K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 Chuộc lương tâmCách đây hơn hai chục năm, hồi tôi học cấp III, đồng hồ đeo tay còn là thứ xa xỉ và khan hiếm. Một hôm, thằng bạn cùng bàn sắm được một chiếc đồng hồ mới toanh, nó đeo đồng hồ rồi xắn tay áo lên trông thật oách làm sao, khiến cả lớp phục lăn.Chỉ vài hôm sau đã thấy mấy thằng khác cùng lớp đua nhau sắm đồng hồ đeo tay. Ngay cả trong giấc mơ tôi cũng ao ước...
Đọc tiếp

 

Chuộc lương tâm

Cách đây hơn hai chục năm, hồi tôi học cấp III, đồng hồ đeo tay còn là thứ xa xỉ và khan hiếm. Một hôm, thằng bạn cùng bàn sắm được một chiếc đồng hồ mới toanh, nó đeo đồng hồ rồi xắn tay áo lên trông thật oách làm sao, khiến cả lớp phục lăn.

Chỉ vài hôm sau đã thấy mấy thằng khác cùng lớp đua nhau sắm đồng hồ đeo tay. Ngay cả trong giấc mơ tôi cũng ao ước được như chúng nó: sắm một chiếc đồng hồ để mọi người trông thấy mà thèm.

Hôm chủ nhật, tôi về nhà chơi. Lấy hết lòng can đảm, tôi nói với mẹ: "Mẹ ơi, con muốn mua một cái đồng hồ đeo tay, mẹ ạ!"

Mẹ tôi trả lời: "Con này, nhà mình đến cháo cũng sắp sửa chẳng có mà ăn nữa, lấy đâu ra tiền để sắm đồng hồ cho con?"

Nghe mẹ nói thế, tôi rất thất vọng, vội quáng quàng húp hai bát cháo rồi chuẩn bị về trường. Bỗng dưng bố tôi hỏi: "Con cần đồng hồ làm gì thế hả?"

Câu hỏi của bố nhen lên một tia hy vọng trong lòng tôi. Rất nhanh trí, tôi bịa ra một câu chuyện: "Hồi này lớp con đang học ngày học đêm để chuẩn bị thi đại học, vì là lớp cuối nên bây giờ chúng con lên lớp không theo thời khoá biểu của trường nữa, cho nên ai cũng phải có đồng hồ để biết giờ lên lớp."

Nói xong, tôi nôn nóng chờ bố trả lời đồng ý, thế nhưng bố tôi chỉ ngồi xổm ngoài cửa chẳng nói câu nào.

Trở về ký túc xá nhà trường, tôi chẳng còn dám nằm mơ đến chuyện sắm đồng hồ nữa. Thế nhưng chỉ mấy hôm sau, bất chợt mẹ tôi đến trường, rút từ túi áo ra một túi vải hoa con tý rồi mở túi lấy ra một chiếc đồng hồ mác Thượng Hải mới toanh sáng loáng.

Tôi đón lấy nó, đeo ngay vào cổ tay, trong lòng trào lên một cảm giác lâng lâng như bay lên trời. Rồi tôi xắn tay áo lên với ý định để mọi người trông thấy chiếc đồng hồ của mình.

Thấy thế, mẹ tôi liền kéo tay áo tôi xuống rồi bảo: "Con này, đồng hồ là thứ quý giá, phải lấy tay áo che đi để giữ cho nó khỏi bị sây xước chứ! Con nhớ là tuyệt đối không được làm hỏng, lại càng không được đánh mất nó đấy! Thôi, mẹ về đây."

Tôi tiễn mẹ ra cổng trường rồi hỏi: "Sao nhà mình bỗng dưng lại có tiền thế hở mẹ?" Mẹ tôi trả lời: "Bố mày bán máu lấy tiền đấy!"

Bố đi bán máu để kiếm tiền mua đồng hồ cho tôi? Trời ơi! Đầu óc tôi quay cuồng, ngực đau nhói. Tiễn mẹ về xong, tôi tháo chiếc đồng hồ ra, bọc kỹ mấy lớp vải như cũ cất vào cái túi con tý mẹ đưa.

