K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 6 2018

- Về tâm hồn : chất phác , thật thà

- Về lao động : chăm chỉ, siêng năng

- Về chiến đấu : anh dũng , anh hùng

- Về nếp sống : giản dị , hiền lành , mộc mạc

Tích tớ nhà

5 tháng 6 2018

-về tâm hồn:trung thực,ngay thẳng,giản dị,tương thân tương ái,...

-về lao động:cần cù,chăm chỉ,kiên trì,học hỏi,sáng tạo,cần mẫn,chịu thương chịu khó,nhẫn nại,...

-về chiến đấu:anh dũng,quả cảm,quyết tâm,bất khuất,kiên quyết,quật cường,mạnh mẽ,...

-về nếp sống:bình dị,đoàn kết,khiêm tốn,có ý chí,văn minh,...

5 tháng 6 2018

Tâm hồn: chất phác, lương thiện

Lao động: cần cù, chịu khó, cần mẫn, siêng năng

Chiến đấu: dung cảm, anh dũng, ko chịu khuất phục

Nếp sống: giản dị 

9 tháng 1 2018

-Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

-Ăn cây nào rào cây ấy

9 tháng 1 2018

Thứ nhất thì tu tại gia,
Thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa.

Tu đâu cho bằng tu nhà,
Thờ cha kính mẹ, mới là chân tu.

Nâng niu bú mớm đêm ngày,
Công cha, nghĩa mẹ, coi tày bể non.

Có nuôi con, mới biết lòng cha mẹ.

Lên non, mới biết non cao,
Nuôi con, mới biết công lao mẫu từ.
Con mẹ thương mẹ lắm thay,
Chín tháng mười ngày, mang nặng đẻ đau.

Liệu mà thờ mẹ kính cha,
Đừng tiếng nặng nhẹ, người ta chê cười.

Có cha, có mẹ, thì hơn,
Không cha, không mẹ, như đờn đứt giây.

Trách ai được cá quên nơm,
Được chim bẻ ná, quên ơn sinh thành.

Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa,
Miệng nhai cơm mớm, lưỡi lừa cá xương.

Vẳng nghe tiếng vịt kêu chiều,
Bâng khuâng nhớ mẹ, chín chiều ruột đau.

Tôm càng lột vỏ bỏ đuôi,
Giã gạo cho trắng, mà nuôi mẹ già.

Mẹ cha như chuối chín cây,
Sao đấy chẳng liệu, cho đây liệu cùng.

Cha mẹ ở tấm lều tranh,
Sớm thăm, tối viếng, mới đành dạ con.

Mẹ cha như nước như mây,
Làm con phải ở cho tày lòng son.
Con có làm ra của vạn tiền trăm,
Con ơi, hãy nhớ lúc con nằm trong nôi.

Trâu dê chết để tế ruồi,
Sao bằng lúc sống, ngọt bùi là hơn.

Lúc sống, thời chẳng cho ăn,
Đến khi thác xuống, làm văn tế ruồi.

Sống thì chẳng cho ăn nào,
Chết thì cúng giỗ, mâm cao cỗ đầy.

Dạy con, con nhớ lấy lời,
Trọng cha, kính mẹ, suốt đời chớ quên.

Con giữ cha, gà giữ ổ.

Dâu hiền hơn gái, rể hiền hơn trai.

Trai mà chi, gái mà chi,
Cốt sao có nghĩa, có nghì là hơn.

Con ở đâu, cha mẹ đấy,
Cháu con ở đâu, tổ tiên ở đấy.

Trẻ đeo hoa, già đeo tật.

Già sinh tật, đất sinh cỏ.

Lụ khụ, như ông cụ bảy mươi.
Bảy mươi chưa đui, chưa què, chớ khoe là giỏi.

Một già, một trẻ như nhau.

Kính lão, đắc thọ.

Thương già, già để tuổi cho.

Cá không ăn muối, cá ươn,
Con cãi cha mẹ, trăm đường con hư.

Cha mẹ là biển là trời,
Nói sao hay vậy, đâu dám cãi lời mẹ cha.

Nói con, con chẳng nghe lời,
Con nghe ông huyểnh, ông hoảng, hết đời nhà con.

