K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 12 2017

Bài văn mẫu :

Cho đến bây giờ, mỗi khi tôi và Hoa sánh vai nhau trên con đường làng quen thuộc tới trường thì những kỉ niệm năm nào lại hiện về trước mắt tôi như mới hôm qua. Kỉ niệm đó là việc tốt mà tôi và Hoa không bao giờ quên được.

Lúc ấy, đã gần đến giờ vào lớp. Các bạn đã đến gần đông đủ, riêng chỉ có bàn trực nhật của cái Hoa là vẫn chưa thấy ai đến. Thấy vậy, tôi lên tiếng: “Các bạn ơi, hôm nay bàn nào trực nhật mà chưa làm nhỉ?”. Mi lên tiếng: “Hôm nay là bàn cái Hoa đấy, ban nãy tớ đi học còn thấy nó đang gánh nước tưới rau”. Thấy thế, tôi suy nghĩ một lát rồi nói: “Chúng mình mỗi người một tay giúp bạn ấy vào lớp chẳng vào lớp bây giờ”. Cái Uyên lên tiếng: “Mặc kệ, chúng mình cứ thoải mái chơi đi, có phải bàn mình đâu mà phải lo, cậu thích thì đi mà làm”. Tôi không nói gì, lặng lẽ đi mượn chổi quét lớp.

Đầu tiên, tôi vẩy nhẹ một ít nước lên nền nhà rồi quét cho đỡ bụi, tôi móc từng gậm bàn, gậm ghế chẳng mấy chốc lớp đã sạch bóng. Xong rồi kê lại bàn ghế cho ngay ngắn và chạy đi xách nước, giặt giẻ lau bảng. Vừa xách nước vào tới lớp thì cái Hoa đã hớt hả chạy vào đã thấy lớp sạch tinh tươm. Từ cửa văn phòng, ba tiếng trống vang lên báo hiệu giờ vào lớp. Tôi nhanh chân vào vị trí xếp hàng với khuân mặt đỏ bừng, lấm tấm mồ hôi. Bạn cờ đỏ cũng đã có mặt. Cô giáo bước vào lớp, tất cả đứng dậy chào cô. Cô giáo đưa mắt nhìn xung quanh một lượt, có vẻ rất hài lòng rồi cho chúng tôi ngồi xuống. Cô nói:

- Hôm nay bàn em Hoa trực nhật rất tốt, lại đúng giờ. Cô mong cả lớp học tập tinh thần làm việc của bàn bạn Hoa thì lớp ta sẽ rất tốt.

Cả lớp tôi không có ai nói gì, đều đưa mắt về phía tôi. Hoa nghẹn ngào lên tiếng:

- Thưa cô, em xin lỗi cô và bạn Ánh. Hôm nay đến phiên bàn em trực nhật nhưng mẹ em ốm, sáng sớm em phải đi tưới rau giúp mẹ. Vì trời lạnh nên em không đi sớm được chính bạn ấy đã giúp em đấy ạ.

Nghe Hoa, cô giáo nhẹ nhàng nói:

- Cô hiểu rồi, thế là bàn em Hoa không trực nhật, nếu không có bạn ấy thì lớp ta bây giờ sẽ ra sao đây? Ánh quả là một học sinh đã làm được việc tốt rồi đó. Chúng ta nên học tập bạn Ánh nhé! Cả lớp mình có đồng ý không?

Chúng tôi thi nhau: "Có ạ!" Nghe cô giáo nói, các bạn cảm thấy thật xấu hổ về hành động của mình. Việc tốt của tôi là như thế đấy, tuy nó rất nhỏ bé thôi nhưng no thật ý nghĩa. Qua câu truyện này tôi cũng muốn gửi tới các bạn một thông điệp: Phải biết chia sẻ, cảm thông với bạn bè trong những lúc họ gắp khó khăn. Có như thế thì cuộc sống của chúng ta mới tốt đẹp hơn.

Để học tốt môn Văn lớp 6, các em học sinh nên tham khảo các tài liệu văn mẫu, đọc thêm các bài soạn văn mẫu lớp 6 để soạn bài tốt hơn. Bên cạnh đó, việc chuẩn bị sớm cho kì thi học kì 1 cũng rất quan trọng. Làm trước các đề thi học kì 1 lớp 6 sẽ giúp các em có thêm kiến thức, kinh nghiệm làm các dạng đề bài khác nhau. Chúc các em học tốt.

15 tháng 12 2017

Bài văn mẫu 1: Kể về việc tốt em đã làm

Hôm đó, cô trả vở Toán cho cả lớp. Đó là môn yêu thích nhất của Linh. Nhưng không hiểu sao hôm nay vẻ mặt của Linh rất lo lắng, và tôi còn thấy Linh cứ quay bên này, quay bên kia mãi.

Cô vừa trả vở xong cho các bạn thì đến giờ ra chơi. Tôi liền đến bên Linh. Linh nó: Hôm nay, bố mẹ tớ đi làm sớm, tớ không kịp xin mẹ 9.000đ để mua bút Nét hoa viết vào vở Toán. Linh sực nhớ ra và reo lên, A! Đúng rồi! Cậu có hai cái bút Nét Hoa, cậu có thể cho tớ mượn một chiếc được không? Tôi đứng ngẫm nghĩ một lúc rồi tự đặt câu hỏi cho chính mình: Có nên cho Linh mượn bút không nhỉ? Tôi hơi băn khoăn. Tiếng trống đã vang lên. Tôi liền về chỗ của mình. Cả lớp ngồi vào chỗ hát xong và Linh cắm cúi viết bài ngay để khỏi trễ giờ. Linh thấy thế nài nỉ tôi cho mượn bút. Cuối cùng tôi cũng quyết định được và gọi nhỏ: Linh ơi! Tớ cho cậu mượn bút này. Chiếc bút đó do mẹ tặng tôi nhân ngày sinh nhật. Màu mực của chiếc bút rất đẹp. Linh nhận được, vẻ mặt phấn khởi lắm. Mỗi khi viết xong mấy chữ, tôi lại ngẩng lên và cảm thấy mực cứ vơi dần đi theo dòng chữ, con số ngay ngắn, thẳng hàng nằm trên trang giấy của bạn. Hết giờ Toán, Linh trả cho tôi chiếc bút và nói: Cảm ơn cậu vì đã cho tớ mượn chiếc bút nhé! Hôm sau, cô trả vở Toán, cả tôi và Linh đều được điểm 10. Tôi mừng lắm vì đã làm được một việc giúp bạn.

Khi về đến nhà tôi kể lại cho mẹ nghe. Mẹ nói: Con hãy cố gắng giúp bạn nhiều hơn khi gặp khó khăn nhé! Tôi như thấm thía câu nói đấy của mẹ và tôi không bao giờ quên được câu chuyện xảy ra ngày hôm đó.

