K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 6 2021

Em tham khảo nhé !

 

Trong xã hội hiện đại với các xu thế không ngừng thay đổi thì đức tính giản dị là điều cần thiết mà mỗi con người nên có. Đó là đức tính hướng về những thứ tự nhiên, không chú trọng vật chất bên ngoài, không cầu kì hay xa hoa, kiểu cách, sống chân phương phù hợp với hoàn cảnh của bản thân.  Đức tính giản dị mang lại những ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống con người. Trước hết, con người sẽ dễ hòa nhập với cộng đồng, dễ được mọi người quan tâm, gần gũi, sẻ chia và giúp đỡ khi cần thiết. Chắc hẳn những người không cầu kì, kiểu cách sẽ mang lại thiện cảm đối với người đối diện nhiều hơn. Đồng thời nó còn tạo cho con người một tâm hồn thư thái, bình yên trong tâm hồn giữa xã hội ngày một xô bồ này. Con người sẽ không phải chạy theo đồng tiền, theo vật chất xa hoa, không sống quá thực dụng mà luôn trân trọng những thứ mình có. Gianr dị không chỉ biểu hiện trong cuộc sống hàng ngày mà còn trong suy nghĩ, trong tiềm thức, trong phong cách sống của mỗi người. Bản thân chúng ta có thể học tập đức tính này ở Bác Hồ- một người nổi tiếng với lẽ sống giản dị trong cả sinh hoạt lẫn tác phong công việc. Tuy nhiên, giản dị cũng không đồng nghĩa với sự gò bó, lạc hậu, càng không đồng nghĩa với tiết kiệm 1 cách thái quá, hà tiện. Mọi người, nhất là lớp trẻ, cần nhận thức được giá trị  phấn đấu tu dưỡng để có thể rèn luyện cho bản thân đức tính cao quý này.

 
29 tháng 8 2021

Tk

Sống đẹp là một lối sống rất cần trong cuộc sống ngày nay. Vậy như thê thế nào là sống đẹp? Sống đẹp là sống có mục đích, có ước mơ, lí tưởng. Sống đẹp là sống có chí cầu tiến, biết đứng dậy bằng chính đôi chân của mình khi vấp ngã, biết bền lòng và dũng cảm vượt qua những thử thách, khó khăn để vươn lên, chắp cánh cho ước mơ của mình được bay cao, bay xa.

Sống đẹp còn là một lối sống có văn hóa, biết lịch sự; là một cuộc sống có tri thức, có tình người. Sống đẹp trước hết phải xuất phát từ lòng nhân ái, bao dung giữa người với người. Hiện nay trong cuộc sống có vô vàn những con người sống đẹp với những hành động, cử chỉ ấm lòng người. Ví dụ như trong thời tiết nắng nóng ở Sài Gòn, đã có người mang nước sâm lạnh ra ngoài vỉa hè cho mọi người uống mà không lấy tiền. Hay ở trên mạng xã hội đưa tin có một thanh niên dân tộc nhặt được ví của người lạ và đã tìm mọi cách để trả cho họ mà không cần cảm ơn.

Những hành động đẹp như vậy đã giúp người gần người hơn, xã hội tốt đẹp hơn. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn bộ phận không nhỏ những người sống tiêu cực, đi ngược lại với đạo đức xã hội. Những hành động như thế đáng đáng phê phán và lên án gay gắt. Như thế sẽ làm xã hội ngày càng đi xuống, còn người ngày càng thờ ơ lạnh nhạt với nhau. Hãy mở rộng lòng mình, đem yêu thương sưởi ấm cho những trái tim ướt lạnh trước sóng gió của cuộc đời. Hãy biết cho đi để được nhận lại: tình yêu thương, niềm tin và hy vọng.

Sống đẹp là lối sống mà ai ai cũng muốn có được. Sống phải biết học tập và rèn luyện đúng cách thì lối sống ấy mới tồn tại và phát triển. Không ai sống đẹp ngay từ lúc lọt lòng. Bởi vậy, học tập và rèn luyện đúng cách là con đường duy nhất đưa ta đến với một lối sống văn minh, một lối sống đẹp. Bạn còn chờ gì nữa?

29 tháng 8 2021

Tham khảo phải viết rõ + in đậm

30 tháng 8 2021

Tham khảo

Trong cuộc sống, gia đình đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt, môi trường gia đình bao giờ cũng có tác động hai mặt tới sự hình thành nhân cách của chúng ta.Gia đình là một trong ba môi trường của xã hội, quyết định trực tiếp tới mặt tự nhiên và xã hội trong mỗi con người. Là nơi để các thành viên sống chân thành với nhau, san sẻ lòng yêu thương, niềm vui, là điểm dựa vững chắc nhất những lúc chúng ta gặp khó khăn, hay thất bại trong cuộc sống. Gia đình là những người cùng chung sống dưới một mái nhà, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và huyết thống, thường gồm có ông bà, cha mẹ, con cái và cháu chắt.