Cha mẹ đánh cửa trước, vào cửa sau. (1)

Một mẹ, nuôi được mười con,
Mười con, không nuôi được một mẹ.

Con bà, có thương bà đâu,
Để cho chàng rể, nàng dâu thương cùng.

Cha mẹ nuôi con, bằng trời bằng bể,
Con nuôi cha mẹ, con kể từng ngày.

Mẹ nuôi con, biển hồ lai láng,
Con nuôi mẹ, kể tháng kể ngày.

Mẹ già hết gạo treo niêu,
Mà anh khăn đỏ, khăn điều vắt vai.

Mẹ lá rau, lá má,
Con đầy rá, đầy mâm.

Mẹ sớm chiều, ngược xuôi tất tưởi,
Con đẫy ngày, đám dưới đám trên.

Cơm cha thời ngon, cơm con thời đắng.

Bình phong khảm ốc xà cừ,
Vợ hư thời bỏ, chớ từ mẹ cha.

Bất hiếu chi tử? (2)

Bên cha cũng kính , bên mẹ cũng vái.

Mẹ chồng nàng dâu,
Chủ nhà, người ở, khen nhau bao giờ.

Thật thà, cũng thể lái trâu,
Yêu nhau, cũng thể nàng dâu mẹ chồng.

Mẹ chồng dữ, mẹ chồng chết,
Nàng dâu có nết, nàng dâu chừa.

Chồng dữ, thời em mới rầu,
Mẹ chồng mà dữ, giết trâu ăn mừng.

Chưa làm dâu, đã hay đâu làm mẹ chồng.

Tứ thân phụ mẫu.

Thông gia, là bà con.

Thông gia, hai nhà như một.

Sống vì mồ vì mả,
Không ai vì cả bát cơm.

Mồ mả làm cho người ta khá.

Giữ như giữ mả tổ.

Sống Tết, chết Giỗ.

Trưởng bại, hại ông vải.

Trưởng nam bại, ông vải vong.
Con cháu mà dại, thời hại cha ông.

Con hơn cha, là nhà có phúc.

Con khôn, nở mặt mẹ cha.

Con cái khôn ngoan, vẻ vang cha mẹ.

Làm anh, làm ả, phải ngả mặt lên.

Một người làm nên, cả họ được cậy,
Một người làm bậy, cả họ mất nhờ.

Một người làm xấu, cả bậu mang dơ.

Một người làm quan,
Thời sang cả họ.

Thờ thì dễ, giữ lễ thì khó.

Tột cùng Thiện, không gì hơn hiếu,
Tột cùng Ác, không gì hơn bất hiếu.

Kính cha, tấm lụa tấm là,
Trọng cha, đồng quà tấm bánh.
Sáng thăm, tối viếng. Cơm nặng áo dày.
Sáng cơm, trưa cháo, chiều trà,
Chăm cha, chăm mẹ, tuổi già xa xăm. (3)

Trẻ cậy cha, già cậy con,
Trẻ thì dưỡng cây, già thì cây dưỡng.

Bé thì nhờ mẹ, nhờ cha,
Lớn lên nhờ vợ, lúc già nhờ con.

Xin người hiếu tử gắng khuyên,
Kịp thời nuôi nấng, cho tuyền đạo con,
Kẻo khi sông cạn đá mòn,
Thơ ca ngâm đọc, có còn thấy chi.

Công cha như núi Thái Sơn, (4)
Nghĩa mẹ như nước, trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ, kính cha,
Cho tròn chữ Hiếu, mới là Đạo con.

Ngày nào em bé cỏn con,
Bây giờ em đã lớn khôn thế này.
Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy,
Nghĩ sao cho bõ, những ngày ước ao.

Thờ cha kính mẹ hết lòng,
Ấy là chữ Hiếu, dạy trong luân thường
Thảo thơm, sau trước nhịn nhường,
Nhường anh nhường chị, lẫn nhường người trên.
Ghi lòng tạc dạ chớ quên,
Con em phải giữ, lấy nền con em.

Ba năm bú mớm con thơ,
Kể công cha mẹ, biết cơ ngần nào.
Dạy rằng chín chữ cù lao, (5)
Bể sâu không ví, trời cao không bì.