Ngay hôm ấy, tôi hỏi thăm các bạn xem có ai cần mua đồng hồ mới không. Các bạn hỏi tôi tại sao có đồng hồ mà lại không đeo, tôi bảo tôi không thích. Họ chẳng tin, cho rằng chắc hẳn đồng hồ của tôi có trục trặc gì đấy, vì thế chẳng ai muốn mua nó.

Cuối cùng tôi đành phải nhờ thầy chủ nhiệm lớp giúp tôi tìm người mua đồng hồ và thành thật kể lại đầu đuôi câu chuyện cho thầy nghe, vừa kể vừa nước mắt lưng tròng.

Thầy chủ nhiệm nghe xong bèn vỗ vai tôi và nói: "Đừng buồn, em ạ. May quá, thầy đang cần mua một chiếc đồng hồ đây, em để lại nó cho thầy nhé!" Thầy trả tôi nguyên giá, còn tôi thì dùng số tiền đó nộp hai tháng tiền ăn ở nhà ăn tập thể.

Có điều khó hiểu là sau đó chưa bao giờ tôi thấy thầy chủ nhiệm đeo đồng hồ cả. Mỗi lần tôi hỏi tại sao thì thầy chỉ cười không nói gì.

Về sau tôi thi đỗ đại học rồi ra trường và làm việc ở một tỉnh lị xa quê. Câu chuyện chiếc đồng hồ kia cứ mãi mãi đeo bám ám ảnh tôi.

Trong một dịp về quê thăm gia đình, tôi tìm đến nhà thầy chủ nhiệm cũ và hỏi chuyện về chiếc đồng hồ ấy. Thầy tôi bây giờ đã già, tóc bạc hết cả. Thầy bảo: "Chiếc đồng hồ vẫn còn đây."

Nói rồi thầy mở tủ lấy ra chiếc túi vải hoa nhỏ xíu năm nào mẹ tôi đưa cho tôi. Thầy mở túi, giở từng lớp vải bọc, cuối cùng chiếc đồng hồ hiện ra, còn mới nguyên !

Tôi kinh ngạc hỏi: "Thưa thầy, tại sao thầy không đeo nó thế ạ?" Thầy chủ nhiệm từ tốn trả lời: "Thầy đợi em đến chuộc lại nó đấy!"

Tôi hỏi tiếp: "Thưa thầy, vì sao thầy biết em sẽ trở lại xin chuộc chiếc đồng hồ ạ?" Thầy bảo: "Bởi vì nó không đơn giản chỉ là chiếc đồng hồ, mà điều quan trọng hơn, nó là lương tâm của một con người."

đã bao giờ các bạn đòi hỏi bố mẹ như thế chưa ?

4
9 tháng 7 2015

Lê Quang Phúc: Dô duyên vừa phải thôi chứ, người ta đăng thì kệ người ta đi.

9 tháng 7 2015

người ta muốn gửi hay làm j thì kệ người ta chứ

Thử tài suy luận:- Ui da, hết tiền tiêu vặt rồi! – Còn phải mua quà sinh nhật cho Huân nữa… Xin mẹ thì thể nào cũng ăn mắng, Thiện nghĩ bụng - Vũ à, em còn tiền không? Cho anh mượn một ít nhá!- Anh ơi, em cũng thành ăn mày rồi, hay chúng mình qua xin bố đi!Thiện và Vũ chạy đến phòng bố mẹ, may là mẹ đang phơi quần áo trên sân thượng. Vũ thừa cơ chạy đến đấm lưng cho bố đang ngồi...
Đọc tiếp

Thử tài suy luận:

- Ui da, hết tiền tiêu vặt rồi! – Còn phải mua quà sinh nhật cho Huân nữa… Xin mẹ thì thể nào cũng ăn mắng, Thiện nghĩ bụng - Vũ à, em còn tiền không? Cho anh mượn một ít nhá!

- Anh ơi, em cũng thành ăn mày rồi, hay chúng mình qua xin bố đi!

Thiện và Vũ chạy đến phòng bố mẹ, may là mẹ đang phơi quần áo trên sân thượng. Vũ thừa cơ chạy đến đấm lưng cho bố đang ngồi đọc báo.

