K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 3 2018

Đại dương bao phủ 70% diện tích bề mặt trái đất, lượng nước trong các đại dương cũng chiếm hơn 90% tổng lượng nước trên trái đất. Đã từ rất lâu, con người tự hỏi điều gì đã khiến cho nước biển có vị mặn, không thể uống được. Hiển nhiên, việc nước biển chứa một lượng lớn muối khiến cho nó có vị mặn, nhưng cho đến trước năm 1979, chưa ai có thể trả lời được nguồn gốc lượng muối này từ đâu.

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần phải nhìn vào sự hình thành và phát triển của trái đất nói chung và đại dương nói riêng. Ở giai đoạn đầu khi đại dương mới được hình thành, nước biển chưa mặn như ngày nay. Tuy nhiên, trải qua hàng tỉ năm, những cơn mưa xối xả đã vận chuyển một lượng lớn khoáng sản có trong đất liền ra biển. Theo ước tính của các nhà khoa học, hàng năm, các con sông và suối từ Mỹ mang theo hơn 225 triệu tấn chất rắn hòa tan và 523 triệu tấn trầm tích ra đại dương. Chính các khoáng chất này, một phần đã tạo nên độ mặn của nước biển. Trên phạm vi toàn cầu, mỗi năm có đến hơn 4 tỷ tấn muối khoáng được thêm vào đại dương từ các con sông trên thế giới.

Nước biển là một hỗn hợp phức tạp của các loại muối khoáng và hợp chất từ xác sinh vật biển bị phân hủy. Muối khoáng thoát ra từ vỏ trái đất thông qua các miệng núi lửa phía dưới đáy đại dương cũng góp phần tạo nên vị mặn cho nước biển. Có rất nhiều các khe hở tồn tại dưới đáy đại dương, điều đó đồng nghĩa với việc có hàng tỷ mét khối nước biển đi sâu vào trong lòng trái đất mỗi giây, lấy đi các chất hóa học trong lòng trái đất. Các phản ứng hóa học phức tạp giữa các chất có trong lòng trái đất cùng với các chất có trong đất liền đã tạo nên độ mặn cho đại dương. Và quá trình này đã diễn ra hàng chục triệu năm.

Độ mặn của nước biển cũng có sự biến thiên. Nó phụ thuộc vào các yếu tố như mức độ băng tan, lượng nước chảy từ sông suối, mức độ bay hơi, lượng mưa, tuyết rơi, gió, chuyển động của sóng và chuyển động của các dòng hải lưu. Tất cả các yếu tố đó đều gây ra sự khác nhau về độ mặn của nước biển tại nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Ở các vùng cực, nước biển không mặn bằng những nơi khác vì chúng đã được băng tan hòa loãng. Trong khi đó, ở các vùng nhiệt đới quanh xích đạo, lượng nhiệt nóng tăng thêm khiến lượng nước bốc hơi lớn hơn lượng nước mưa trút xuống, làm nước biển mặn hơn.

Hiện ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy, sự khác biệt về độ mặn của nước biển trên khắp toàn cầu đang gia tăng. Chẳng hạn như, khi nhiệt độ nước biển tăng lên, một phần Đại Tây Dương tăng tốc bốc hơi nước và do đó tăng độ mặn của nước biển. Hiện tượng này trông có vẻ không quan trọng, nhưng càng có nhiều muối trong các đại dương, nước biển càng mặn và càng làm chậm lại quá trình hải lưu, ảnh hưởng tới sự lưu thông của các chất dinh dưỡng thiết yếu trong đại dương.

Các nhà khoa học cho tới hiện giờ vẫn chưa thể hiểu hết hoàn toàn thành phần hóa học của nước biển. Khó khăn ở đây là do kích thước quá lớn của đại dương cũng như thành phần hóa học của nó thay đổi liên tục theo thời gian.

Các sinh vật sống dưới biển có ảnh hưởng thế nào đến thành phần nước biển?

Nước biển không chỉ đơn thuần là dung dịch muối mà còn chứa nhiều chất khác có nguồn gốc từ sinh vật biển. Các sinh vật biển đồng thời cũng sử dụng các chất trong nước biển trong hoạt động sống của mình. Các loại động vật thân mềm (hàu, trai, ốc,…) có khả năng trích xuất canxi từ nước biển để tạo nên vỏ và xương. Tương tự, nhiều loại sinh vật phù du và giáp xác cũng sử dụng canxi từ biển để tạo nên bộ xương cho mình.

Đồng thời, các loại sinh vật phù du cũng ảnh hưởng đến thành phần nước biển bởi các chất thải mà nó tạo thành. Ngoài ra, một số loài động vật có khả năng liên tục tiết ra các hợp chất do chúng tạo thành nhằm tránh bị kẻ thù phát hiện. Tôm hùm có khả năng kết hợp đồng và cobalt. Vài loại ốc có khả năng tiết ra chì. Bọt biển lại có khả năng chiết xuất nên vanadi đồng thời chúng cũng có tách iodine từ nước biển.

Do đó, các sinh vật sống dưới biển cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới thành phần của nước biển. Tuy nhiên, có một vài nguyên tố hóa học từ biển mà không một sinh vật nào có thể phân giải được. Điển hình như cho đến nay, con người chưa tìm thấy loài sinh vật nào có thể loại nguyên tố Natri ra khỏi nước biển.

