K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 11 2017

Em rất yêu ngôi trường của em. Su nay du co di xa em cung se nho mai ngoi truong than yeu ay.

5 tháng 11 2017

Mỗi người đều có một tuổi thơ. Tuổi thơ là quãng thời gian đẹp đẽ và quý giá nhất của mỗi người. Trong tuổi thơ luôn có một ngôi nhà rộng lớn, ngôi nhà không chỉ chứa ta mà còn chứa cả thầy cô giáo, bạn bè, kiến thức và tình cảm. Ngôi nhà ấy ai cũng biết, cũng yêu, đó chính là Mái trường thân yêu.

Mái trường thật rộng lớn, tất cả đều mở rộng đón ta. Dù có lớn thế nào đi chăng nữa thì mái trường vẫn ấm áp, ngọt ngào và đẹp đến kì lạ. Mái trường là cái nôi của tri thức, bước đường của tương lai, là bài ca của tình bạn, ... là tất cả những gì của ta.

Có thể nói mái trường luôn sát cánh bên ta, là con đường rộng, dài, đầy chông gai nhưng cũng thắm đượm tình cảm. Nếu như để định nghĩa về mái trường thì quả thật rất nhiều nhưng nếu ai đó thực sự có mái trường trong trái tim thì mới hiểu được sâu sắc điều đó. Mái trường như một dấu ấn ngọt ngào nhưng cũng đầy nước mắt.

Nhớ ngày còn bé khi ta lần đầu tiên cắp sách tới trường. Đối với ta lúc đó mái trường mới xa lạ, bí ẩn làm sao. Mọi thứ đều lạ lẫm, tất cả đều phải thay đổi. Ta đã được vào một thế giới mới, ta phải tự bước trên chính đôi chân nhỏ bé của mình. Nhưng sát cánh bên ta sẽ là bạn bè dìu dắt, dẫn đường chỉ lối cho ta là thầy có. Mái trường sẽ mở ra và tiếp nhận ta, chăm sóc và yêu thương ta không kém gì gia đình. Thời gian trôi qua để lại trong ta biết bao kỉ niệm. Giờ đây ta đã có kỉ niệm về mái trường; mọi thứ thật gần gũi, thân thiết và làm cho ta cảm thấy hạnh phúc. Mái trường đã cho ta quá nhiều, những thứ ấy ta đều phải nhớ, phải trân trọng, coi nó như thứ quý giá. Và thử tưởng tượng xem một ngày kia bạn sẽ rời xa mái trường. Và khi ngày ấy đến, nước mắt ai sẽ rơi, trái tim ai sẽ buồn, lòng ai sẽ đau? Đó chính là ta, bởi vì trong tim ta đã có mái trường, ta yêu thương và quý trọng mái trường.

Mai đây, dù có đi đâu xa thì trái tim ta vẫn hướng về mái trường, về tuổi thơ. Mái trường là ngôi nhà thứ hai của ta. Nơi đây đã cho ta nhiêu điều quí giá, luôn cổ vũ, động viên ta dù có thế nào. Cám ơn mái trường, tình yêu tuổi thơ của ta.

8 tháng 10 2018

Mik ko chép mạng !

Với cuộc đời mỗi con người, quãng đời học sinh đều tuyệt vời, trong sáng và đẹp đẽ nhất. Quãng đời quý báu ấy của chúng ta gắn bó với biết bao ngôi trường yêu dấu. Có người thì yêu ngôi trường trung học, có người lại nhớ mái trường mầm non. Nhưng với tôi, hơn tất cả, tôi yêu nhất mái trường Tiểu học Hùng Vương - nơi tôi đang học - đơn giản bởi chính nơi đây tôi đã và đang lưu giữ được nhiều cảm xúc thiêng liêng nhất.

Ngôi trường của tôi là một ngôi trường mới, khang trang và đẹp đẽ với những dãy nhà cao tầng được sơn màu vàng, được lợp mái tôn đỏ tươi. Từng phòng học lúc nào cũng vang lên lời giảng ân cần của thầy cô, tiếng phát biểu dõng dạc trước lớp hay tiếng cười nói hồn nhiên, trong sáng của những bạn học sinh. Sân trường rộng rãi thoáng mát nhờ những hàng cây xanh tươi xào xạc lá và những cơn gió nhè nhẹ. Đây thật là nơi lí tưởng cho chúng tôi chơi đùa.

Tôi yêu lắm sân trường này. Mỗi khoảng đất, mỗi chiếc ghế đá đều in dấu những kỉ niệm đẹp của tôi về những lần đi học hay chơi đùa cùng bạn bè. Cây vẫn đứng đó, lá vẫn reo mừng như ngày tôi vào lớp Một, ngỡ ngàng nhìn khoảng sân đẹp đẽ. Vâng, mọi thứ vẫn vẹn nguyên chỉ có chúng tôi là đang lớn lên. Thấm thoát hơn bốn năm đã trôi qua, giờ tôi là học sinh lớp năm….Thời gian ơi, xin hãy ngừng trôi để tôi mãi là cô học sinh Tiểu học, để tôi được sống mãi dưới mái trường này!

Và nơi đây cũng lưu giữ bao kỉ niệm đẹp đẽ về những người thầy cô, những bạn bè mà tôi yêu quý. Thầy cô của tôi luôn dịu dàng mà nghiêm khắc, hết lòng truyền lại cho chúng tôi những bài học bổ ích. Với tôi, thầy cô như những người cha, người mẹ thứ hai dạy dỗ chúng tôi thành người.

Những người bạn lại là những người đồng hành tuyệt vời, luôn sát cánh bên tôi trên con đường học tập. Tất cả là những người anh, người chị, người em thân thiết và gắn bó với nhau trong một đại gia đình rộng lớn. Mỗi khi buồn bã hay thất vọng, chỉ cần nghĩ đến ánh mắt trìu mến của thầy cô hay là những nụ cười của bạn bè tôi lại thấy lòng mình ấm áp hơn.