Bài văn mẫu 2: Kể về việc tốt em đã làm

Chẳng bao giờ em làm được một việc tốt đáng kể hay chỉ ít là làm người khác thấy vui, chỉ trừ có một lần khi em còn học lớp 2. Lần đó em đã nhặt được của rơi và trả lại cho người mất.

Chiều hôm ấy, em trực nhật nên phải ở lại lớp một lúc để đổ rác. Lúc em đang đi trên sân trường thì bỗng em giẫm phải một vật gì cưng cứng. Em cúi xuống nhặt lên thì thấy: Ồ! hoá ra là một cuốn tiểu thuyết khổ 18x7cm của nhà sách Trí Tuệ cuốn đầu giáo sư Powel của tác giả A.R Belger. Cuốn sách này được bọc ngoài bằng nilon trong nên có lẽ người mất mới mua về chưa đọc. Em cũng chưa đọc nó nhưng đã biết ít nhiều về nó qua lời nói của bố mẹ. Hình như nó là một cuốn tiểu thuyết rất hay. Em lật xem bìa sau của cuốn sách thì thấy một đoạn văn ngắn kể lại tóm tắt nội dung cuốn sách. Nó càng làm em chắc chắn về suy nghĩ của mình. Trong đầu em hiện lên ý nghĩ lấy luôn cuốn sách này. Thế là, em ngó xung quanh xem có ai không. Thôi chết! Còn bác bảo vệ. Em chờ bác bảo vệ để ý đi chỗ khác rồi nhanh tay đút luôn cuốn sách vào cặp tung tăng chạy ra khỏi cổng trường. Trên đường, em không thôi nghĩ về nhưng tình tiết hấp dẫn, li kì của cuốn sách. Ôi! thú vị biết bao! Nhưng cái đầu em không chỉ nghĩ đến một chuyện nó lái sang một chuyện khác. Chuyện về người bị mất. Vì có cái đầu ham nghĩ nên em không biết phải phân xử ra sao, mang về đọc và giữ của riêng hay trả lại cho người bị mất đây! Hai phương án cứ đánh nhau, xáo trộn trong đầu em. Vừa lúc đó, em về đến nhà. Em chào bố mẹ rồi đặt mình lên chiếc giường ở phòng riêng. Em lại tiếp tục suy nghĩ. Mà phải rồi! Mẹ là người có kinh nghiệm trong cuộc sống, mình nên hỏi mẹ xem sao! Em nghĩ, thế là em chạy xuống tầng 1, đưa cuốn sách cho mẹ và kể đầu đuôi câu chuyện cho mẹ nghe. Nghe xong, mẹ cười và bảo:

– Bây giờ, con hãy đặt mình vào tình huống như người mất mà xem. Chắc chắn con sẽ rất buồn và lo lắng vì bố mẹ sẽ mắng khi làm mất cuốn sách khá đắt: 25.000đ cơ mà! Đấy, con hãy tự nghĩ và quyết định đi. – Quả thật nếu em là người mất thì cũng sẽ có những cảm giác như mẹ nói. Mà nếu các bạn biết thì lòng tin của các bạn đối với em sẽ chẳng ra gì nữa! Em quyết định sẽ trả lại. Sáng hôm sau, em mang cuốn sách đưa cho cô Tổng phụ trách. Vừa lúc đó, có một chị lớp Năm hớt hơ hớt hải chạy đến. Khi cô Tổng phụ trách đưa chị cuốn sách và giới thiệu em với chị thì chị ấy cảm ơn em rối rít.

Lúc em về lớp, các bạn xô đến quanh em và khen em. Khi đó em thực sự là rất vui. Bây giờ em mới biết giá trị của những việc làm tốt. Nó vô hình nhưng nó lại có thể mang niềm vui cho tất cả mọi người.

Bài văn mẫu 3: Kể về việc tốt em đã làm

Năm lớp Hai, có một chuyện mà đến giờ em vẫn nhớ trong câu chuyện đó em đã đấu tranh với sai lầm của chính mình.

Hôm đó, cô gọi các bạn lên bảng chữa bài tập toán, khi cô gọi bạn Thảo Hương lên chữa bài, em nhìn thấy bạn lúng túng nói gì đó với bạn bên cạnh, lúc bạn lên đến bàn em, bạn nói thầm vào tai em: Phương Anh ơi! Cho tớ mượn vở nhé! Em hơi lưỡng lự rồi đưa cho bạn vở của mình. Các bạn chữa bài xong, cô bảo cả lớp thu vở lúc đó em mới lên nói với cô là Thảo Hương quên vở, cô hỏi: Thế sao lúc này bạn lại có vở và lên chữa bài? Em trả lời là em không biết. Vừa lúc đó, tiếng trống trường từ báo hiệu giờ ra chơi, cô cho các bạn ra chơi, thế là cả lớp ùa ra ngoài như những chú chim non rời tổ, em cũng ra theo. Ra chơi vào, cô trả vở và gọi các bạn đọc điểm, cô gọi đến Thảo Hương thì bạn lí nhí trả lời: Thưa cô, em... em quên vở ạ. Thế là cô cho bạn điểm kém, bạn rất buồn.

Về đến nhà, em kể chuyện của bạn cho mẹ, mẹ bảo em: Con nên đến thú thật với cô thì chắc cô sẽ không nói gì đâu. Tối hôm đó, em trằn trọc không ngủ được. Hôm sau, em đến nói thật với cô là chính em đã cho bạn mượn vở. Chẳng ngờ cô đã không mắng em mà còn khen em trong tiết học sinh hoạt lớp. Hôm đó em rất vui, khi vừa đến gặp mẹ ở nhà em đã tíu tít kể chuyện và em thấy mẹ nói rất đúng.

Câu chuyện đó luôn khắc sâu trong tâm trí em em rất tự hào vì mình đã làm một việc tốt.

Bài viết số 2 lớp 6: Kể về một tấm gương tốt trong học tập hay trong việc giúp đỡ bạn bè mà em biết

Bài văn mẫu 4: Kể về việc tốt em đã làm

Thường ngày, chúng ta có những việc làm tốt và những việc làm xấu. Có một chuyện, em đã làm và thấy việc ấy thật ý nghĩa trong công cuộc bảo vệ môi trường của người học sinh.

Câu chuyện bắt đầu vào một buổi sáng nọ, khi hằng đông vừa ửng hồng và những giọt sương còn đọng lại trên bãi cỏ xanh mướt. Ấy là lúc em đi đến trường, vừa đi, em vừa thơ thẩn ngắm cảnh bình minh đẹp mê hồn. Bỗng, cái gì thế này? Một người đàn ông đang vứt một cái bao lớn mà em lấp ló đầu của một con heo chết. Em nhìn anh ấy mà trong người bực bội vô cùng. Vội chạy đến, kêu lên:

- Anh gì ơi?

