K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 11 2017

 Ông bà ta có câu :"Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh", nghĩa là, chỉ cần tinh thông , tài giỏi một nghề nào đó là chúng ta đã có thể làm "vinh hiển" và sống vinh hoa với nghề nghiệp của mình . Bởi thế, có ý kiến cho rằng : "Nghề nghiệp không tạo nên sự cao quý cho con người mà chính con người tạo nên sự cao quý cho nghề nghiệp" . 
2/- Chúng ta ai cũng biết rằng :"Nghề nghiệp" là công việc chính mang lại nguồn thu nhập, lợi ích cho mỗi cá nhân và đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội. Và mỗi người chúng ta ai ai cũng đều biết tự chọn cho mình một nghề nghiệp vừa yêu thích, vừa hợp với sở trường chuyên môn của mình, lại vừa có thể đáp ứng được nhu cầu kinh tế gia đình. Còn "sự cao quý" chính là sự ghi nhận, trân trọng, tôn vinh (của con người và xã hội) đối với những giá trị, những thành quả tốt đẹp do con người mang lại. Do đó, "sự cao quý" không do tự bản thân nghề nghiệp có, mà phải do can người làm ra ... Vậy, vấn đề đặt ra ở đây chính là mối quan hệ giữa con người và nghề nghiệp họ làm : Nghề nghiệp không tạo nên giá trị, sự tôn trọng dành cho người làm nghề ấy mà ngược lại, chính những con người say mê, tận tụy và hết mình với công việc mới tạo nên sự cao quý cho nghề nghiệp của mình . Bởi lẽ : Thứ nhất , nghề nghiệp chỉ là phương tiện, là cách thức để con người đạt được những mục tiêu của mình trong cuộc sống. Cái làm nên "sự cao quý của con người" là ở những mục đích cao đẹp, những thành quả tốt đẹp mà người đó đạt được, ở những đóng góp quý giá của người đó dành cho cộng đồng xã hội. Thứ hai, có nhiều nghề thu hút được nhiều cá nhân tài năng, tạo ra được nhiều giá trị cho xã hội, đi tiên phong trong thời kì mới, phù hợp với nhu cầu phát triển của thời đại. Những nghề ấy sẽ tạo điều kiện cho những người làm nghề có được cơ hội và phương tiện để có cuộc sống sung túc và đóng góp nhiều cho cộng đồng nhưng điều đó chỉ đúng khi mỗi người thực sự chăm chỉ, nỗ lực và hết lòng với nghề (Ví dụ ngành Công nghệ thông tin, Ngoại thương,...). Do đó, không có nghề nghiệp nào là thấp hèn. Mỗi người bằng sức lao động chân chính, hợp pháp của mình xây dựng cuộc sống hạnh phúc cho cá nhân và cộng đồng thì nghề nghiệp nào cũng là chính đáng và cao quý. Có một câu ngạn ngữ phương Tây đã nói rằng : "Chiếc áo khoác không làm nên ông thầy tu" và nghề nghiệp cũng thế, bản thân của nghề nghiệp không quyết định sự cao quý, giá trị của một con người, mà ngược lại,... 
"Chính con người mới làm nên sự cao quý cho nghề nghiệp" : Điều đó là chắc chắn ! Bởi lẽ : Con người là chủ thể thực hiện mọi công việc, sáng tạo ra các nghề và cũng là đích đến cuối cùng của mọi nghề nghiệp trên thế gian : phục vụ cho cuộc sống con người. Và, những người lao động chân chính, bằng sức lao động (đôi bàn tay ) và sự sáng tạo (khối óc) của mình, bằng nỗ lực và sự tâm huyết với nghề nghiệp mình đã chọn (lòng yêu nghề, đạo đức nghề nghiệp) họ đã làm vinh dự cho nghề nghiệp và đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của xã hội. Một bác nông dân có thể không cần chữ nghĩa nhiều, không cần học thức cao siêu, nhưng với sức lao động của đôi tay và sự tiếp thu các tri thức sản xuất , bác vẫn làm ra hạt gạo nuôi sống con người...Thậm chí, bác còn được tôn vinh là người nông dân sản xuất giỏi làm tấm gương tiêu biểu cho mọi người nữa,...Bên cạnh những con người tôn vinh nghề nghiệp thì trong xã hội ta vẫn thấy đây đó có những kẻ, làm những nghề được cả xã hội tôn vinh, trân trọng, lại có những hành động, việc làm không xứng đáng với thiên chức cao quý mà xã hội giao phó, kì vọng. Đó là những kẻ đã bôi xấu, hủy hoại hình ảnh tốt đẹp của nghề nghiệp mình ,chính là những kẻ làm ô danh cho nghề nghiệp.(Vụ hiệu trưởng mua dâm nữ sinh) .Hiểu rõ mối quan hệ giữa nghề nghiệp và người làm nghề, chúng ta sẽ không có sự kì thị, phân biệt, thành kiến với các nghề nghiệp khác nhau trong xã hội, mà nên có định hướng rõ ràng, đúng đắn trong việc lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai, vừa phù hợp với xu thế phát triển của thời đại để đóng góp nhiều hơn cho đất nước, vừa tạo điều kiện thực hiện sở thích, đam mê, phát huy năng khiếu, sở trường của bản thân và phát triển toàn diện cá nhân. 
3/- Không phải sống trong thời phong kiến chỉ có mỗi con đường tiến thân duy nhất là khoa cử "tiến vi quan, thoái vi sư", chúng ta đang may mắn được sống trong một xã hội phát triển, giới trẻ càng có nhiều cơ hội, nhiều con đường lựa chọn nghề nghiệp cho cuộc đời mình. điều quan trọng là chúng ta có đủ tự tin, bản lĩnh, tài năng và lương tâm nghề nghiệp hay không mà thôi. Dù cuộc sống có tiến bộ đến cỡ nào đi nữa, dù chúng ta có chọn cho mình một nghề nào đi nữa, thì rõ ràng "nghề nghiệp không tạo nên sự cao quý cho con người, mà chính bản thân con người mới tạo nên sự cao quý cho nghề nghiệp" ! 