Ngôi trường còn ghi dấu không thể nào phai trong tôi vì những ngày kỉ niệm tưng bừng, rộn rã. Ngày khai trường, ngày hai mươi tháng mười một ....những ngày tháng tuyệt vời ấy lần lượt trôi đi để lại trong tôi những nuối tiếc. Chỉ còn hai tháng nữa là tôi sẽ phải rời xa mái trường này. Tôi sẽ lại học những ngôi trường mới, có những thầy cô bạn bè mới… liệu những tháng ngày đẹp đẽ kéo dài được bao lâu?

Thời gian trôi đi như những làn sống dập dềnh ra khơi không trở lại. Nhưng có một thứ mãi mãi ở lại cùng tôi, đó chính là hình bóng mái trường Tiểu học Hùng Vương mến yêu.

8 tháng 10 2018

mk thấy bài này trên mạng rồi nhưng mk vẫn tk cho bn 

13 tháng 12 2018

Thầy ơi lớp tám bắt làm thơ?
Lớp tám ngày xưa thầy có nhớ?
Có ai nỡ bắt thầy làm thơ?
Mà nay tại sao thầy dạy thế...
Lớp tám sao thầy đòi nộp thơ.
Làm sao con biết "rặn" ra thơ...
Thôi để con nhờ anh hàng xóm,
Làm hộ giúp con một bài thơ
Rồi thầy đếm hộ dùm con nhé
Mỗi câu bảy chữ...đúng là thơ.

Lớp tám làm thơ...ơ! hay quá 
Nhờ ơn thầy giáo bắt làm thơ.

13 tháng 12 2018

  Công thầy tựa núi cao
 

Đời con chính trực bởi công Thầy 

Uốn dạy bao ngày lẽ phải hay 

Đạo lý ngàn năm nào dễ đổi 

Ân tình trọn kiếp chẳng hề thay 

Dù cho phải biệt thời gian ấy 

Dẫu có rời xa kỷ niệm này

Nghĩa nặng ghi lòng muôn cảm mến

Chân thành kính trọng mãi ơn đầy 

22 tháng 2 2022

sau khi nghe xong bài con đường học trò do "ai thì tui ko bt =)" cảm thấy rất hay và có yếu tố về học trò và có ý nghĩa sâu sắc về con đường tới trường của các em học sinh

25 tháng 10 2022

có ai biết viết cảm nghĩ 80 từ trở lên về bài con đường học trò

 

 

Nhà văn thật tài tình khi dẫn dắt cảm xúc của chúng ta xuyên suốt, liền mạch theo dòng cảm xúc của nhân vật tôi khi nhớ về buổi đầu đi học. “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.” Mùa thu, mùa của sự dịu dàng, thanh bình, mùa của những cái nắng vàng nhạt không cháy da cháy thịt như mùa hè nữa, đó cũng là mùa tựu trường của không chỉ nhân vật tôi mà của tất cả các bạn học sinh khác nữa. Và cái cảm giác, cái dư vị mà “tôi” cảm thấy rõ rệt nhất, không thể nào bị pha trộn được đó là “những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.” hay “Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều có sự thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn. Hôm nay tôi đi học.” Những xúc cảm đầu đời, những trải nghiệm thú vị như đang ùa về theo từng thước phim quay chậm được Thanh Tịnh miêu tả thật nhẹ nhàng, sâu lắng, thật trong sáng nhưng cũng rất rụt rè, sợ sệt. Cái “Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh.” Đó là buổi sáng đẹp nhất, đáng nhớ và nhiều kỷ niệm nhất của nhân vật tôi. Buổi sáng làm thay đổi con người, thay đổi suy nghĩ, nhận thức của “tôi” và không những thế còn làm thay đổi cả cảnh vật xung quanh “tôi” nữa, bởi “Hôm nay tôi đi học.” “Tôi” thấy trước mắt mình “trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần.” vậy mà giờ “tôi” lại thấy là lạ, cảnh vật dường như đều có sự đổi thay. Và điểm quan trọng nhất chính là sự thay đổi trong chính con người “tôi”. “Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quý và không ra đồng nô hò như thằng Sơn nữa. Trong chiếc áo vải dù đen dài tôi thất mình trang trọng và đứng đắn.” Nhờ việc “Hôm nay tôi đi học” mà nhân vật tôi đã trưởng thành hơn, đã thấy mình dường như đang trở thành người lớn, không còn có ý thích chơi mấy trò chơi con nít như thằng Quý, thằng Sơn nữa. “Tôi” coi mình như một người khác hoàn toàn, một người có trách nhiệm và chững chạc hơn. Nhưng cái ngây ngô, dễ thương của một cậu bé lần đầu tiên đi học đã được Thanh Tịnh khắc họa hết sức tài tình và tinh tế qua ý nghĩ “vừa non nớt vừa ngây thơ này: chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước.” Thật là trẻ con và hồn nhiên quá. Chỉ vì “Mấy cậu đi trước o sách vở thiệt nhiều lại kèm cả bút thước nữa. Nhưng mấy cậu không để lộ vẻ khó khăn gì hết.” “tôi” cũng muốn mình làm được như các bạn nên xin mẹ cầm luôn cả bút thước nhưng mẹ “tôi” trả lời lại là “Thôi để mẹ nắm cũng được.” Vậy là cái ý nghĩ chắc chỉ người thạo mới cầm nổi xuất hiện như thế, nó xuất hiện “nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọ núi.”

Mỗi lần về quê, từ xa em đã được nhìn thấy hình dáng hàng dừa xanh ngát, đung đưa trong gió. Nhìn hình ảnh ấy, em luôn thấy xúc động vô ngần.

