K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 9 2016

Tình Huống 1:

Như các bạn đã biết đấy, môi trường đang bị ảnh hướng rất nghiêm trọng bởi do con người sử dụng rác thải một cách không hợp lí.Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng của nhiều người dân mà đặc biệt là các bạn trẻ. Họ nghĩrằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường.Hoặc cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của chính quyền mà không phải là của mình. Một số khác lại nghĩrằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì đi chăng nữa cũng không đáng kể, và việc ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng gì tới mình nhiều…Vậy nhưng không phải vậy! Phá hoại môi trường của một người tuy chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng tập hợp nhiều người lại là lớn. Dù trách nhiệm bảo vệ môi trường tuy cũng có một phần là của nhà nước nhưng đa phần lại là của người dân. Những việc chúng ta làm đối với môi trường, tuy hiện giờ ta chưa thấy được, nhưng về lâu về dài nó sẽ ảnh hưởng tới ta ít nhiều. Tình trạng môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Vậy nên , chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường và tránh gây ô nhiễm. Vì tương lai một Việt Nam xanh, sạch, đẹp và vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như của các thế hệ sau! Hãy bảo về môi trường để bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta. Hay vì một môi trường không ô nhiễm, vì một cuộc sống văn hóa xã hội văn minh đừng xả rác bừa bãi đừng làm ô nhiễm không khí và môi trường.

 

Tình huống 2

 

 

 

Trong xã hội phong kiến, dưới cái bóng của chế độ nam quyền, người phụ nữ luôn bị coi thường. Đàn bà, con gái chỉ đảm nhận vai trò của một người mẹ, người vợ, suốt ngày quẩn quanh nơi xó bếp, đồng ruộng với công việc nội trợ, đồng áng. Công thức ngôn từ “thân em như” gợi cảm giác yếu đuối, mong manh. Người phụ nữ bị đặt lên bàn cân của người sở hữu và được đánh giá, xem xét dựa trên giá trị sử dụng như những món hàng, vật dụng tầm thường khác. Cuộc đời bị đẩy đưa một cách vô định ngoài tầm tay với của họ. Còn nỗi đau nào hơn nỗi đau không làm chủ được số phận của mình? Bất an, vô định, người phụ nữ gửi trọn những đau đớn ấy vào câu ca tiếng hát làm thành chất bi có tính đặc trưng trong nội dung của ca dao than thân.Không chỉ trong quan hệ xã hội người phụ nữ mới bị xem thường mà ngay trong tình yêu, hôn nhân, vị trí và giá trị của họ cũng không được đề cao.Cũng chính vì thế, phụ nữ dễ rơi vào cảnh bị phụ bạc, bị bỏ rơi và phụ nữ luôn là người gánh chịu mọi khổ đau khi tình yêu, hôn nhân tan vỡ. Có thể nói, ca dao đã thể hiện một cách chân thực và sâu sắc những bi kịch lỡ duyên của người phụ nữ.Có thể nói,chính những quan niệm xã hội khắt khe, vốn đã giam cầm người phụ nữ trong vách ngăn của nỗi mặc cảm thân phận, bây giờ lại một lần nữa đẩy tình yêu của họ đến chỗ tan vỡ không thành.Phải chăng những quan niệm cổ hủ, lạc hậu, phi lí mới thực sự là vật cản bước chân người phụ nữ trên hành trình kiếm tìm và góp nhặt hạnh phúc? Lại một lần khát khao mà không thể có được hạnh phúc nghĩa là thêm một bi kịch nữa xuất hiện trong cuộc đời người phụ nữ ngày xưa. Vì vậy, trong ca dao, ta bắt gặp không ít những cuộc tình đổ vỡ bởi những lề thói khắc khe của chế độ phong kiến.Cuộc đời phụ nữ đâu chỉ phải gánh chịu những bất hạnh trong tình yêu, khi đã tìm được bến đỗ của cuộc đời, cứ ngỡ rằng họ sẽ hạnh phúc, thế nhưng họ cũng phải đối mặt với vô vàn những trái ngang, nghịch cảnh. Nổi bật lên trong ca dao xưa là nỗi đau của những thân gái phải chịu kiếp “chồng chung” .