5 tháng 11 2017
Lúc nãy khi ra đề thì mình quên nói với các bạn là KHÔNG ĐƯỢC CHÉP MẠNG nha!
17 tháng 9 2019

Tớ gợi ý nhé :
I Mở bài:
Giới thiệu câu chuyện kể : “Lão nông và các con”.
II Thân bài:
a /Kể lại lời ông lão căn dặn các con trước khi mất .
-Lão khuyên các con cần cù lao động sẽ có cuộc sống giàu sang.
-Lão khuyên các con hãy đào xới đất thật kỉ để tìm kiếm kho vàng .
b/Việc làm của các con khi bố mất:
-Các con đào xới đất thật kỉ để tìm kho vàng nhưng chẳng thấy kho vàng đâu cả.
-Các con cày xới và trồng lúa .
-Lúa tốt,cuộc sống sung sướng.
- Các con hiểu được ý của bố.
Kể các sự việc kết hợp miêu tả .
III Kết bài:Cảm nghĩ về câu chuyện .Câu chuyện để lại lời khuyên mọi người cần cù ,siêng năng lao động .

17 tháng 9 2019

                                   Bài làm

Ở một vùng nông thôn xa xôi vô cùng trù phú có một ông lão nông dân, cả cuộc đời ông gắn bó với đất đai, mùa màng, cây trái.

Ông yêu lao động như yêu chính cuộc sống của mình, ông cho rằng nếu cần cù lao động nhất định cuộc sống của con người sẽ sung túc, giàu có, ấm no. Vì thế khi sắp lìa trần, ông cho gọi tất cả các con trai đến để dặn dò. Ông sợ các con không có được tình yêu đất đai như mình nên ông đã nghĩ ra một câu chuyện: -Các con ơi, cha cảm thấy mình đang sắp về với Tổ tiên rồi, cha muốn nói với các con một bí mật này, ngày xưa khi các cụ nhà ta đến vùng đất này gây dựng cuộc sống mới, các cụ có đem theo một hũ vàng, vì sau này không cần dùng đến nên các cụ đã cho chôn hũ vàng trên mảnh ruộng này, cha thực sự không biết rõ hũ vàng đó ở đâu nên bao năm nay cha cặm cụi trên mảnh đất này để mong tìm thấy. Tuy không tìm thấy được vàng nhưng nhờ mảnh ruộng này mà chúng ta luôn đủ ăn đủ mặc. Giờ cha mong các con chớ có dại dột mà mang bán mảnh đất này của chúng ta, các con hãy cày xới nó lên, cày thật sâu, cuốc thật bẫm, lật từng thớ đất lên để tìm hũ vàng của Tổ tiên chúng ta! Các con ông cùng đồng thanh nói: -Xin cha yên lòng, chúng con nhất định làm theo lời cha dặn! Nghe xong ông lão mỉm cười yên tâm nhắm mắt.