24 tháng 8 2018

Phế phẩm

26 tháng 8 2018

thoi cam on

12 tháng 4 2018

công an, cảnh sát , cơ động, bộ đội

bac sĩ , nhà khoa học , nhà sử hoc

thợ xây , phụ vua

13 tháng 4 2018

Các từ cùng từ thuộc chủ điểm là :

- Trí thức : Giáo viên , Nhà khoa học .

- Quân bộ : Bộ đội , Chiến sĩ .

- Người lao động : Bác lao công , Thợ may .Chúc bạn học tốt nha !!! ^ ^

14 tháng 12 2021
  • Muốn sang thì bắc cầu Kiều. Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy. ...
  • Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy. Nghĩ sao cho bõ những ngày ước mong. ...
  • Ơn thầy soi lối mở đường. ...
14 tháng 12 2021

Tình nghĩa thầy trò có chắc bền lâu

21 tháng 3 2021

Tham khảo:

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Từ xa xưa, những tinh thần yêu nước được được bộc lộ rõ nhất ở các tấm gương anh hùng như hai bà Trưng, bà triệu, Trần Hưng Đạo v.v... Nhưng đó là ở thời chiến tranh. Cũng bây giờ – thời bình - thời kì hiện đại hóa với những máy móc, dụng cụ đang ngày càng hữu dụng, thiết thực. Xã hội ngày một tiến lên, mọi thứ đã thay đổi nhiều, chỉ riêng tấm lòng yêu nước của mỗi cá nhân vẫn không bị mờ phai. Trong cuộc sống những tư tưởng, việc làm giúp phát triển kinh tế nước nhà phần nào là tinh thần yêu nước.

21 tháng 3 2021

THAM KHẢO:

Tôn sư trọng đạo không chỉ còn là vấn đề đạo đức mà còn tả một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta. Đó cũng là yếu tố quan trọng làm nên nền tàng đạo đức của xã hội văn minh. Tôn sư trọng đạo là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của loài người trẻ em là tờ giấy trắng thì người cầm cây bút viết lên những tờ giấy trắng ấy những trang thẳng hàng, rõ nét, rõ chữ nhất chính là thầy cô giáo. Tôn trọng những người giữ vai trò truyền đạt tri thức nhân loại cho thế hệ sau là thể hiện của tình yêu tri thức, của lòng ham học hỏi, của ý chí và khát vọng miềm tin cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì thế "tôn sư" không chỉ là vấn đề tôn trọng, kính yêu người làm nghề dạy học mà còn là biểu hiện của tình yêu tri thức, biểu hiện của văn minh, tiến bộ. "Đạo" cũng không chỉ dừng lại ở đạo làm trò, là những hình thức, thái độ ứng xử với người thầy mà còn là cả vấn để đạo đức xã hội. Đó là đạo làm người, là đạo học ở đời. Trọng đạo là coi trọng sự hiểu biết coi trọng tinh thần ham học hỏi, để cao truyền thông ham họcTôn sư trọng đạo là một truyền thông đạo đức vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta. Chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy.

17 tháng 3 2018

Trong nhà em nuổi rất nhiều loài vật nhưng thông minh và gắn bó với em nhất là chú chó Lu Lu.

Lu Lu được mua về nhà em từ hồi còn bé xíu, tính đên nay cũng 2 tuổi, bằng tuổi đứa em gái em. Lúc mới về nhà, chắc vừa phải xa mẹ nên chú cún nhút nhát vô cùng, ai cho gì ăn nấy chỉ quanh quẩn nơi góc bếp chứ chẳng dám chạy nhảy hay đi đâu. Sau một thời gian quen dần với mọi người trong gia đình thì Lu Lu bắt đầu dạn dĩ hơn. Bố làm cho Lu Lu một chiếc chuồng trong hiên nhà rồi lót vài mảnh vải ấm. Lu Lu có vẻ rất thích chiếc chuồng, nó cứ chui ra rồi lại tự chui vào như một trò chơi của trẻ con.

Lu Lu có một bộ lông vàng óng, em cũng chẳng biết nó thuộc giống chó gì. Năm nay 2 tuổi Lu Lu nhìn trông to lớn vô cùng, chẳng bù cho lúc trước bé xíu lũn cũn. Lu Lu nặng tầm khoảng 15 kg, đối với người trong nhà rất hiền lành nhưng đối với khách lạ thì rất dữ tợn. Hàm răng chú trắng bóng, sắc lẻm, cái lưỡi hồng hồng suốt ngày thè ra thở . Đôi tai thính cứ có tiếng động lạ là lại vểnh lên. Chiếc đuôi cong cong ngoáy tít lên mỗi khi em xoa đầu hoặc chơi đùa với nó.

