K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 5 2017

Câu 2 :

- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cho da mỗi ngày, để khắc chế các loại vi khuẩn có điều kiện sinh sôi và gây bệnh.

- Khi mắc bệnh, không được gãi hay tác động mạnh lên những vùng da để tránh bị tổn thương gây nhiễm trùng

- Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý và tăng cường bổ sung nhiều chất xơ từ rau củ để có một làn da khỏe mạnh.

- Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống thuốc để bệnh được điều trị dứt điểm

Câu 1 :

* Insulin

Tác dụng sinh lý quan trọng nhất gây nên hạ đường huyết là thúc đẩy sự tổng hợp glucose thành glycogen ở gan. Ở gan và ở cơ, nó xúc tiến sự tiêu thụ glucose và đưa nhanh glucose vào nuôi dưỡng các tế bào của cơ thể. Mặt khác chúng ngăn trở sự phân giải trở lại glycogen thành glucose ở gan và ngăn trở sự huy động và chuyển hoá protein thành glucose, giảm sự tạo đường mới.

* Tiroxin

Kích thích chuyển hoá ở tế bào và kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.

19 tháng 4 2017

3. Thiếu hoocmon trioxin sẽ gây bệnh bướu cổ.

nguyên nhân - Bệnh bướu cổ do thiếu I-ốt : tuyến giáp hoạt động yếu do thiếu I-ốt trong khẩu phần ăn hàng ngày, hooc-môn tirôxin không tiết ra, sự trao đổi chất giảm, tuyến yên sẽ tiết hoóc-môn thúc đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt động làm phì đại tuyến gây bệnh bướu cổ. Trẻ bị bệnh chậm lớn, trí óc kém phát triển, người lớn trí nhớ kém

Cách phòng chống :

-Ăn muối I-ốt và một số thức ăn có nhiều I-ốt như hải sản, trứng, sữa,…; Không dùng kéo dài các thuốc, thức ăn ức chế hấp thu I - ốt, sản xuất hoóc-môn đã nêu trên.

Vì vậy phương pháp tốt nhất để phòng ngừa bệnh bướu cổ vẫn là: Bổ sung I-ốt vào thức ăn hàng ngày thông qua sử dụng muối I- ốt.

27 tháng 4 2016

1a. Nhịn tiểu lâu sẽ ảnh hưởng tới hệ bài tiết

 

4 tháng 4 2021

Phải thường xuyên tắm rửa, thay quần áo và giữ gìn da sạch sẽ tránh bệnh ngoài da

Phải rèn luyện cơ thể để nâng cao sức chịu đựng của cơ thể và của da

Tránh làm da bị xây xát hoặc bị hỏng.

Giữ gìn vệ sinh nơi ở và nơi công cộng

Khi mắt bệnh cần điều trị kịp thời

Nguyên tắc chung phòng chống các bệnh ngoài da: Vệ sinh cơ thể, vệ sinh môi trường; chữa bằng thuốc đặc trị theo chỉ định của y, bác sỉ.

6 tháng 4 2021

- Da bẩn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, phát sinh bệnh ngoài da.

- Da bẩn còn làm hạn chế hoạt động bài tiết mồ hôi do đó ảnh hưởng đến sức khoẻ.

- Da xây xát dễ nhiễm trùng có khi gây bệnh như nhiễm trùng máu, nhiễm vi khuẩn uốn ván...

-Phải thường xuyên tắm rửa, thay quần áo và giữ gìn da sạch sẽ tránh bệnh ngoài da => nếu da của bạn sạch nó có khả năng tự diệt 85% vi khuẩn trên da ngăn ngừa các bệnh ngoài da, ở da bẩn khả năng diệt khuẩn 5 %

-Phải rèn luyện cơ thể để nâng cao sức chịu đựng của cơ thể và của da => cơ thể yếu da nhạy cảm dễ bị nhân tố môi trường tác động : tia tử ngoại, nấm...