Những người con của ông là những chàng trai hiếu thảo, khỏe mạnh và chăm chỉ. Các anh quyết định sẽ làm theo lời cha căn dặn. Người anh cả nói: -Đợi vụ mùa này thu hoạch xong, chúng ta sẽ cùng nhau xới tung mảnh đất này lên! Người em thứ hai nói: -Tay em khỏe nhất, em xin nhận nhiệm vụ cuốc đất! Cậu em út nhẹ nhàng thưa: -Các anh ơi, con trâu nhà mình nó nghe lời em nhất, để em cùng nó cày xới đất, nhất định em sẽ không bỏ qua một mẩu đất nào đâu!

Tháng 8 năm ấy, mấy anh em cùng hăng hái vác cày cuốc ra đồng, họ làm việc từ khi trời chưa sáng đến khi mặt trời lặn xuống dãy núi phía xa mới cùng nhau về nhà nghỉ ngơi. Mảnh ruộng được lật từ dưới sâu lên từng khối đất to đen óng, được phơi khô nỏ, rồi lại được bừa nhỏ ra để tìm vàng, đất đai trở nên tơi mịn màu mỡ dưới bàn tay chăm chỉ của những người con. Chẳng mấy chốc mùa gieo hạt đã đến, mấy anh em nhìn nhau: -Khéo công sức của mình bỏ xuống sông xuống biển hết các anh ạ! Người em út nói. Người em thứ hai lại nói:- Sao chúng mình chẳng thấy vàng bạc ở đâu cả, dù chúng mình đã lật không bỏ sót một khoảnh đất nào? Người anh cả quyết định:- Thôi, tuy chúng  mình chẳng tìm thấy hũ vàng như lời cha dặn, nhưng chúng mình đã làm đất tơi ra rồi, giờ chúng mình nên trồng trọt cho khỏi phí!

Năm đó mưa thuận gió hòa, hạt lúa gieo xuống đất tốt lớn lên trông thấy, lúa nặng trĩu bông, hạt mẩy tròn căng, nhìn cả thửa ruộng vàng óng ngút ngàn hút tầm mắt, mấy anh em vô cùng sung sướng. Ngày lúa chín, ba anh em ra đồng kĩu kịt gánh lúa về, thóc đổ hết bồ này đến bồ khác trong nhà đầy tràn, còn phải quây thêm những bồ thóc mới để chứa mới vừa.

Ngày thóc lúa đã thu hoạch phơi cất khô khén xong xuôi, bên mâm cơm mừng mùa màng bội thu, chợt họ nhìn nhau và dường như mới thấu hiểu lời cha dặn dò, nhờ sự chăm chỉ của chính mình, họ đã thu hoạch được cả một mùa vàng.

Ông lão nông dân thật là một người tài trí, thông minh. Bài học ông dạy các con vô cùng thấm thía, chúng ta đi tìm vàng ở đâu, khi mà vàng đang ở ngay trong chính bàn tay của chúng ta. Nếu chúng ta luôn chăm chỉ lao động thì tự khắc chúng ta sẽ nhận được kết quả tốt đẹp. Các con trai của ông đã nhận được một bài học giản dị về lao động. Em tin rằng họ sẽ trở thành những người nông dân cần cù, chăm chỉ và thông minh như người cha của họ.

       Tk cho mk với nha!!!!!!!!!!!

25 tháng 12 2017

hahah

25 tháng 12 2017

MÌNH CHỊU BÀI NÀY LUÔN ĐẤY BẠN!!

28 tháng 3 2019

Đêm nay mưa lớn, gió rít từng cơn lạnh buốt. Mẹ em mê man trong cơn sốt cao 40 độ. Nhìn gương mặt xanh xao của mẹ, lòng em như thắt lại. Thương mẹ vô cùng. Cũng chỉ vì mẹ làm việc quá sức...
Ước gì mẹ khỏi ốm thì tốt biết mấy!

m thiu thiu ngủ...Bỗng một cô tiên mặc váy xanh hiện ra thật hiền từ hỏi:
-Ta cho con một viên ngọc ước rất quý giá. Con ước đi! Ước điều mà con muốn nhé!
-Cháu...cháu ước mẹ cháu khỏi ốm ạ!
-Cháu quả là người con hiếu thảo. Được cô sẽ giúp cháu
Nói xong, em chưa kịp nói lời cảm ơn thì cô đã phất cây đũa thần. Mẹ em tỉnh lại, khỏe mạnh như xưa.
Em cảm ơn rối rít. Cô tiên xanh biến mất...

