K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 10 2017

Bài 1 :

- Sơn Tinh:

Tài năng của Sơn Tinh đưa lại cho cuộc sống những điều tốt đẹp, xây dựng và làm cho cuộc sống sinh sôi nảy nở - là một phúc thần được mọi người yêu mến.

=> Sơn Tinh tượng trưng cho khát vọng và khả năng chinh phục thiên tài của nhân dân ta ngày xưa.

- Thủy Tinh:

Tài năng của Thủy Tinh thể hiện sự tàn phá, hủy diệt, mang lại hiểm họa cho cuộc sống. Thủy Tinh là một hung thần đáng sợ.

=> Thủy Tinh tượng trưng cho lũ lụt đe dọa cuộc sống con người.

Bài 2 :

    Có lẽ ai đã đọc truyện đều nhớ đến cây đàn và niêu cơm đất thần kì. Nó đã trở thành biểu tượng gắn với hình ảnh Thạch Sanh. Mỗi lần đọc xong truyện “Thạch Sanh”, gấp sách lại, em có cảm giác như nhân vật đang bước ra từ câu chuyện, gần gũi và chân thật. Đó là một chú Thạch Sanh cao lớn, vạm vỡ với những bắp tay cuồn cuộn. Thân hình cân đối, cường tráng càng làm tăng thêm vẻ đẹp. Thạch Sanh đóng một cái khố, trên đầu quấn một chiếc khăn nâu, vai đeo cung tên... đi từ trong rừng ra với những bó củi to trông như lực sĩ của rừng xanh.

Chú Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ thuở nhỏ. Thạch Sanh không phải là con người bình thường mà là thái tử, con Ngọc Hoàng xuống đầu thai làm con của một đôi vợ chồng già ở Cao Bình. Nguồn gốc cao quí và khác thường ấy như điềm báo cho ta biết cuộc đời Thạch Sanh sẽ không phẳng lặng mà gặp nhiều thử thách, chông gai. Thạch Sanh là một chàng trai tốt bụng, chăm chỉ và tài giỏi. Thạch Sanh thật thà lắm nên bao lần bị Lí Thông lừa mà không hề hay biết. Ở cạnh Lí Thông gian xảo, chú đã sống chân thật hết mình, giúp hắn biết bao việc. Không chỉ có vậy, lúc nào chú cũng sẵn lòng giúp đỡ người khác khi hoạn nạn, chẳng từ nan. Thạch Sanh đã giết được chằng tinh không chỉ cứu được mẹ con Lí Thông mà còn giúp được dân làng thoát khỏi nanh vuốt độc ác của đại bàng khổng lồ … và hơn cả, Thạch Sanh đã đánh thắng được quân mười tám nước chư hầu bằng trí thông minh của mình mà không tốn một hòn tên mũi đạn. Những chiến công oai hùng đó của chú Thạch Sanh thật đáng ngưỡng mộ.

Trải qua nhiều khó khăn, Thạch Sanh càng thể hiện được bản lĩnh, tài năng của mình. Chấp nhận đi canh miếu thờ, rồi gặp chằn tinh chú sẵn sàng chiến đấu mà không hề run sợ, thấy đại bàng bắt công chúa, Thạch Sanh dũng cảm lẫn theo dấu vết rồi xin xuống hang đánh đại bàng giải cứu. Khi bị vu oan tội ăn cắp của cải nhà vua và bị bắt vào ngục tối, Thạch Sanh mang cây đàn ra đánh, tiếng đàn đã đến được với công chúa, chú tự giải cứu được chính mình. Thử thách mười tám nước chư hầu đã thể hiện roc nhất tài năng cũng như tấm lòng nhân ái của chàng dũng sĩ. Niêu cơm thần kì đã giúp Thạch Sanh làm cho các binh lính tâm phục khẩu phục mà rút về. Trong niềm vui hân hoan chiến thắng ta càng thấy Thạch Sanh đẹp hơn bao giờ hết, vẻ đẹp hài hoà giữa ngoại hình với tâm hồn và tài năng.

Anh hùng Thạch Sanh mãi là người dùng sĩ của các bạn nhỏ các thế hệ từ xưa cho đốn mãi về sau. Dù đọc bao câu chuyện cô tích khác nhưng hình ảnh chú Thạch Sanh vẫn mãi đọng lại trong tâm trí mọi người.
 

đơn giản nữa mk nói sau

26 tháng 9 2019

- Nhắc đến đời vua Hùng thứ 18

- Yếu tố tưởng tượng kì ảo

- Thể hiện thái độ của nhân dân: ca ngợi Sơn Tinh, vị thần giúp nhân dân chống bão lụt.

- Lí giải hiện tượng mưa lũ ở miền Bắc nước ta vào mùa thu "năm năm báo oán đời đời đánh ghen".

