền đến cho chúng ta cảm giác: không chỉ " gió khơi" - hơi thở mạnh mẽ của biển cả - mà cả " câu hát" - hơi thở khỏe khoắn của hồn người - cũng có sức thổi căng cánh buồm của đoàn thuyền đang lướ sóng. Như vậy, ngay từ đoạn thơ thứ nhất. Với bài " Đoàn thuyền đánh cá" đã thể hiện tâm hồn phơi phới của những con người làm chủ cuộc đời.

a. Chép lại đoạn văn trên sau khi đã sửa hết lỗi chính tả và ngữ pháp( khi sửa chỉ được thêm bớt rất ít từ).

b. Từ nào có thể thay thế từ " chiều hôm" trong đoạn văn em vừa chép?

c. Xác định câu chủ đề của đoạn văn.

Ai trả lời nhanh mik tick cho!!!

1
25 tháng 4 2018

 a)

       Khổ thơ đầu tiên của bài " Đoàn thuyền đánh cá" đã khắc họa cảnh ra khơi. Dù được mở ra trong khung cảnh một buổi chiều hôm nơi của biển, xong những câu thơ không hề gợi lên nỗi buồn mà trái lại thật hào hùng, phấn chấn. Nhà thơ muốn truyền đến cho chúng ta cảm giác không chỉ " gió khơi" - hơi thở mạnh mẽ của biển cả , mà cả " câu hát" - hơi thở khỏe khoắn của hồn người  cũng có sức thổi căng cánh buồm của đoàn thuyền đang lướt sóng. Như vậy, ngay từ đoạn thơ thứ nhất ở bài " Đoàn thuyền đánh cá" đã thể hiện tâm hồn phơi phới của những con người làm chủ cuộc đời.

b. Từ có thể thay thế từ " chiều hôm" trong đoạn văn em vừa chép : Chiều hôm => Hoàng hôn

c. Xác định câu chủ đề của đoạn văn: Khổ thơ đầu tiên của bài " Đoàn thuyền đánh cá" đã khắc họa cảnh ra khơi

8 tháng 11 2021

tham khảo

 

Yêu đất nước tức là yêu nơi chôn nhau cắt rốn, yêu con đường làng hai buổi đến trường, yêu cả những quần đảo ngoài xa khơi đang ngày đêm làm hệ thống tiền tiêu để bảo vệ cho tổ quốc. Phạm vi lãnh thổ của nước ta không chỉ bao gồm có đất liền, vùng trời, vùng biển mà còn cả những hòn đảo ngoài xa. Như Bác Hồ đã từng nói “Ngày xưa ta có đêm, có rừng. Ngày nay, ta có ngày có trời, có biển. Biển nước ta dài và tươi đẹp. Ta phải biết giữ gìn và phát huy nó”.

Từ thuở tấm bé ta vẫn thường nghe những lời ru ngọt ngào của bà của mẹ, đất nước ta tươi đẹp với rừng vàng biển bạc. Lớn lên theo những trang sách sử vọng về chúng ta càng thêm yêu quý thêm từng mảnh đất quê hương. Đó không chỉ là mảnh đất liền nơi ta sinh sống, vùng trời mênh mông với những cánh chim bay mà còn cả những hòn đảo nhỏ ngoài khơi đang ngày ngày làm hệ thống tiền tiêu để bảo vệ tổ quốc.

Thật vậy, biển đảo chính là máu thịt của tổ quốc. Thật may mắn cho chúng ta khi được sinh ra và lớn lên trong thời đại hòa bình. Thế nhưng lịch sử 14 cuộc chiến tranh cướp nước của giặc ngoại xâm thì có đến 10 cuộc chiến bắt đầu từ biển. Thế mới biết biển có vai trò quan trọng thế nào trong việc giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ. Nhất là đối với Việt Nam, nắm giữ một trong những đường hàng hải quan trọng nhất thế giới.

Biển không chỉ là người bạn của con người mà nó còn là người mẹ vĩ đại nuôi sống con người. Biết bao nhiêu làng chài ven biển đang ngày ngày bám biển tìm kiếm hạt ngọc cho đời. Những mẻ cá trĩu nặng, những vựa muối óng ánh chính là phần quà tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Không những thế, biển còn có những hòn đảo, những vị trí quân sự trọng yếu để bảo vệ đất mẹ từ xa. Chúng ta tự hào với những Hoàng Sa, Trường Sa sừng sững với những người lính quê hương đang ngày ngày vững cây súng bảo vệ tổ quốc.

