K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 - Ở ngã tư đường, một ông lão bị tai nạn xe. Nhiều người thấy ông lão đau đớn ngồi bên vệ đường nhưng họ chỉ mặc kệ lướt qua.           - Mẹ Nam đi làm về mệt. Mẹ có nhờ Nam nấu hộ bữa cơm. Nam thản nhiên đáp: “Không được, con bận đi đá bóng với các bạn rồi”.a. Xét theo mục đích nói, câu văn sau thuộc kiểu câu gì? Nhiều người đi đường thấy ông lão đau đớn ngồi bên vệ đường nhưng họ...
Đọc tiếp

 - Ở ngã tư đường, một ông lão bị tai nạn xe. Nhiều người thấy ông lão đau đớn ngồi bên vệ đường nhưng họ chỉ mặc kệ lướt qua.

           - Mẹ Nam đi làm về mệt. Mẹ có nhờ Nam nấu hộ bữa cơm. Nam thản nhiên đáp: “Không được, con bận đi đá bóng với các bạn rồi”.

a. Xét theo mục đích nói, câu văn sau thuộc kiểu câu gì?

 Nhiều người đi đường thấy ông lão đau đớn ngồi bên vệ đường nhưng họ chỉ mặc kệ lướt qua.

b. Xác định lời dẫn trực tiếp có trong các sự việc trên.

            c. Chỉ rõ phép liên kết được sử dụng trong các câu văn sau: Ở ngã tư đường, một ông lão bị tai nạn xe. Nhiều người thấy ông lão đau đớn ngôi bên vệ đường nhưng họ chỉ mặc kệ lướt qua.

d. Em có đồng ý với việc bạn Nam trả lời mẹ trong sự việc nêu trên không? Vì sao?

2
23 tháng 5 2021

a. Câu trần thuật

b. Nam thản nhiên đáp: “Không được, con bận đi đá bóng với các bạn rồi”.

23 tháng 5 2021

a. trần thuật

b. trực tiếp: Không được, con bận đi đá bóng với các bạn rồi

c. phép lặp: ông lão

d. không. vì thái độ của Nam như vậy là không tôn trọng mẹ, không biết thương mẹ, mải chơi, câu trả lời của Nam thể hiện sự vô cảm, thờ ơ, thiếu trách nhiệm

24 tháng 1 2021

-Ở ngã tư đường có 1 ông lão bị tai nạn xe. Nhiều người thấy ông đau đớn ngồi bên vệ đường nhưng chỉ mặc kệ lướt qua.- Mẹ đi làm về mệt nhờ A nấu hộ nồi cơm, A tản nhiên đáp: " Con đang bận vướt facebook " Đây chích là hiện tượng thái độ sống thờ ơ, thiếu trách nhiệm của 1 bộ phận người trẻ hiện nay.

Thái độ sống này của người trẻ được biểu hiện bằng việc dường như các bạn không quan tâm đến những chuyện xảy ra xung quanh mình, tại gia đình mình và bên ngoài xã hội. Không những các bạn chỉ quan tâm đến lợi ích của chính mình mà còn thờ ơ với nỗi đau của người khác cũng như tách rời trách nhiệm của mình ra khỏi trách nhiệm đối với gia đình, với xã hội, với đất nước.

Điều mà các bạn quan tâm đó chính là lợi ích của bản thân mình, những nỗi đau và những biến chuyển của xã hội chẳng thể gây được sự chú ý của các bạn. Cứ như thế, trong xã hội, xuất hiện những con người sống buông thả và biệt lập. Đây chính là thái độ không nên có đối với mọi người trẻ. Sự thờ ơ của các bạn sẽ làm suy giảm mối quan hệ của mình với gia đình, với xã hội, với những người xung quanh. Thái độ sống vô cảm, lạnh lùng sẽ dẫn đến hậu quả của việc suy đồi đi truyền thống tương thân tương ái của dân tộc.Các bạn sẽ tự làm hại chính mình, làm giảm đi sự tương tác và sự năng động, sự ấm áp của chính mình. Con người cần biết vui, biết ghét, biết rung động và biết nhìn ra thế giới để xây dựng nhân sinh quan sống cho riêng mình. Hơn nữa thái độ sống như vậy sẽ làm các bạn tự dẫn mình đến ngõ cụt của bế tắc. Việc sống buông thả sẽ chẳng thể nào xây dựng được 1 tương lai tốt cho các bạn                                                                     

     Tóm lại, thái độ sống thờ ơ, vô trách nhiệm là thái độ sống cần loại bỏ. Mỗi người hãy cố gắng sống 1 cuộc sống giàu tình yêu thương với người thân gia đình và xã hội. Chính sự yêu thương đó sẽ thắp sáng cuộc sống này lên nhiều biết bao.