-Tránh làm da bị xây xát hoặc bị hỏng => do da bị xây xát tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập cơ thể, gây nên các bệnh viêm nhiễm. Không nên nặn trứng cá vì có thể giúp vi khuẩn xâm nhập gây nên viêm có mủ.

-Giữ gìn vệ sinh nơi ở và nơi công cộng: giảm thiểu lượng vi khuẩn trong không khí cũng là bảo vệ làn da của chính bạn

_ Da bị xây xát sẽ dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.

_ Các biện pháp bảo vệ da 

 . Thường xuyên tắm giặt, thay quần áo

 . Tránh để da bị xây xát

 . Thường xuyên rửa mặt và giữ vệ sinh cá nhân

_ Các biện pháp phòng chống bệnh về da :

 . Không mặc đồ ẩm ướt

 . Không dùng chung khăn mặt hay đồ dùng cá nhân với người bệnh

 . Giữ vệ sinh cá nhân và nơi ở, nơi công cộng

 . Tránh để da bị xây xát

 . Khi mắc bệnh cần chữa trị kịp thời

* Chúc bạn học tốt !!!

Câu 5. a.      Kể tên một số bệnh ngoài da. Trình bày nguyên nhân và các phòng tránh các bệnh đó.b.      Đề xuất các biện pháp rèn luyện và bảo vệ da và giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp đó.Câu 6.a.      Hệ thần kinh bao gồm những bộ phận nào? Nêu thành phần cấu tạo và chức năng của mỗi bộ phận.b.      Nêu vị trí, chức năng của: Tủy sống, dây thần kinh tủy, trụ não, tiểu não, não trung gian,...
Đọc tiếp

Câu 5.

a.      Kể tên một số bệnh ngoài da. Trình bày nguyên nhân và các phòng tránh các bệnh đó.

b.      Đề xuất các biện pháp rèn luyện và bảo vệ da và giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp đó.

Câu 6.

a.      Hệ thần kinh bao gồm những bộ phận nào? Nêu thành phần cấu tạo và chức năng của mỗi bộ phận.

b.      Nêu vị trí, chức năng của: Tủy sống, dây thần kinh tủy, trụ não, tiểu não, não trung gian, đại não.

Câu 7.

a.      Phân biệt chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng.

b.      So sánh cung phản xạ sinh dưỡng và cung phản xạ vận động.

Câu 8. Trình bày thí nghiệm

a.      Tìm hiểu chức năng của tủy sống: Quy trình? Kết quả? Kết luận? Nêu chức năng của chất trắng và chất xám trong tủy sống.

b.      Tìm hiểu chức năng của rễ tủy.

c.      Tìm hiểu chức năng của tiểu não (chim bồ câu hoặc ếch).

Câu 9. Giải thích một số hiện tượng sau:

a.      Bác sĩ thường khuyên mọi người nên uống 1,5-2 lít nước 1 ngày.

b.      Người khiếm thị có thể đọc được và viết được chữ nổi.

c.      Nhiều người sau khi tắm nắng (tắm biển) một vài ngày, da thường bị đen đi.

d.      Người say rượu đi đứng không vững, dễ ngã.

e.      Khi bị tổn thương đại não trái sẽ làm tê liệt các phần thân bên phải và ngược lại.

f.       Những người bị chấn thương sọ não do tai nạn hoặc tai biến thường bị mất trí nhớ, bị liệt hoặc mất khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ.

5
5 tháng 3 2021

Câu 5:

a.

Viêm da mủ: do vệ sinh kém

Viêm da cơ địa: do yếu tố di truyền hoặc do yếu tố môi trường.

Viêm da do virus: do virus gây bệnh

b.

- Phải thường xuyên tắm rửa, thay quần áo và giữ gìn da sạch sẽ tránh bệnh ngoài da

- Phải rèn luyện cơ thể để nâng cao sức chịu đựng của cơ thể và của da

- Tránh làm da bị xây xát hoặc bị hỏng.