Hàng dừa được người dân nơi đây trồng dọc theo bờ sông, dẫn lối đi vào trong làng. Cây dừa rất cao, vượt qua mọi tầng lá xanh của cây cối trong làng. Tàu dừa to, gồm nhiều nhánh lá nhỏ dài, như mái tóc đương xanh của người thiếu nữ xuân thì. Từng trái dừa lủng lẳng dưới tán lá, chứa bao dòng nước ngọt thanh - thứ nước mà những đứa trẻ luôn khao khát hơn bất kì loại nước ngọt nào.

Cây dừa gắn bó, cống hiến vô tư cho cuộc sống của người dân quê em. Người dân cũng vì thế mà tỉ mẩn, không để phí hoài dù chỉ một nhánh lá. Nước dừa, cùi dừa để ăn, uống trực tiếp, rồi con làm thành đủ thứ món ngon như mứt dừa, kẹo dừa hay đem kho với thịt. Lá dừa để tạo màu cho bánh kẹo, để gói bánh, hay phơi khô cả tàu lá lợp mái nhà. Rồi thân, vỏ, lá dừa khô có thể dùng để đun bếp. Những đứa trẻ ngày ngày chơi đùa dưới bóng mát của cây dừa, thi nhau leo lên đến ngọn cây, sung sướng ngắm nhìn thế giới bên ngoài làng quê.

Em rất yêu quý cây dừa. Đối với em cây dừa cũng như một người bạn thân thiết. Dù đi xa nơi đâu, em vẫn luôn nhớ về hình dáng cao lớn, trầm lặng ấy.

13 tháng 3 2022

chép mạng rồi :)

8 tháng 4 2018

Còn nốt mấy tháng nữa là tôi phải xa mái trường cấp một thân yêu rồi, chẳng ai nhắc đến nhưng tại sao bỗng dưng cảnh tượng chia tay làm cho tôi buồn bã đến thế. Tôi không thể kìm nén được cảm xúc của mình khi nghĩ đến cảnh phải xa mái trường năm năm trời gắn bó, xa thầy cô thân yêu, xa bạn bè lên cấp hai mỗi đứa một lựa chọn, một trường khác nhau. Thế là không thể học cùng nhau nữa rồi.
            

Xa trường là xa thầy cô yêu dấu, những ngày tháng học hành mới thấy được những tình cảm mà thầy cô đã dành cho tôi. Cấp một là chặng đương học đầu tiên của mỗi con người, khi ấy là lúc chúng ta đang chập chững bước vào cuộc đời và điều cốt yếu là một người chỉ dẫn cho ta xác định hướng đi đúng hướng. Cấp một không chỉ là học đầu tiên mà còn là học làm người. chính vì thế những người lái đò là một hương dẫn viên đưa ta đi đúng hướng để phát triển hoàn thành con người. Thầy cô dạy tôi luôn đem đến cho tôi những cảm xúc khác nhau, môi một thầy một cô đều có một tác phong để ta học tập. thầy cô không chỉ đem lại tri thức mà còn đem lại những bài học quý giá của cuộc sống này. Nghĩ đến khi phải chia tay những người cha người mẹ thứ hai của mình tôi thấy buồn vô hạn. Rồi mai này khi tôi đi học cấp hai tôi còn có thời gian để về trường thăm thầy cô nữa không, rồi khi lớn lên rồi thầy cô chuyển trường thì tôi biết làm sao đây. Nhớ nhất là những thầy cô chủ nhiệm, họ luôn là những người đưa cá nhân tôi và lớp đi lên phát triển. nếu phải xa thầy cô tôi như mất đi một phần nào đó trong cuộc sống dẫu biết rằng còn có nhiều thầy cô khác nhưng thầy cô nơi đây là những thầy cô đầu đời của cuộc đời mỗi con người vì thế tôi thấy luyến tiếc lắm khi chia tay.

Xa trường tôi nhớ bạn bè tôi nhiều lắm, những giờ học trên lớp với những cánh tay nhỏ nhắn phát biểu xây dựng bài, những lúc không hiểu bài nhờ người bạn của mình để giảng hộ. có câu nói “ học thầy không tày học bạn” thật không sai. Bạn không chỉ là chỗ để ta học tập mà còn để ta chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống. Khi buồn khi vui đều có thể chia sẻ với bạn của mình, những giờ ra chơi thật vui vẻ. chúng tôi hoặc ngồi bàn tán với nhau về những chuyện xảy ra xung quanh cuộc sống những suy nghĩ ngay ngô những nụ cười hồn nhiên của chúng tôi như xóa tan đi tiết học mệt mỏi và bắt đầu với môn tiết học mới. Thế mà giờ đã phải chia tay nhìn mặt đứa nào cũng đáng yêu thế ngày thường có những lúc nói xấu nhau cãi cọ nhau thế nhưng sao giờ đây nhìn thấy ai trong lớp cũng yêu đến thế, không muốn rời đến thế. Cả cái cậu bạn ngày nào suốt ngày chêu tôi,dọa sâu tôi, đùa tôi để cho cả lớp chêu đáng ghét như thế mà giờ đây khi sắp phải xa cậu ta tôi lại thấy không muốn đuổi đánh cậu ta nữa.
           