Người đàn ông nghe em gọi, liền tắt máy chiếc xe honda của mình, hỏi:

- Gì thế nhóc?

Em đáp:

- Anh ơi, anh không thể vứt xác chết động vật bừa bãi như thế, sẽ gây ô nhiễm môi trường đấy! Ấy là chưa kể khi nắng lên, cái thứ này sẽ bốc mùi kinh khủng. Đoạn đường này lắm người qua lại, nhiều nhất là chúng em đi học về. Vì vậy nên anh phải lấy cái bao này đi ngay,

Em vừa dứt lời, người ấy liền quay lại, mắng như tát nước vào mặt:

- Đồ thứ con nít mà đòi dạy đời. Sao mày láo thế? Để yên cho tao làm việc, không thì liệu hồn con ạ!

Nói rồi, anh ta rồ ga, định phóng đi. Quyết không để hắn đi khi xác con heo còn nằm đấy. Em vội chặn đầu anh ta lại, nói:

- Nếu anh mà không lấy cái thứ thối tha đó đem đi thì em sẽ kêu mọi người tới đấy, anh nên biết đây là một việc làm không tốt đẹp mấy, nếu như mọi người mà biết thì không để yên cho anh đâu. Anh hãy đem con heo này chôn vào một cái hố nào đấy hay là bất cứ thứ gì cũng được, miễn sao đừng làm ô nhiễm môi trường và làm phiền những người xung quanh là tốt rồi. Mời anh chở cái bao này đi cho, em xin cảm ơn.

Vừa nói, em vừa chạy ra đường, làm điệu bộ như nếu cần, ta sẵn sàng kêu cả làng ra xem. Người đàn ông nhìn em, đôi mắt nảy lửa, bước xuống xe đi về phía em. Nhưng anh ta không hề đánh em mà chỉ lầm bầm chửi rủa rồi vác cái bao đặt lên xe, phóng vù đi.

Em nhìn chiếc xe honda lao vút đi và tiếng động cơ ngày một nhỏ dần rồi mất hẳn mà trong lòng vui vẻ lạ thường như vừa trút được một cái gì đấy nặng cả vai. Và em cũng rất vui vì mình đã làm đúng lời cô giáo dạy: "Phải yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên, luôn luôn có ý thức bảo vệ môi trường như bảo vệ từng mạnh máu trong cơ thể".

Bài văn mẫu 5:

Cho đến bây giờ, mỗi khi tôi và Hoa sánh vai nhau trên con đường làng quen thuộc tới trường thì những kỉ niệm năm nào lại hiện về trước mắt tôi như mới hôm qua. Kỉ niệm đó là việc tốt mà tôi và Hoa không bao giờ quên được.

Lúc ấy, đã gần đến giờ vào lớp. Các bạn đã đến gần đông đủ, riêng chỉ có bàn trực nhật của cái Hoa là vẫn chưa thấy ai đến. Thấy vậy, tôi lên tiếng: “Các bạn ơi, hôm nay bàn nào trực nhật mà chưa làm nhỉ?”. Mi lên tiếng: “Hôm nay là bàn cái Hoa đấy, ban nãy tớ đi học còn thấy nó đang gánh nước tưới rau”. Thấy thế, tôi suy nghĩ một lát rồi nói: “Chúng mình mỗi người một tay giúp bạn ấy vào lớp chẳng vào lớp bây giờ”. Cái Uyên lên tiếng: “Mặc kệ, chúng mình cứ thoải mái chơi đi, có phải bàn mình đâu mà phải lo, cậu thích thì đi mà làm”. Tôi không nói gì, lặng lẽ đi mượn chổi quét lớp.

Đầu tiên, tôi vẩy nhẹ một ít nước lên nền nhà rồi quét cho đỡ bụi, tôi móc từng gậm bàn, gậm ghế chẳng mấy chốc lớp đã sạch bóng. Xong rồi kê lại bàn ghế cho ngay ngắn và chạy đi xách nước, giặt giẻ lau bảng. Vừa xách nước vào tới lớp thì cái Hoa đã hớt hả chạy vào đã thấy lớp sạch tinh tươm. Từ cửa văn phòng, ba tiếng trống vang lên báo hiệu giờ vào lớp. Tôi nhanh chân vào vị trí xếp hàng với khuân mặt đỏ bừng, lấm tấm mồ hôi. Bạn cờ đỏ cũng đã có mặt. Cô giáo bước vào lớp, tất cả đứng dậy chào cô. Cô giáo đưa mắt nhìn xung quanh một lượt, có vẻ rất hài lòng rồi cho chúng tôi ngồi xuống. Cô nói:

- Hôm nay bàn em Hoa trực nhật rất tốt, lại đúng giờ. Cô mong cả lớp học tập tinh thần làm việc của bàn bạn Hoa thì lớp ta sẽ rất tốt.

Cả lớp tôi không có ai nói gì, đều đưa mắt về phía tôi. Hoa nghẹn ngào lên tiếng:

- Thưa cô, em xin lỗi cô và bạn Ánh. Hôm nay đến phiên bàn em trực nhật nhưng mẹ em ốm, sáng sớm em phải đi tưới rau giúp mẹ. Vì trời lạnh nên em không đi sớm được chính bạn ấy đã giúp em đấy ạ.

Nghe Hoa, cô giáo nhẹ nhàng nói:

- Cô hiểu rồi, thế là bàn em Hoa không trực nhật, nếu không có bạn ấy thì lớp ta bây giờ sẽ ra sao đây? Ánh quả là một học sinh đã làm được việc tốt rồi đó. Chúng ta nên học tập bạn Ánh nhé! Cả lớp mình có đồng ý không?

Chúng tôi thi nhau: "Có ạ!" Nghe cô giáo nói, các bạn cảm thấy thật xấu hổ về hành động của mình. Việc tốt của tôi là như thế đấy, tuy nó rất nhỏ bé thôi nhưng no thật ý nghĩa. Qua câu truyện này tôi cũng muốn gửi tới các bạn một thông điệp: Phải biết chia sẻ, cảm thông với bạn bè trong những lúc họ gắp khó khăn. Có như thế thì cuộc sống của chúng ta mới tốt đẹp hơn.

12 tháng 8 2021

Thời gian vừa qua, miền Trung nước ta đã phải hứng chịu một trận lũ lịch sử, khiến cho người dân khốn đốn. Gây nhiều thiệt hại nặng nề. Đúng lúc này, truyền thống tương thân tương ái của dân tộc ta lại được phát huy mạnh mẽ. Và em cũng đã góp một phần sức nhỏ của mình vào đó.

