K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Quê hương tôi có cây bầu cây nhịTiếng đàn kêu tích tịch tình tang...Có cô Tấm náu mình trong quả thịCó người em may túi đúng ba gang....Quê hương tôi có bà Trưng bà TriệuCưỡi đầu voi, dấy nghĩa, trả thù chung.Ông Lê Lợi đã trường kỳ kháng chiếnHưng Đạo vương đã mở hội Diên Hồng.Quê hương tôi có hát xoè, hát đúmCó hội xuân liên tiếp những đêm chèo.Có Nguyễn Trãi, có Bình Ngô đại cáoCó Nguyễn Du và có một Truyện...
Đọc tiếp

Quê hương tôi có cây bầu cây nhị
Tiếng đàn kêu tích tịch tình tang...
Có cô Tấm náu mình trong quả thị
Có người em may túi đúng ba gang.
...
Quê hương tôi có bà Trưng bà Triệu
Cưỡi đầu voi, dấy nghĩa, trả thù chung.
Ông Lê Lợi đã trường kỳ kháng chiến
Hưng Đạo vương đã mở hội Diên Hồng.

Quê hương tôi có hát xoè, hát đúm
Có hội xuân liên tiếp những đêm chèo.
Có Nguyễn Trãi, có Bình Ngô đại cáo
Có Nguyễn Du và có một Truyện Kiều

1) Đoạn thơ trên thuộc thể thơ nào?
2) Nêu nội dung chính của đoạn thơ
3) Em hiểu như thế nào về những câu thơ:

“Quê hương tôi có bà Trưng bà Triệu
Cưỡi đầu voi, dấy nghĩa, trả thù chung.
Ông Lê Lợi đã trường kỳ kháng chiến
Hưng Đạo vương đã mở hội Diên Hồng.”

2
29 tháng 1 2022

1. Thơ mới 8 chữ

6 tháng 2 2022

1) Đoạn thơ trên thuộc thể thơ tự do.
2) Nội dung chính của đoạn thơ: Gợi về những câu chuyện cổ tích xa xưa, nhưng vị anh hùng dân tộc. Qua đó, thể hiện tinh thần kháng chiên, truyền thống yeu nước chống giặc ngoại xâm.

3)Những câu thơ trên là niềm tự hào của tác giả đối voi các vị anh hùng dân tộc đã giành lại độc lập dân tộc. Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước trước sự xâm lược của quân giặc. Qua đó, để lại nhiều bài học sâu sắc để thế hệ trẻ cta noi gương và cố gắng gìn giữ, phát huy giá trị cao cả, thiêng liêng này.

 

I. Đọc hiểu (5 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới: Quê hương tôi có cây bầu, cây nhị Tiếng đàn kêu tích tịch tình tang... Có cô Tấm náu mình trong quả thị Có người em may túi đúng ba gang.   Quê hương tôi có ca dao, tục ngữ, Ông trăng tròn thường xuống mọi nhà chơi. Một đĩa muối cũng mặn tình chồng vợ, Một dây trầu...
Đọc tiếp

I. Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:

Quê hương tôi có cây bầu, cây nhị

Tiếng đàn kêu tích tịch tình tang...

Có cô Tấm náu mình trong quả thị

Có người em may túi đúng ba gang.

 

Quê hương tôi có ca dao, tục ngữ,

Ông trăng tròn thường xuống mọi nhà chơi.

Một đĩa muối cũng mặn tình chồng vợ,

Một dây trầu cũng nhắc chuyện lứa đôi.

         (Trích Bài thơ quê hương - Nguyễn Bính)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ? (0,5 điểm)

Câu 2. Hãy chỉ ra những câu ca dao, tục ngữ hoặc truyện cổ được gợi nhớ trong đoạn trích trên. (1.5 điểm)

Câu 3. Xác định và nêu hiệu quả của một biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ.  (1 điểm)

Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 15 dòng) nêu nhận xét của anh (chị) về tình cảm của tác giả đối với những di sản tinh thần của dân tộc. (2 điểm) 

33
16 tháng 5 2021

1.Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là: biểu cảm.