Xa trường tôi đâu chỉ nhớ con người mà tôi còn nhớ những đồ vật , cảnh vật cảu trường, nhớ từng tiết học, từng buổi sinh hoạt ngoại khóa, giò chào cờ đầu tuần thứ hai, rồi buổi lao động của những đứa như tôi lấm lem, bê bết đất. tôi thẫn thờ một mình đi qua những hành lang đầy nắng đưa mắt nhìn lại từng vách tương góc lớp thân quen. Dãy nhà ba tầng cao vời vợi so với cái tầm nhìn của tôi, tôi biết mai này lớn lên còn rất nhiều thứ để còn lớn hơn dãy nhà này nữa và cuộc sống đến thời gian trôi đi sẽ để lại những kỉ niệm khó phai trong lòng người, và đây chính là cuộc chia tay đầu tiên diễn ra trong cuộc đời học sinh của tôi. Mấy dãy ghế đá ngoài sân kia là chỗ chúng tôi hay ngôi tán phét nói những chuyện trên trời dưới bể và nhận xét một cách vội vàng những hiện tượng ấy. cũng có khi là ngồi đợi bạn thân tan học ra về. đồng thời nó cũng là chỗ để cho chúng tôi ăn quà vặt trong giờ ra chơi. Nào là bim bim nào là kem, kẹo mút ôi những món quà vặt ấy chúng tôi phải xin mãi hay tích góp tiền mới có mà ăn. Những rặng cây cao rì rào trước gió. Tôi muốn ở lại đây với chúng chơi trên những bóng mát của chúng mãi thôi.
            

Tạm biệt nhé những kỉ niệm dấu yếu thời gian dần trôi đi và tôi sợ một ngày nào đó khi về lại mái trường này thầy cô dậy tôi sẽ không còn ở nơi đây nữa, những hàng cây kia liệu có còn đứng ở đó không. Về đến trường liệu rằng còn ai nhận ra tôi nữa. Ôi mái trường mến yêu này tôi yêu bạn đến mức không thể nào bước chân đi. Nhưng cuộc sống phát triển và tôi không thể nào tránh khỏi quy luật ấy.

8 tháng 4 2018

“Tuổi còn thơ ngày hai buổi đến trườngYêu quê hương qua từng trang sách nhỏ”Nhà thơ Giang Nam đã nói hộ chúng ta: Quê hương và ngôi trường gắn bó với tuổi thơ không chỉ của riêng ai. Em cũng vậy. Mỗi khi bước chân đến cổng trường, lòng em lại rộn lên lời hát: “Em yêu trường em với bao bạn thân và cô giáo hiền như yêu quê hương. Cắp sách đến trường trong muôn vàn yêu thương”. Đó là tình cảm của em dành cho ngôi trường THCS Nguyễn Nghiêm – nơi đã vô cùng gắn bó với em ngay từ những ngày đầu tiên vào học ở đây.Em yêu cây phượng vĩ rộn rã tiếng ve ngân khi mùa hè đến, hoa nở đỏ rực một góc trời làm sáng bừng cả ngôi trường thân yêu của chúng em. Em yêu hàng cây bằng lăng với những chùm hoa tim tím như màu mực học trò. Em yêu cây bàng cùng những tán lá xòe rộng như cái ô xanh khổng lồ che nắng cho lũ học trò tinh nghịch chơi bịt mắt bắt dê sau những giờ học lí thú nhưng cũng đầy căng thẳng. Ngôi trường của em không đồ sộ, to lớn, cũng không đầy đủ các phương tiện hiện đại như các ngôi trường ở những thành phố lớn, nhưng đối với em nó quý giá vô cùng. Bởi hàng ngày, em đến đây để được biết thêm bao điều mới mẻ. Em được biết những áng văn hay, những vần thơ đẹp giàu tình cảm. Em hiểu hơn những trang sử hào hùng của dân tộc ta. Em được đưa đến những vùng đất mới có thiên nhiên, động thực vật và nhất là con người trên Trái Đất. Em được khám phá những tính chất, định lý toán học, vật lý, hóa học. Được đến với những nốt nhạc trầm bổng, những bài dân ca của ba miền đất nước. Có được tất cả những điều ấy là nhờ công lao của thầy giáo, cô giáo kính yêu của chúng em. Thầy cô dạy cho chúng em những đức tính tốt đẹp, những đạo lý để làm người. Thầy cô luôn quan tâm đến chúng em, mừng trước sự tiến bộ của chúng em, trăn trở vì những khuyết điểm mà chúng em vấp phải.Từ cái bến bình yên là ngôi trường THCS Nguyễn Nghiêm. Tình cảm của chúng em đối với thầy cô giáo là tình cảm thiêng liêng, sâu sắc. Thầy cô đã hết lòng vì đàn em thân yêu như tấm lòng của cô Trinh, Cô Thanh Hà, Thầy Sáu, Thầy Ngữ, Thầy Việt, Thầy Cừ, Cô Thanh, Cô Bé, Cô Tuyết Cô Hồng và tất cả các thầy giáo cô giáo trong trường. Chúng em vô cùng biết ơn công lao to lớn ấy. Mái trường thân yêu này lưu giữ cho tuổi học trò chúng em bao kỉ niệm yêu thương, giận hờn, vui buồn. Bên bài văn hay, bài toán khó chúng em cùng nhau thảo luận thật sôi nổi. Tìm được câu chuyện lí thú thì kể cho nhau nghe. Không may bạn nào đau ốm thì chia nhau chép cho bạn, giảng bài cho bạn hiểu. Bạn gặp khó khăn thì động viên, giúp đỡ, có niềm vui thì cùng chia sẻ. Ngoài giờ học chính khóa ra, em rất yêu những tiết học ngoại khóa, vì nó giúp em thêm yêu lớp, yêu trường, yêu Tổ quốc VN.Em rất tự hào về những thành tích nổi bật của trường: nhiều năm đạt danh hiệu trường chuẩn quốc gia, có thành tích về học tập đứng đầu huyện. Liên Đội trường nhiều năm liên tiếp đạt danh hiệu Liên Đội xuất sắc cấp tỉnh. Nhiều học sinh tham gia các cuộc thi lớn và đạt giải cao… Cũng chính ngôi trường này đã góp phần đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước. Người có cương vị cao cấp như Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương cùng nhiều nhà khoa học, nhà văn, nghệ sĩ,…nổi tiếng. Em rất yêu quý ngôi trường xinh xinh có bề dày thành tích một cách đáng nể. Ngôi trường chứa chan bao nhiêu kỉ niệm tuổi học trò, tình cảm sâu sắc với thầy cô, bè bạn. Em thầm hứa rằng sẽ cố gắng học tập thật tốt để góp phần rạng danh nhà trường. Dù sau này đã trưởng thành, em sẽ mãi mãi không quên hình ảnh của ngôi trường này – nơi đã khắc sâu vào trong tâm trí của em. 