24 tháng 1 2021

Tham khảo:

A, MB

- Khái quát về thái độ sống thờ ơ, thiếu trách nhiệm: Trong cuộc sống, hiện tượng sống thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với người thân, gia đình và cộng đồng chính là vấn đề liên quan đến đạo đức và thái độ sống tiêu cực của 1 bộ phận người trẻ hiện nay.

- Hậu quả: Thái độ này không những gây hại cho chính bản thân người đó mà nó còn là biểu hiện của sự suy đồi đạo đức văn hóa, suy giảm truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Thậm chí, nghiêm trọng hơn, con người có thể sẽ sống tự cô lập mình lại, không còn sự tương tác với những người xung quanh.

B, TB

1, Biểu hiện, thực trạng

- Thái độ sống này của người trẻ được biểu hiện bằng việc dường như các bạn không quan tâm đến những chuyện xảy ra xung quanh mình, tại gia đình mình và bên ngoài xã hội. Không những các bạn chỉ quan tâm đến lợi ích của chính mình mà còn thờ ơ với nỗi đau của người khác cũng như tách rời trách nhiệm của mình ra khỏi trách nhiệm đối với gia đình, với xã hội, với đất nước.

- Điều mà các em quan tâm đó chính là lợi ích của bản thân mình, những nỗi đau và những biến chuyển của xã hội chẳng thể gây được sự chú ý của các em. Cứ như thế, trong xã hội, xuất hiện những con người sống buông thả và biệt lập.

2, Bình luận về tác hại

Theo em, đây chính là thái độ không nên có đối với mọi người trẻ.

- Đầu tiên, sự thờ ơ của các bạn sẽ làm suy giảm mối quan hệ của mình với gia đình, với xã hội, với những người xung quanh. Thái độ sống vô cảm, lạnh lùng sẽ dẫn đến hậu quả của việc suy đồi đi truyền thống tương thân tương ái của dân tộc.

- Thứ hai, các em sẽ tự làm hại chính mình, làm giảm đi sự tương tác và sự năng động, sự ấm áp của chính mình. Con người cần biết vui, biết ghét, biết rung động và biết nhìn ra thế giới để xây dựng nhân sinh quan sống cho riêng mình.

- Cuối cùng, thái độ sống như vậy sẽ làm các em tự dẫn mình đến ngõ cụt của bế tắc. Việc sống buông thả sẽ chẳng thể nào xây dựng được 1 tương lai tốt cho các em

C, KB

“ Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, giật nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới...
Đọc tiếp

“ Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, giật nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu. Nhưng nói ra làm gì nữa ! Lão Hạc ơi ! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt ! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Ðến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn : "Ðây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn : cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào..."

(Lão Hạc- Sách Ngữ văn 8 tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục Việt nam)

Đọc kĩ đoạn văn trên rồi trả lời câu hỏi:

Em hiểu như thế nào về nguyên nhân cái chết của lão Hạc? Qua những điều lão Hạc thu xếp nhờ cậy “ông giáo” rồi sau đó tìm đến cái chết, em có suy nghĩ gì về tính cách của ông lão

1
23 tháng 2 2018

Đáp án

Nguyên nhân cái chết của lão Hạc

- Lão Hạc là người nghèo khó nhưng giàu lòng tự trọng không muốn làm phiền hàng xóm, quyết không nhận bố thí, trong lúc túng quẫn, tuyệt vọng, lão Hạc bị đẩy vào con đường chết (1 điểm)

- Lão Hạc già yếu, nghèo khó, không muốn động vào số tài sản đã để dành cho con nên ông tìm tới cái chết để giải thoát (0,5 điểm)

- Nguyên nhân gián tiếp: do xã hội bất công, chế độ phong kiến thực dân không cho con người quyền sống (0,5 điểm)

xác định các kiểu câu đã học chia theo cấu tạo trong bài văn lão hạc của nam cao( 2 đoạn cuối thôi nhé) :Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi...
Đọc tiếp

xác định các kiểu câu đã học chia theo cấu tạo trong bài văn lão hạc của nam cao( 2 đoạn cuối thôi nhé) :
Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với binh Tư hiểu. Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn: cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...”.