2.- "Quê hương tôi có cây bầu, cây nhị

       Tiếng đàn kêu tính tịch tình tang..." (Truyện cổ tích "Thạch Sanh")

   -"Có cô Tấm náu mình trong quả thị" (Truyện cổ tích "Tấm Cám")

   -"Có người em may túi đúng ba gang."(Truyện cổ tích "Cây khế") 

   -"...Một dây trầu cũng nhắc chuyện lứa đôi." (Truyện cổ tích "Sự tích trầu      cau")

3.Biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ là: điệp cấu trúc "Quê hương tôi         có..."

   Tác dụng:

   -Nghệ thuật: Làm cho lời thơ hài hòa cân đối,giàu giá trị gợi hình gợi            cảm cho đoạn thơ, gây hứng thú cho bạn đọc.

   -Nội dung:

    +Tác giả làm nổi bật lên giá trị của những câu chuyện cổ, những câu ca        dao tục ngữ,đồng thời khẳng định vai trò và ý nghĩa của văn học dân          gian nước nhà, ca ngợi truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta: yêu công          lí,chuộng hòa bình chính nghĩa;tình nghĩa thủy chung; nghĩa tình.

    +Bên cạnh đó chúng ta cần tự hào và giữ gìn những truyền thống quý          báu đó,học tập để trau dồi kiến thức và nhân cách.

4.     Văn học dân gian đối vs mỗi nhà văn, nhà thơ... là nguồn mạch cảm xúc, là sản phẩm tinh hoa của dân tộc Việt được xây dựng bằng chất liệu ngôn từ nghệ thuật, đc chọn lọc từ những từ ngữ trau chuốt, đc gọt dũa cẩn thận từ bao đời nay.Song ai cũng có thể tham gia được,ai cũng được sửa chữa để tác phẩm được hay hơn,đầy đủ, phong phú hơn.Văn học dân gian là kho tí thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc, có giá trị giáo dục sâu sắc đạo lí làm người,có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo bản sắc riêng cho nền văn hóa dân tộc.Đoạn thơ trên là vậy, nó mang đến cho tác giả tình cảm tự hào, yêu mến, trân trọng; đồng thời cũng là niềm tự hào trước những giá trị văn hóa tinh thần, trước những truyền thống tốt đẹp của cội nguồn.Bản thân mỗi chúng ta ai cũng tự hào, yêu mến những giá trị văn hóa đó, và cần giữ gìn nó vì đó là biểu hiện của lòng yêu nước ở mỗi người.

 

17 tháng 5 2021

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là: biểu cảm.

Câu 2: Những câu ca dao, tục ngữ hoặc truyện cổ được gợi nhớ trong đoạn trích là: Thạch Sanh, Tấm Cám, Cây khế, Sự tích Trầu Cau, Tay bưng chén muối đĩa gừng – Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau…

Câu 3: Biện pháp điệp cấu trúc “Một … cũng…” Tác dụng: - Khẳng định giá trị nội dung của những câu truyện cổ, những câu ca dao tục ngữ. - Làm nổi bật vẻ đẹp truyền thống của dân tộc: thủy chung, nghĩa tình.

Câu 4: Đoạn thơ là tình cảm tự hào, yêu mến, trân trọng của nhà thơ về những tác phẩm văn học dân gian. Đó cũng là niềm tự hào trước những giá trị trị văn hóa tinh thần, trước những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Văn học dân gian là nguồn mạch, tinh hoa của văn hóa dân tộc, là tâm hồn Việt Nam được hun đúc bao đời. Tự hào, yêu mến những giá trị văn hóa, những truyền thống tốt đẹp đó cũng là tự hào về nguồn cội, là biểu hiện của lòng yêu nước trong mỗi con người.

(1)  Quê hương tôi có cây bầu cây nhị      Tiếng " đàn kêu tích tịnh tình tang"      Có cô Tấm náu mình trong quả thị      Có người em may túi đúng ba gang(2)  Quê hương tôi có bà Trưng,bà Triệu       Cưỡi đầu voi, dấy nghĩa trả thù chung        Ông Lê Lợi đã trường kỳ kháng chiến,       Hưng Đạo Vương đã mở ra hội Diên Hồng(3)   Quê Hương tôi có hát xòe,hát đúm        Có hội...
Đọc tiếp

(1)  Quê hương tôi có cây bầu cây nhị

      Tiếng " đàn kêu tích tịnh tình tang"