Lu Lu rất thông minh, chuyện gì cũng dạy một lát là hiểu. Lu Lu biết đi vệ sinh đúng chỗ, không bao giờ bước chân vào nhà, bao giờ cũng đợi người cho ăn mới ăn chứ không khi nào ăn vụng. Không những thế Lu Lu còn biết đi bằng 2 chân như một chú chó trong rạp xiếc. Trong nhà em không khi nào có chuột bởi Lu Lu bắt chuột rất tài, lũ chuột phá phách vậy mà không bao giờ dám bén mảng đến gần. Lu Lu thích nhất là chơi trò đuổi bắt. Cứ mỗi lần em chạy là nó lại đuổi theo với vẻ mặt vô cùng hào hứng. Đêm đến, khi cả gia đình ngủ say thì Lu Lu lại âm thầm thức canh cho giấc ngủ của mọi người.

Cả nhà em ai cũng yêu quý Lu Lu. Lu Lu cũng rất gắn bó với mọi người. Đã từ lâu Lu Lu như là một thành viên không thể thiếu của gia đình.

17 tháng 3 2018

Bài làm:

Khi mẹ mới đem về, Đốm sợ hãi, lúc nào cũng nép trong vách tường. Thế mà chỉ vài ngày sau, chú đã lân la làm quen với em, em xuống bếp, chú cũng xuống bếp, em lên phòng, chú cũng lên phòng. Nhìn vào đôi mắt Đốm, em thấy nó như đang ước muốn một điều gì thì phải ? Em liền bế nó lên, nói nựng : “Muốn làm quen với anh hả ? Chú mình! Được thôi, từ nay chú có tên là Đốm, chịu không ?”. Đốm liền phe phẩy cái đuôi như đồng ý với cái tên thật dễ thương của mình.

Chú chó này có một bộ lông màu đen xen kẽ trắng, có hình dáng như một con thạch sùng, được người đời gọi là tứ túc mai hoa. Cái đầu nhỏ nhắn, trông giống như một cái yên xe đạp. Hai tai lúc nào cũng dong dỏng dựng đứng như đang nghe ngóng một điều gì. Đôi mắt Đốm lộ vẻ ngây thơ, nhưng ban đêm, đôi mắt ấy ngời xanh giúp chú có thể nhìn rõ mọi vật. Bộ ria mép vểnh lên trông giống như của một chú hổ con. Cái miệng thoạt nhìn có vẻ hiền lành, nhưng khi chú gầm lên, những chiếc răng nanh hiện ra trông dữ tợn như một con ác thú. Cái mũi thì thật kì lạ, lúc nào cũng ướt như người bị cảm cúm. Chùm lông đuôi xù xì, xoắn thành hình chữ o, phe phẩy khi vui vẻ, duỗi ra khi buồn rầu.

Những lúc em đi học về. Mới thoạt nhìn thấy ở đầu ngõ, chú đã vui mừng nhảy chồm hai chân trước lên bắt tay em, tỏ vẻ thân mật. Khi màn đêm buông xuống, cả gia đình em đang đánh một giấc ngon lành sau một ngày làm việc mệt nhọc. Nhưng chú vẫn thức, vẫn đứng đó, canh giấc ngủ cho cả nhà. Đặt biệt là khi có khách lạ, chú nhe hai hàm răng thật dữ tợn, sủa “gâu, gâu” làm cho ông khách nào cũng phải sợ. Thế mà bố em chỉ vừa mới gọi một tiếng là chú im bặt ngay. Tuy là chó nhưng chú cũng rất ghét chuột. “Chít, chít” đấy, một con chuột to gan đang đi trước mõm chú đấy.