Suốt mấy ngày nay, trên các kênh tivi, báo đài là những hình ảnh, những lời kêu cứu của người dân miền Trung tội nghiệp. Đối mặt với sự nổi giận của mẹ thiên nhiên, con người trở nên quá nhỏ bé. Nhưng sự kiên cường đã giúp họ chịu đựng, vượt qua trận lũ. Tuy nhiên, sau khi cơn lũ đi qua, thì điều gì còn ở lại? Đó là những trang sách vở, dụng cụ học tập nhuốm đầy bùn đất, những bộ trang phục rách, bẩn hết cả, những gia cụ, ngôi nhà, xe cộ hư hỏng nặng… Những người dân như rơi vào tay trắng, biết bao học sinh nghẹn ngào khi chẳng có sách vở, áo quần sạch sẽ để đến trường. Trước tình hình đó, người người nhà nhà chung tay góp sức ủng hộ miền Trung. Người có sức góp sức, người có của góp của. Nhìn thấy những hành động ấy, trong em bừng lên một cảm giác lạ lùng.

Tối hôm đó, em trở về nhà xin phép mẹ lấy những bộ trang phục không mặc nữa nhưng còn mới để tặng các bạn. Được mẹ đồng ý, em vui lắm, vội lấy áo quần ra giặt lại sạch sẽ, gấp gọn gàng để chuẩn bị gửi vào miền Trung. Xong xuôi, em vào tủ sách, lấy ra những cuốn sách của các năm học trước đóng vào hộp để gửi cùng. Suốt tối hôm đó, em mong sao cho ngày mai đến thật nhanh để được đem quà đến cho các bạn ở miền Trung. Nằm mãi không ngủ được, thế là em lại nghĩ vẩn vơ. Em nhớ đến hình ảnh những bản nhỏ tội nghiệp không có đồ ăn trong nhiều ngày, áo quần, sách vở trôi hết theo dòng nước lũ. Thế là em liền bật dậy, tìm chú heo mà mình đã nuôi suốt hai năm nay. Số tiền đó, được em dành dụm để mua đàn guitar. Tuy rất tiếc, nhưng nghĩ đến nó sẽ có thể giúp cho các bạn học sinh ở vùng lũ thì em lại quyết tâm hơn. Đập vỡ heo, em ngồi vuốt phẳng từng tờ tiền lại, cất gọn gàng vào phong bì. Làm xong tất cả, em trở về giường trong niềm hạnh phúc.

Em biết, hành động của mình không quá lớn lao. Nhưng em vẫn vô cùng hạnh phúc và vui sướng khi góp chút sức mình giúp đỡ đồng bào trong khó khăn. Em sẽ cố gắng học tập hơn nữa, để tương lai, có thể giúp đỡ nhiều người hơn bằng chính sức của mình.

7 tháng 10 2018

Hôm đó, cô trả vở Toán cho cả lớp. Đó là môn yêu thích nhất của Linh. Nhưng không hiểu sao hôm nay vẻ mặt của Linh rất lo lắng, và tôi còn thấy Linh cứ quay bên này, quay bên kia mãi.

Cô vừa trả vở xong cho các bạn thì đến giờ ra chơi. Tôi liền đến bên Linh. Linh nó: Hôm nay, bố mẹ tớ đi làm sớm, tớ không kịp xin mẹ 9.000đ để mua bút Nét hoa viết vào vở Toán. Linh sực nhớ ra và reo lên, A! Đúng rồi! Cậu có hai cái bút Nét Hoa, cậu có thể cho tớ mượn một chiếc được không? Tôi đứng ngẫm nghĩ một lúc rồi tự đặt câu hỏi cho chính mình: Có nên cho Linh mượn bút không nhỉ? Tôi hơi băn khoăn. Tiếng trống đã vang lên. Tôi liền về chỗ của mình. Cả lớp ngồi vào chỗ hát xong và Linh cắm cúi viết bài ngay để khỏi trễ giờ. Linh thấy thế nài nỉ tôi cho mượn bút. Cuối cùng tôi cũng quyết định được và gọi nhỏ: Linh ơi! Tớ cho cậu mượn bút này. Chiếc bút đó do mẹ tặng tôi nhân ngày sinh nhật. Màu mực của chiếc bút rất đẹp. Linh nhận được, vẻ mặt phấn khởi lắm. Mỗi khi viết xong mấy chữ, tôi lại ngẩng lên và cảm thấy mực cứ vơi dần đi theo dòng chữ, con số ngay ngắn, thẳng hàng nằm trên trang giấy của bạn. Hết giờ Toán, Linh trả cho tôi chiếc bút và nói: Cảm ơn cậu vì đã cho tớ mượn chiếc bút nhé! Hôm sau, cô trả vở Toán, cả tôi và Linh đều được điểm 10. Tôi mừng lắm vì đã làm được một việc giúp bạn.

Khi về đến nhà tôi kể lại cho mẹ nghe. Mẹ nói: Con hãy cố gắng giúp bạn nhiều hơn khi gặp khó khăn nhé! Tôi như thấm thía câu nói đấy của mẹ và tôi không bao giờ quên được câu chuyện xảy ra ngày hôm đó.

7 tháng 10 2018

Vào một buổi sáng mùa dông, bầu trời u ám vì cơn mưa cứ rả rích kéo dài. Em rảo bước trên con đường. Bỗng em nhìn thấy một cụ già đang xách một giỏ rau quả nặng, cụ đứng ở bên vệ đường, khuôn mặt thoáng vẻ lo âu.

Em dừng lại hỏi cụ:

- Bà ơi I Sao bà lại đứng ở dây? Bà mang giỏ nặng lắm phải không ? Bà cụ tần ngần đáp:

- ừ! Bà đi chợ bán rau quả nhưng giỏ xách nặng lắm, đường trơn quá, bà phải đứng nghĩ tay.

Nhìn bà cụ, em cảm thấy ái ngại, rồi em vội vàng đỡ lấy giỏ xách của cụ, tay kia em cầm lấy tay cụ và thưa:

- Bà ơi ! Để cháu giúp bà một tay nhé ! Cháu sẽ mang hộ giỏ xách cho bà, đường đến trường học của cháu cũng đi qua ngõ chợ đấy ạ!

Nét mặt bà cụ vui vẻ hẳn lên và đưa cho em giỏ xách. Em sánh bước đi cùng cụ, vừa di vừa trò chuyên vui vẻ. Thỉnh thoảng, em dừng lại để đợi cụ đi qua những đoạn đường trơn. Mãi trò chuyện cùng cụ, em đã quên đi sự nặng nề trên đôi tay bé bỏng của mình. Hai bà cháu đã đến ngõ chợ. Em trao lại giỏ xách cho bà cụ rồi tiếp tục đi học.

Em chào cụ. Vừa đi vừa cảm thấy vui vui vì đã biết giúp người già cả. Bất chợt, em khẽ cất lên tiếng hát trên con đường tới lớp.