K CHO MK NHA MN

Câu 1 : Cảm nghĩ của em khi được sống trong tình yêu thương của cha mẹ bằng 1 đoạn văn ngắn (2d)

                                                                                         Bài Làm

  Tình cảm của cha mẹ đối với con cái là tình cảm thiêng liêng và bất diệt. Chúng ta vẫn gặp những áng văn, bài thơ viết rất hay, rất chân thực và xúc động về tình yêu thương cao cả mà cha mẹ dành cho con. Đối với những đứa con thì cha mẹ là điều tuyệt vời nhất trong suốt cuộc đời. Dù thời gian bao lâu, dù con người ta già đi thì tình yêu của cha mẹ dành cho con luôn bao la.

Em là một người con, em yêu những gì cha  mẹ dành cho em. Có lẽ đối với một đứa lớp 7 thì cái cảm nhận sâu sắc về tình cảm , sự yêu thương của cha mẹ thực sự chưa được rõ ràng. Nhưng em nghĩ rằng trong ý thức em cũng đã nhận ra được vai trò, tầm quan trọng của cha và mẹ trong cuộc đời em.

Chí ít là từ lúc em lọt lòng cho đến bây giờ thì ba mẹ luôn là người đi sát bên cạnh theo dõi, nâng đỡ và chăm sóc em từng li từng tí. Mỗi người đều có cách cảm nhận riêng về tình cảm thiêng liêng, cao quý đó. Nhưng có lẽ đều có một điều chung nhất dành cho ba mẹ chính là yêu ba mẹ nhiều như ba mẹ đã yêu mình. Tình cảm , sự yêu thương của ba mẹ không phải là một điều gì đó quá xa xôi, quá lớn lao, vĩ đại. Thực ra nó chỉ là những điều bình dị chúng ta vẫn thấy hằng ngày, vẫn nhận hằng ngày từ người đã sinh ra ta. Từ lúc chúng ta còn ở trong bụng mẹ , ba mẹ là người bạn duy nhất tâm tình, thủ thỉ và chăm sóc chúng ta mỗi ngày. Dù chúng ta chưa biết nói chuyện, nhưng chúng ta ý thức được có một người luôn ở bên chở che và bảo vệ. Đó là người mẹ , người ba chúng ta chưa gặp mặt, nhưng chắc chắn rằng đó là người dành hết tình yêu thương cho chúng ta. Tình cảm của ba mẹ  thật cao quý, xuất phát từ trái tim, từ dòng máu chảy trong người chúng ta. Tình cảm , sự yêu thương của cha mẹ -thứ tình cảm ấy thiêng liêng và cao cả biết chừng nào. Khi chúng ta chào đời, khi cất những bước đi đầu tiên trong cuộc đời thì ba mẹ chính là người ở bên động viên, nâng đỡ chúng ta đứng dậy khi vấp ngã. Ba và mẹ là người lau đi những giọt nước mắt nóng hổi còn lăn đầy trên má.

Cuộc sống của mẹ dù chật vật, khó khăn thì ba mẹ luôn dành những gì tốt đẹp nhất cho con. Dù ba mẹ ăn cơm cà, cơm muối thì ba mẹ vẫn sẽ cố gắng kiếm tiền mua thịt, mua cá cho con. Ba mẹ chưa ăn gì thì vẫn sẽ bảo ba mẹ no rồi mỗi khi nhìn con ăn ngon lành. Đó là tình cảm của cha mẹ, là sự hi sinh vô cùng lớn lao mà chúng ta cần phải trân trọng và nâng niu đến suốt cuộc đời.
Gió sương của cuộc đời khiến cho cha mẹ càng ngày càng già đi, những nếp nhăn bắt đầu xuất hiện sau khóe mắt, đôi bàn tay chai sạn nhưng cha mẹ chưa bao giờ kêu than một câu nào. Bởi cha mẹ hiểu rằng con sống vui, sống khỏe, đó chính là món quà tuyệt
vời nhất mà thượng đế ban tặng cho cha mẹ trong kiếp này. Có lẽ không ai trong chúng ta quên được tuổi thơ có mẹ, có ba, có tình yêu thương vô điều kiện của họ. Dù ba và mẹ chưa bao giờ nói rằng ba mẹ yêu con nhiều lắm nhưng trong thâm tâm của ba mẹ điều đó là duy nhất, là hiển nhiên. ba mẹ là người tuyệt vời nhất trong cuộc đời này của những đứa con, bởi chẳng
có ai nào bỏ ra hơn nửa cuộc đời mình để yêu thương vô điều kiện những đứa con  như ba và mẹ .  Tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái quả là tình  cảm thiêng liêng và quá vĩ đại.