- Giữ gìn vệ sinh nơi ở và nơi công cộng

5 tháng 3 2021

Câu 6:

a.

- Hệ thần kinh được chia thành:

+ Hệ thần kinh vận động điều khiển các hoạt động của các cơ vân (cơ xương).

+ Hệ thần kinh sinh dưỡng điều khiển hoạt động của các nội quan.

- Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm phân hệ thần kinh giao cảm và phân hệ thần kinh đối giao cảm.

b.

 

Vị trí

Chức năng

Tủy sống

Phần thần kinh trung ương nằm trong ống sống

Tủy sống có 3 chức năng chính là:

-       Nơi tiếp nhận và truyền thông tin từ các đường thần kinh cảm giác đến cơ quan vận động.

-       Trung gian giữa hệ thần kinh trung ương (não bộ) và các bộ phận của cơ thể.

-       Tuỷ sống tham gia và thực hiện 3 chức năng chủ yếu là: chức năng phản xạ, chức năng dẫn truyền và chức năng dinh dưỡng.

 

Dây thần kinh tủy

Khe giữa hai đốt sống

- Rễ trước dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương đi ra cơ quan đáp ứng.

- Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương.

 

Trụ não

Tiếp liền với tủy sống ở phía dưới.

- Chất xám điều khiển, điều hòa hoạt động của các nội quan (hoạt động tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa).

- Chất trắng làm nhiệm vụ dẫn truyền, bao gồm các đường dẫn truyền lên (cảm giác) và đường dẫn truyền xuống (vận động).

 

Tiểu não

Nằm ở phía sau trụ não.

Điều hòa, phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể.

Não trung gian

Nằm giữa trụ não và đại não.

- Đồi thị là trạm cuối cùng chuyển tiếp của tất cả các đường dẫn truyền cảm giác từ dưới đi lên.

- Nhân xám nằm ở vùng dưới đồi là trung ương điều khiển các quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt.

 

Đại não

Nằm phía trên của não trung gian, tiểu não và trụ não.

- Ở vỏ não có các vùng cảm giác và vận động có ý thức.

+ Vùng cảm giác thu nhận và phân tích các xung thần kinh từ các thụ quan ngoài như ở mắt, mũi, lưỡi, da, … và các thụ quan ở trong như cơ khớp.

+ Vùng vận động như vận động ngôn ngữ (nói viết) nằm gần vùng vận động đồng thời cũng hình thành các vùng hiểu tiếng nói và chữ viết.

 

 

28 tháng 6 2017

Đáp án B

Để phòng ngừa các bệnh ngoài da, biện pháp khả thi nhất là luôn vệ sinh da sạch sẽ

28 tháng 5 2019

Chọn đáp án B

1 tháng 8 2017

Chọn đáp án B

6 tháng 4 2022

refer

Ngứa nhẹ và kích ứng mắt, mí mắt (sưng); mắt có nhiều ghèn, chứa chất nhầy hoặc mủ. Nhạy cảm với ánh sáng và đau mắt. Mô tuyến bôi trơn mắt, bao gồm các tuyến sản xuất nước mắt có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng khô mắt, làm bệnh thêm nặng.

Vệ sinh tay, mắt bằng nước sạch.

Để mắt nghỉ ngơi: Nhìn quá nhiều máy tính hay điện thoại khiến mắt phải chịu áp lực nhất định. ...

Chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung vitamin đầy đủ: Các loại vitamin sẽ giúp chống oxy hóa loại bỏ các thành phần gây hại cho mắt.

6 tháng 4 2022
Những bệnh liên quan đến mắt thường gặp hiện nay như: cận thị, khô mắt, đục thủy tinh thể… đang có dấu hiệu gia tăng với những biến chứng suy giảm thị lực, thậm chí mù lòa.