Thời thơ ấu: Gia đình là nơi để chúng ta phát triển về thể chất và tâm hồn. Là nơi bảo vệ những tác động xấu, uốn nắn kịp thời những biểu hiện lệch lạc để cho nhân cách ta phát triển hoàn thiện. Là trường học đầu tiên để hình thành những kỹ năng cơ bản cho một cuộc sống tốt đẹp. Khi trưởng thành: Gia đình là nơi mà ta trở về sau những bôn ba vất vả của cuộc sống. Là nơi ta được san sẻ tình yêu thương cùng với ý thức trách nhiệm, bổn phận của mình. Là sự bao dung, che chở và tha thứ khi ta gặp phải lầm lạc hay những bất trắc của cuộc đời. Là sự động viên khích lệ cho những thành quả, thành công,...

Khi về già: Gia đình là nơi để ta nghỉ ngơi sau một quãng đời phấn đấu, lao động mệt nhọc. Là nơi đem lại niềm vui sống vào tuổi xế chiều. Là nơi tìm được ý nghĩa cuộc sống, răn dạy cháu con những kinh nghiệm cuộc sống ngay cả khi đã sức tàn lực kiệt. Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình góp phần quan trọng cho sự phát triển chung về mọi mặt của toàn xã hội, cùng với xã hội xây dựng môi trường sống và hoàn thiện con người. Chúng ta phê phán những biểu hiện lệch lạc tạo mầm mống cho sự rạn nứt, tan vỡ của các quan hệ gia đình. Đó có thể là nạn bạo hành gia đình, con cái bất hiếu với cha mẹ. Cha mẹ thiếu nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc con cái nên người. Một hiện tượng dễ thấy trong xã hội hiện đại là tình trạng ly hôn ngày càng nhiều, mà thiệt thòi nhất vẫn là trẻ em và phụ nữ. Mỗi con người là một kiểu cá tính, tâm lí, có một nhu cầu, ý muốn khác nhau.

Để tạo nên mối quan hệ bền vững và tốt đẹp trong gia đình, mỗi người cần biết cân bằng, điều chỉnh bản thân và có trách nhiệm yêu thương, chăm sóc các thành viên khác. Gia đình hạnh phúc thì đòi hỏi mọi thành viên phải bình đẳng, có tâm huyết, có tình cảm và đức hy sinh. Giữ được sự yên ấm và vun đắp hạnh phúc cho gia đình là tạo một nền tảng cho sự phát triển bền vững của con người, của xã hội.

30 tháng 8 2021

Em cảm ơn ạ

 

16 tháng 3 2018

nghị luận về tư tưởng đạo lý k cho mk nha

16 tháng 3 2018

cảm ơn bạn nha Phạm Khánh Linh

11 tháng 3 2022

em vt theo những ý như sau nha:

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào tinh thần tự học.

2. Thân bài

a. Giải thích

Tinh thần tự học là ý thức tự rèn luyện, trau dồi bản thân, thu nhận kiến thức và hình thành kỹ sống. Tự học là một ý thức tự giác vô cùng tích cực mà mỗi người cần rèn luyện.

b. Phân tích

- Biểu hiện của người có tinh thần tự học:

Luôn cố gắng, nỗ lực học tập, tìm tòi những cái hay, cái mới, không ngừng học hỏi ở mọi lúc mọi nơi.Có ý thức tự giác, không để người khác phải nhắc nhở về việc học tập của mình.Học đến nơi đến chốn, không bỏ dở giữa chừng, có hệ thống lại bài học, rút ra bài học, kinh nghiệm cho bản thân từ lí thuyết, sách vở.

- Vai trò, ý nghĩa của việc tự học:

Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống.Tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác.Người biết tự học là người có ý thức cao, chủ động trong cuộc sống của chính mình, những người này sẽ đi nhanh đến thành công hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những người ham học, có tinh thần tự học và thành công để minh họa cho bài văn của mình.

d. Phản đề

Bên cạnh những tấm gương tốt về tinh thần tự học, chúng ta cần phê phán những tư tưởng sai lệch. Đó là những người không thấy được tầm quan trọng của việc học dẫn đến không có tinh thần chủ động học tập. Luôn ỷ lại, lười nhác, không có ý chí, nghị lực, học tới đâu hay tới đó.

3. Kết bài

Đánh giá chung về tinh thần tự học và nêu cảm nghĩ, liên hệ bản thân.

11 tháng 3 2022

cj đánh máy nhanh vậy :O

19 tháng 9 2019
Bài Mẫu Số 1: Nghị Luận Xã Hội Về Lòng Trung Thực

Trong xã hội ngày nay,đức tính trung thực là rất cần thiết cho mọi người đức tính trung thực là một trong những đức tính đáng quý mà mọi người cần phải có, nhất là giới học sinh chúng ta, rất cần đức tính này để hoàn thiện chính mình, trở thành người công dân tốt.