*Điều ước thành sự thật
-Mẹ khoe lại, hồng hào như xưa
-Mẹ lại nấu món ăn ngon cho em
-Mẹ vuốt ve bàn tay bé bỏng của em, chải tóc và tết tóc cho em thật khéo
-Mẹ lại dạy em học, kể chuyện cho em

Những tia nắng vàng của buổi sớm mai làm em tỉnh giấc. Thì ra là một giấc mơ đẹp
-Mẹ đã dậy: "Mẹ đỡ nhiều rồi. Con lấy cho mẹ bát cháo nhé!"
Em mừng quá. Phải chăng điều ước đó đã thành sự thật?

28 tháng 3 2019

Nếu có cô tiên tặng viên ngọc điều ước em chỉ muốn ước cả thế giới này ai cũng giàu có hạnh phúc ai cũng chiều chuộng con cái ai cũng có bố mẹ ai cũng ko bị bệnh tật nhà nào cũng vui vẻ luôn kết đoàn với nhau chăm chỉ lao động.Nhưng đó hoàn toàn là giấc mơ.

HOK TỐT CHO MÌNH 3 K ĐI PLEASE

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏiNghệ thuật nói nhiều với tư tưởng nữa, nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng. Không tư tưởng, con người có thể nào là con người. Nhưng trong nghệ thuật, tư tưởng từ ngay cuộc sống hằng ngày nảy ra, và thấm trong tất cả cuộc sống. Tư tưởng của nghệ thuật không bao giờ là trí thức trừu tượng một mình trên cao. Một câu thơ, một trang...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

Nghệ thuật nói nhiều với tư tưởng nữa, nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng. Không tư tưởng, con người có thể nào là con người. Nhưng trong nghệ thuật, tư tưởng từ ngay cuộc sống hằng ngày nảy ra, và thấm trong tất cả cuộc sống. Tư tưởng của nghệ thuật không bao giờ là trí thức trừu tượng một mình trên cao. Một câu thơ, một trang truyện, một vở kịch, cho đến một bức tranh, một bản đàn, ngay khi làm chúng ta rung động trong cảm xúc, có bao giờ để trí óc chúng ta nằm lười yên một chỗ… Cái tư tưởng trong nghệ thuật là một tư tưởng, yên lặng. Và cái yên lặng của một câu thơ lắng sâu xuống tư tưởng. Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà ta bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc, không phải chỉ có trí thức. Và khác với cách độc riêng bằng trí thức, lần đọc thứ hai chậm hơn, đòi hỏi nhiều cố gắng hơn, nhiều chỗ chúng ta dừng lại hơn. Cho đến một câu thơ kia, người đọc nghe thì thầm mãi trong lòng, mắt không rời trang giấy.

Đoạn văn trên bàn về nội dung?

A. Cái hay của một bài thơ

B. Cách đọc một bài thơ

C. Tư tưởng trong thơ

D. Tư tưởng trong nghệ thuật

1
24 tháng 9 2018

Chọn đáp án: D.

Đoạn văn sau sử dụng các phương thức biểu đạt nào?“Hình như các bạn vẫn cho rằng ăn mặc như thế mới tỏ ra là người “văn minh”, “sành điệu”. Và có lẽ các bạn vẫn tưởng rằng sự “sành điệu”, “văn minh” ấy sẽ làm cho mình trở thành con người “thức thời” hơn, “hiện đại” hơn. Những bộ quần áo ấy sẽ làm cho các bạn có thể hãnh diện ngẩng cao đầu trước mọi...
Đọc tiếp

Đoạn văn sau sử dụng các phương thức biểu đạt nào?