Có thể nói việc học tập là một quá trình lâu dài của cả một đời người: học ở trường, ở gia đình và ở xã hội. Và trong các môi trường đó thì môi trường xã hội là mái trường lâu dài bởi vì trường học theo tổ chức chỉ diễn ra ở một lứa tuổi nhất định nào đó còn trường gia đình cũng vậy nhưng ở góc độ khác. Và con người khi đã trưởng thành thì trường ngoài xã hội mới là mái trường quan trọng, bởi nơi đó chúng ta có thể học được nhiều điều. Bởi vậy, theo em câu nói Đi một ngày đàng học một sàng khôn là đúng, bởi mỗi ngày khi được đi đến một nơi nào đó ta sẽ có thể học được nhiều điều. Tuy nhiên có bạn lại có ý kiến: Nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có “sàng khôn” nào. Đây là một ý kiến cũng hoàn toàn đúng.

Câu nói là một lời khuyến khích tinh thần học hỏi và học hỏi không ngừng, bởi khi đi ra ngoài chúng ta có thể bắt gặp được rất nhiều điều hay để từ đó chắt lọc được những cái hay, cái tốt để tạo thành một kho tàng kinh nghiệm riêng cho

bản thân. Điều này có thể được minh chứng qua việc hàng ngày bước chân ra ngoài, trên con đường ta đi hiện thực cuộc sống thường phơi bày ra hết sức chân  thực: cảnh chợ búa, cảnh người giúp người, cảnh trộm cắp, tranh giành nhau,…

Cuộc sống bên ngoài đa màu, đa sắc khi được tiếp xúc với nó chúng ta dễ dàng rút ra bài học cho mình. Chẳng hạn, đi trên đường phố ta có thể bắt gặp một cụ già ốm yếu lẩy bẩy đi ăn xin và có cô bé đem đến cho cụ nghìn bạc ta sẽ nhận thấy rằng cuộc đời này còn có những người đáng thương vậy sao? Già mà vẫn không hết khổ, với suy nghĩ đó ta sẽ tự hứa sẽ phải cố gắng học hành cho tốt để  sau này phục dưỡng cha mẹ thật chu đáo; đồng thời có cơ hội giúp đỡ những  người nghèo khổ. Và trước hành động của em bé ta cũng thấy con người quà thật luôn có tấm lòng nhân hậu, biết yêu thương người khác. Đó là hành động ta cần  trân trọng và học tập.  ngaingung

Từ khi bước chân vào môi trường học đường, tôi đã được làm quen và tiếp xúc với rất nhiều bạn bè. Mỗi người bạn có một vẻ khác nhau và đối với mỗi người tôi lại dành cho họ những tình cảm quý mến khác nhau. Nhưng trong rất nhiều những người bạn mà tôi quý mến ấy, người bạn mà tôi yêu quý nhất , người luôn đồng hành với tôi trong mọi niềm vui, nỗi buồn , không thể có từ nào thích hợp hơn hai tiếng “bạn thân’ để nói về bạn, đó là Minh Anh.

 

Minh Anh học cùng với tôi ngay từ những ngày đầu cắp sách đến trường. Tôi và bạn chơi với nhau cũng từ những ngày đó, nhưng để trở thành bạn thân thì tôi không nhớ rõ từ khi nào nữa. Tôi chỉ biết rằng hằng ngày chúng tôi đèo nhau đi học trên một chiếc xe đạp và có tâm sự trong lòng thì người đầu tiên tôi tìm đến là Minh Anh. Minh Anh trong mắt tôi là một cô bạn hết sức dễ thương và đáng mến. Bạn có đôi mắt to, khuôn mặt thanh tú với điểm nhấn là cái mũi dọc dừa xinh xinh. Nhưng có lẽ trong muôn vàn những thứ đáng chú ý ấy thì gây ấn tượng với tôi hơn cả là vầng trán cao biểu lộ sự thông minh, lanh lợi của bạn. Minh Anh học rất giỏi, bạn lại là cây văn nghệ xuất sắc của lớp. Mỗi lần lớp có chương trình văn nghệ thì bạn là người tư tin xung phong đầu tiên. Tôi và các bạn trong lớp đều rất thích nghe Minh Anh hát. Mỗi khi tới lượt bạn biểu diễn thì trong lớp dường như không có lấy một âm thanh nào khác ngoài tiếng hát trong trẻo như chim sơn ca của bạn. Tiếng hát ấy như xua tan hết mọi mệt nhọc sau mỗi giờ Văn, giờ Toán căng thẳng. Tôi quý Minh Anh lắm, may mắn nhất của tôi có lẽ là được làm bạn thân của bạn. Tôi còn tự hào vì có người bạn thân luôn nhiệt tình giúp đỡ người khác như Minh Anh. Trong lớp, dù chỉ chơi thân với tôi nhưng không có nghĩa là bạn không hòa đồng với mọi người. Nhắc đến Minh Anh, không ai có thể quênđược hình ảnh cô lớp phó học tập gương mẫu. Nhìn khuôn mặt bạn lấm tấm mồ hôi mà vẫn say sưa giảng lại mấy bài tập khó cho các bạn trong lớp, tôi càng thêm khâm phục và yêu quý bạn hơn. Nhiều lúc chúng tôi cứ ngỡ Minh Anh chính là cô giáo nhỏ của mình.

Dáng người nhanh nhẹn với nụ cười luôn thường trực trên môi cũng không che lấp được hoàn cảnh khó khăn của bạn. Nhà Minh Anh không khá giả lắm. Lại là chị lớn trong gia đình nên hàng ngày bạn phải phụ giúp ba mẹ trông nom quán ăn nhỏ. Thời gian dành cho việc học không có nhiều mà bạn vẫn học rất giỏi, tôi hiểu bạn đã khéo léo biết bao trong việc sắp xếp một thời gian biểu phù hợp. Thương biết bao nhiêu cái dáng hình nhỏ bé mà vẫn nhanh nhẹn bưng đồ ăn cho khách của bạn. Những lúc chúng tôi tới quán, dù mệt nhọc, Minh Anh vẫn rất hồ hởi. Có lần bạn cười bảo: “phụ quán cũng có thú vui của nó, bây giờ nếu bảo mình nghỉ làm chắc mình không chịu được đâu”. Tôi càng yêu hơn cái nghị lực phi thường của bạn. Dù bận rộn là vậy mà Minh Anh vẫn dành thời gian giúp đỡ tôi trong học tập. Có một lần tôi bị bệnh nằm ở nhà cả tuần, vậy là cả tuần Minh Anh chép bài rồi lại qua giảng bài cho tôi. Bạn muốn chắc chắn rằng sau một tuần nằm giường bệnh, khi đi học trở lại, tôi vẫn theo kịp tiến độ của lớp. Tôi biết ơn Minh Anh nhiều lắm. Lúc nào tôi cũng tự nhủ phải thật cố gắng để đáp lại xứng đáng những gì mà bạn đem lại cho tôi. Tôi hi vọng sẽ mãi mãi được chơi cùng, học cùng với Minh Anh. Có bạn là bạn thân, tôi biết tôi ngày càng sống tốt và hoàn thiện mình hơn.