Vậy ta nên định nghĩa về đức tính trung thực như thế nào ? Xin trả lời ngay Đức tính trung thực là hết lòng với mọi người, là thật thà, là ngay thẳng. Người có đức tính trung thực là người luôn nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật, ngay thẳng, thật thà, là người luôn được mọi người tin tưởng. Trong cuộc sống ngày nay, đức tính trung thực được biểu hiện trong các kì thi của giới học sinh như không có hiện tượng quay cóp, chép bài hoặc xem bài của bạn... Và đức tính này cũng được biểu hiện trong xã hội như có những người ngay thẳng, không nói sai sự thật, không tham lam của người khác.

Trong kinh doanh, nếu là người ngay thẳng, họ sẽ không sản xuâ't nhũng loại H ang kém chất lượng, kinh doanh những mặt hàng bất hợp pháp, làm nguy hại đến người tiêu dùng... những người nào mang trong người hoặc đang rèn luyện đức tính trung thực thì những người đó sẽ dần hoàn thiện nhân cách của họ sẽ được mọi người mến yêu và tôn trọng. Nếu rèn luyện đức tính trung thực, chúng ta sẽ thành đạt trong cuộc sống, chúng ta sẽ có vốn tri thức để làm giàu một cách chân chính, và nêu chúng ta mắc sai lầm, ta sẽ dễ dàng sửa chữa được nó và hoàn thiện mình thành một công dân tốt, có ích cho xã hội, làm cho xã hội chúng ta trở nên trong sạch, văn minh và tốt đẹp, khiến đất nước ngày càng đi lên và phát triển đến tầm cao.

Đồng thời, bên cạnh những người biết hoàn thiện bản thân để trở thành người dân tốt vẫn có những người có biểu hiện thiếu trung thực và sai trái, chúng ta cần phải phê phán và lên án những biểu hiện như vậy. Biểu hiện rõ nhất là trong giới học sinh hiện nay, nạn học giả, bằng thật do quay cóp, chép bài của bạn, gian lận trong thi cử đã trở thành một tệ nạn phổ biến gây ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, đến ý nghĩa của việc dạy và học, gây dư luận xôn xao trong xã hội. Một biểu hiện thứ hai tương đối rõ ràng là sự thiếu trung thực trong kinh doanh đời sống, đó là việc các báo cáo không trung thực, chất lượng sản phẩm kinh doanh ngày càng kém đi, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đe dọa tính mạng con người hiện nay như các sản phẩm, các mặt hàng được người dân tiêu dùng hàng ngày, điển hình là các loại sữa có chứa chất độc hại melamine gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng, hay ngay các loại nước mắm cũng có chứa chất ure độc tố, hoặc cả các loại rau quả, trái cây hiện nay như rau xanh hay quả tươi đều được người trồng trọt tiêm nhiễm các loại hóa chất vì lợi nhuận của bản thân... Nhũng hành vi trên đều đáng phê phán vì thiếu trung thực, không nghĩ đến sức khỏe của người dân mà chỉ nghĩ đến lợi nhuận của bản thân mình. Chỉ vài biểu hiện trên mà đã nói lên được tính thiếu trung thực đã trở thành căn bệnh phổ biến lây lan nhanh trong mọi người dân. Chính căn bệnh này đã khiến xã hội xuống cấp, đạo đức người dân dần bị hạ thấp, phá bỏ những nét đẹp truyền thống của dân tộc.

Vì vậy, để tránh được tệ nạn thiếu trung thực trong xã hội ngày nay, mỗi chúng ta cần tự mình xây dựng nên một ý thức trung thực trong từng việc nhỏ nhặt nhất mà hàng ngày chúng ta đều làm cho đến việc lớn lao sau này. Bên cạnh việc tự hoàn thiện mình, chúng ta cẩn lên án những hành vi thiếu trung thực và tích cực đầy lùi những tiêu cực do nạn thiếu trung thực để noi theo những tấm gương về đạo đức cao cả.

Là một con người sống trong xã hội hiện đại, đức tính trung thực là không thể thiếu cho bản thân, cần tích cực rèn luyện đức tính đáng quý này để hoàn thiện chính mình, trở thành người công dân tốt đưa đạo đức xã hội ngày càng đi lên, đất nước ngày một phát triển hơn và hơn nữa.

Trên đây là phần Nghị luận xã hội về lòng trung thực bài tiếp theo, các em chuẩn bị trả lời câu hỏi SGK, Nghị luận xã hội về đức tính khiêm tốn và cùng với phần Soạn bài Việt Bắc để học tốt Ngữ Văn 12 hơn.

 

Bài Mẫu Số 2: Nghị Luận Xã Hội Về Lòng Trung Thực

Hiện nay, trong xã hội thường xảy ra một số vấn đề cần giải quyết như nói tục, chửi thề, bạo lực học đường... Bên cạnh những vấn đề đó thì trung thực đang là một vấn đề nan giải cần giải quyết. Vậy tai sao chúng ta cần phải trung thực trong cuộc sống.