Không những thế biển còn là một chứng nhân lịch sử, một minh chứng hùng hồn cho những năm tháng đau thương mà anh hùng của cả dân tộc. Nhà tù Côn Đảo thuộc huyện đảo Phú Quốc là một trong những di tích lịch sử nổi tiếng. Nơi chứng kiến biết bao nhiêu lớp người đã anh dũng ngã xuống vì bình yên độc lập của quê hương. Biển yên bình nhưng vùi sâu trong nó là biết bao chiến tích được viết nên bằng máu và hoa. Như một nhạc sĩ nào đó đã từng viết “Ôi biển Việt Nam, ôi sóng Việt Nam. Qua bao nhiêu thăng trầm lửa thử vàng mới nên người. Vùi sâu dưới đáy những gì đau thương biển lại hát tình ca biển kể chuyện quê hương”.

Trong cuộc sống hiện đại, thì biển càng đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng với cuộc sống. Không chỉ cung cấp cho con người nguồn tài nguyên dồi dào về hải sản, dầu khí… Biển còn là nơi để con người tìm được sự cân bằng sau những ngày lao động mệt mỏi. Và nơi đây cũng mang một ý nghĩa chính trị lớn lao. Những năm qua, biết bao nhiêu thế hệ trẻ đã xung phong được ra đảo để bảo vệ tổ quốc. Các anh thực sự là những tấm gương sáng ngời để thế hệ trẻ chúng em noi theo tiếp nối truyền thống yêu nước vĩ đại của dân tộc.

Yêu nước là một truyền thống quý báu ngàn đời của cả dân tộc. Yêu nước là yêu những thứ bình dị và nhỏ bé nhất. Và tình yêu biển đảo chính là một phần trong thứ tình cảm mãnh liệt đó. Thế hệ trẻ chúng ta, những người lớn lên trong thời buổi hòa bình hãy tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước yêu biển đảo quê hương đó. Bởi biển đảo chính là hệ thống tiền tiêu để bảo vệ trái tim của Tổ quốc.

23 tháng 4

1

Đoạn văn sau có những câu nào là trích dẫn trực tiếp và gián tiếp ?(1) Mỗi lần bạn bè hỏi thăm về xứ Huế, tôi thường trả lời vui bằng một câu thơ của thi sĩ Bùi Giáng : "Dạ thưa xứ Huế bây giờVẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương"(2) Cứ tưởng là đùa chơi, hóa ra câu thơ còn nhắc đến một sự bất biến của xứ Huế, khi mà nói núi Ngự sông Hương từ bao giờ đã trở thành biểu...
Đọc tiếp

Đoạn văn sau có những câu nào là trích dẫn trực tiếp và gián tiếp ?

(1) Mỗi lần bạn bè hỏi thăm về xứ Huế, tôi thường trả lời vui bằng một câu thơ của thi sĩ Bùi Giáng : 

"Dạ thưa xứ Huế bây giờ

Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương"

(2) Cứ tưởng là đùa chơi, hóa ra câu thơ còn nhắc đến một sự bất biến của xứ Huế, khi mà nói núi Ngự sông Hương từ bao giờ đã trở thành biểu tượng của xứ này. (3) Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng đã từng lo sợ một ngày nào đó "Huế không còn sông Hương thì liệu còn ai buồn nhắc tới Huế nữa không". (4) Còn nhà thơ Huy Tập thì xa xăm rằng : Nếu như chẳng có sông Hương - Câu thơ xứ Huế giữa đường đánh rơi. (5)Vâng, con sông, ngọn núi là chỗ tựa, đồng thời cũng là cội nguồn để tạo ra hương sắc của cả một vùng đất và cao hơn là bản sắc văn hóa của vùng đất ấy.

A. Các câu (1), (2), (3), (4).

B. Các câu (1), (3), (4).

C. Các câu (1), (2), (4).

D. Các câu (5), (4), (3).

1
17 tháng 7 2018

Chọn đáp án: B

20 tháng 9 2017

Hình tượng trung tâm trong bài thơ là cánh cò nhưng cảm hứng chủ đạo lại là tình mẹ

   + Hình ảnh con cò gợi ý nghĩa về biểu tượng về lòng mẹ, sự dìu dắt, nâng đỡ đầy dịu dàng của người mẹ

Những câu thơ mang tính khái quát đều là những câu thơ chứa chan tình cảm yêu thương của mẹ

   + Quy luật tình cảm bền vững, sâu nặng, thể hiện tình cảm yêu thương vô bờ của mẹ

   + Mẹ theo con tới bất cứ phương trời nào, luôn che chở, động viên con

- Lời ru là khúc hát chan chứa tình yêu thương của mẹ

   + Mẹ hóa thân vào cánh cò mang ý nghĩa sâu xa: sự hi sinh, nhọc nhằn để bảo vệ con

- Hình ảnh kết bài như tiếng lòng tha thiết, kết tinh cao nhất của tình mẫu tử

9 tháng 7 2017

Những câu thơ trên gợi cho ta thấy hình ảnh con thuyền ra khơi trong bài "Quê hương" của Tế Hanh.