Con chuột xấu số, không biết Đốm đang tức giận, vẫn vô tư nhấm nháp từng hạt thóc ngon lành. Bỗng “ầm” một cái, chú chuột đã nằm gọn trong móng vuốt của Đốm. Thực ra chú ta chỉ định hù doạ con chuột nhỏ bé. Nhưng vì vồ quá mạnh nên con chuột thảm thương đã ngoẻo tự bao giờ. Thường ngày, khi ăn cơm với chú thì khỏi phải chê! Chú ăn lia lịa, ăn không kịp nuốt, em vừa mới ăn được có nửa chén cơm mà chú đã dọn sạch cả cái xoang to. Ăn xong chú còn liếm lại thật kĩ như thể không để cho một hạt cơm nào còn sót lại, trông mới dễ ghét làm sao ! Hình như chú thích em lắm! Khi em xem ti vi, chú hay đến bên em dụi dụi vào chân như muốn em vuốt ve bộ lông mềm mại hay nựng nịu với chú một tí.

Em quý chú lắm! Những lúc rảnh rỗi, em thường cùng chú chơi đùa không biết chán.Vào những lúc đó, mọi phiền toái trong đầu em đều tan biến. Đốm của em là như thế đó. Khôn ngoan và thật đáng yêu!

– Hết –

14 tháng 4 2021

Không chỉ đối với riêng em mà với tất cả mọi người gia đình chính là điểm tựa vững chắc, là chốn bình yên mà ai đều muốn tìm về mỗi khi gặp khó khăn. Cho dù trong hoàn cảnh nào, gia đình vẫn là tổ ấm cất giữ những hạnh phúc và tình yêu thương vô bờ bến.Gia đình em gồm bốn thành viên: bố mẹ, anh hai, và em. Bố em là kĩ sư xây dựng, nên thường xuyên đi công tác xa nhà. Mỗi năm bố thường cắt phép vào dịp nghỉ hè để có thời gian ở nhà chơi nhiều hơn với chúng em. Bố em là người rất gần gũi và tâm lí, tuy đi công tác xa nhưng ngày nào bố cũng gọi điện về hỏi thăm mẹ và anh em tụi em. Bố vẫn thường nhắc nhở các con, ở nhà phải ngoan ngoãn nghe lời mẹ, học tập tốt và khi rảnh dọn nhà giúp mẹ. Còn mẹ em, là người phụ nữ tuyệt vời, mẹ em rất đảm đang chăm lo cho con cái cẩn thận và tỉ mỉ đến từng tập vở đi học, từng đôi giày, bộ quần áo. Công việc của mẹ là viên chức một ngày làm việc của mẹ là 8 tiếng trên cơ quan, nhưng việc nhà của mẹ cũng kéo dài thời gian hơn thế. Dưới bàn tay mẹ, nhà em lúc nào cũng sáng bóng, gọn gàng. Mẹ còn thường xuyên hướng dẫn em và anh hai làm những bài tập khó, mẹ là chuyên gia biết tuốt trả lời hàng vạn câu hỏi vì sao của hai anh em.Ngoài ra, trong gia đình em cũng có “đồng đội” là anh hai. Anh em năm nay học lớp 11, anh rất thông minh và học giỏi. Anh rất quý em, và luôn nhường nhịn em, không bao giờ anh to tiếng, hay bắt nạt em. Những lúc mẹ bận anh dạy em làm bài tập, đưa em đến trường. Hằng ngày, khi đi học về anh giúp mẹ quét dọn sân nhà, tưới cây. Anh hai như điểm tựa vững chắc cho mẹ khi bố không ở nhà.Gia đình em luôn tràn ngập tiếng cười, và hạnh phúc khi có đầy đủ các thành viên. Những ngày nghỉ lễ của bố, nhà em trở nên rộn ràng hơn bởi tiếng cười nói mọi người. Bố sẽ dành nhiều thời gian để nói chuyện với các con, nghe những câu chuyện ở trường lớp, bố sẽ kể về những ngôi nhà cao tầng mà bố đang xây dựng. Mọi người sẽ cởi mở với nhau nhiều hơn qua câu chuyện của mình.Em thấy rất may mắn vì được sống trong tình yêu thương trọn vẹn của gia đình hạnh phúc.Bố mẹ và anh hai là những người em vô cùng yêu quý. Gia đình em, là nơi nuôi dưỡng tâm hồn tuổi thơ em, nơi chắp cánh cho những ước mơ hoài bão của em sau này.

14 tháng 4 2021

nhầm you thành kiu