Cảm ơn cuộc đời đã ban tặng cho tôi người bạn tuyệt vời như vậy. Chìm trong hạnh phúc của tình bạn, tôi không quên phải luôn cố gắng để gìn giữ và làm cho tình bạn ấy ngày càng bền vững và thắm thiết hơn.

19 tháng 9 2016

Có một lần, tôi đã làm một việc khiến ba mẹ rất vui lòng. Cảm giác làm được tốt trong lòng thấy vui lắm, vì lúc ấy tôi mới học lớp bốn thôi.

Hôm đó, một ngày chủ nhật, ánh nắng mặt trời trãi khắp không gian chiếu lên những giọt sương còn đọng trên lá cỏ làm nó lung linh như những viên pha lê. Một ngày được nghĩ ngơi thư giản sau một tuần học tập và làm việc vất vã của mọi người. “Một ngày rãnh rỗi mà không đi chơi thì thật là lãng phí thời gian” chỉ nghĩ thôi tôi thấy lâng lâng trong người. Tôi vừa đi ra phòng khách vừa hát “Một ngày mới nắng lên, ta đưa tay chào đón…là…la…lá…lá…la..” thì thấy ba mẹ lăng xăng làm chuyện gì đó, tôi tò mò hỏi “Ba mẹ đang làm gì vậy ạ?” “À! Ba mẹ chuẩn bị đi thăm bạn cũ, đã lâu rồi không còn gặp con à” ba tôi đáp. Mẹ nói với thêm vào “Hôm nay con trông nhà và giúp ba mẹ làm việc nhà nhé! Chiều ba mẹ về có quà cho con”. Nghe mẹ nói xong tôi cảm thấy cụt hứng, những dự định được đi chơi tan biến, chưa làm việc gì mà cảm thấy mệt mỏi. Trước giờ tôi có động tay, động chân vào mấy việc này đâu, có thời gian rãnh là đi chơi với đám bạn nên mệt mỏi là phải rồi.

Ba mẹ tôi vừa ra khỏi nhà thì lũ bạn tôi chạy ùa vào “Linh ơi! Đi thôi!”, một đứa trong bọn la lên, tôi ngạc nhiên hỏi “Đi đâu?” “Mày không nhớ hôm nay là ngày gì à?” Ngân hỏi lại, nó nhìn cái mặt ngơ ngác của tôi và nói tiếp “Hôm nay là ngày sinh nhật Minh Thư lớp mình đấy” Tôi chợt nhớ ra và nói “Chút xíu nữa là quên mất, cảm ơn các bạn nha”. Tôi mời các bạn vào nhà và nói “Chờ tao một chút, đi thay quần áo”. Bước vào trong nhìn thấy nhà còn bề bộn, dơ bẩn tôi chợt nhớ lời mẹ dặn lúc nãy tôi nghĩ bụng  “Chết rồi nhà cửa như thế này làm sao mà đi được, với lại buổi tiệc cũng sắp bắt đầu rồi”. Tôi đắn đo cân nhắc có nên đi hay không, nếu đi thì tất cả việc nhà mẹ giao mình không làm chắc mẹ buồn lắm và mẹ phải bắt tay vào dọn dẹp thì càng vất vã. Còn nếu tôi không đi sinh nhật thì Minh Thư sẽ giận và không chơi với tôi nữa, sinh nhật nó bốn năm mới tổ chức một lần vì nó sinh vào ngày 29/2. Tôi phải làm sao đây…? Một đứa ham chơi như tôi đây mà bỏ lỡ một cuộc vui như vầy thì thật là đáng tiếc. Suy nghĩ một hồi lâu, tôi quyết định ở nhà dọn dẹp nhà cửa. Chạy ra cửa nói với đám bạn là tôi không đi được và gởi lời xin lỗi đến Minh Thư. Có thể nó giận và không chơi với tôi thì cũng một thời gian ngắn thôi, thế nào rồi cũng quay lại, tính Thư trước giờ là như vậy.

Tôi bắt tay vào công việc. Bắt đầu là phòng ngủ, sắp xếp lại mền, gối cho ngay ngắn, quét dọn phòng sạch sẽ, kéo rèm lên cho nắng sớm vào phòng. Tiếp đến phòng khách phải quét bụi trên tủ, bàn rửa bộ ấm chén uống trà của ba và lau sạch nền gạch. Bước xuống bếp thấy chén đủa ăn sáng còn ngổn ngang trên bàn, một thau đồ mẹ giặt chưa phơi, trên bếp còn bề bộn xoong nồi, tôi hít một hơi dài và bắt tay vào việc. Trước giờ tôi chưa làm việc này nhưng vừa làm vừa nhớ lại lời mẹ dạy, miệng ngân nga câu hát mà công việc đã xong lúc nào không hay. Lần đầu tiên trong đời tôi thấy mồ hôi của mình chảy như suối vậy, cảm giác mệt mỏi xen lẫn niềm vui. Thành quả lao động của một cô bé luôn lười biếng, ỉ lại ba mẹ, nhiều lúc ba mẹ nói lắm mới giúp, bây giờ làm việc một cách tự giác và hoàn thành rất tốt công việc được giao, trong lòng thấy vui sướng làm sao! Hạnh phúc biết bao! Thật sung sướng khi mình đã chiến thắng bản thân để vượt lên chính mình.

Khỏi phải nói, chiều đó ba mẹ về, vừa bước vào nhà đã vui cười ba khen “Con gái của ba rất ngoan, biết nghe lời ba mẹ, cảm ơn con rất nhiều” tôi bẽn lẽn “Dạ con đã lớn rồi phải không mẹ”. Mẹ nói “Con mẹ đã lớn rồi, quà của con đây này” vừa nói mẹ vừa lấy trong túi ra một con gấu bông xinh xinh tặng cho tôi “Cảm ơn ba mẹ, con thích lắm”. Mẹ làm cơm chiều thật ngon để đãi tôi vì thành quả lao động của một ngày “làm việc”.

Sau ngày hôm đó tôi suy nghĩ nhiều về bản thân “Mình có thể làm được nhiều việc hơn thế nữa, tuổi nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình”. Hoàn thành một việc tốt làm cho ba mẹ vừa lòng và mình cũng cảm thấy hạnh phúc nhân lên gấp bội. Về sau tôi làm được nhiều việc hơn, cố gắng giúp đỡ ba mẹ bớt cực nhọc sau những ngày làm việc vất vã. Hôm nay tôi chia sẻ cho các bạn một mốc son trong đời và là một kỹ niệm đẹp làm tôi nhớ mãi.

Tuần nào cũng vậy, cứ đến chiều thứ bảy là khu phố em tổ chức buổi tổng vệ sinh làm sạch đường phố.