Trung thực là một đức tính rất cần thiết cho mỗi con người chúng ta. Chúng ta biết trung thực là nói thật trong mọi việc, thật thà trong gia đình, trung thực với mọi người trong xã hội. Người có đức tính trung thực là người luôn nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật, ngay thẳng, thật thà, là người luôn được mọi người tin tưởng. trong cuộc sống ngày nay, đức tính trung thực được biểu hiện qua những kì thi trong trường học hoặc những việc làm trong xã hội. Ví dụ như trong trường học, đức tính trung thực biểu hiện trong giới học sinh như không có hiện tượng quay bài, chép bài hoặc xem bài của bạn,... và đức tính này cũng được biểu hiện trong xã hội như có những người ngay thẳng, không nói sai sự thật, không tham lam. Trong kinh doanh, nhất là người ngay thẳng, họ sẽ không sản xuất những loại hàng kém chất lượng hay kinh doanh những mặt hàng bất hợp pháp, làm nguy hại đến người tiêu dùng. Từ đây, chúng ta biết nếu rèn luyện đức tính trung thực thì chúng ta sẽ thành đạt trong cuộc sống và được nhiều người kính trọng, tin tưởng.

Tuy nhiên, có nhiều người cho rằng: Trung thực là đức tính tốt nhưng có làm được hay không thì tùy và cũng chẳng có hậu quả gì đáng kể. Nhưng thật ra thiếu thiếu trung thực sẽ gây ra những hậu quả xấu. Bởi trong cuộc sống, điều quan trọng nhất của mỗi người là chữ "tín". Nếu đánh mất nó đồng nghĩa với việc đánh mất niềm tin và sự tôn trọng của mọi người đối với mình. Nếu trong cuộc sống chúng ta không có trung thực thì mọi người và bạn bè sẽ tránh xa và không còn tin tưởng ở mình nữa.

Trung thực là đức tính rất cần thiết cho mỗi người chúng ta nhưng đôi khi nói dối cũng giúp chúng ta làm được việc tốt. Ví dụ như trong nghành nghề bác sĩ, bệnh nhân đang mắc một căn bệnh không thể chữa được, bác sĩ sẽ nói dối là căn bệnh đó có thể chữa được để người bệnh có hi vọng sống tiếp.

Nói tóm lại, trung thực là dấu hiệu đạo đức của con người và xã hội. Trung thực đem lại rất nhiều điều tốt lành nhưng không dễ dàng để là người trung thực. Muốn trở thành người trung thực thì mỗi người chúng ta cần rèn luyện và phấn đấu nhiều hơn.

 

Bài Mẫu Số 3: Nghị Luận Xã Hội Về Lòng Trung Thực

Trên khắp mọi nơi ở đất nước ta, từ xưa đến nay bất kể thời đại nào thì nhân dân ta vẫn luôn đặt đạo đức là chuẩn mực hàng đầu đối với con người. Điều đó lại càng đặc biệt cần thiết trong xã hội hiện đại ngày nay. Mà trong số đó, trung thực là đức tính đầu tiên con người cần phải có.

Đức tính trung thực tuy nghe có vẻ đơn giản nhưng những biểu hiện của nó lại vô cùng đa dạng. Riêng đối với người học sinh thì trung thực được thể hiện trong nhà trường, trong gia đình. Một học sinh có đức tính trung thực thì không bao giờ chép bài, hỏi bài bạn trong giờ kiểm tra, làm bài với đúng khả năng của mình. Khi bị điểm kém, hay lỡ làm điều gì không phải thì thẳng thắn nói ra, nhận lỗi với thầy cô, cha mẹ. Hay như đơn giản hơn là ở ngoài chợ, người bán trả lại thừa tiền cho ta thì với người trung thực ta luôn trả lại số tiền thừa ra đó. Ra ngoài đường, thấy người khác đánh rơi đồ thì luôn tìm cách trả lại. Còn trong kinh doanh thì trung thực lại được thể hiện ra ở chỗ người làm kinh doanh đem lại cho khách hàng của mình những sản phẩm có chất lượng, đúng giá, không làm giả, nâng giá lên một cách bất hợp pháp.

Trung thực vốn là một đức tính truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Vậy nên trong xã hội ngày nay thì những cái lợi mà trung thực đem lại không phải là nhỏ. Với người học sinh thì trung thực sẽ giúp hoàn thiện nhân cách, không những vậy còn nâng cao được vốn kiến thức. Bởi đã là học sinh thì bất cứ ai cũng có những điếm kém, điểm xấu, bị phê bình. Nhưng trung thực, thẳng thắn nhận ra những khuyết điểm đó thì sẽ giúp thầy cô, bạn bè, cha mẹ có thể giúp đỡ ta vươn lên, học tốt hơn, kiến thức dần đầy đủ. Trung thực trong kinh doanh thì sẽ đem lại uy tín, sự tín nhiệm của khách hàng, việc làm ăn sẽ ngày càng thuận lợi. Hay bất cứ ở đâu, có đức tính trung thực thì con người ta sẽ được mọi người nhìn lại với con mắt thiện cảm, kính trọng. Nói tóm lại, một xã hội mà mỗi con người đều có đức tính trung thực thì xã hội sẽ trở nên trong sạch, văn minh, ngày càng phát triển.