27 tháng 9 2016

này bn kia, bn chép bài của chị Linh đúng không oaoa

23 tháng 4 2020

1

trong đời  sống : 

-Giải thích giúp ta  hiểu những điều  chưa biết trong mọi lĩnh vực

-Muốn giải thích được thì cần phải có các tri thức khoa học ; chuẩn xác về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống

Trong văn nghị luận :

- Giải thích làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng ; đạo lí ; phẩm chất ; quan hệ ;... cần được giải thích

-Nhằm nâng cao nhận thức ; trí tuệ ; bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho con người

2. Có 4 bước làm một bài văn lập luận giải thích:

B1:Tìm hiểu đề ; tìm ý

B2:lập dàn bài

B3:viết bài

B4:đọc lại và sửa chữa

3.  Hãy nêu dàn ý chung để làm một đề văn lập luận giải thích. 

MB:-Nêu luận điểm cần giải thích

     - Trích dẫn câu tục ngữ ; ca dao ; châm ngôn ;... ( nếu có)

TB: giải thích nghĩa của câu ca dao ; châm ngôn (nếu có) theo trình tự sau :

nghĩa của từ nghĩa cụm từ nghĩa của cả câu => nghĩa bóng => nghĩa sâu

-Nêu lí lẽ chứng minh luận điểm

-Nêu dẫn chứng chứng minh luận điểm 

Lưu ý : dẫn chứng không được lấn lướt  luận điểm

KB: Khẳng định lại luận điểm , rút ra bài học cho bản thân

23 tháng 4 2020

II bài tập : 

bài 1 :

Vấn đề được giải thích : Lòng nhân đạo

phương pháp giải thích:

+ Nêu định nghĩa 

+Nêu các biểu hiện

+So sánh ; đối chiếu với các hiện tượng ; vấn đề khác

+ Chỉ ra nguyên nhân ; mặt lợi ; ý nghĩa ; cách noi theo 

2 tháng 10 2016

MB: - Giới thiệu về mẹ.
Đối với tất cả mọi người, người mẹ thật thiêng liêng và cao cả. Dù có thế nào mẹ vẫn luôn rộng lòng tha thứ, bao dung cho chúng ta. Mẹ là người mà ta mãi không quên trong đời.
TB: - Mỗi con người đều có một trái tim cũng như chỉ có một mẹ.
- Tình yêu của mẹ dành cho con ( Mẹ yêu con bằng chính trái tim, cho con những gì mẹ có,...).
- Từ khi mới lọt lòng, chúng ta đã cần những gì ở mẹ ( dòng sữa mẹ, ôm ấp trong vòng tay mẹ, những lời ru của mẹ,...).
- Mẹ luôn vững bước theo sát ta, luôin ủng hộ ta.
- Tình cảm của mẹ dành cho con như thế nào ( thật tha thiết, bao la và ấm áp,...).
- Không chỉ có con người cần mẹ mà muông thú cũng cần mẹ (từ những con hổ dũng mãnh đến những con thỏ yếu ớt đều cần mẹ).
- Mẹ thật quan trọng đối với ta (luôn quan tâm chăm sóc ta và dù có thế nào mẹ vẫn luôn ở bên ta).
KB: Nêu cảm xúc, tình cảm về mẹ.
Cảm ơn mẹ vì những gì mẹ đã làm cho con. Cảm ơn mẹ đã yêu thương, luôn ở bên con.

17 tháng 10 2016

MB: - Giới thiệu về mẹ

Đối với tất cả mọi người, người mẹ thật thiêng liêng và cao cả. Dù có thế nào mẹ vẫn luôn rộng lòng tha thứ, bao dung cho chúng ta. Mẹ là người mà ta mãi không quên trong đời.

TB: - Mỗi con người đều có một trái tim cũng như chỉ có một mẹ.

- Tình yêu của mẹ dành cho con ( Mẹ yêu con bằng chính trái tim, cho con những gì mẹ có... )

- Từ khi mới lọt lòng, chúng ta đã cần những gì ở mẹ ( Dòng sữa mẹ, ôm ấp trong vòng tay mẹ, những lời ru của mẹ.. )

- Mẹ luôn vững bước theo sát ta, luôn ủng hộ ta.

- Tình cảm của mẹ dành cho con như thế nào ( Thật tha thiết, bao la va ấm áp,... ).

- Không chỉ có con người cần mẹ mà muông thú cũng cần mẹ ( từ những con hổ dũng mãnh đến những con thỏ yếu ớt cần đến mẹ ).

- Mẹ thật quan trọng đối với ta ( luôn quan tâm chăm sóc ta và dù có thế nào mẹ vẫn luôn bên ta).

KB: - Nêu cảm súc tình cảm về mẹ

Cảm ơn mẹ vì những gì mẹ đã làm cho con. Cảm ơn mẹ đã yêu thương và luôn ở bên con.