- Hai đứa lạ quá nhỉ. Chắc lại hết tiền hả?

Nghe bố nói thế, Thiện sán đến nũng nịu xin tiền.

Bố nghĩ một lát rồi bảo:

- Xem nào, nếu các con trả lời đúng câu đố này thì bố sẽ cho tiền tiêu vặt.

- Câu đố gì thế ạ? Thiện và Vũ cùng dỏng tai lên nghe.

- Hai ông bố, từng người một cho riêng con mình tiền tiêu vặt. Một người cho con trai 200.000 đồng, người kia cho con trai 100.000 đồng. Nhưng gộp cả hai người con lại cũng chỉ có 200.000 đồng. Thế là thế nào?

- Sao lại thế nhỉ? – Thiện và Vũ ngẩn cả ra.

Vậy lời giải bài toán này là thế nào?

5
3 tháng 4 2016

Người cho tiền là: Ông và bố

Người được cho tiền là: Bố và con trai.

Tk nha.

3 tháng 4 2016

vì đó là 3 ngườ ông bố cháu

ông cho bố(tức bố cho con)200 đông

sau đó bố lại cho con 100 đồng và bố còn lại 100 đồng

vậy bố và con gộp lại được 100+100=200 đồng

4 tháng 5 2016

hay TIIck nhá

4 tháng 5 2016
LƯU Ý

Các bạn học sinh KHÔNG ĐƯỢC đăng các câu hỏi không liên quan đến Toán, hoặc các bài toán linh tinh gây nhiễu diễn đàn. Online Math có thể áp dụng các biện pháp như trừ điểm, thậm chí khóa vĩnh viễn tài khoản của bạn nếu vi phạm nội quy nhiều lần.

Chuyên mục Giúp tôi giải toán dành cho những bạn gặp bài toán khó hoặc có bài toán hay muốn chia sẻ. Bởi vậy các bạn học sinh chú ý không nên gửi bài linh tinh, không được có các hành vi nhằm gian lận điểm hỏi đáp như tạo câu hỏi và tự trả lời rồi chọn đúng.

Mỗi thành viên được gửi tối đa 5 câu hỏi trong 1 ngày

Các câu hỏi không liên quan đến toán lớp 1 - 9 các bạn có thể gửi lên trang web h.vn để được giải đáp tốt hơn.

 
9 tháng 8 2015

hay đấy                                 

14 tháng 2 2016

tam giác = tác giam= đánh nhốt= đốt nhánh= thiêu cành= thành kiều= cảm ơn

 

15 tháng 2 2016

Cảm ơn .hí,hí,hí,...

29 tháng 10 2015

 1.000 đó không biến mất

Sau khi mua váy, bạn chắc chắn còn 3.000 tiền thừa. Bạn gửi trả bố 1.000, trả mẹ 1.000 nên chỉ còn nợ mỗi người: 50.000 - 1.000 = 49.000, tổng cộng nợ bố và mẹ: 49.000 + 49.000 = 98.000. Và bạn còn 1.000 tiền thừa.

Đến đây,

- Nếu bạn đưa nốt 1.000 cho bố hoặc mẹ thì bạn chỉ còn nợ bố và mẹ: 98.000 - 1.000 = 97.000 - bằng giá trị cái váy bạn mua.

- Nếu bạn giữ lại 1.000 và 97.000 giá trị cái váy sẽ có tổng là 98.000, bằng số tiền nợ bố mẹ

Do đó, bạn sẽ không bị mất đồng nào.

Khá là cảm động và thấm thía:Công bằng từ yêu thươngRõ ràng chúng ta tạo ra công bằng chỉ ở mức tương đối.Khi còn nhỏ, tôi và em trai rất hay cãi lộn. Mỗi lần như vậy mẹ tôi thường bảo: "Con lớn hơn thì phải nhường em". Đương nhiên với một đứa trẻ thì cách phân xử này của mẹ thật không công bằng. Tôi tìm tới bà nội. Bà nội bảo: "Con là con gái thì phải nhu mì, hiền dịu. Sao...
Đọc tiếp

Khá là cảm động và thấm thía:

Công bằng từ yêu thương

Rõ ràng chúng ta tạo ra công bằng chỉ ở mức tương đối.