11 tháng 9 2016
 Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có hai nhân vật chính, đó là Sơn Tinh và Thủy Tinh. Mỗi nhân vật chính đó được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo.- Nhân vật Sơn Tinh: "vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi". Sơn Tinh có thể "dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu". Đây là nhân vật tượng trưng cho khát vọng và khả năng khắc phục thiên tai của nhân dân ta thời xưa.– Nhân vật Thủy Tinh: "gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về"; có thể "hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời". Đây là nhân vật tượng trưng cho mưa bão, lũ lụt thiên tai uy hiếp cuộc sống của con người.
29 tháng 12 2019

mọi người trả lời giúp  mình nha 

4 tháng 3 2018

• Nhân vật trong các tác phẩm tự sự được miêu tả và kể qua các yếu tố:

    - Tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, hoạt động, suy nghĩ, lời nói…

    - Nhân vật Dế Mèn được kể: là chàng dế mới lớn mang vẻ đẹp khỏe khoắn, cường tráng nhưng tính tình sốc nổi, tự phụ.

  • Dẫn chứng: Tác giả miêu tả chi tiết nhân vật Dế Mèn qua: hình dáng ( đầu, mình, cánh, râu, chân…), lời nói ( ngôn ngữ đối thoại với Dế Choắt và chị Cốc), suy nghĩ (sự ân hận, nhận ra bài học của Mèn.

5 tháng 9 2018

a. Sơn Tinh: dời núi, lấp biển. Thủy Tinh: Tài gọi gió, hô mưa.

b. Ủng hộ sơn Tinh vì tất cả những lễ vật vua Hùng cần đều có trên núi, thuận lợi cho Sơn Tinh tìm kiếm.

c. Truyện phản ánh hiện thực hàng năm lũ dâng lên ở đồng bằng sông Hồng.

Phản ánh ước mơ chế ngự thiên nhiên, chiến thắng thiên tai, bão lụt..

6 tháng 9 2019

Câu 1. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh gồm mấy đoạn? Mỗi đoạn thể hiện nội dung gì? Truyện được gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam?

Gợi ý: Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh gồm 4 đoạn:

              1. Từ đầu đến người chồng thật xứng đáng: Hùng Vương muốn kén chồng cho Mị Nương.

              2. Từ Một hôm có hai chàng đến rước Mị Nương về núi: Cuộc kén rể và chiến thắng thuộc về Sơn Tinh.

              3. Từ Thủy Tinh đến sau đến đành rút quân: Cuộc giao tranh dữ dội và quyết liệt của hai thần, cuối cùng Thủy Tinh phải rút quân về.

              4. Đoạn còn lại: Hàng năm Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thất bại. Truyện được gắn với thời đại Hùng Vương (nhà nước Văn Lang Âu Lạc) trong lịch sử Việt Nam.  

Câu 2. Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh ai là nhân vật chính? Các nhân vật chính được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo như thế nào? Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật đó?

Gợi ý: Trong truyện, Sơn Tinh, Thủy Tinh là nhân vật chính. Hai nhân vật này đều có những tài phép lạ: hô mây, hô mưa, chuyển non dời bể...

Ý nghĩa của hai nhân vật: Thủy Tinh đại diện cho sức mạnh ghê gớm của tự nhiên trong việc gây ra bão, lụt. Sơn Tinh tượng trưng cho sức mạnh chống thiên tai và ước mơ chiến thắng lũ lụt của ông cha ta. Trong tiềm thức của nhân dân ta, Sơn Tinh là phúc thần còn Thủy Tinh là hung thần.

Câu 3. Hãy nêu ý nghĩa của truyện Sơn Tính, Thủy Tinh?

Gơi ý: Đây là câu chuyện tưởng tượng mang tính chất kì ảo, giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh của người Việt cổ muốn chế ngự sức mạnh của thiên nhiên; đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao của các vua Hùng. 

Bài viết : http://loptruong.com/soan-bai-son-tinh-thuy-tinh-36-2575.html

6 tháng 9 2019

1.Truyện Sơn Tinh, Thủy tinh gồm 3 đoạn.

   Đoạn 1: thể hiện nội dung là vua Hùng kén rể.

   Đoạn 2: thể hiện nội dung là Sơn Tinh, Thủy Tinh cầu hôn và cuộc giao tranh của 2 vị thần.

   Đoạn 3: thể hiện nội dung là Thủy Tinh trả thù hàng năm.

Truyện đc gắn vs thời đại vua Hùng thứ 18.

2.Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh nhân vật chính là Sơn Tinh, Thủy Tinh.

  Các nhân vật chính đc miêu tả bằng những chi tiết tưởng tượng kì ảo:

Sơn Tinh: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi,vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.

= Tượng trưng cho khát vongjvaf khả năng chinh phục thiên tai của nhân dân ta thời xưa.

Thủy Tinh:gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về.

=Tượng trưng cho thiên tai, bão lụt hàng năm.

3.Ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh: 

Giai thích hiện tượng lũ lụt hàng năm.Đồng thời thể hiện khát vọng chế ngự thiên nhiên của ông cha ta.

Ca ngợi công lao của các vị vua Hùngđã có công dựng nước.

Học tốt!!

2 tháng 5 2016

\(\frac{X}{Y}=HUMAN\)hiha

2 tháng 5 2016

Đừng bận tâm câu trả lời đó của tớ! Chẳng qua là có một sự nhầm lẫn nhỏ nhoi ở đây!!!thanghoa