Chỉ đáng tiếc rằng, trong cuộc sống, đức tính trung thực ta lại không thể thấy ở một số con người. Gian lận trong học tập, trong các kì thi, nạn học giả, bằng thật vẫn còn phổ biến trong xã hội. Không thể tưởng tượng ra được những con người như vậy sẽ làm việc, xây dựng đất nước ra sao, sẽ đưa đất nước phát triển đến thế nào? Sự thiếu trung thực ở một số cán bộ lãnh dạo các cơ quan đã rút ruột các công trình, tham ô, tham nhũng làm thiệt hại của nhà nước hàng trăm tỉ đồng trong suốt những năm gần đây đã trở thành một vấn đề nổi cộm. Không thể kể hết những hậu quả, ảnh hưởng từ nhỏ tới lớn của sự thiếu trung thực trong đời sống.

Cũng may mắn rằng đó chỉ là những con sâu làm rầu nồi canh, chỉ là một bộ phận nhỏ trong xã hội. Đức tính trung thực còn có ở ngày nay chính là do bề dày truyền thông lâu đời của dân tộc ta. Rồi nhờ có sự tuyên truyền, giáo dục sâu sắc trong nhà trường mà đức tính trung thực vẫn còn được gìn giữ. Có đức tính trung thực trong mỗi một con người thì xã hội ngày càng trở nên văn minh, con người càng phát triển; còn thiếu sự trung thực sẽ chỉ làm cho xã hội thụt lùi đi so với sự phát triển của nhân loại cùng với những hậu quả khôn lường.

Có lẽ cùng chính vì vậy mà từ lâu, nhân dân ta đã đặt đức tính trung thực là một trong những đức tính cơ bản, hàng đầu. Chúng ta cần ngày càng phát huy đức tính truyền thống này ở mọi lúc, mọi nơi. Đồng thời phải đẩy lùi, ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực của việc thiếu trung thực trong đời sống.

Gìn giữ, phát huy truyền thống vốn có của dân tộc là trách nhiệm của mỗi người, mỗi học sinh trong chúng ta và đặc biệt là đức tính trung thực. Đó là điều vô cùng quan trọng. Tôi tin rằng nếu làm được như vậy thì chúng ta sẽ nhận lại được những kết quả đáng mừng cho bản thân chúng ta và cả xã hội.

 

Bài Mẫu Số 4: Nghị Luận Xã Hội Về Lòng Trung Thực

Ai cũng biết rằng, người Việt Nam ta có rất nhiều phẩm chất tốt đẹp được lưu truyền qua nhiều thế hệ như: tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm, đức tính trung thực và lòng tự trọng,... Chúng ta rất tự hào về những phẩm chất tốt đẹp mà chúng ta đang có. Trong cuộc sống hàng ngày, đức tính trung thực được thể hiện rõ nhất qua từng hành động của con người Việt Nam như câu tục ngữ: "Ăn ngay nói thẳng".

Trước hết, chúng ta phải hiểu thế nào là "đức tính trung thực". Trung là hết lòng với đất nước, Thực là thật, sự thật. Trung thực có thể hiểu là ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật. Người có đức tính trung thực là luôn luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải, không làm sai lệch sự thật. Đức tính trung thực của con người được thể hiện qua cách sống ngay thẳng, thật thà, dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Trong cuộc sống, đức tính trung thực được thể hiện rõ ràng nhất đó là thật thà, thẳng thắn nhận lỗi khi mình mắc lỗi, không báo cáo sai sự thật, không tham lam, gian dối lấy của người khác làm của mình. Trong học tập, thi cử, những biểu hiện của tính trung thực của mỗi học sinh cần được phát huy như không quay cóp, chép bài của bạn, không mang theo tài liệu và lật tài liệu trong lúc thi hoặc kiểm tra, không chạy điểm, không dùng bằng giả,...

Có thể thấy, trung thực là đức tính cần thiết, quý báu của mỗi người. Nếu có tính trung thực, nhân cách của mỗi người sẽ dần được hoàn thiện. Bản thân mỗi người sẽ được người khác kính trọng, yêu mến. Điều quan trọng hơn cả là bản thân người có tính trung thực sẽ tự gây dựng cho mình một hình ảnh, một chữ "tín" trong lòng mỗi người bạn và mọi người trong xã hội. Nhờ có tính trung thực trong học tập, chúng ta sẽ có được những kiến thức thực do chính ta học tập chứ không do học vẹt, học máy móc hoặc qua loa, đối phó. Tính trung thực còn giúp cho chúng ta có cái nhìn, đánh giá đúng năng lực của mỗi người. Học sinh có tính trung thực thì thầy cô giáo mới đánh giá đúng năng lực của mỗi học sinh để có kế hoạch bồi dưỡng, và nâng cao kiến thức. Nếu học sinh có những việc làm không thể hiện tính trung thực của mình, đừng vội nản lòng, các bạn vẫn có thể sửa những lỗi sai của mình để trở thành người tốt, góp phần làm cho xã hội trong sạch, văn minh và ngày càng phát triển.