      Có cô Tấm náu mình trong quả thị

      Có người em may túi đúng ba gang

(2)  Quê hương tôi có bà Trưng,bà Triệu

       Cưỡi đầu voi, dấy nghĩa trả thù chung 

       Ông Lê Lợi đã trường kỳ kháng chiến,

       Hưng Đạo Vương đã mở ra hội Diên Hồng

(3)   Quê Hương tôi có hát xòe,hát đúm

        Có hội xuân liên tiếp những đêm chèo 

        Có Nguyễn Trãi có" Bình Ngô Đại Náo"

        Có Nguyễn Du và có" Truyện Kiều"

câu 1:nêu nội dung của đoạn thơ trên

câu 2:Hãy chỉ ra:ba truyện cổ tích được gợi nhớ trong khổ (1)

câu 3: Xác định và nêu hiệu quả của một biện pháp nghê thuật của đoạn thơ

câu 4: Tình cảm của tác giả đối với những di sản tinh thần của dân tộc thể hiện qua đoạn thơ ( trình bày thành đoạn văn từ 5 đến 7 câu văn )

câu 5: Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học nhân gian (trong chương trình ngữ văn 10 mà em vừa mới học)( dài khoảng 20 dòng )

0
17 tháng 8 2017

a, ptbđ: miêu tả+ biểu cảm

b, biện pháp tu từ:

-so sánh, tác dụng: giúp bộc lộ cảm xúc của người viết, 1 tình yêu quê hương da diết, trân thành, sự gắn bó, hòa quyện vô cùng ấm áp, thân quen ,quê hương còn là cái nôi nuôi dưỡng ta khôn lớn trưởng thành (dẫn chứng: so sánh với: dàn hoa bí, dậu mùng tơi, bờ dâm bụt, ao sen trắng, như người mẹ)

-ẩn dụ: "là hoa sen trắng tinh khôi" /tác dụng: thể hiện vẻ đẹp trong sáng, thanh bình, đó là sự trường tồn, phát triển của quê hương.

-điệp ngữ, điệp từ: quê hương,... : nhấn mạnh vẻ đẹp của quê hương, tinh yêu tha thiết của tác giả.

c, mình cho ý , bạn viết nhé ^^:

- là nơi chôn rau cắt rốn của con người

-quê hương đem đến cho con người giá trị vật chất, tinh thần, nuôi sống ta cả về thể xác lẫn tâm hồn.( điểm tựa vững vàng trong mọi hoàn cảnh, là nguồn cổ vũ, động viên, là đích hướng về của mỗi con người)

- mang cho chúng ta lòng tự hào, tự tôn dân tộc, bồi đắp những tình cảm cao đẹp( tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm,tình yêu quê hương, đất nước,...)

-phê phán những người không có tình yêu quê hương đất nước

-liên hệ bản thân.

Chúc bạn học tốt nhé^^

4 tháng 3 2023

Trong bài thơ Đi trong Hương Tràm, việc tác giả Hoài Vũ lấy hình tượng "tràm" để  luôn nói về sự gắn bó với nỗi nhớ "em" là bởi một tình yêu đẹp có sự gắn kết lớn lao đối với tình yêu quê hương, đất nước. Tác giả mượn hình ảnh thân thuộc đó là cây tràm, một loại cây có sự gắn kết vô cùng thân thuộc đối với những người dân miền sông nước.  Bài thơ giống như một lời độc thoại triền miên không dứt với những hồi ức, những kỉ niệm về một tình yêu da diết, nỗi buồn nhớ mênh mông… Nỗi buồn dường như xóa nhòa cả ranh giới giữa quá khứ và hiện tại, bao trùm lên cả không gian và thời gian...Vẻ đẹp tình yêu đó được gắn liền với vẻ đẹp của cây tràm, dù chỉ là vẻ đẹp mộc mạc, giản dị từ loài cây vốn rất đỗi quen thuộc với mọi người, những cũng nhờ hình ảnh đó, mà tác giả đã bộc bạch được hết tình cảm của nhân vật trữ tình "anh" đắm say, quyến luyến trong "tình em". Tất cả vẽ nên một bức tranh thiên nhiên khoáng đạt, tự do, mang theo vẻ đẹp của quê hương, đất nước. Bóng hình em giao hoà trong vẻ đẹp thiên nhiên mĩ miều ấy càng khiến “anh” thêm yêu đậm sâu. Qua đó, ta thấy được tình yêu anh dành cho em luôn gắn liền với hình ảnh quê hương, đất nước trong bài thơ.