K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 11 2016

Mỗi câu hỏi chỉ đc đăng 1 bài bạn nhé

1 tháng 11 2016

uk, mk đang bận, bn tl 1 câu cũng đc

 

Câu 1: Nêu nội dung tư tưởng của phong trào văn hóa Phục hưng?Câu 2: Trình bày nội dung tư tưởng cải cách của Lu-thơ và Can-vanh?Câu 3: Nêu những nét lớn về tình hình kinh tế nước ta thời Đinh-Tiền Lê? Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế thời Đinh-Tiền Lê phát triển?Câu 4: Đời sống xã hội và văn hóa nước Đại Cồ Việt thay đổi như thế nào ở thời ĐinhTiền Lê? Tại sao ở thời...
Đọc tiếp

Câu 1: Nêu nội dung tư tưởng của phong trào văn hóa Phục hưng?

Câu 2: Trình bày nội dung tư tưởng cải cách của Lu-thơ và Can-vanh?

Câu 3: Nêu những nét lớn về tình hình kinh tế nước ta thời Đinh-Tiền Lê? Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế thời Đinh-Tiền Lê phát triển?

Câu 4: Đời sống xã hội và văn hóa nước Đại Cồ Việt thay đổi như thế nào ở thời ĐinhTiền Lê? Tại sao ở thời Đinh-Tiền Lê các nhà sư lại được trọng dụng?

Câu 5: Vì sao Đinh Bộ Lĩnh dời đô từ Cổ Loa ra Hoa Lư?

Câu 6: Việc nhà Đinh đặt tên nước và không dùng niên hiệu của hoàng đế Trung Quốc nói lên điều gì?

Câu 7: Em đánh giá như thế nào về hành động trao áo long bào cho Lê Hoàn của Thái hậu Dương Vân Nga?

Câu 8: Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Tiền Lê? Nhận xét?

Câu 9: Trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 do Lê Hoàn chỉ huy?

Câu 10: Tại sao nhà Lý dời đô về thành Đại La?

Câu 11: Vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền ở trung ương và địa phương thời Lý? Nhận xét?

Câu 12: Trình bày diễn biến cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt của nhân dân ta?

Câu 13: Nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt? Nhận xét về cách kết thúc chiến tranh của ông?

12
20 tháng 10 2016

câu 2:

-người khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo là M.Lu-thơ(1483-1546),một tu sĩ ở Đức.ông kịch liệt lên án những hành vi tham lamvà đồi bại của Giáo hoàng,chỉ trích mạnh mẽ những giáo lí giả dối của Giáo hội,đòi bãi bỏ những thủ tục,lễ nghi phiền toái,đòi quay về với giáo lí Ki-tô nguyên thủy.

-tại thụy sĩ,một giáo phải cải cách khác ra đời,gọi là đạo Tin Lành,do Can-vanh sáng lập,được đông đảo nhân dân tin theo.

20 tháng 10 2016

câu 4:

  • tổ chức xã hội:
  • 2 TẦNG LỚP BỊ TRỊ THỐNG TRỊ VUA QUAN MỘT SỐ NHÀ SƯ NÔNG DÂN THỢ THỦ CÔNG THƯƠNG NHÂN MỘT SỐ ĐỊA CHỦ NÔ TÌ -các nhà sư vẫn đc trọng dụng vì các nhà sư là những người có học,giỏi chữ hán,đc nhà nước và nhân dân quý trọng.
13 tháng 11 2016

2. xã hội phong kiến phương đông : vua , quý tộc và quan lại , nông dân công xã , nô lệ

xã hội phong kiến phương tây : chủ nô và nô lệ

13 tháng 11 2016

3. Ngô Quyền lên ngôi năm 938 sau khi chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng . Kinh đô thời đó là Cổ Loa (nay thuộc Hà Nội)

18 tháng 12 2022

ok

27 tháng 10 2016

1 chiến tranh xâm lược chống quân nam hán,quân tống,quân khmer

 

27 tháng 10 2016

4.

-chủ động tấn công để phòng thủ.

-đánh vào tâm lí lòng người.

-xây dựng phòng tuyến vững chắc.

-chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách giảng hòa.

1 tháng 11 2021

Tham khảo

Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí là:

- Nhu cầu về vàng bạc, nguyên liệu, nhân công và thị trường mới của châu Âu. 

- Các nước phương Tây  muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông.

- Những tiến bộ về kĩ thuật hàng hải: la bàn, kĩ thuật đóng tàu... là điều kiện để thực hiện các cuộc phát kiến địa lý.

Nguyên nhân:

- Sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất làm cho nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường ngày một tăng.

- Từ thế kỉ XV, con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải do người Ả-rập độc chiếm.

=> Vấn đề cấp thiết đặt ra là phải tìm con đường thương mại giữa phương Đông và châu Âu.

- Khoa học - kĩ thuật có những bước tiến quan trọng. Đây chính là tiền đề cho các cuộc phát kiến địa lí.

+ Có những hiểu biết về đại dương, quan niệm đúng đắn về hình dạng Trái Đất.