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Hai câu thơ trong bài "Đoàn thuyền đánh cá":

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng

Nhằm nói tới hình ảnh con thuyền vốn nhỏ bé nay trở thành lớn lao, ngang tầm vũ trụ, kì vĩ.

    + Con thuyền đặc biệt được cầm lái bởi gió, trăng là cánh buồm → gợi sự nhịp nhàng, hòa quyện giữa con thuyền với tự nhiên.

    + Hình ảnh con thuyền được nâng lên, hòa nhập với kích thước lớn lao của thiên nhiên, vũ trụ.

Điều đó khiến cho cảm giác nhỏ bé, cô đơn và lẻ loi của con người hoàn toàn biến mất.

→ Hình ảnh thơ lãng mạn, bay bổng kết hợp với hình ảnh con người phơi phơi, hào hứng với công việc.

1. Chép ba câu thơ 

Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng

Đoạn thơ là hành trành đoàn thuyền đánh cá ra khơi.

2. Biện pháp phóng đại của cảm hứng lãng mạn đã thổi một nguồn sinh lực lớn vào các hình ảnh, biến cái bình thường thành cái khác thường, tạo nên hiệu quả thẩm mĩ thú vị. Hai động từ “lái”, “lướt” đã kết nối các hình ảnh thành một không gian vũ trụ đặc biệt: con thuyền nhỏ bé bỗng được nâng lên tầm vóc thật lớn lao khi nó được đặt trong tương quan với bốn hình ảnh kì vĩ: gió, trăng, mây cao, biển bằng. Con thuyền ở giữa, làm chủ tất cả, lấy gió làm lái, lấy trăng làm buồm, lấy mây cao, biển bằng làm không gian lướt sóng. Con thuyền chính là con người, con người mang tầm vóc vũ trụ, làm chủ vũ trụ và cuộc đời.

3. Yêu cầu:

- Hình thức: đoạn văn khoảng nửa trang giấy

- Nội dung: Suy nghĩ về hình ảnh ngư dân ngày đêm ra khơi bám biển.

''Quê hương anh nước mặn,đông chuaLàng tôi nghèo đất cày lên sỏi đáAnh với tôi hai người xa lạTự phương trời chẳng hẹn quen nhau,Súng bên súng đầu sát bên đầu,Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.Đồng chí!''a) Trong những câu thơ trên có một từ bị chép sai. Đó là từ nào? Hãy chép lại chính xác câu thơ đó. Viếc chép sai từ như vậy ảnh hưởng đến giá trị biểu cảm của câu thơ như...
Đọc tiếp

''Quê hương anh nước mặn,đông chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi hai người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,

Súng bên súng đầu sát bên đầu,

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Đồng chí!''

a) Trong những câu thơ trên có một từ bị chép sai. Đó là từ nào? Hãy chép lại chính xác câu thơ đó. Viếc chép sai từ như vậy ảnh hưởng đến giá trị biểu cảm của câu thơ như thế nào?

b) Câu thơ thứ sau trong đoạn thơ trên có từ ''tri kỉ''. Một bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có câu thơ có từ ''tri kỉ''. Đó là câu thơ nào? Thuộc bài thơ nào?

    Về ý nghĩa và cách dùng từ ''tri kỉ'' trong hai câu thơ có điểm gì giống nhau và khác nhau?

c) Câu thơ thức bảy trong đoạn thơ trên là một câu đặc biệt. Hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu để phân tích nét đặc sắc của câu thơ đó.

Mình xin cảm ơn!

3
26 tháng 5 2021

a) Từ sai"hai" phải đổi thành"đôi"

=> Anh với tôi đôi người xa lạ

-Từ "hai"không thể hiện sắc thái biểu cảm của bài thơ.

b) Câu thơ có từ "tri kỉ":"Vầng trăng thành tri kỉ

-của bài thơ:"Ánh trăng"

-Giông nhau:Từ tri kỉ trong 2 bài thơ đều thể hiện người bạn thân thiết gắn bó

-Khác nhau:+ Ánh trăng: Tri kỉ thể hiện sự gắn bó giữa người và trăng

                    + Đồng chí: Là tình bạn gắn bó giữa người với người. Tình cảm ấy làm nên tình đồng đội,tình đồng chí vô cùng thiêng liêng của những người có cùng chung lí tưởng với nhau.

26 tháng 5 2021

c)Hai từ “Đồng chí" mới mẻ đó đã như là sự kết tinh, sự tụ hội những gì tốt đẹp và tinh hoa trong tình cảm xã hội của con người. Đồng chí là tri kỷ, nhưng cao hơn tri kỷ, mới hơn tri kỷ vì nó là tình cảm của một đội quân đông đảo những người chân đất áo nâu, nó là tình bạn chiến đấu của những người cách mạng.

 Câu c mình đưa ra gợi ý rồi đấy, nếu bạn chưa biết cách làm thì kết bạn và nhắn tin với mình nhé! mình chỉ cho:)))Chúc bạn học tốt