Chiều nay, đúng năm giờ, một hồi kẻng vang lên. Mỗi nhà cử một người tham gia nên buổi lao động nào cũng có đủ các lứa tuổi. Các cụ ông, cụ bà đầu tóc bạc phơ thường có mặt sớm hơn cả và vui vẻ chuyện trò trong khi chờ đợi. Các bà nội trợ đang bận nấu dở bữa cơm chiều nên thường có mặt sau cùng. Đám thanh niên tỏ ra rất phấn khởi, luôn miêng cười đùa. Khi mọi người đến đã đông đủ, bác tổ trưởng bắt đầu phân công công việc cho từng nhóm. Việc khơi thông cống rãnh quan trọng và vất vả nhất nên thường được giao cho thanh niên. Còn các cụ già và chúng em thì quét dọn đường phố cho sạch sẽ.

Ai nấy nhanh chóng bắt tay vào việc. Nhóm khơi cống đứng rải đều, nối tiếp nhau lùa bùn rác về một chỗ. Rác được xúc lên đem đi đổ, còn nước được dồn ra phía các hố ga. Chúng em dàn thành hàng ngang, cùng quét sạch mặt đường. Mấy bác bảo chúng em rảy nước và quét nhẹ tay cho đỡ bụi. Đi làm vệ sinh đường phố như thế này cũng là một công việc thú vị đối với chúng em.

Ở góc phố gần ngã tư có một đống gạch vữa ngổn ngang, cản lối đi lại. Mấy anh xúc đổ vào bồn rác cuối đường để xe của công ty vệ sinh chở đi. Chỉ chừng nửa giờ sau, công việc đã xong xuôi. Đường phố gọn gàng, sáng sủa hẳn ra.

Em nghĩ rằng thành phố sạch và xanh là điều mong muốn của tất cả chúng ta và đó cũng là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu của một thành phố văn minh, hiện đại.

Mỗi lần đi ra ngoài đường và mang theo đồ ăn là ba em vẫn bảo "Con ăn uống dừng vứt rác linh tinh nhé, phải giữ gìn môi trường sạch sẽ đấy". Em đã được ba chỉ bảo về vấn đề phải có ý thức, trách nhiệm để bảo vệ môi trường xung quanh mình. Và hôm nay em rất vui khi làm được việc đóng góp vào việc bảo vệ môi trường.

Chiều nay em với mẹ đi chợ ở gần đài phun nước của huyện. Em chờ mẹ ở đài phun nước trong khi mẹ vào lấy xe. Em thấy có rất nhiều anh chị cầm túi nilon to và đi nhặt nhạnh rác vứt bừa bãi hai bên vỉa hè. Các anh chị mặc màu áo xanh tình nguyện rất đẹp. Em thích thú nhìn các anh chị làm việc. Em thấy các anh chị đang làm việc để giữ gìn và bảo vệ môi trường. Chờ mẹ mãi không thấy ra, em liền bước xuống và chạy theo một chị nhặt rác xung quanh đài phun nước. Em bảo:

"Chị ơi chị cho em nhặt rác với nhé?"

Chị mỉm cười, xoa đầu em và bảo;

"Em ngoan quá, vậy đi theo chị và nhặt xung quanh đài phun nước này nhé"

Vậy là em xách túi nilon và nhặt những chiếc vỏ kẹo, lon bia mà mọi người vứt bừa bãi cho vào túi nilon. Chẳng mấy chốc em đã nhặt được đầy túi, vì hôm nay cuối tuần nhiều người đi chơi nên rác cũng nhiều hơn.

Em thấy rất vui khi được làm việc này, vì em đã đóng góp công sức của mình vào bảo vệ môi trường trong sạch hơn.

Khi mẹ ra và thấy em đang nhặt rác, mẹ tươi cười và bảo em ngoan. Tối hôm đó về nhà mẹ khoe ba và ba dẫn em đi ăn kem. Em rất vui.

13 tháng 6 2020

Các bạn giúp mình tả bài văn này với

NHỚ KHÔNG ĐƯỢC CHÉP TRÊN MẠNG NHA

13 tháng 6 2020

giúp mình nha

mình cần gấp

23 tháng 5 2021

Tham khảo:

Nhà em thường có thói quen xem thời sự và lúc 19h tối, hằng ngày em thấy ti vi liên tục nói đến vấn đề ô nhiễm môi trường và những mối nguy hại xung quanh nó, điều ấy khiến cả nhà em đều không khỏi lo lắng. Thế nên trong một buổi trường phân công làm tình nguyện, em đã đề xuất việc thu gom rác thải ở con đường dẫn vào trường học

Hôm ấy là ngày thứ bảy, không khí của mùa thu thật dễ chịu, trời xanh mây trắng, ánh nắng ấm áp chứ không hề quá nóng. Điều ấy khiến chúng em ai nấy đều cảm thấy vui vẻ và hứng khởi với công việc sắp tới. Theo sự phân công của lớp trưởng lớp chúng em chia làm bốn nhóm, mỗi nhóm mười người, tự phân chia nhau đem theo chổi, bao đựng rác và đồ hốt rác. Với tinh thần hăng hái bạn nào cũng tự giác mang theo dụng cụ đầy đủ. Đồng thời chúng em cũng chú ý đội mũ, mang khẩu trang và mặc quần áo dài để công việc diễn ra được thuận lợi. Lớp chúng em lần lượt đi dọc con đường nhựa dẫn vào trường để thu gom những chai lọ, túi ni lông, giấy rác... rồi bỏ gọn vào vào túi đựng rác, sau đó đem tập kết vào chỗ có thùng đựng rác. Những bạn mang chổi thì nhận nhiệm vụ quét dọn những loại rác nhỏ không thể nhặt bằng tay rồi dùng xúc rác hốt sạch sẽ cho vào túi. Vì làm việc tích cực và hiệu quả thế nên chúng em đã dọn sạch con đường chỉ trong vòng một tiếng rưỡi, khiến các thầy cô vô cùng vui vẻ, khen ngợi chúng em hết lời, rồi dẫn chúng em đi uống nước, coi như là phần thưởng vì sự cố gắng trong lao động và ý thức bảo vệ môi trường.


 
Đó là một ngày vô cùng có ý nghĩa với em, dẫu phải nhặt những loại rác bẩn, nhưng nhờ phần công sức này mà môi trường sống, môi trường học tập xung quanh em đã trở nên sạch đẹp hơn rất nhiều. Thế nên dẫu có mệt, nhưng em luôn tự hào vì mình đã làm được một việc có ích.