+ Vẽ được nhiều bản đồ, hải đồ ghi rõ các vùng đất, các hòn đảo có cư dân.

+ Máy đo góc thiên văn, la bàn được sử dụng.

+ Kĩ thuật đóng tàu có những tiến bộ mới, đóng được tàu có bánh lái và hệ thống buồm lớn như loại tàu Ca-ra-ven.

 

2 tháng 11 2021

-do nhu cầu phát triển sản xuất

-Tiến bộ về kỹ thuật hàng hải

18 tháng 10 2016

1.

Dựa vào những nguồn tin tình báo tin cậy thu được từ phía địch, bằng sự phân tích, đánh giá khoa học, Lý Thường Kiệt xác định quân Tống sẽ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược nước ta bằng cả lực lượng bộ binh – kỵ binh và thủy binh. Trong đó, bộ binh – kỵ binh hành binh theo hướng chủ yếu, là lực lượng quyết định trong những đợt tiến công xâm lược. Thủy binh chỉ là lực lượng phối hợp nhằm hiệp đồng với bộ binh-kỵ binh trong những cuộc vượt sông để tiến sâu vào Đại Việt. Con đường chính để bộ binh – kỵ binh địch tiến vào nước ta một cách thuận lợi nhất là qua Bằng Tường vào Lạng Sơn rồi theo lưu vực sông Thương và vượt qua sông Cầu vào Thăng Long. Hai con đường khác, không thuận lợi bằng, địch có thể sử dụng là từ trại Thái Bình (Ung Châu) vào Lạng Châu (Lạng Sơn, Bắc Giang) rồi cũng phải qua sông Cầu vào Thăng Long; một đường khác là từ trại Ôn Nhuận (thuộc đạo Hữu Giang) vào vùng Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, rồi xuống Thăng Long. Xét về thời gian, thì hành binh trên hai con đường này, địch phải mất nhiều thời gian hơn vì địa thế khó khăn, núi non hiểm trở, không thuận lợi bằng con đường chính. Còn đường thủy để thủy binh địch tiến vào nước ta là từ Khâm Châu, thuyền đi theo hướng tây- nam đến Châu Vĩnh An (Móng Cái, Quảng Ninh), sau đó  theo sông Đông Kinh vào cửa Bạch Đằng lên Vạn Xuân rồi đến Thăng Long.

Về chọn địa hình lập phòng tuyến. Căn cứ vào tình hình địch, Lý Thường Kiệt không lập phòng tuyến ở sát biên giới mà là ở bờ nam sông Cầu, nơi  từ ngã ba sông Cà Lồ và sông Cầu về xuôi, tức sông Như Nguyệt. Đây là nơi có địa hình tự nhiên lý tưởng cho việc xây dựng phòng tuyến để thực hiện mục tiêu chiến lược đã đề ra. Nó được xây dựng chạy dài từ chân núi Tam Đảo (khoảng Đa Phúc), chủ yếu là từ ngã ba sông Cà Lồ – sông Cầu đến Vạn Xuân (Phả Lại). Trên đoạn sông này có nhiều chỗ địa thế hiểm trở, đó là những chỗ núi ăn sát bờ sông như núi Nhan Biền hoặc nơi có rừng cây um tùm, qua lại rất khó khăn. ở những chỗ đó, quân và dân Đại Việt không nhất thiết phải đắp lũy, dựng bãi chướng ngại mà có thể tận dụng địa hình để bảo vệ phòng tuyến và ngăn chặn quân địch vượt sông. Phòng tuyến được tập trung xây dựng ở những bến đò, đường giao thông, nơi quân địch có khả năng vượt sông, quan trọng nhất là các địa điểm Như Nguyệt, Thị Cầu, Vạn Xuân – nơi có những bến đò và con đường thuận lợi nhất để quân Tống vượt qua sông Như Nguyệt tiến về Thăng Long. Những nơi này, Lý Thường Kiệt cho đắp chiến lũy dọc bờ sông. Phía ngoài lũy, giáp mặt sông, ông sai đóng cọc tre làm giậu dày mấy tầng. Dưới bãi sông bố trí những hầm chông ngầm. Sông rộng, lũy cao, giậu tre dày, ... tất cả những kiến trúc tự nhiên và nhân tạo đó được tổ chức lại, kết hợp với nhau tạo thành một phòng tuyến kiên cố.

2.

Diễn biến:- Năm 981, quân Tống theo hai đường thủy bộ tiến vào xâm lược nước ta- Dưới sự lãnh đạo của Lê Hoàn, quân ta chặn đánh địch ở sông Bạch Đằng và ải Chi Lăng. -Tại cửa sông Bạch Đằng, Lê Hoàn chỉ huy cho đóng cọc để ngăn chặn thuyền địch. Nhiều trận chiến đấu ác liệt diễn ra, cuối cùng quân thủy của địch cũng bị chết gần hết.- Trên bộ, quân ta cũng chặn đánh ác liệt ở Chi Lăng buộc chúng phải rút quân thừa thắng quân ta truy kích diệt địch, quân giặc chết đến quá nửa. Tướng giặc bị giết. Cuộc kháng chiến thắng lợi. Kết quả:- Quân giặc chết quá nửa, tướng giặc bị giết. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi. Ý nghĩa:- Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược thắng lợi đã giữ vững được nền độc lập của nước nhà và đem lại cho nhân dân ta niềm tự hào, lòng tin ở sức mạnh và tiền đồ của dân tộc.3.