11 tháng 1 2018

Lí do khiến nước biển mặn là do chúng chứa lượng muối rất lớn. Tính trung bình, các đại dương trên Trái đất chứa khoảng 3,5% thành phần là muối (natri clorua), tức là tương đương tổng cộng khoảng 50 triệu tỉ tấn muối. Nếu bạn rải toàn bộ số muối này lên đất liền, chúng đủ để tạo ra một lớp dày khoảng 152 mét.

29 tháng 11 2019

Mik 7 giải thích theo Địa 7 đc ko

VÌ ở sông , hồ ko có tí muối nào lên ko nổi đc 

Chỉ nhờ vào áo phao hoặc thuyền thôi 

Đùa đấy 

28 tháng 4 2021

- Do ở vùng đồi núi trọc khi gặp mưa lũ nước chảy mạnh gây xói mòn nên người ta sẽ trồng cây rễ  để cây bám chắc vào đất không bị cuốn trôi khi mưa lũ.

- Các loài thực vật trồng ở vùng bờ biển phía ngoài đê thành rừng thường là những loài cây gỗ, chúng có hệ rễ dày đặc, lan rộng và bám sâu vào đất (đước, sú, vẹt,…). Nhờ có thân cây chắc chắn và hệ rễ phức tạp, các rừng cây này sẽ giúp ngăn cản sự phá hủy của gió bão và sóng biển, giúp bảo vệ đê biển được an toàn, bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân vùng ven biển tốt hơn.

 

Các loài thực vật trồng ở vùng bờ biển phía ngoài đê thành rừng thường là những loài cây gỗ, chúng có hệ rễ dày đặc, lan rộng và bám sâu vào đất (đước, sú, vẹt,…). Nhờ có thân cây chắc chắn và hệ rễ phức tạp, các rừng cây này sẽ giúp ngăn cản sự phá hủy của gió bão và sóng biển, giúp bảo vệ đê biển được an toàn, bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân vùng ven biển tốt hơn.

10 tháng 7 2018

Vì nước ở Biển Chết chứa nhiều muối nên trọng lượng riêng của nó lớn hơn trọng lượng riêng của cơ thể người, do đó người có thể nổi trên mặt nước.

29 tháng 8 2018

HƯỚNG DẪN

- Chứng minh đa dạng: vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu có bãi triều rộng, các bãi cát phẳng, các đầm phá, cồn cát, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và rạn san hô...

- Giải thích đa dạng: do tác động phối hợp củạ nội lực và ngoại lực trong quá trình phát triển lâu dài của lãnh thổ Việt Nam

+ Nội lực: các hoạt động nâng cao và hạ thấp địa hình, bồi lấp các vùng trũng lục địa sát biển, đứt gãy ven biển...

+ Ngoại lực: tác động của sóng, thủy triều, dòng biển, biển tiến và biển lùi, sông ngòi...

9 tháng 5 2021

Trong 28 lít nước biển có chứa khoảng 1kg muối, trong đó 85% là muối ăn (NaCl - natri clorua). Vì vậy nước biển có vị mặn.

Môi trường biển và đại dương có vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống con người. Biển và đại dương là nguồn cung cấp hơi nước vô tận cho khí quyển. Hơi nước sinh ra mây  mưa để duy trì cuộc sống của con người  tất cả các loài sinh vật. ... Biển và đại dương còn là nơi nghỉ dưỡng  du lịch hấp dẫn.

18 tháng 7 2017

Vì trọng lượng của vật tỉ lệ với khối lượng của nó: P = 10m ( một vật khối lượng 1kg có trọng lượng 10N), nên trên bảng chia độ của “cân lò xo” đáng lẽ ghi 1N; 1,1N; 1,2N;…thì có thể ghi 100g, 110g; 120g. Như vậy dùng lực kế có thể xác định được khối lượng

18 tháng 7 2016

Vì trọng lượng của vật tì lệ với khối lượng của nó: P = 10m (một vật khối lượng 1kg có trọng lượng 10N), nên trên bảng chia độ của “cân lo xo” đáng lẽ ghi 1N; 1,1N; 1,2N;…, thì có thể ghi 100g; 110g; 120g … Như vậy dùng lực kế có thể xác định được khối lượng.

1 tháng 10 2016

Cây chìm trong nước vẫn có thể sống được như: cây sen,súng, các loài cây ngập mặn vì trên cơ thể của chúng không có lỗ khí, không khí hoà tan thấm qua bề mặt cơ thể, có một số bộ phận khoang chứa khí và thông qua trên mặt nước nhờ các lỗ khí nhỏ mà ta không nhìn thấy được.

1 tháng 10 2016

Cảm ơn bạn nhé!

 

2 bn 45 kg

10 tháng 12 2021

phần cân nặng là điền sô cân nặng mà các bn có theo thứ thự giảm dần còn dưới là ghi có bao nhiêu bn học sinh đc mấy kí đó  Vd:
   Cân nặng(kg)  40  43
   Số học sinh     2     5
Ở trên vd mình vừa ra là  có 2 bn học sinh đc 40 kg và 5 bn đc 43 kí