K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 10 2017

Gióng lớn nhanh như thổi.Cơm ăn bao nhiêu cũng ko hết.Áo vừa mặc đã căng đứt chỉ.Khi sứ giả tới Gióng vươn vai một cái biến thành một tráng sĩ

8 tháng 8 2021

   Tham khảo nha bạn

 Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ. Truyền thuyết là tác phẩm nghệ thuật truyền miệng nên nó thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Truyền thuyết thể hiện quan điểm, thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể. Có rất nhiều truyền thuyết hay, một trong số đó là truyền thuyết Thánh Gióng

Trong bài Thánh Gióng, có 1 chi tiết đó là " gióng vươn vai trở thành tráng sĩ ,lớn nhanhe như thổi", đó chính là bước ngoặt quan trong của câu chuyện

     Khi Giặc Ân lăm le đến xâm phạm bờ cõi nước ta, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Cậu lớn bổng lên. Sau khi ăn hết "bảy nong cơm, ba nong cà" do bà con gom góp mang đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. 

   Đó chính là sự dũng cảm và anh hùng của Gióng. Gióng sinh ra, đến khi lên ba vẫn là một cậu bé ko bt nói, ko bt cười, đặt đâu nằm đây, ấy vậy mà khi đất nước có chiến tranh, Gióng bèn vùng dậy, ăn rất nhiều cơm, phút chốc vươn vai, biến thánh một tráng sĩ to lớn. Cụm từ lớn nhanh như thổi đã phần nào thể hiện ý muốn chống giặc của Gióng. Gióng muốn lớn nhanh, để đi đánh Giặc bảo vệ đất nước. Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao động rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh bão tố, phi thường, vùi chôn quân giặc.

Gióng được sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ và hiệ

Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi của dân tộc.

14 tháng 8 2021

Cảm ưn nha

14 tháng 12 2020

Tham khảo nhé !

Cái vươn vai đó thể hiện sức mạnh của thánh Gióng, ý chí và sự quyết tâm chống giặc của nhân dân ta. Ngài là biểu tượng cho sự kiên cường và sức mạnh của dân tộc Việt Nam. Cái vươn vai mà làm cho Gióng lớn lên thành một tráng sĩ thể hiện sự lớn mạnh nhanh chóng của nhân dân và đất nước Việt Nam ta. Đồng thời thể hiện sự bất khuất của nhân dân ta trước kẻ địch lớn mạnh.

13 tháng 9 2023

\(ko biết nữa, hổng có nhớ:>>\)

Đặc điểm chung của các chi tiết trên là: đều là chi tiết kì ảo, hoang đường nhằm khẳng định tinh thần chống giặc và lòng yêu nước nồng nàn của dân tộc ta. 

- Tác dụng của chi tiết "Gióng lớn nhanh..."

+ Thể hiện sức mạnh của nhân dân ta, sức mạnh dân tộc khi giặc ngoại xâm lam le bờ cõi

+ Tinh thần đoàn kết của nhân dân ta đã nuôi dưỡng bậc anh hùng xuất chúng chiến đấu vì bảo vệ chủ quyền đất nước. 

- Ý nghĩa của "gióng đánh giặc... về trời"

+ Kì vĩ hóa tô đậm chất lãng mạn để bất tử hóa vẻ đẹp anh hùng phi thường ( bay về trời tức là bất tử mãi mãi sống trong lòng nhân dân)

+ Ca ngợi con người vĩ đại như Thánh Gióng không màng danh lợi hi sinh tất cả vì nhân dân và đất nước

15 tháng 11 2017

Các chi tiết trong truyện Thánh Gióng đều có ý nghĩa, nhưng tôi thích nhất là chi tiết Gióng biến thành tráng sĩ.Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Bên cạnh đó, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao đông rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh phi thường, vùi chôn quân giặc. Chi tiết này là chi tiết tưởng tượng kì ảo nhưng nó đã toát lên hết ý nghĩa của dân gian truyền đạt đến người đọc.

17 tháng 3 2020

undefined

18 tháng 9 2019

Thể  hiện tinh thần đoàn kết của dân tộc

Tinh thần đánh giặc

Ước mơ về 1 người tài giỏi đánh giặc của nhân dân

Các chi tiết đặc biệt trong truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Tiếp đến, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là mội chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Chi tiết bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé cũng là một chi tiết đặc biệt. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Bên cạnh đó, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao đông rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh phi thường, vùi chôn quân giặc. Lúc xung trận, khi roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Chi tiết này khẳng định rằng: gậy sắt là vũ khí của người anh hùng nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí. Điều đó thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo trong chiến đấu của nhân dân ta. Trong nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, cha ông ta đã dùng đến cả gậy tầm vông, giáo mác, cày, cuốc,... để đối chọi với súng ống, xe tăng của giặc. Và cuối cùng Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời.


 

29 tháng 6 2018

(0,5 điểm)

Đáp án A

8 tháng 2 2023

Đáp án là D

 

4 tháng 10 2017

Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao đông rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh phi thường, vùi chôn quân giặc
 

4 tháng 10 2017

      Chi tiết Gióng vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng . Hành động của Gióng làm như vậy là để đáp ứng nhu cầu chống giặc ngoại xâm khi thế nước đang rất lâm nguy . Gióng đánh giặc là vì đất nước vì nd 

20 tháng 8 2018

chi tiết trên ko có thật.

20 tháng 8 2018

Chi tiết trên không có thật và đây là truyện truyền thuyết nên thường có những chi tiết kì ảo.

Ý nghĩa 1-Thánh gióng lớn thật nhanh thành tráng sĩ để đánh giặc ,mang bình yên về cho nước nhà , cho nhân dân.

Ý nghĩa 2-Cho dù vũ khí để đấu tranh đã mất,nhưng Thánh Gióng vẫn lấy những thứ ở xung quanh mình để đánh cho đến hết giặc mới thôi.Câu văn này thể hiện ý chí kiên cường đánh giặc và sự thông minh khi đã nhổ tre của Gióng.

Ý nghĩa 3-Thánh gióng là biểu tượng của sự khiêm tốn , đã đánh xong giặc rồi nhưng không cần bất cứ lời khen ngợi ,lời ca tụng nào của nhân dân  mà bay về trời.

Những chi tiết trên cho ta thấy Thánh gióng là nhân vật truyền thuyết được nhân giân sáng tạo ra,có ý chí ,sự nỗ lực,sự nhạy bén , sự thông minh và quyết tâm đánh giặc để bảo vệ cho dân chúng được ấm no , đất nước được thái bình.