Những ai còn cha mẹ, những ai đã không còn cha mẹ thì họ vẫn luôn dành tình yêu thương lớn nhất dành cho người mang nặng đẻ đau, nuôi nấng chúng ta thành người có ích cho xã hội. Mỗi người ba , một người mẹ có một cách thể hiện tình yêu thương khác nhau, có người mẹ hiền dịu, có người ba nghiêm khắc, có người ba và mẹ lạnh lùng nhưng trong thâm tâm họ thì dù không cách này thì theo cách khác điều mà họ muốn dành cho con chính là tình yêu lớn nhất. Bởi vậy những đứa con, phải sống sao cho đừng khiến cho cha mẹ buồn lòng nhiều. Cuộc sống nhiều khó khăn, nhiều vấp ngã, dù cho không có ai ở bên cạnh thì ba mẹ là người có thể sẵn sàng ở bên con, động viên và an ủi con vượt qua khó khăn. 

CHA MẸ – người mà chúng ta trân trọng suốt đời, yêu thương suốt đời. Chúng ta những đứa con hãy yêu thương cha thương mẹ khi còn có thể, để sau này không phải hối tiếc. 

Câu 2: Cảm nghĩ về câu ca dao sau bằng 1 bài văn ngắn ( 3đ)

“ Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.”

                                                                             Bài Làm 

Thân phận người phụ nữ trong chế độ phong kiến đã chịu rất nhiều thiệt thòi và bất hạnh. Đã có nhiều điển hình về sự bất hạnh đó. Một nàng Kiều gian truân, ngậm đắng nuốt cay khóc thầm cho cuộc đời mình. Một Vũ Nương chịu hàm oan phải nuốt nước mắt tìm đến cái chết. Và còn bao nhiêu, bao nhiêu được biết và không biết nữa. Đến nỗi chuyện người phụ nữ bị bạc đãi đã trở thành thông lệ. Còn phụ nữ, họ không có khả năng chống chọi nữa hay là sức phản kháng của họ đã yếu dần, yếu dần cho đến khi lời cáo buộc trở thành một lòi than thân buồn tủi:


Ca dao là tiếng tơ lòng muôn điệu, trải dài với những cung bậc cảm xúc, tâm tư và tình cảm của người lao động bình dân. Lắng đọng và trũ tình .”Câu ca dao trên  là một lời than thân đầy xót xa, ngậm ngùi. Hình ảnh “ trái bần trôi” lênh đênh trên mặt nước bị “gió dập sóng dồi” phải chăng là cuộc đời, số phận của người phụ nữ xưa. Họ như những cánh hoa bé nhỏ, mong manh trôi dạt nơi bến bờ vô định, bị cuốn vào bi kịch của khổ đau, oan trái bởi thế lực đen tối. Không chỉ thế, những ràng buộc hữu hình hay vô hình lại hoành hành, khiến người phụ nữ không thể vươn lên. Qua đó, ngoài phản ánh một cách sâu sắc số phận của người phụ nữ đầy bi kịch,mà còn cho người đọc thấy được sự oan trái trong xã hội phong kiến mục nát, suy tàn – tạo cho độc giả sự đồng cảm, chia sẻ và trân trọng! Câu ca dao mở đầu bằng “thân em” để nói về thân phận, cuộc đời người phụ nữ trong xã hội xưa. Đó thường là số phận bi kịch và đắng cay được gửi gắm vào trong ca dao bằng giọng điệu buồn tẻ, chua xót và ngậm ngùi. Cách nói giản dị, khiêm nhường song hàm súc nhiều ý nghĩa. Người phụ nư trong xã hội phong kiến xưa trở thành chủ thể trữ tình của câu hát than thân trách phận. Bởi lẽ, chế độ phong kiến mục nát với luật lệ hà khắc đã chà đạp lên quyền sống, mưu càu hạnh phúc của con người đặc biệt là người phụ nữ. Cuộc sống lao động cực nhọc, vất vả mưu sinh và lệ thuộc vào hoàn cảnh đã đẩy người phụ nữ vào vòng xoay của bi kịch, khổ đau khó cất lên tiếng nói giãi bày

Có điều gì đó thật xót xa, buồn thảm trong hình ảnh so sánh: Thân em như trái bần trôi . Trái bần trôi dập dềnh theo dòng sông vô định, còn người phụ nữ nghèo thì cũng nổi trôi trong vòng đời vô định. Hiện thực nghiệt ngã, tương lai mở mịt, không một chút vui, không một niềm hi vọng. Câu ca dao với hình tượng gợi cảm và âm điệu ngậm ngùi đã gợi lên số phận hẩm hiu đáng thương của người phụ nữ nghèo khổ trong xã hội phong kiến cũ.

Với cách so sánh thật linh động và cũng rất gần với đời thường, câu ca dao đã tạo ra một hình ảnh gây nhiều cảm xúc. Tưởng chừng như những đám mây đang quấn lấy cảm xúc của con người, ôm trọn trong lòng nó tâm trạng của những người phụ nữ để rồi dần dần len lỏi vào từng ngóc ngách của tấm lựa đào đang phất phới giữa chợ. Bao nhiêu câu hát than thân của người phụ nữ được sáng tác và lan truyền nhưng câu nào cũng có sự liên hệ, liên tưởng đến những thứ nhỏ bé mỏng manh như: nước, hạt mưa, miếng cau, trái bầu... Vì thế câu ca dao đã lột tả được tâm trạng của hầu hết giới nữ: người thiếu nữ vừa tới tuổi trâm cài lược giắt đã lo âu cho số phận của mình. Lo ngại cho hạnh phúc hẩm hiu của mình. Tất cả tạo nên một dòng cảm xúc buồn thương không ngừng chảy từ người này sang người khác, từ đời này sang đời khác vào không gian một tiếng vang vọng mãi. Người phụ nữ thời phong kiến đã chịu nhiều đau khổ, chấp nhận làm đẹp cho những người xung quanh. Số phận của họ như tấm lụa bay trong gió không biết sẽ về đâu. Câu ca dao trong đề là lời than thân yếu ớt. Phải chăng người phụ nữ xưa cũng từng ao ước: Ví đây đổi phận làm trai được. Những ước muốn đó tồn tại được bao lâu hay là lại phải quay trở về với những câu than thân bất lực?