Chủ nhật rồi, tôi đi mua sách. Sẵn đó, mẹ tôi bảo ghé đầu chợ mua một ít thịt./ Vì trước nay ít khi mua thức ăn, nên tôi hơi rụt rè ở chỗ đông người. Nhưng cũng may, có một chị bấn thịt vui tính, vừa thấy tôi vàođax đon đả mời mua. Trả tiền xong, tôi bước ra, bỗng nghe thấy tiếng chửi bới om sòm. Tôi quay lại thì nhìn thấy một bà bán thịt mâpfj ú, nước da nhờn nhợt, ngồi trên sạp, tay cầm con dao to, sáng loáng đang tru tréo, sỉ vả một cụ già. Tôi nghe ông cụ lụm cụm nói: -Tui già cả, bệnh mới hết nên thèm thịt. Con cháu chẳng có ai, làm gì có tiền để mua nhiều. Cô không bán thì thôi đừng chửi nữa. -Thịt gì mà mua mười nghìn. Thịt ế thà tui đổ, chớ ai bán mười nghìn thời buổi này. Trời đất, gặp mấy người như ông thì buôn với bán nỗi gì! Ông cụ lắc đầu và chậm chạp chống gậy bước đi. Mọi người xung quanh ai cũng nhìn mụ bán thịt mà gớm ghiếc. Đến đây, tôi đã hiểu đầu đuôi sự việc. Đáng thương cho cụ già, nghèo đến độ một tí thịt cũng không có ăn. Tức cho mụ bán thịt, cả sạp như vậy, dù cắt cho ông cụ già một mảnh vụn đã nghèo đâu. Chẳng biết trái tim mụ để chỗ nào. Nhìn cụ già, tôi chịu khong được, chạy theo móc trong túi ra vừa đúng bốn chục mẹ đưa mua đồ còn lại: -Thưa ông, con có chút ít, phụ với ông cho đủ mua thịt. Ông cụ quay lại nhướng cặp mắt mỏi mệt nhìn tôi hơi ngạc nhiên. Tôi phải lặp lại một lần nữa để cụ nghe rõ. Chẳng đợi cụ đồng ý hay không, tôi nắm tay cụ đi lại chỗ chị bán thịt vui tính mà tôi mua lúc nãy. Bốn chục của tôi và mười nghìn của cụ mua được miếng thịt năm chục. Ông cụ nở nụ cười trên gương mặt xanh xao, nhăn nheo cám ơn tôi./ Về nhà, tôi vẫn còn suy nghĩ mãi, không biết khoảng đời còn lại của tuổi già cụ rồi sẽ ra sao. Tôi kể liền cho mẹ tôi nghe. Mẹ tôi sung sướng:" Con ạ, mình tuy nghèo nhưng có người còn khó hơn. Con biết thương người như thế mẹ rất mừng". Tới bữa trưa, ba tôi về cũng khen như thế.
13 tháng 11 2018

đề 3:

Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kỉ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.

Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nhiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cửa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.

Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.

Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm "lận đận" với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói: "Chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học". Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.

Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống Mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một và bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn xao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.

Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những trò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ông và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi: "Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẻ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.

Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điểm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói: "Thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẫu cho các bạn noi theo....". Thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. Tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.

Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn:

"Ngọc không mài không sáng, người không học không tài."

k mk nhé

13 tháng 11 2018

Cuối năm học vừa qua, em được nhận phần thưởng Học sinh xuất sắc. Thầy cô và bạn bè khen ngợi nhưng cũng chính những lời khen ấy lại làm cho em xấu hổ vô cùng. Chuyện là thế này:

Em vốn là học sinh giỏi Toán. Bài kiểm tra nào em cũng đạt điểm 9, điểm 10. Mỗi lần thầy yêu cầu xướng điểm, em trả lời rất rành rọt trước sự thán phục của bạn bè trong lớp. Một hôm, trong giờ ôn tập, em chủ quan không học bài cũ. Theo thường lệ, thầy giáo gọi học sinh lên bảng. Em đã có điểm kiểm tra miệng nên tin chắc là thầy sẽ chẳng gọi đến mình. Vì vậy em ung dung ngồi ngắm trời qua khung cửa sổ và tưởng tượng đến trận đá bóng chiều nay giữa đội lớp em với lớp 6B.

Nhưng một chuyện bất ngờ xảy ra. Thầy giáo yêu cầu cả lớp lấy giấy ra làm bài. Biết làm sao bây giờ? Mọi khi làm bài một tiết, thầy thường báo trước. Còn hôm nay, sao lại thế này? Đây đó trong lớp nổi lên tiếng xì xào thắc mắc của một số bạn. Em ngơ ngác nhìn quanh một lượt. Bạn Hoa ngồi cạnh huých cùi tay vào sườn, nhắc nhở: Kìa, chép đề đi chứ!

Em có cảm giác là tiết kiểm tra như kéo dài vô tận. Em loay hoay viết rồi lại xóa. Vì mất bình tĩnh nên đầu óc cứ rối tinh lên. Thời gian đã hết, em nộp bài mà lòng cứ thắc thỏm, lo âu.

Tuần sau, thầy giáo trả bài. Như mọi lần, em nhận bài từ tay thầy để phát cho các bạn. Liếc qua bài mình, thấy bị điểm 3, tim em thắt lại. Em không để cho ai kịp nhìn thấy và cố giữ nét mặt thản nhiên, vẻ mặt ấy che giấu bao nhiêu bối rối trong lòng. Thật là chuyện chưa từng có. Ăn nói làm sao với thầy, với bạn, với bố mẹ bây giờ? Em quay cuồng lo nghĩ và bất chợt nảy ra một ý...

Thầy giáo gọi điểm vào sổ. Đến tên em, em bình tĩnh xướng to: Tám ạ! Thầy gọi tiếp bạn khác. Em thở phào nhẹ nhõm và tự nhủ chắc thầy giáo sẽ không để ý vì có gần chục bài bị điểm kém cơ mà!

Để xóa sạch mọi dấu vết, tối hôm ấy em làm lại bài rồi lấy bút đỏ ghi điểm 8 theo nét chữ của thầy. Ngày qua ngày, cứ nghĩ đến lúc thầy giáo yêu cầu xem lại bài mà em lạnh cả người. May sao, mọi chuyện rồi cũng trôi qua và tưởng chừng em đã quên bẵng chuyện ấy.

Cuối năm, em đạt danh hiệu Học sinh xuất sắc. Những tràng vỗ tay, những lời khen ngợi chân thành, vẻ hài lòng và tự hào của cha mẹ... Tất cả những điều ấy vô tình khơi dậy sự day dứt và xấu hổ trong em. Em không xứng đáng. Em muốn nói lên sự thật xấu xa ấy nhưng không đủ can đảm.

Thời gian đã đẩy lùi mọi chuyện vào dĩ vãng nhưng nỗi ân hận vẫn còn nguyên đó. Giờ em kể lại chuyện này mà lòng chưa hết day dứt. Mong thầy cô, cha mẹ và các bạn tha thứ cho em. Em hứa không bao giờ mắc lỗi lầm đó nữa.