Không chỉ trong học tập, mà trong kinh doanh, nếu có tính trung thực, doanh nghiệp sẽ có được uy tín và lòng tin ở khách hàng, kinh doanh đạt hiệu quả cao. phần làm cho xã hội trong sạch, văn minh và ngày càng phát triển. Có nhiều người sẽ cho rằng: Trung thực là đức tính tốt nhưng có làm được hay không thì tuỳ và cũng chẳng có hậu quả gì đáng kể. Nhưng thật ra sự thiếu trung thực sẽ gây ra những hậu quả xấu. Bởi trong cuộc sống, điều quan trọng nhất của mỗi người là chữ "tín". Nếu đánh mất nó đồng nghĩa với đánh mất niềm tin và sự tôn trọng của mọi người đối với mình. Nếu trong kinh doanh làm ăn sẽ mất đi những người đối tác làm ăn. Nếu trong học tập mà không trung thực thì thầy cô, bạn bè không còn tin ở mình nữa. Trong làm việc, nếu số liệu báo cáo thiếu trung thực sẽ gây thiệt hại rất lớn đến nền kinh tế đất nước. Trong kinh doanh, chất lượng sản phẩm không trung thực sẽ ảnh hưởng không tốt đến người tiêu dùng, thậm chí gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đe doạ tính mạng con người. Trong học tập, đặc biệt là trong các kì thi sự thiếu trung thực luôn xảy ra. Sự gian lận trong thi cử vẫn còn phổ biến. Điều đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả thực chất việc dạy của thầy cô giáo và học của học sinh, gây dư luận xấu trong xã hội. Do đó, thiếu trung thực trở thành căn bệnh lây lan nhanh, làm xuống cấp đạo đức xã hội.

Mỗi người cần phải có những hành động, việc làm cụ thể của riêng mình nhằm giúp đất nước ta không còn những hành vi thể hiện sự thiếu trung thực nữa. Đối với mỗi người, cần xây dựng ý thức trung thực trong từng việc nhỏ, việc lớn. Đặc biệt, đối với mỗi học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường việc tu dưỡng, rèn luyện đức tính thật thà là rất cần thiết. Để động viên những tấm gương người tốt, việc tốt nhà trường cần biểu dương một số tấm gương tiêu biểu về đức tính trung thực để học sinh noi theo đồng thời khuyến khích, động viên học sinh tham gia vào gìn giữ và phát huy những đức tính tốt đẹp của người Việt Nam. Cùng với việc biểu dương những tấm gương tốt về tính trung thực chúng ta cũng cần lên án sự dối trá và từng bước đẩy lùi những tiêu cực do thiếu trung thực gây nên tuỳ theo khả năng của mỗi người.

Trung thực là đức tính rất cần thiết trong cuộc sống. Trong thời đại hiện nay, nhất là khi chúng ta đang trong thời kì hội nhập với nền kinh tế tri thức toàn cầu thì đức tính trung thực lại càng cần thiết hơn bao giờ hết vì sống trung thực giúp chúng ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội và sẽ được mọi người tin yêu, kính trọng. Vì vậy, mỗi người cần xác định đúng tư tưởng để có một tương lai tốt đẹp. Là một học sinh, em sẽ cố gắng phát huy đức tính trung thực của học sinh để góp phần hoàn thiện nhân cách bản thân và nhận được sự tin yêu của thầy cô, bạn bè, không ngừng học tập tốt Năm điều Bác Hồ dạy "...Khiêm tốn, thật thà, dùng cảm".

 

Bài Mẫu Số 5: Nghị Luận Xã Hội Về Lòng Trung Thực

Trong cuộc sống của chúng ta luôn có những mặt xấu và những mặt tốt, trong một con người chúng ta cũng vậy, cũng có những mặt tốt và những mặt xấu. Mặt tốt ấy là những đức tính tốt còn mặt xấu là thói xấu. Mà những tật xấu lại rất dễ làm cho ta tha hóa về đạo đức còn những đức tính tốt lại phải rèn luyện cả đời mới có được. Một trong những đức tính tốt mà chúng ta cần phải rèn luyện đó là đức tính trung thực trong cuộc sống.

Trước hết nên hiểu trung thực là gì?. Trung thực là một đức tính tốt của con người mà ở đó sự thật thà với những sự thật được biểu hiện rất rõ. Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải ; sống ngay thẳng, thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Tóm lại chân thực là những gì ngay thẳng chân chính cho nên nó trở thành một đức tính tốt đẹp của con người chúng ta. Cũng chính vì thế mà chúng ta nên rèn luyện và giữ gìn nó.

Đức tính tốt đẹp ấy được thể hiện rất rõ trong cuộc sống hàng ngày mà đơn giản nhất là trong học tập. Học đường là nơi rèn luyện tốt nhất tạo tiền đề cơ bản nhất về tính trung thực để làm nền tảng cho việc trở thành một con người có đức tính trung thực sau này. Trung thực trong học tập được thể hiện rất rõ khi những cô cậu học sinh biết chấp nhận những gì mình làm sai để sửa lại cho đúng, biết chấp hành nội quy của trường của lớp. Đơn giản là khi cô giáo giao bài tập về nhà thì phải làm và đến lớp trả bài cho thầy cô giáo. Trong những kì thi của trường tuyệt đối không sử dụng tài liệu hay quay cóp bài của người khác. Tự học và tự làm theo khả năng của mình. Như thế không những là trung thực mà còn giúp cho chúng ta học tập tốt hơn khi biết được những lỗ hỏng và kịp thời sửa lại.