19 tháng 2 2017

1. Tìm hiểu đề và tìm ý

Để tìm hiểu đề cần tìm hiểu kĩ yêu cầu của đề bài, phải xác định được nội dung chính

- Viết bức thư giao tiếp (chú ý tới hình thức viết thư: lí do viết thư, nội dung thư, lời tạm biệt cuối thư, kí tên)

- Cho một người bạn (đối tượng giao tiếp)

+ Để bạn hiểu về đời sống văn hóa của người dân Việt Nam, góp phần xây dựng tình bạn, tình hữu nghị giữa tuổi trẻ hai nước nói riêng và người dân hai nước nói riêng

- Đề cập tới đất nước mình (nội dung giao tiếp)

Viết về lịch sử, địa lý, lịch sử, danh lam thắng cảnh, truyền thống tốt đẹp…của Việt Nam

2. Lập dàn ý

Mở bài

+ Thời gian viết thư

+ Người nhận thư

+ Lý do viết thư

Thân bài

- Kể về truyền thống lịch xây nước và giữ nước

- Kể về truyền thống văn hóa tinh thần

 

- Kể về danh lam thắng cảnh nổi tiếng

- Kể về tình hình phát triển hiện tại

Kết bài

- Lời chào tạm biệt

- Lời hứa hẹn

 

 
12 tháng 12 2018

1. Tìm hiểu đề và tìm ý

Để tìm hiểu đề cần tìm hiểu kĩ yêu cầu của đề bài, phải xác định được nội dung chính

- Viết bức thư giao tiếp (chú ý tới hình thức viết thư: lí do viết thư, nội dung thư, lời tạm biệt cuối thư, kí tên)

- Cho một người bạn (đối tượng giao tiếp)

+ Để bạn hiểu về đời sống văn hóa của người dân Việt Nam, góp phần xây dựng tình bạn, tình hữu nghị giữa tuổi trẻ hai nước nói riêng và người dân hai nước nói riêng

- Đề cập tới đất nước mình (nội dung giao tiếp)

Viết về lịch sử, địa lý, lịch sử, danh lam thắng cảnh, truyền thống tốt đẹp…của Việt Nam

2. Lập dàn ý

Mở bài

+ Thời gian viết thư

+ Người nhận thư

+ Lý do viết thư

Thân bài

- Kể về truyền thống lịch xây nước và giữ nước

- Kể về truyền thống văn hóa tinh thần

 

- Kể về danh lam thắng cảnh nổi tiếng

- Kể về tình hình phát triển hiện tại

Kết bài

- Lời chào tạm biệt

- Lời hứa hẹn

 

 
13 tháng 3 2022

ghê thế nhở

13 tháng 3 2022

ác liệt thế

Cho đề bài : Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ .a ) Tìm hiểu đề và tìm ý : Đối tượng phát biểu cảm nghĩ mà đề văn nêu ra là gì ? Em hình dung và hiểu thế nào về đối tượng ấy ?( Gợi ý : Từ thuở ấu thơ , có ai không nhìn thấy nụ cười của mẹ ? Đó là nụ cười yêu thương , nụ cười khích lệ đối với mỗi bước tiến bộ của em - khi em biết đi , biết nói , khi em lần đầu đi học...
Đọc tiếp

Cho đề bài : Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ .

a ) Tìm hiểu đề và tìm ý : Đối tượng phát biểu cảm nghĩ mà đề văn nêu ra là gì ? Em hình dung và hiểu thế nào về đối tượng ấy ?

( Gợi ý : Từ thuở ấu thơ , có ai không nhìn thấy nụ cười của mẹ ? Đó là nụ cười yêu thương , nụ cười khích lệ đối với mỗi bước tiến bộ của em - khi em biết đi , biết nói , khi em lần đầu đi học , mỗi khi em được lên lớp , ... Có phải lúc nào mẹ cũng nở nụ cười không ? Đó là những lúc nào ? Mỗi khi vắng nụ cười của mẹ , em cảm thấy thế nào ? Làm sao để luôn luôn được thấy nụ cười của mẹ ? Hãy gợi ra thật nhiều ý liên quan tới đối tượng biểu cảm và cảm xúc của mình . )

b ) Lập dàn bài : Sắp xếp các ý theo bố cục ba phần Mở bài , Thân bài , Kết bài .

c ) Viết bài : Hãy dự kiến cách viết các phần Mở bài , Thân bài , Kết bài . Em sẽ viết như thế nào để bày tỏ cho hết niềm yêu thương , kính trọng đối với mẹ ?

d ) Sửa bài : Sau khi viết xong , có cần đọc lại và sửa chữa bài viết không ? Vì sao ?

14
27 tháng 6 2018

Mẹ! Tiếng gọi đầu tiên lúc rời nôi khi còn thơ bé. Mẹ là con đò rẽ nước, xuôi ngược dòng đời, chở gánh nặng qua bao ghềnh thác. Dẫu biết con là gánh nặng của đời mẹ nhưng sao môi kia không ngừng nở nụ cười? Nụ cười ấy đối với tôi là một món quà vô giá, đã tiếp cho tôi thêm niềm tin, sức mạnh và nghị lực để vươn lên trong sống.