Câu 3 : Cảm nghĩ về mái trường thân yêu của em ( 4đ ) 

                                                                                   Bài Làm

Với cuộc đời mỗi người, quãng đời học sinh làân em như trái  tuyệt vời, trong sáng và đẹp đẽ nhất. Quãng thời gian quý báu ấy của chúng ta gắn bó với biết bao ngôi trường yêu dấu. Có người yêu ngôi trường tiểu học, có người lại nhớ mái trường mầm non. Nhưng với tôi, hơn tất cả, tôi yêu nhất mái trường cấp hai - nơi tôi đang học - đơn giản bởi chính nơi đây tôi đã và đang lưu giữ được nhiều cảm xúc thiêng liêng nhất.

“ Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.”

Ngôi trường của tôi là một ngôi trường mới, khang trang và đẹp đẽ với những dãy nhà cao tầng được sơn màu vàng, được lợp mái tôn đỏ tươi. Từng phòng học lúc nào cũng vang lên lời giảng bài ân cần của thầy cô, tiếng phát biểu dõng dạc hay tiếng cười nói hồn nhiên, vô tư, trong sáng của những bạn học sinh. Sân trường rộng rãi, thoáng mát nhờ những hàng cây xanh tươi xào xạc lá và những cơn gió nhè nhẹ. Đây thật là nơi lí tưởng chúng tôi chơi đùa.

Tôi yêu lắm sân trường này. Mỗi khoảng đất, mỗi chiếc ghế đá đều in dấu những kỉ niệm của tôi về những lần đi học hay chơi đùa cùng bạn bè hay cũng có thể là những buổi dọn vệ sinh vất vả mà vui không kể xiết. Cây vẫn đứng đó, lá vẫn reo vui như ngày tôi vào lớp sáu, ngỡ ngàng nhìn khoảng sân đẹp đẽ - thứ tài sản quý báu mà bắt đầu từ ngày ấy tôi cũng được "chia phần"!. Vâng, mọi thứ vẫn vẹn nguyện chỉ có chúng tôi là đang lớn lên. Thấm thoát hơn một năm đã trôi qua, giờ tôi đã là học sinh lớp bảy. Thời gian ơi, xin hãy ngừng trôi để tôi mãi là cô học sinh trung học cơ sở để tôi được sống mãi dưới mái trường này!

Và nơi đây cũng lưu giữ bao kỉ niệm đẹp đẽ về những người thầy cô, những đứa bạn bè mà tôi yêu quý. Thầy cô của tôi luôn dịu dàng mà nghiêm khắc, hết lòng truyền lại cho tôi bao bài học quý giá. Với tôi, thầy cô như những người cha, người mẹ thứ hai dạy dỗ chúng tôi thành người. Những người bạn lại là những người đồng hành tuyệt vời luôn sát cánh bên tôi trên con đường học tập. Tất cả là những người anh, người chị, người em thân thiết và gắn bó với nhau trong một đại gia đình rộng lớn. Mỗi khi buồn bã hay thất vọng, chỉ cần nghĩ tới ánh mắt trìu mến của thầy cô, nụ cười hồn nhiên của bạn bè, tôi lại thấy lòng như ấm áp hơn. Và tôi hiểu rằng, tuy không nói ra nhưng các bạn của tôi mọi người cũng cùng chung suy nghĩ ấy.

Ngôi trường còn ghi dấu không thể nào phai trong tôi vì những ngày kỉ niệm tưng bừng, rộn rã; những buổi liên hoan vui vẻ, ồn ào. Ngày khai trường, tết Trung thu, ngày hai mươi tháng mười một... những ngày tháng tuyệt vời lần lượt trôi đi để lại trong tôi bao nuôi tiếc về hôm qua và hi vọng về những ngày phía trước. Tôi bỗng cảm thấy lòng buồn man mác. Chỉ còn hai năm nữa là tôi sẽ phải rời xa mái trường này. Tôi sẽ lại học ở những ngôi trường mới, có những thầy cô bạn bè mới... liệu những tháng ngày đẹp đẽ có được kéo dài lâu?

Có nhạc sĩ nào đã viết: "Tuổi thơ như áng mây, rồi sẽ mãi bay về cuối trời. Thời gian xoá những kỉ niệm dấu yêu". Vậy thì tôi mong có thể gửi lòng mình vào nơi cuối trời ấy để mãi được sống bên mái trường cấp hai thân yêu của mình.

Thời gian trôi đi, tuổi thơ trôi đi như những làn sóng dập dềnh ra khơi không thể trở lại. Nhưng có một thứ mãi ở lại cùng tôi, đó chính là hình bóng mái trường cấp hai yêu dấu.

9 tháng 11 2021

Trong tuổi học sinh của mỗi chúng ta, ai cũng có những kỷ niệm không thể nào quên với thầy cô giáo cũ đã từng dạy dỗ mình. Đó là những kỷ niệm gắn bó, những kỷ niệm thiêng liêng khắc sâu trong trái tim trí nhớ của mỗi chúng ta, theo chúng ta tới suốt cuộc đời của mình.

Với tôi, tôi có một kỷ niệm không bao giờ có thể phai mờ, một kỷ niệm sâu sắc suốt đời không thể quên với người thầy đáng kính nhất của cuộc đời mình. Thầy không chỉ là người thầy dạy dỗ tôi con chữ, trí tuệ mà còn là người cha dìu dắt tôi trong những ngày bỡ ngỡ tới trường, trong lúc còn ngơ ngác chưa hiểu hiểu sự đời.