Khi còn nhỏ, tôi và em trai rất hay cãi lộn. Mỗi lần như vậy mẹ tôi thường bảo: "Con lớn hơn thì phải nhường em". Đương nhiên với một đứa trẻ thì cách phân xử này của mẹ thật không công bằng. Tôi tìm tới bà nội. Bà nội bảo: "Con là con gái thì phải nhu mì, hiền dịu. Sao cứ tranh cãi như con trai thế ?". Cả nhà chẳng ai bênh tôi.

Tôi đem chuyện này kể với bố. Bố là người thương tôi nhất. Bố cười rồi đem tới một cái bánh, hai cái đĩa và một con dao. Đầu tiên bố lấy bánh lên đĩa, lấy thước kẻ đo hai phần bằng nhau rồi dùng dao cắt làm đôi. Sau đó, bố đặt bánh lên hai chiếc đĩa rồi hỏi:

- Con thấy chiếc bánh bố chia đã công bằng chưa?

Tôi lấy thước kẻ đo lại rồi bảo: - Bằng nhau rồi ạ.

Bố tôi lắc đầu: - Thế này chưa công bằng đâu con. Con thử nghĩ mà xem, con mới chỉ thấy bố cắt chiếc bánh bằng nhau. Còn những yếu tố khác con chưa nghĩ tới phải không. Con xem, con lớn hơn em đáng lý phải được phần bánh lớn hơn chứ. Lớn hơn đương nhiên phải ăn nhiều hơn đúng không nào ?

Tôi mở mắt tròn xoe nhìn bố: - Nhưng con không cần phần lớn hơn mà.

Bố lại ví dụ tiếp: - Con có hai tay, giờ nếu bắt buộc phải bỏ một tay thì con chọn tay phải hay tay trái?

Tôi giãy nảy: - Con muốn cả hai tay cơ.

- Thế con không thấy tay phải cần thiết hơn tay trái sao? Rõ ràng con viết bài, quét nhà... chỉ cần dùng một tay là đủ.

- Nhưng có lúc phải hai tay mới làm được. Con không thể buộc tóc, ăn cơm bằng một tay.

Bố cười bảo: - Con hoàn toàn có thể làm bằng một tay, nếu như con kiên trì luyện tập.

- Nhưng dù sao có hai tay vẫn hơn mà bố.

Đến lúc ấy bố mới giải thích: - Đấy, con nhớ nhé. Rõ ràng chúng ta tạo ra công bằng chỉ ở mức tương đối. Con thấy rằng mẹ và bà không công bằng khi chị em con cãi nhau. Thế con có thấy công bằng khi em ăn ít hơn con, nhỏ hơn con nhưng lại được giao công việc bằng con. Còn nữa, khi con còn nhỏ bố mẹ luôn mua quần áo mới cho con mặc. Còn em sinh ra sau con, để tiết kiệm bố mẹ chỉ cho em mặc quần áo cũ của con. Vậy là có công bằng không? Con vẫn có nhiều lúc được hưởng biệt đãi nhiều hơn em con mà.

Bố ngừng một chút lại rồi nói tiếp: - Hai chị em con cũng giống như bàn tay của bố vậy. Rõ ràng là bố, mẹ cần cả hai con đúng không nào? Bố mẹ sẽ thấy thật không may mắn nếu thiếu một trong hai chị em con. Vì thế con hãy yêu thương em nhiều hơn. Chắc chắn con sẽ nhận được nhiều hơn những gì con đã cho đi. Lúc đó con sẽ thấy cuộc đời công bằng với con biết nhường nào.

 

3
20 tháng 4 2018

hay quá lại còn làm mình hiểu nữa ,thật cảm động

3 tháng 1 2021

Very good!😍😍😍😘

17 tháng 9 2021

1 đ bố vừa nhặt trên đường

17 tháng 9 2021

bị ngu à ? rảnh quá ha

2 tháng 11 2019

A giữ :V

2 tháng 11 2019

1 đô còn lại a đi mua kẹo