Từ thuở còn thơ, tôi đã có cái may mắn được nhìn thấy nụ cười của mẹ: một nụ cười tràn đầy tình cảm. Đó là niềm hạnh phúc lớn lao nhất trên đời. Thật bất hạnh thay cho bao người không được ngắm nụ cười của mẹ. Đau đớn thay cho những kẻ lại vùi dập, hắt hủi nụ cười ấy.

Có ai đó bảo rằng: “Nụ cười làm con người ta được cuộc gần nhau hơn”. Vâng, chính nụ cười ấy đã giúp tôi thấu hiểu hết tình thương con vô bờ bến của mẹ, một tình cảm mà không gì có thể mua được. Và nụ cười ấy là cả một vũ trụ bao la mà tôi không khám phá hết được. Nhưng tôi biết nó là sức mạnh dìu tôi đứng dậy mỗi khi vấp ngã, là niềm tin, là lẽ sống của đời tôi.

Nhưng đâu phải lúc nào nụ cười của mẹ cũng giống nhau. Mỗi khi tôi ngoan, mẹ cười, một nụ cười yêu thương, vui vẻ. Nó làm tôi thấy rằng mình đã làm cái gì đó lớn lao cho mẹ. Rồi nụ cười của mẹ động viên, khuyến khích mỗi khi tôi đạt điểm cao.

Nụ cười ấy làm cho niềm vui nhân lên gấp bội, làm cho tôi thấy cuộc sống này tươi đẹp biết bao khi có mẹ trên đời. Đôi lúc tôi có chuyện buồn, mẹ vẫn cười nhưng là nụ cười an ủi, vỗ về. Nụ cười ấy như ngọn lửa hồng, sưởi ấm con tim non trẻ đang lo lắng, thổn thức...

Có gì đẹp trên đời hơn thế, khi biết rằng mẹ đang ở bên tôi. Nụ cười mẹ sưởi ấm lòng tôi, đã tiếp thêm cho tôi sức mạnh. Nhưng cũng có lúc vắng nụ cười của mẹ! Và khi ấy, tôi càng nhận ra nụ cười mẹ là một “gia tài” lớn đối với tôi...
 

27 tháng 6 2018

Ngay từ khi lọt lòng, hình ảnh mà đứa trẻ ghi nhớ mãi có lẽ là nụ cười của mẹ. Nụ cười đó chứa đầy tình yêu thương của mẹ đối với con.
Nụ cười của mẹ luôn ở bên tôi từ trước tới nay. từ những ngày tôi còn lững chữnh tập đi, cho đến khi tôi bập bẹ biết nói, lúc nào mẹ cũng cười để động viên tôi
, cho dù tôi nói còn ngọng líu ngọng lo . Rồi đến khi tôi đi học cũng luôn có nụ cười của mẹ ở bên cạnh. Những lần tôi hớn hở, khoe mẹ điểm chín, điểm mười, mẹ lại mỉm cười sung sướng. Mỗi lần như vậy, tôi vui lắm. Nhưng cũng có khi tôi gặp điểm kém hay chuyện gì buồn, mẹ lại đến bên an ủi, động viên tôi, và chính nụ cười của mẹ đã làm tôi cố gắng hơn.
Nhớ lại hồi đó, tôi là cây toán của lớp, hơn nữa lại học văn tốt. Tuy vậy tôi có nhược điểm là chữ tôi rất xấu. Vì vậy mà các bài kiểm tra của tôi thường bị trừ điểm trình bày. Bài nào cũng bị trừ một điểm, có khi là hai điểm. Khi xem những bài kiểm tra ấy, mẹ tôi không mắng mỏ gì mà vẫn mỉm cười, nhắc nhở tôi nhẹ nhàng. Nhưng tôi thấy mắt mẹ tôi buồn lắm
Vậy là tôi quyết tâm luyện chữ cho thật đẹp. Và rồi tôi đã là người viết chữ đẹp nhất nhì trong lớp. Bài kiểm tra của tôi bây giờ đỏ chói, toàn những điểm chín, điểm mười.
Mẹ tôi rất tự hào về tôi, cầm bài kiểm tra của tôi, mẹ nở một nụ cười sung sướng.
Giờ đây, tôi có thể hiểu rằng, tôi có thể tạo ra nụ cười của mẹ. Tôi luôn cố gắng học thật giỏi đẻ mẹ vui long. Rồi sau này, khi lớn lên. nụ cười ấy vẫn sẽ luôn bên tôi, an ủi, đọng viên tôi, giúp tôi vượt qua sóng gió cuộc đời.
Nụ cười cười của của mẹ thật có ý nghĩa phải không. Tôi tin rằng các bạn cũng sẽ thấy tình yêu thương chan chứa trong nụ cười hiền hậu của mẹ.