Gạch nền: được phục nguyên từ một mảnh gạch nhỏ. Hoa văn hoa sen trên gạch cho thấy truyền thống trang trí hoa sen trong mỹ thuật Việt Nam có nguồn gốc rất lâu đời mà ngay từ thời Đinh - Thời đại độc lập đầu tiên của Việt Nam đă từng sử dụng.

Tượng chim: có hình dạng một con vịt ngồi xếp cánh, đầu quay về phía sau. Tượng bị găy đầu và được phục nguyên lại. Đây là loại tượng chim được trang trí trên các công trình kiến trúc thời đầu độc lập. Từ thế kỷ XI, tưng chim được chế tác đứng trên ngói bò làm vật trang trí trên nóc cung điện với trình độ mỹ thuật cao hơn, đẹp hơn (Xem hình số 26), sau TK XV, ít thấy loại tượng này.

 

 

 

Tiền “Thái Bình Hưng Bảo”: hình tròn lỗ vuông, có gờ viền mép và viền lỗ ở cả 2 mặt. Mặt tiền 4 chữ Hán     “ Thái Bình Hưng Bảo” đọc trên xuống, bên phải qua. Lưng tiền 1 chữ Hán  “ Đinh” nằm ở cạnh dưới lỗ vuông. Chữ “Đinh” chính là quốc tính, họ của vua nước Đại Cồ Việt: Đinh Bộ Lĩnh. Tiền “Thái Bình Hưng Bảo” chính là biểu hiện của ý chí độc lập được đúc kết lại sau hơn 1.000 năm lệ thuộc vào phong kiến Trung Quốc.

Tiền “Thiên Phúc trấn bảo”: hình tròn lỗ vuông, có gờ viền mép và viền lỗ ở cả 2 mặt. Mặt tiền 4 chữ Hán    “Thiên Phúc Trấn Bảo” đọc trên xuống, bên phải qua. Lưng tiền 1 chữ Hán  “ Lê” đối lưng với chữ  Thiên. Chữ “Lê” chính là quốc tính, họ của vua nước Đại Cồ Việt: Lê Hoàn.

Năm 1009, Lê Long Đĩnh chết, Lý Công Uẩn được triều thần suy tôn làm vua, lập ra nhà Lý. Tiếp nối sự nghiệp độc lập, năm 1010, nhà Lý dời đô về La Thành (Hà Nội ngày nay) và đổi tên kinh đô là Thăng Long. Năm 1054 Lý Thánh Tông khẳng định tên nước là Đại Việt.

 Dưới thời Lý, song song với việc xây dựng hoàng thành Thăng Long, công cuộc tổ chức và kiến tạo đất nước được đẩy mạnh: nhà Lý chia nước làm nhiều lộ và phủ (đơn vị như tỉnh ngày nay), ban hành bộ Hình thư (1042), hoàn chỉnh quan lại theo hệ thống cửu phẩm (1089) và các tăng quan, định quân hiệu hoàn thiện quân chính quy, thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông” (nhà nước có việc thì ra làm lính, bình thường ở nhà làm ruộng), đắp đê Cơ Xá hình thành hệ thống đê điều thành Thăng Long, có nhiều biện pháp khuyến khích nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp. Về ngoại thương năm 1149 lập thương cảng Vân Đồn (Quảng Ninh ngày nay) buôn bán với nước ngoài. Thuyền buôn các nước trong khu vực như Tiêm La (Thái Lan), Trảo Oa (Java - Indonesia), Lộ Lạc (Sarawak? - Malaysia) đều đã đến đây trao đổi hàng hóa... Về giáo dục, năm 1070 xây dựng Văn miếu thờ Khổng Tử, xác định ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo- Trung quốc. Năm 1075 nhà Lý mở khoa thi đầu tiên lấy người làm quan và từ đó về sau định kỳ tổ chức các kỳ thi chọn nhân tài. Năm 1076 mở Quốc tử giám - trường đào tạo con em của triều đình. Về văn hóa nghệ thuật: ca múa nhạc, lễ hội, sáng tác thơ văn, sáng tạo chữ Nôm, điêu khắc, kiến trúc… đồng loạt phát triển rực rỡ trong đó tiêu biểu nhất là cụm kiến trúc hoàng thành Thăng Long, chùa Một Cột (1049) và nghệ thuật múa rối nước... Về an ninh quốc phòng giữ vững biên giới phía Bắc và mở rộng lănh thổ về phía Nam. Năm 1171, Lý Anh Tông cho vẽ quyển địa đồ đầu tiên của Đại Việt [40, tr.104].

 
20 tháng 10 2016

thank bạn nha