0
31 tháng 7 2015

người có bầu song sinh, hướng đất ,( bà lão mất dép, ông lão mất viên sỏi) => cả hai người mất trật tự

 

6 tháng 3 2016

BÀ LÃO MAT KEM ONG LAO MAT MANG

26 tháng 10 2018

Đáp án A

Nội dung chính của đoạn trích sau:“Ông lão cảm thấy choáng váng, đau đớn và ông lão không thể nhìn rõ. Nhưng lão vẫn gỡ sợi dây của ngọn lao rồi để nó từ từ chạy qua đôi tay sây sát, và khi có thể nhìn rõ, lão thấy con cá nằm ngửa phơi cái bụng ánh bạc của nó lên trời. [...] Họ lái thuyền êm, ông lão nhúng hai bàn tay xuống nước mặn và cố giữ đầu óc tỉnh táo. Có những đám...
Đọc tiếp

Nội dung chính của đoạn trích sau:

Ông lão cảm thấy choáng váng, đau đớn và ông lão không thể nhìn rõ. Nhưng lão vẫn gỡ sợi dây của ngọn lao rồi để nó từ từ chạy qua đôi tay sây sát, và khi có thể nhìn rõ, lão thấy con cá nằm ngửa phơi cái bụng ánh bạc của nó lên trời. [...] Họ lái thuyền êm, ông lão nhúng hai bàn tay xuống nước mặn và cố giữ đầu óc tỉnh táo. Có những đám mây tích trên cao và nhiều dải mây tơ bên trên, vì vậy ông lão biết gió nhẹ sẽ còn thổi suốt đêm. Ông lão thuyền xuyên nhìn con cá để chắc chắn là nó có thực. Một tiếng đồng hồ sau, con cá mập đầu tiên tấn công”.

A. Cuộc chiến đấu của Xan-ti-a-gô


 

B. Hành trình Xan-ti-a-gô đưa con cá về bờ


 

C.   Cả hai đáp án trên đều sai

1
8 tháng 12 2017

Đáp án cần chọn là: B

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:Hũ bạc của người cha1. Ngày xưa, có một nông dân người Chăm rất siêng năng. Về già, ông để dành được một hũ bạc. Tuy vậy, ông rất buồn vì người con trai lười biếng.  Một hôm, ông bảo con: - Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm. Con hãy đi làm và mang tiền về đây !  2. Bà mẹ sợ con vất vả, liền dúi cho một ít tiền. Anh này...
Đọc tiếp

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:

Hũ bạc của người cha

1. Ngày xưa, có một nông dân người Chăm rất siêng năng. Về già, ông để dành được một hũ bạc. Tuy vậy, ông rất buồn vì người con trai lười biếng.  Một hôm, ông bảo con: 

- Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm. Con hãy đi làm và mang tiền về đây !  

2. Bà mẹ sợ con vất vả, liền dúi cho một ít tiền. Anh này cầm tiền đi chơi mấy hôm, khi chỉ còn vài đồng mới trở về đưa cho cha. Người cha vứt ngay nắm tiền xuống ao. Thấy con vẫn thản nhiên, ông nghiêm giọng : 

– Đây không phải tiền con làm ra. 

3. Người con lại ra đi. Bà mẹ chỉ dám cho ít tiền ăn đi đường. Ăn hết tiền, anh ta đành tìm vào một làng xin xay thóc thuê. Xay một thúng thóc được trả công hai bát gạo, anh chỉ dám ăn một bát. Suốt ba tháng, dành được chín mươi bát gạo, anh bán lấy tiền. 

4. Hôm đó, ông lão đang ngồi sưởi lửa thì con đem tiền về. Ông liền ném luôn mấy đồng vào bếp lửa. Người con vội thọc tay vào lửa lấy ra. Ông lão cười chảy nước mắt: 

– Bây giờ cha tin tiền đó chính tay con làm ra. Có làm lụng vất vả, người ta mới biết quý đồng tiền. 

5. Ông đào hũ bạc lên và bảo : 

- Nếu con lười biếng, dù cha cho một trặm hũ bạc cũng không đủ.

 Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là đôi bàn tay con. 

 

- Người Chăm : một dân tộc thiểu số, sống chủ yếu ở Nam Trung Bộ. 

- Hũ : đồ vật bằng đất nung loại nhỏ, miệng tròn, giữa phình ra, thường dùng đựng các loại hạt hoặc đựng rượu, đựng mật. 

- Dúi : đưa cho nhưng không muốn để người khác biết. - Thản nhiên : làm như không có việc gì xảy ra. 

- Dành dụm : góp từng tí một để dành.

Con hãy cho biết: Hũ bạc của người cha là câu chuyện của dân tộc nào ?

A. Dân tộc Chăm

B. Dân tộc Tày

C. Dân tộc Nùng

1
14 tháng 5 2019

Như vậy Hũ bạc của người cha là câu chuyện của dân tộc Chăm

7 tháng 7 2018

Chọn đáp án: A