Đó chính là thầy giáo dạy tôi những năm tiểu học. Một kỷ niệm vô cùng đẹp về thầy giáo chủ nhiệm của mình, khi tôi lần đầu ngây thơ, ngỡ ngàng bước chân vào lớp một với biết bao nhiêu lạ lẫm, mới mẻ, biết bao cảm xúc bồi hồi, khi tất cả với tôi đều mới mẻ, thầy cô giáo mới, bạn bè mới…

Trong ngày trọng đại của đời mình, sau khi lễ khai giảng kết thúc tất cả học sinh đều được phân công về lớp của mình để học buổi học đầu tiên. Một buổi học vô cùng ý nghĩa. Và để gặp gỡ trao đổi với giáo viên chủ nhiệm làm quen với bạn bè của mình, ngôi nhà mới sẽ theo chúng ta trong những năm tiểu học.

Khi thầy Hoàn bước vào, trông dáng người nhanh nhẹn hoạt bát của thầy, nhìn nụ cười ấm áp ấy tự dưng tôi có cảm giác thầy thật gần gũi thân thuộc tựa như ba mình ở nhà. Trên mái tóc thầy đã có đôi sợi bạc, thể hiện sự nhọc nhằn của thời gian sương gió.

Khuôn mặt thầy vô cùng quắc thước, trên bàn tay cầm phấn có nhiều nếp năm thể hiện việc thầy phải vất vả vì học sinh nhiều.

Thầy bước đi trên bục giảng, tự giới thiệu về mình, rồi ra hiệu cho chúng tôi giữ trật tự, thầy kể về những điểm thầy thích những gì thầy mong chờ ở chúng tôi. Thầy cũng sẽ là thầy giáo chủ nhiệm chúng tôi trong năm năm tiểu học.

Giọng thầy du dương ấm áp cho chúng tôi một cảm giác vô cùng gần gũi thân thuộc, trong ngày đầu tiên tới trường tôi luôn ấn tượng bởi vẻ gần gũi giản dị thân thiện của thầy, khác hẳn với những gì tôi thường tưởng tượng về thầy cô giáo ở trường tiểu học nghiêm nghị, xa cách.Sau khi thầy bắt đầu viết những chữ cái đầu tiên để đưa chúng tôi vào một thế giới mới thì cũng là lúc tôi biết tới chữ viết trong cuộc đời mình.

Tôi mở vở bắt đầu cầm bút, tô theo nét vẽ có sẵn trong cuốn tập tô, những chữ viết đầu tiên run run, khiến tôi vô cùng lo lắng, xiên xẹo. Tôi sợ mình sẽ bị thầy mắng nên nét chữ càng quýnh quáng lại với nhau.

Thấy vậy, thầy Hoàn vội vàng tới và nắm lấy tay tôi rồi từ từ đưa tay tôi theo nét chữ khiến tôi tự tin hơn hẳn, những chữ viết sau dần dần đẹp hơn, rồi cho tới khi tôi tự tin viết thì thầy mới buông bàn tay tôi ra.

Nhìn khuôn mặt phúc hậu của thầy khiến tôi vô cùng cảm thấy ấm áp, nó thật gần gũi và thân thiết biết bao, khuôn mặt đó cứ bên cạnh tôi cho cả khi ngủ nó cũng vào trong giấc mơ của tôi.

Buổi học đầu tiên của tôi với người thầy đáng kính mà tôi không bao giờ quên đó chính là thầy Hoàn, người đã dạy cho tôi những nét chữ đầu đời biến tôi từ một kẻ không biết gì thành một con người cái gì cũng biết.

Công lao trời biển của thầy tôi luôn ghi khắc trong tim không bao giờ quên. Nó cũng giống như câu danh ngôn “Ngọc không mài không sáng, người không học không tài” mà thầy đã tặng chúng tôi trước khi chia tay mái trường tiểu học thân thương đó.

9 tháng 11 2021

Thời gian cứ thế trôi qua như thoi đưa, vậy là thấm thoắt đã mười hai năm học sắp trôi qua. Đứa trẻ ngày nào còn khóc lóc, đứng sau lưng mẹ trong ngày đầu tiên cắp sách đến trường. Giờ đây đã sắp phải nói lời chia tay với mái trường, với thầy cô, bạn bè và cũng chia tay luôn cả hai chữ "học sinh" của bản thân mình.

Vậy đấy, thời gian trôi qua có bao giờ trở lại, suốt những năm tháng qua gắn bó với "thầy cô và mái trường" nơi đã để lại cho tôi biết bao nhiêu kỉ niệm của một thời không thể nào quên. Chỉ còn vài ngày nữa thôi là đến ngày 20/11- ngày Nhà Giáo Việt Nam, cũng là ngày cuối cùng "tôi" của thời học sinh được bên mái trường, thầy cô và bạn bè nơi đây tại mái trường mang tên THPT chuyên Lê Quý Đôn - ngôi nhà thứ hai nơi tôi đã gắn bó.

Bất chợt những kỉ niệm trong tôi chợt ùa về một cách rõ nét hơn bao giờ hết đưa tôi trở về những ngày tháng còn là một đứa học sinh lớp 9. Nhớ ngày nào ngôi trường mang tên chuyên Lê Quý Đôn còn quá xa lạ với tôi, ngôi trường mơ ước của biết bao lứa học sinh như tôi. Có lẽ ấn tượng đầu tiên về ngôi trường chuyên Lê Quý Đôn này phải kể đến "con dốc" vừa dài, vừa cao vời vợi hiện ra trước mắt. Biết bao lần đứng dưới chân dốc trường nhìn lên, nơi một chân trời mới sắp mở ra trước mắt tôi. Leo lên hết con dốc ấy, lần đầu tiên đứng ở cổng trường học nhìn vào trường, tôi đã hét thật to như để thỏa mãn sự sung sướng, thích thú xen lẫn tò mò của bản thân mình về trường,...