“Hình như các bạn vẫn cho rằng ăn mặc như thế mới tỏ ra là người “văn minh”, “sành điệu”. Và có lẽ các bạn vẫn tưởng rằng sự “sành điệu”, “văn minh” ấy sẽ làm cho mình trở thành con người “thức thời” hơn, “hiện đại” hơn. Những bộ quần áo ấy sẽ làm cho các bạn có thể hãnh diện ngẩng cao đầu trước mọi người. Nhưng các bạn có nhớ lớp kịch Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục mà chúng ta mới học không? Cái ông trưởng giả Giuốc-đanh kia hăm hở đặt may lễ phục, vì ông ta tưởng rằng hễ mặc được một bộ lễ phục quý tộc là mình sẽ có ngay cái sang của nhà quý tộc, còn “cứ bo bo giữ kiểu áo quần trưởng giả thì đời nào được gọi là ông lớn”. Nhưng do không biết thế nào mới đúng là sang trọng, ông Giuốc-Đanh đã biến mình thành trò cười với bộ quần áo may hoa lộn ngược và ngắn cũn cỡn (vì bị ăn bớt vải). Ông ta còn bị đám thợ phụ lột cả cái áo ngắn lẫn chiếc quần cộc mặc khi tập kiếm. Vậy thì sự sang trọng, cả sự “sành điệu”, “văn minh” nữa, có phải là được làm nên nhờ vào việc đua theo “mốt” này “mốt” nọ đâu!”

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Nghị luận

D. Cả A, B, C

1
8 tháng 12 2018

Chọn đáp án: D

16 tháng 3 2018

nghị luận về tư tưởng đạo lý k cho mk nha

16 tháng 3 2018

cảm ơn bạn nha Phạm Khánh Linh

tóm tắt thân bài lại thân bài sau thành 1 đoạn văn:Cả hai câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta. Câu đầu tiên mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm...
Đọc tiếp

tóm tắt thân bài lại thân bài sau thành 1 đoạn văn:

Cả hai câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta. 
Câu đầu tiên mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu. Còn nhiều, rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả, tất cả cũng chỉ là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Những lòng biết ơn, kính trọng không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành động để có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta. Đó chính là bài học thiết thực về đạo lí mà mỗi con người cần phải có. 
Đến câu tục ngữ thứ hai “Uống nước nhớ nguồn”. Cũng giống câu tục ngữ thứ nhất. Câu tục ngữ này đều mang ý ẩn dụ dưới hình thức cụ thể, sinh động. Nước chính là thứ chúng ta hưởng thụ còn nguồn chính là người tạo ra cái để chúng ta hưởng thụ đó. Câu tục ngữ này chỉ vẻn vẹn có bốn chữ mà ý tứ sâu xa ẩn dưới cấu trúc mô hình điều kiện, hệ quả. Nói đến nước trong nguồn là nói đến sự mát mẻ, thanh tao. Và nguồn nước sẽ mãi không bao giờ vơi cạn. Chữ “nhớ” trong câu là một từ quan trọng, tâm điểm của câu tục ngữ. Ý nghĩa câu tục ngữ này thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người. Lòng nhớ ơn luôn mang một tình cảm cao đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Nó giáo dục chúng ta cần biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những anh hùng vĩ đại đã hi sinh, lấy thân mình, mồ hôi xương máu để bảo vệ nền độc lập cho đất nước, giữ vững bình yên vùng trời Tổ quốc cho chúng ta có những năm tháng sống vui sống khoẻ và có ích cho xã hội, phần để thực hiện đúng trách nhiệm, bổn phận của chúng ta, phần vì không hổ thẹn với những người ngã xuống giành lấy sự độc lập. Có ai hiểu được rằng, một sự biết ơn được thể hiện như một đoá hoa mai ửng hé trong nắng vàng, một lòng kính trọng bộc lộ như một ánh sao đêm sáng rọi trên trời cao. Đó là những cử chỉ cao đẹp, những hành động dù chỉ là nhỏ nhất cũng đều mang một tấm lòng cao thượng. Những người có nhân nghĩa là những người biết ơn đồng thời cũng biết giúp đỡ người khác mà không chút tính toan do dự. Chính những hành động đó đã khơi dậy tấm lòng của biết bao nhiêu con người , rồi thế giới này sẽ mãi là một thế giới giàu cảm xúc.

GIÚP MIK ĐI NHA!!! NHANH MIK TICK

1

ĐỀ BÀI: CHỨNG MINH RẰNG NHÂN DÂN vn TỪ XƯA ĐẾN NAY LUÔN LUÔN SỐNG THEO ĐẠO LÝ: ăn quả nhớ kẻ trông cây và uống nước nhớ nguồ

CÁC BẠN CŨNG CÓ THỂ CHỌN THÂN BÀI KHÁC CŨNG ĐC NHƯNG CHỈ 10-12 CÂU THÔI NHÉ