Thứ hai là trong cuộc sống của chúng ta mà tiêu biểu nhất là khi đi làm việc. Khi lớn lên con người chúng ta càng ngày càng có nhận thức hơn và đồng thời cũng càng ngày càng có những cạnh tranh nhất định trong công việc với người khác. t. Tóm lại nếu đã trung thực thì con người ta vượt qua tất cả những nỗi sợ hãi hay sự ích kỉ chỉ biết đến quyền lợi cá nhân của mình để tôn trọng chấp nhận những lẽ phải những chân lý, biết chấp nhận những kỉ luật của các cấp tổ chức cao hơn khi mình làm sai.

Thật vậy nhân dân ta có truyền thống trung thực và tổ tiên ta cũng rất coi trọng trung thực. Có lẽ vì thế cho nên tổ tiên đã thể hiện những lời khuyên của mình về tính trung thực cho chúng ta hiện nay qua câu tục ngữ " Cây ngay không sợ chết đứng". Tấm gương cho tính trung thực thì có nhiều nhưng có lẽ một tấm gương mà cả dân tộc ta ai cũng biết đến đó chính là Bác Hồ. Người hội tụ đầy đủ tất cả những gì về đức tính tốt đẹp con người. Trong đó có đức tính trung thực. Bác thẳng thắn chỉ ra những con đường sai của các bậc tiến bối của mình, phê phán những cán bộ Đẳng viên dấu dốt hay đạo đức giả. Không những thế đức tính trung thực còn là một trong những tư tưởng mà Hồ Chí Minh gây dựng tích lũy được trong quá trình hoạt động của mình.

Như vậy có thể nói đức tính trung thực là một đức tính vô cùng đẹp. Những người có đức tính này thường được mọi người quý trọng bởi vì lẽ phải hay chân lý thì luôn luôn được mọi người tán thành. Chỉ có những thứ giả dối mới không bền chặt được thôi chứ đã là sự thật thì dù cho không thích thì nó vẫn cứ là sự thật. Chính vì thế mà mỗi chúng ta nên xây dựng cho mình một đức tính trung thực để được sự yêu mến của những người xung quanh mình. hơn nữa có như thế thì chúng ta mới thật sự là con người trưởng thành.

#Buồn

20 tháng 2 2019

nghị luận mà là lớp 6 ?

20 tháng 2 2019

chị google luôn rộng mở vòng tay vs ai gặp khó khăn đó bn

30 tháng 5 2018

Trên con đường phát triển đi lên của đất nước từ ngày có Đảng càng khẳng định, tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi là ngọn đuốc soi đường trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Bộ Chính trị khóa X ban hành Chỉ thị số 06, ngày 7-11- 2006 về tổ chức Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Bộ Chính trị khóa XI ban hành Chỉ thị 03, ngày 14-5-2011 về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Việc triển khai thực hiện các chỉ thị nêu trên đã đạt những kết quả bước đầu quan trọng. 5 năm qua, các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị đã ban hành đồng bộ hệ thống văn bản cụ thể hóa Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị cho thấy sự vào cuộc đồng bộ, kịp thời, nghiêm túc của cả hệ thống chính trị một cách hiệu quả. Việc học tập, nghiên cứu các chuyên đề đã nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Việc xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các chuẩn mực đạo đức mở rộng thêm nội dung, gắn với tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; bám sát hơn những điều kiện thực tế, đặc điểm, nhiệm vụ của địa phương cơ quan, đơn vị, phù hợp với từng đối tượng, vị trí công tác, tạo chuyển biến bước đầu về tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Quá trình thực hiện Chỉ thị số 03 góp phần quan trọng vào kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" và việc thực hiện nhiệm vụ chính trị ở các đơn vị, địa phương; nhiều vấn đề nổi cộm, bức xúc, tồn đọng, yếu kém kéo dài ở cơ sở được giải quyết. Song, vẫn còn không ít cán bộ, đảng viên, có cả cán bộ chủ chốt ở các cấp, các ngành nhận thức chưa đầy đủ, sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng, mục đích, yêu cầu của Chỉ thị 03 đối với công tác xây dựng Đảng. Ở nhiều nơi, việc thực hiện Chỉ thị chưa trở thành việc làm thường xuyên, tự giác; kết quả thực hiện còn hạn chế. Tình trạng tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng với biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi; có mặt, có bộ phận còn diễn biến phức tạp hơn,...

Nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức ngày càng sâu sắc hơn những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, ngày 15-5-2016, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Một lần nữa, Bộ Chính trị tiếp tục khẳng định đây là chủ trương lớn của Đảng ta, vừa mang tính cấp bách, vừa có ý nghĩa lâu dài. Theo đó, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội các cấp tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Coi đây là nội dung quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ. Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan đơn vị đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, nghị quyết của các cấp ủy,… gắn với các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, với thực hiện nhiệm vụ chính trị và giải quyết các vấn đề bức xúc, nổi cộm của từng địa phương, đơn vị.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam... Đạo đức Hồ Chí Minh là tuyệt đối trung thành, kiên định lý tưởng cách mạng, đặt lợi ích của Đảng, đất nước, dân tộc lên trên tất cả,… là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư,... Phong cách Hồ Chí Minh là tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, làm việc dân chủ, khoa học, là ứng xử văn hóa, tinh tế, đầy tính nhân văn, nói đi đôi với làm; là giản dị, gần gũi quần chúng,… Với lòng biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vô hạn, với tinh thần, trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân và trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta hãy biến những tình cảm thiêng liêng đối với Bác Hồ kính yêu thành ý chí, hành động cách mạng thiết thực. Chúng ta nguyện không ngừng phấn đấu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh trong từng việc làm cụ thể, đoàn kết một lòng, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là mệnh lệnh từ mỗi trái tim của con người Việt Nam.

18 tháng 6 2018

Bài làm

Với mỗi người dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là biểu tượng ngời sáng về đạo đức cách mạng, tấm gương hy sinh, hiến dâng trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Người không chỉ đấu tranh, mưu cầu cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, mà còn để lại cho các thế hệ mai sau một di sản tinh thần vô cùng quý báu, đó là tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức Hồ Chí Minh, phong cách Hồ Chí Minh và Thời đại Hồ Chí Minh.

Trên con đường phát triển đi lên của đất nước từ ngày có Đảng càng khẳng định, tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi là ngọn đuốc soi đường trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Bộ Chính trị khóa X ban hành Chỉ thị số 06, ngày 7-11- 2006 về tổ chức Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Bộ Chính trị khóa XI ban hành Chỉ thị 03, ngày 14-5-2011 về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Việc triển khai thực hiện các chỉ thị nêu trên đã đạt những kết quả bước đầu quan trọng. 5 năm qua, các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị đã ban hành đồng bộ hệ thống văn bản cụ thể hóa Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị cho thấy sự vào cuộc đồng bộ, kịp thời, nghiêm túc của cả hệ thống chính trị một cách hiệu quả. Việc học tập, nghiên cứu các chuyên đề đã nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Việc xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các chuẩn mực đạo đức mở rộng thêm nội dung, gắn với tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; bám sát hơn những điều kiện thực tế, đặc điểm, nhiệm vụ của địa phương cơ quan, đơn vị, phù hợp với từng đối tượng, vị trí công tác, tạo chuyển biến bước đầu về tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Quá trình thực hiện Chỉ thị số 03 góp phần quan trọng vào kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" và việc thực hiện nhiệm vụ chính trị ở các đơn vị, địa phương; nhiều vấn đề nổi cộm, bức xúc, tồn đọng, yếu kém kéo dài ở cơ sở được giải quyết. Song, vẫn còn không ít cán bộ, đảng viên, có cả cán bộ chủ chốt ở các cấp, các ngành nhận thức chưa đầy đủ, sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng, mục đích, yêu cầu của Chỉ thị 03 đối với công tác xây dựng Đảng. Ở nhiều nơi, việc thực hiện Chỉ thị chưa trở thành việc làm thường xuyên, tự giác; kết quả thực hiện còn hạn chế. Tình trạng tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng với biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi; có mặt, có bộ phận còn diễn biến phức tạp hơn,...

Nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức ngày càng sâu sắc hơn những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, ngày 15-5-2016, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Một lần nữa, Bộ Chính trị tiếp tục khẳng định đây là chủ trương lớn của Đảng ta, vừa mang tính cấp bách, vừa có ý nghĩa lâu dài. Theo đó, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội các cấp tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Coi đây là nội dung quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ. Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan đơn vị đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, nghị quyết của các cấp ủy,… gắn với các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, với thực hiện nhiệm vụ chính trị và giải quyết các vấn đề bức xúc, nổi cộm của từng địa phương, đơn vị.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam... Đạo đức Hồ Chí Minh là tuyệt đối trung thành, kiên định lý tưởng cách mạng, đặt lợi ích của Đảng, đất nước, dân tộc lên trên tất cả,… là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư,... Phong cách Hồ Chí Minh là tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, làm việc dân chủ, khoa học, là ứng xử văn hóa, tinh tế, đầy tính nhân văn, nói đi đôi với làm; là giản dị, gần gũi quần chúng,… Với lòng biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vô hạn, với tinh thần, trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân và trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta hãy biến những tình cảm thiêng liêng đối với Bác Hồ kính yêu thành ý chí, hành động cách mạng thiết thực. Chúng ta nguyện không ngừng phấn đấu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh trong từng việc làm cụ thể, đoàn kết một lòng, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là mệnh lệnh từ mỗi trái tim của con người Việt Nam.